Hôm nay,  

Nhân Cách

19/04/201100:00:00(Xem: 167547)

Nhân Cách

Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ

Bài số 3169-28469 vb3041911

Tác giả là kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona, đã tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với bài "Nước Mỹ và tôi." Tiếp theo là các bài "Không Cho Phép Mình Quên"; "Homeless tại Mỹ." "Lễ Tạ Ơn 2008", "Tản Mạn Ngày Xuân" mừng Tết Canh Dần, 2010. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Nhìn thằng bé con lúi húi đếm những đồng tiền cắc trong con heo đất mà nó đã để dành từ rất lâu, tôi khẽ hỏi nó, "Con rất muốn mua bộ Lego con thấy trên tivi hả" Sao con dậy sớm quá vậy" Còn sớm lắm, mới có 5 giờ hà". Thằng bé nheo mắt ngước nhìn tôi tỏ vẻ không hài lòng, nhún vai không trả lời, rồi lại cúi xuống tiếp tục đếm. Tôi làm bộ như không thấy, hỏi lại nó cùng một câu hỏi. Chần chừ một lúc, vừa lắc nhẹ đầu vừa nhìn tôi ra chiều thất vọng, nó gằn giọng, "Ba đừng hỏi Tin nữa, Ba làm Tin quên bây giờ. Tin đang đếm để ngày mai mang vô trường giúp cho Japan. Have you read news, Ba"". Vừa buồn cười trước thái độ "ông cụ non" của thằng bé, vừa thấy thương, tôi vừa ráng nhịn cười, vừa cố gắng không ôm chầm lấy nó, tôi nhẹ giọng đề nghị, "Để Ba giúp Tin đếm cho mau, rồi Tin còn đi ngủ nha"". "OK", thằng bé tỏ vẻ hài lòng vì sự "hiểu biết" của tôi.

Thằng bé Tin từ lâu đã được tập cho quen với tính dành dụm để chia sẻ.

"Nội ơi, hôm nay Tin bỏ lễ rồi, Nội cho Tin một đồng cho tuần sau nha". Khi thấy tôi ký một tờ ngân phiếu giúp cho Haiti qua hội chữ Thập đỏ, thằng bé đã dúi vào tay tôi 4, 5 tờ một đồng nhàu nát mà nó để dành. Cứ lâu lâu bán được mấy cái lon nước ngọt hay mấy cái chai nhựa, thì nó lại để dành. Có được 4 đồng 25 cent, thì nó lại nhờ Mẹ nó đổi cho nó một tờ 1 đồng.

Nhìn các con tôi lớn lên khoẻ mạnh, phát triển hài hoà về tài năng lẫn nhân cách, tôi hết lòng tạ ơn Đấng tối cao đã ban cho gia đình tôi được may mắn đến sống và xây dựng lại cuộc sống trên mảnh đất tự do này. Dù khó khăn mấy, kinh tế có lúc này, lúc khác, nhưng với nền tảng phát luật trong sáng, cơ hội công bằng cho mọi người, tôi luôn vững tin vào tương lai tươi sáng cho gia đình tôi, con cái tôi nói riêng và cho đất nước vĩ đại này. Nhìn những anh chị em tuổi còn rất trẻ hăng say tham gia rửa xe, quyên góp tiền làm việc thiện hay các em nhỏ sinh hoạt trong gia đình hướng đạo dạn dĩ, đường hoàng mời mua bánh kẹo để gây quỹ sinh hoạt, tôi hết sức khâm phục và hết lòng ủng hộ.

Tôi không có cái may mắn được học môn công dân giáo dục khi còn là học sinh vì gần như suốt thời gian tiểu học và toàn bộ thời gian ở trung học và đại học, tôi "được" giáo huấn dưới "mái trường XHCN". Thay vì được học về lòng yêu nước, yêu quê hương, tôi được dạy yêu "quê hương tháng 10 Nga, cái nôi của giai cấp vô sản toàn thế giới". Thay vì được học những câu ca dao tục ngữ "Bầu ơi, thương lấy bí cùng" đầy nghĩa tình, tôi được dạy

"Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong.

Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,

Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt."

Thay vì được học về tình cha, nghĩa mẹ, lòng tự trọng của một con người, tôi phải nhét vào đầu những câu

"Yêu xiết bao khi con tập nói

Tiếng đầu đời con gọi Sít-ta-lin"

Thay vì được thử thách với những bài toán thuần túy, tôi đã phải giải những bài toán đố, đại loại như "Có 10 thằng giặc lái. Bộ đội phòng không ta bắn rơi 8 thằng. Hỏi còn mấy thằng""

Thay vì được học về dũng khí oai hùng của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản bị nhà vua từ chối cho tham dự bàn việc nước, chống giặc ngoại xâm vì tuổi còn quá trẻ, tôi phải học về nhân vật lịch sử cuội Lê Văn Tám do Việt cộng dựng lên, phải học "Ka-ba-cơ-lơn bắn một phát giết chết 7, 8 thằng Mỹ".

May mắn cho tôi, dù Ba tôi còn tù đầy ngoài miền Bắc XHCN, tôi vẫn được Mẹ tôi dạy cho những tư tưởng "ngoài luồng", được Ông nội tôi kể cho nghe những mẩu chuyện về cải cách ruộng đất kinh hoàng, nên tôi đã không trở thành "cháu ngoan" cái thằng kinh tởm đó.

Tôi thiết nghĩ giáo dục từ gia đình là cốt lõi để tạo nên nhân cách một con người. Ngày xưa, ông cha ta có mấy người được cắp sách đến trường, nhưng sao cách đối nhân xử thế lại đẹp như vậy. Một Lê Lai vì nghĩa quân thần mà sẵn lòng hy sinh tính mạng. Một Nguyễn Đình Chiểu vì tình mẫu tử mà khóc mẹ đến loà cả đôi mắt. Một phụ nữ quê mùa vì nghĩa tình phu phụ lặn lội từ miền Nam ra Huế kêu oan cho chồng là thủ khoa Huân. Xưa như thế mà nay cũng chẳng kém. Ngũ hổ tướng miền Nam thà làm ma nước Nam chứ không hàng giặc hay bỏ nghĩa quân tướng. Những người mẹ, người vợ miền Nam sau ngày mất nước vẫn chung thủy, nặng gánh nuôi con, bồng bế nhau thăm nuôi chồng trong tù cộng sản nơi đất Bắc.

Theo tôi, một nền giáo dục công chính có thể gầy dựng cả một tương lai tươi sáng cho đất nước, đào tạo ra những công dân thật thà, liêm chính, anh hùng từ việc nhỏ trong khi một hệ thống nhồi sọ láo khoét, vô liêm sĩ lại có thể hủy hoại đi rất nhiều thế hệ. Tại sao một mảnh đất gấm vóc mà tiền nhân đã bỏ biết bao xương máu gầy dựng, lại đến hồi suy vong như bây giờ" Hỏi thì coi như đã trả lời. Một Ngô Đình Diệm chỉ vì coi trọng hai chữ quốc thể, từ chối sự tham chiến của ngoại nhân mà bị sát hại. Một Hồ Chí Minh lại coi bên kia biên giới phía Bắc cũng là quê hương. Một sĩ quan Ngụy Văn Thà vì lòng yêu quê hương đã không đành lòng nhìn giặc cưỡng chiếm Hoàng Sa. Một Phạm Văn Đồng, thủ tướng Việt cộng, lại ký văn bản dâng cả Hoàng Sa, lẫn Trường Sa cho Trung Quốc.

Trước đã thế, nay còn khốn nạn bội phần. Bọn cầm quyền chỉ vì quyền lợi phe đảng, quyền lợi cá nhân mà bán đi tất cả. Bán từ ải Nam Quan, bán cả Tây Nguyên cho kẻ thù phương Bắc. Thượng đã thế thì hạ tắc loạn. Thầy giáo vừa mua dâm học trò vừa làm ma cô đem trò bán dâm cho người khác. Cả quân, cả sư, cả phụ đều không đáng gọi là người thì những mơ ước cho tương lai quê hương, dân tộc, ước vọng hoá rồng, hóa cọp chỉ là cơn mộng du.

Ba tôi thường nói để đánh giá một con người, điều đầu tiên hãy nhìn cách họ đối xử với vợ con họ. Nếu họ tệ bạc với những người thân yêu nhất, thì coi như không có nhân cách và những điều họ nói hay hứa hẹn lo cho tha nhân là điều vô nghĩa, không tưởng. Nhân cách con người theo tôi không thể tự dưng mà có, mà nó phải được xây dựng từ khi còn rất bé như cách người ta chăm bón cây từ khi còn là nụ, là búp non.

Người Nhật dạy con cháu họ nước Nhật không có tài nguyên, người Nhật phải làm việc chăm chỉ, tiết kiệm. Việt cộng mê hoặc giới trẻ rằng nước Việt ta rừng vàng, biển bạc, ruộng đất phì nhiêu nhưng năm nào cũng cụ bị ăn mày nước Nhật mà không hề biết đến nhục quốc thể. Một cậu bé người Nhật mệt mỏi, đói lả nhưng vẫn san sẻ phần bánh của mình cho mọi người, kiên nhẫn trở lại xếp hàng, khiến tôi hết sức khâm phục và ngưỡng mộ. Với tôi, cậu bé là một anh hùng, một tấm gương sáng cho tôi. Chia xẻ là một việc khó làm, nhưng biết chia xẻ khi còn ở tuổi quá nhỏ, lại càng khó làm.

Sóng thần, động đất xảy ra tại Nhật cướp đi của người Nhật quá nhiều nhưng theo tôi nó đã đem lại cho phần còn lại của thế giới rất nhiều bài học. Trong cảnh nguy khốn, những công nhân, kỹ sư Nhật cho thấy thiên thần vẫn có mặt trong cuộc sống này. Những thiên thần rất đỗi bình dị, âm thầm làm việc, và sẵn sàng chết cho đồng loại, cho quê hương. Họ cho thấy lòng yêu tổ quốc, tự hào nòi giống không hề là một ý niệm trừu tượng, khó hiểu. Người Nhật cũng cho thế giới thấy họ vẫn có thể tạo nên một địa đàng ngay trong cảnh hoang tàn, đổ nát, chết chóc. Một địa đàng mà trong đó người ta có thể tìm thấy tất cả, từ lòng yêu thương, đùm bọc, tinh thần kỷ luật, nhẫn nại và tính thật thà, tự trọng.

"Ba ơi, sáng mai con không ăn sáng ở nhà nha", cô con gái lớn của tôi vui vẻ góp chuyện trong bữa ăn gia đình. "Ủa, sao vậy con"", tôi thắc mắc. "Lớp con thắng trong cuộc thi quyên góp tiền cho Japan đó Ba", con bé phấn khích. Các con tôi như những bông hoa xinh đẹp, lớn lên trong sự tự tin với lòng nhân ái được bồi đắp từ ngày còn rất nhỏ sẽ góp một bàn tay xây dựng thiên đường nơi thế gian này.

Nguyễn Khánh Vũ

Ý kiến bạn đọc
19/04/201111:20:33
Khách
Bai viet that hay, nhung xin tac gia dung xai tu cua VC nhu CHU THAP DO. It is Hoi Hong Thap Tu.

nguoi thu c/s
19/04/201119:21:50
Khách
Hy vọng bài viêt của anh sẽ la mot trong những ngọn lửa nho de lam sang lại linh hon cua những người lanh đao đang cong san Việt Nam hiện nay.

Cám ơn anh đã nói lên được rất nhiều điều mà nhiều người khác muốn nói.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến