Hôm nay,  

Chuyện Dài Tháng 4

23/04/201100:00:00(Xem: 221013)

Chuyện Dài Tháng 4

Tác giả: Đoàn Thị

Bài số 3173-28473 vb7042311

Tác giả cho biết cô họ Nguyễn. Bút hiệu Đoàn Thị do họ chồng ghép với cái tên lót dành cho phụ nữ rất VN thời xưa, hiện làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh. Đoàn Thị chỉ mới tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010, nhưng cho thấy một sức viết mạnh mẽ. Các bài viết của cô thường đề cập những đề tài rất Mỹ, nhưng tác giả là cư dân Paris. Sau đây là bài viết mới nhất, chuyện vui buồn của một gia đình Việt Nam từ Tháng Tư 1975, từ Saigon ra hải ngoại.

***

Mẹ của dì là chị bà ngoại, mẹ tôi và dì học nội trú trường bà phước thời pháp thuộc, chưa đậu tú tài mẹ dì mất, dì đưa các em vô khu sau đó tập kết ra Bắc.

Ngày 30 tháng tư năm 75 dì là người đầu tiên trong những người tập kết có mặt ở Sàigòn, dì lảng vảng nhiều lần trước nhà cậu ba, anh của dì, đại tá VNCH, trước khi gõ cửa nhà cậu. Trong bộ bà ba đen khăn rằn, dì thảng thốt hỏi cậu, sao anh không di tản với Mỹ, em về không kịp để bảo anh đi, bây giờ anh tính sao"

Cậu ba vò đầu bứt tai thất thần nghe tin TT Trần Văn Hương vừa đọc tin trên TV, càng ngỡ ngàng nghe dì nói như vậy, cậu lắc đầu buồn bã không nói gì, lòng cậu se thắt như hàng triệu dân Miền Nam đang rơi vào thảm họa lớn nhất đời mình. Cuộc hội ngộ hôm đó là lần cuối dì và cậu gặp nhau sau những năm dài xa cách, mười hai năm sau cậu ba chết trong trại cải tạo.

Sau đó gia đình dì được cấp một biệt thự ở đường Cao Thắng cũ, dượng người Nam Bộ, dì nói lúc mới ra Bắc dì nhớ nhà khóc suốt (ngày), vì vậy dì mới chọn dượng. Dì có ba con trai, con gái út vừa du học Đông Đức về, hai con trai kế anh Phố, anh Phong đều du học Liên Xô, anh Phi, con cả đi bộ đội cuối thập niên sáu mươi. 

Dì thất vọng vì họ hàng trong này chỉ có vài gia đình di tản, thấy mẹ ngạc nhiên, dì giải thích, hồi nhỏ chị buồn lúc mẹ mất cha đã vội lấy vợ mới, bốc đồng, chị lén anh Ba, dẫn mấy em vô chiến khu, ra ngoài đó mới thấy mình ngây ngô cả tin, muốn quay về đã quá muộn. Suốt mấy chục năm chị ray rứt lắm, dặn lòng sẽ cố gắng làm tất (cả) để các con của chị không thua thiệt, bây giờ chị muốn các con lấy vợ trong này, em mai mối cho các cháu con gái Sàigòn nhe. Mẹ cười nhẹ, để em xem, và thầm nghĩ dì liều thật, "dân ngụy" mấy ai ưa việt cộng, không căm thù họ thì thôi chứ lấy họ làm chồng, chuyện khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim. Sau đó dì bảo tôi gom đám cháu trong này đến nhà dì ăn cơm để họ hàng nhận mặt nhau, bữa ăn hôm đó chúng tôi gần hai mươi đứa Nam Bắc trùng phùng nhận nhau con dì con cậu con bác con chú, mấy vị ngoài kia nói giọng bắc 75 the thé nghe rát tai chứ không dịu như dân 54. Bỗng tôi thấy thương "người anh em xứ Bắc", họ bị sinh ra trong chế độ chứ họ đâu có chọn chế độ ngoài đó, đã thế còn bị nhiễm nặng nọc độc "mất Mác Lê lết", sai một ly đi đứt mấy thế hệ u mê.

Anh Phi, thượng úy bộ đội, (vừa đi bộ vừa đội nên cao vừa đủ một mét rưỡi) anh là con vật tế thần, đi bộ đội để các em có đường du học Liên Xô, anh yêu cô em Lào Cai đã từng mời chào "hết rau rồi anh có lấy măng không", anh dẫn cô vô Sàigòn ra mắt dì dượng, bao nhiêu hy vọng cưới dâu miền Nam biến mất.

Chờ mãi chả thấy mẹ tôi đá động đến chuyện mai mối, sợ anh Phố yêu con em cán cộng như anh Phi, dì sốt ruột bảo tôi giới thiệu con gái trong này cho anh, thấy mặt tôi ngớ ra dì nói thêm, trình độ thợ may cũng được miễn là dân Sàigòn. Hú vía, dì tránh cho tôi phải lắc đầu não nề, bố mấy đứa bạn của tôi đi học tập trối chết, làm sao chúng nó dám rinh một anh của chế độ đang hành hạ bố chúng nó về nhà. Tôi cũng rứa, dị ứng mấy anh đồng chí đồng rận lắm, thà làm gái gìa chứ yêu sao nổi một gã ăn nói « trí tuệ tất tần tật », càng không thể « hồ hỡi phấn khởi » bởi vì ngôn ngữ mã hóa của họ khó hiểu hơn tiếng Liên Xô, còn gì là thi vị của cuộc đời.

Thấy tôi chưa có bạn trai, dì bàn, để dì bảo Phố làm mai anh Khải bạn thân của nó du học Liên Xô cho con, Khải đang dạy ĐH Khoa Học TPHCM. Thất kinh hồn vía tôi nói ẩu, con đã có bạn rồi, nhưng chưa dám ra mắt bố mẹ vì anh là người ngoại đạo. Hố hàng, tưởng dì thoái lui, nào ngờ dì chụp ngay cơ hội, con mang bạn trai đến đây, dì bày cho cách ra mắt bố mẹ con, giời ạ, người tình lý tưởng ơi, tôi moi đâu ra lúc này một gã Mỹ Ngụy để trình làng với dì, "con em ngụy quân ngụy quyền" đi vượt biên, đi cải tạo còn ai để tôi vớt. 

Ít lâu sau tôi quen ông xã, lạ quá chàng con nhà ngoại đạo thật, lần đầu tiên trong đời, tôi "nói dối quá tài tình", tôi bèn mang chàng ra mắt dì làm kế hoãn binh, duyên phận an bài, sau này chúng tôi cưới nhau thật. Cũng nhờ diệu kế của dì, bố mẹ tôi OK chàng rể tân tòng theo đạo vợ, trước đó dì thủ thỉ với mẹ, thằng Khải tốt nghiệp bên Liên Xô bạn của Phố nhờ chị đánh tiếng với em xin đến nhà em chơi với cháu, mẹ nói với dì, để em hỏi ý cháu.

Bố mẹ hài tội tôi một trận, giao du với cán cộng hồi nào mà bố mẹ không biết, tôi ỡm ờ cho các cụ rét, con đã tính gì đâu, chỉ mới quen thôi, mẹ nhìn tôi kinh ngạc không nói nên lời. Thấy các cụ "sập bẫy", tôi ra chiêu cuối, con quen một anh học Phú Thọ, Bắc kỳ 54, ngưng một giây để gây căng thẳng, tôi kết, nhưng là người ngoại đạo.

Xong phận mình, tôi tìm mỏi mệt cô thợ may, bà thợ may tôi có quen, cô thợ trẻ thì không, bí lối tôi dụ nhỏ bạn thân đóng vai thợ may ra mắt dì giúp tôi, nó cự tôi, sao mi biết ớn mấy cha cán cộng mà bắt tao "hy sanh".

Tôi nài nỉ, đóng vai thợ một buổi thôi, sau đó mi xù luôn, giúp đâu giúp đại đây làm phúc đi mà, nó ngán cái tật dai nhách của tôi nên nhận lời, nhưng nó vặn vẹo, làm sao tao vào vai thợ may được, hay cứ nói thật tụi mình là bạn học, có sao nói vậy người ơi, tới đâu thì tới.

Mừng húm tôi đạp xe đến nhà dì tuyên bố, tuần sau tôi sẽ mang nhỏ bạn đến gặp anh Phố, dì ôm vai tôi, bạn của con là thợ may sao, nhớ lời nhỏ bạn, tôi đính chính, không, nó học đại học với con, dì mừng ra mặt bảo chờ tháng sau vì anh Phố vừa đi công tác bên Kiev.

Một tháng của dì kéo ra tới ba tháng, trời thương dân Mỹ Ngụy chúng tôi nên chuyện giao du với cán cộng không thành. Từ Kiev về nghe dì bàn chuyện mai mốt của tôi, anh Phố dẫn Hà về ra mắt dì dượng liền. Suốt ba tháng tôi cố tránh đến nhà dì, tôi ngại cái trò xỏ lá của mình, ngày nào dì biết được chắc tôi không dám nhìn dì.

Một ngày đẹp trời dì gọi tôi đến nhà, thôi rồi chuyến này bạn hiền của tôi toi mạng, hên thiệt dì bảo, con không cần giới thiệu bạn nữa, tôi trộm nghĩ chắc dì giận tôi lánh mặt dì mất tháng nay, hỏi vội, dì đổi ý rồi sao"

Dì cười rạng rỡ, không, anh Phố quen một đồng nghiệp ở viện Khoa Học, Hà là cựu học sinh Marie Curie, tốt nghiệp Đại Học khoa Học năm ngoái, con nhỏ dễ thương lắm, con lựa lời nói với cô bạn để cô đừng giận con, tôi mừng như trúng số và trấn an dì, không sao bạn con dễ tính lắm dì đừng ngại. Tôi với nhỏ bạn tự đãi một chầu hủ tiếu bò viên mừng chúng tôi vừa thoát nạn, cảm ơn trời đất đưa đẩy khiến tôi không làm chuyện bậy bạ phỉnh gạt người lớn, dù sao dì cũng là người đáng mến đã giúp tôi « áp đặt » chàng rễ ngoại đạo với bố mẹ tôi.

Dì làm tiệc ra mắt con dâu tương lai, hôm đó có cả anh Khải, dì nhắn tôi dẫn chàng của tôi và cả cô bạn suýt làm dâu nhà dì đến chơi, Sàigòn nhỏ xíu, trường Marie Curie càng nhỏ hơn, Hà và bạn của tôi từng học chung lớp trước khi đậu tú tài năm 72, gặp lại chúng nó rất vui. Người vui nhất là dì, lúc tôi dọn chén xuống bếp dì nói, dì không ngờ con định giới thiệu cho anh Phố cô bạn bảnh như vậy, tôi nghe mà thấy thẹn, may mà tôi chưa kịp dở trò phỉnh phờ, dì nói tiếp, trời không phụ lòng dì, cuối cùng dì cũng có một cô dâu người Sàigòn. Sao giọng điệu của dì "kỳ thị" thế nhỉ, đấy cán cộng thứ thiệt còn chê "bọn ho", tôi có dị ứng các đồng chí cũng đúng thôi, dì bên phe thắng cuộc sao lại "ái mộ" dân bại trận, khẩu hiệu Cách Mệnh Đổi Đời của họ phải hiểu như thế nào trong trường hợp này đây.

Ra về bạn tôi khen, anh Phố khá điển trai, tướng tá như lực sĩ, galant hết cỡ, làm sao Hà không ưng, tôi hỏi vặn nó, mi tiếc hỉ, nó xá tôi, cho tao xin, trông ảnh dễ thương nhưng thương không dễ, cậu cậu tớ tớ nghe dị hợm, làm sao tao dám "chơi bời" với họ. Nó nói khẽ với tôi, lão Khải trông giống bộ đội bỏ bu, tôi nheo mắt, vì thế tao chạy làng họ là phải rồi, ta về ta tắm ao ta, dù gì dân ngụy cũng còn cái gốc Cộng Hòa, ủy mị, lãng mạn hết cỡ. 

Năm 78 anh Phố cưới vợ, Hà sinh thằng cu Tọt và con bé Mi, hai năm sau tôi lấy chồng sinh cu Bi, cu Beo, cô bạn của tôi đi bán chính thức đến Canada, mười năm sau chúng tôi đi định cư bên này. 

Những năm chín mươi Hà được học bổng tu nghiệp Master vài lần bên Pháp, Hà tích lũy được một số vốn từ tiền tài trợ ăn ở của Pháp, cộng thêm tiền ruộng đất dì thừa hưởng ở Sóc Trăng, họ đưa cu Tọt du học bên Cali. Tốt nghiệp ại học, nó làm việc cho một hãng lớn ở San José, con bé Mi học bên Canada và kết hôn với dân bản xứ.

Có năm về Sàigòn đến thăm dì, tôi nhắc đến chuyện cũ, chưa hết mừng, dì tâm sự, cứ như trong mơ, dì không ngờ mình có được con dâu gốc Sàigòn, Hà kể cho cả nhà biết cuộc sống với "Mỹ Ngụy" ra sao, nếu biết được sự thật, dân tập kết đâu có dại dột đi giải phóng Miền Nam. Dì nói tiếp, cũng tại chế độ Sàigòn dân chủ, tự do quá trớn nên đám CS nằm vùng lôi kéo tụi trẻ nhẹ dạ hưởng ứng phong trào phản chiến gây thêm bất ổn trong Nam. Dì đã sai lầm khi tập kết ra bắc, dì quyết vực các con thoát khỏi chế độ bằng con đường học vấn, bây giờ dì mãn nguyện rồi, các con của anh Phi, anh Phong đều du học bên Úc, bên Sing đàn cháu của dì đã "đổi đời". Dì mặc nhiên thừa nhận con cháu của dì là phó thường dân, sau khi đổi đời qua con đường học vấn chúng mới ngang hàng với dân Mỹ Ngụy, đó cũng là cảm nhận của dân bắc kỳ 75, vì chế độ CS miền Bắc kém chế độ VNCH nhiều.

Hà cũng dị ứng không ít với lối sống thực dụng của họ, con nhỏ từng tâm sự với tôi, Hà muối mặt khi đi công tác với anh Phố bên Moscou, mình bị đồng hóa với đám tiến sĩ tu nghiệp chuyên đi buôn đường dài xuyên bang.

Cu Tọt cưới vợ và định cư bên này, nó bảo lãnh anh Phố với Hà, sau đó họ bảo lãnh cho dì sang đoàn tụ, dượng đã mất trước khi anh Phố đi Mỹ. 

Năm ngoái ghé San José thăm dì, tôi hỏi, bây giờ dì không còn nghi ngờ nữa chứ, dì cười rạng rỡ hơn ngày dì có "con dâu ngụy", bây giờ dì lại nhớ nhà, tôi trêu, dì đừng nói với con dì nhớ rừng Trường Sơn à nhen. Mi tổ nói oan cho dì, dì nhớ miệt Sóc Trăng, nhớ trường Saint Paul của dì, và đám con cháu còn lại bên nhà.

Tôi thầm nghĩ, dì mà mơ cả đám bộ đội và con bộ đội qua hết bên này chắc chết cha chú Sam, càng tội cho dân tỵ nạn, họ vượt biển suýt mất mạng, họ bị đọa đầy trong tù cải tạo, đến đất Tự Do, họ bỏ công sức bao nhiêu năm nay mới tạo dựng được một gốc quê hương ở xứ người, đâu phải để chờ đón con cháu bộ đội.

Đêm hôm đó tôi mơ thấy dì trong bộ bà ba đen quấn khăn rằn quơ cờ giải phóng, mấy cái loa trên cột điện đồng thanh bài "giải phóng miền nam chúng ta cùng quyết tiến bước…", trong cơn mơ tôi nhớ rõ hôm qua mình đang ở trên đất Mỹ, giờ sao lại kẹt ở thành phố bác. Tôi hốt hoảng bừng tỉnh, mồ hôi rỉ ướt chân tóc, chàng của tôi hỏi, em làm sao thế, tôi kể lại cơn ác mộng, chàng trấn an, chuyện xưa quá rồi, đã 36 năm rồi còn gì.

Tôi không trả lời chàng, nằm xuống và nghĩ miên man đến ngày 30 tháng tư năm đó, 36 năm sau và đến 36 năm nữa dân ta làm sao quên được thảm họa lịch sử này.

Tôi đến chào dì trước khi rời San Jose, kể cho dì nghe cơn ác mộng vừa rồi, dì cười tủm tỉm, có đêm dì còn mơ thấy Hà Nội sơ tán, ngày Sàigòn bị đổi tên dì mơ thấy hoài, dì buồn lắm, tiếc cho dân Miền Nam, ngoài đó có khối người thầm mơ Mỹ sẽ giải phóng Hà Nội, mà mơ không thấy nổi. Dì hy vọng Sàigòn sẽ lấy lại những gì của Sàigòn ngày trước và hơn thế nữa vì thế hệ trẻ du học ở ngoại quốc sẽ thấy chế độ bên nhà đã lỗi thời, rồi sẽ có cuộc cách mạng mới. Tôi lại trêu dì, cán bộ thứ thiệt mà dì dám tuyên bố một câu xanh rờn, dì từ bỏ đảng rồi sao, mà không lẽ cách mạng lại lật đổ cách mạng, có hy vọng không!

Chỉnh lại cặp kính lão, giọng dì lạc quan, thì đàn anh Liên Xô và khối Đông Âu đã đi trước VN một bước dài, đảng chỉ là phương tiện để thực hiện ý đồ cá nhân chứ đâu có mang ý nghĩa thần thánh như người ta gán cho nó. Biết bao nhiêu đảng viên bên nhà đã từ bỏ đảng vì họ ngộ ra họ bị lừa dối, dù có bị tù tội họ vẫn nói lên sự thật, công cụ giải phóng đất nước đã hết hạn sử dụng, có chăng người ta còn đeo bám đảng để trục lợi cá nhân.

Tôi ra về nửa tin nửa ngờ lời dì nói, có thật dì hối hận, có thật dì mong cho Sàigòn, cho dân ta được trở lại như trước, dì đã bật gốc vô sản rồi sao, hãy đợi đấy. 

Bây giờ dì đã thành Việt kiều, nghe sao sao ấy. Việt kiều đúng nghĩa là người Việt ở đâu đó xa quê hương vì lý do này lý do nọ phải xa nhà, lý do nào xem ra cũng chính đáng, thời Pháp thuộc VK là kỹ sư, bác sĩ , trước 75 là sinh viên du học, công chức đi tu nghiệp, sau 75 VK là dân tỵ nạn cộng sản.

Ngày nay VK đa dạng, bát nháo hơn, VK con quan đỏ du học như du lịch, VK kinh tài tẩy tiền hối lộ, VK ăn theo tờ hôn thú gía ba mươi ngàn đô, VK vừa qua tuổi teen theo chồng tuổi cụ nội…, trong đám đó dì ở hạng mục nào"

VK cán cộng nghe không văn hoa, VK đỏ, không chính xác vì dì hết "chơi" với đảng rồi, vậy thì dì chỉ có thể là việt kiều rằn ri, không phải dân mặt rô du côn đâu, rằn ri đây là cái khăn rằn kháng chiến của dì đó.

Tội nghiệp dân Nam bộ tập kết bị lừa phỉnh, có mấy ai may mắn trả thù được số mệnh như dì, giải phóng miền Nam họ được gì ngoài cái danh xưng thân nhân liệt sĩ, thương binh, anh hùng gì đó sống vất vưỡng bên cạnh đồng đội cũ, những đứa cơ hội đã hóa thân thành tư bản đỏ.

Sau cuộc chiến, bên thắng trận vẫn còn những người thua cuộc và thua thiệt, cách mệnh đổi đời là ngày hội của các quan chức đỏ biết thích ứng triệt để kẻ hở của nền kinh tế thị trường để nhũng lạm.

Chuyện dài tháng tư đen, dân ta ở đôi bờ chiến tuyến được gì, mất gì... kể hoài không hết, và sẽ không bao giờ hết vì sau cuộc chiến năm 75, tham nhũng đang đưa dân VN vào một cuộc chiến mới khốc liệt hơn.

Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
23/04/201113:16:48
Khách
Hay qua!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến