Hôm nay,  

Dấu Ấn Nước Mỹ - American Seal

13/04/201500:00:00(Xem: 9361)

Tác giả: Nguyễn Thế Bài
Bài số 4508-16-29908vb2041315

Tác giả là cư dân North Carolina, chỉ mới định cư tại Mỹ ba năm. Với 4 bài viết, trong đó có "Người Đẹp và Quái Thú" ghi nhận nhiều chi tiết đặc biệt về tổ chức y tế, bệnh viện tại Mỹ, tác giả được bình chọn cho giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Đã một tuần trôi qua, tôi vẫn thấy buồn cười mỗi khi nhớ lại câu ví von của ông bạn già đồng hương, khi thấy mắt tôi đỏ hoe, còn mũi thì sụt sịt và liên tục hắt hơi:

- Rồi! Chúc mừng Chú đã thành người Mỹ.

- Ở đâu ra cái tin vịt cồ vậy, Dượng? Tui còn phải mười tháng nữa mới được thi quốc tịch.

Ông bạn nhà thông gia (vợ ông là em chị dâu tôi) cười ngặt nghẽo:

- Ở Mỹ mà chưa qua cái ải nầy, thì làm sao thành người Mỹ được. Tui đâu bảo Chú đã thành American citizen đâu, mà là thành "Mỹ nhân" American.

Bưng cho tôi ly cà phê sữa nóng hổi, thơm phức nhưng vượt quá tiêu chuẩn ngọt đối với một người tiểu đường như tôi và một đĩa các thứ hạt whole grains tốt cho bệnh nhân type II, ông chậm rãi nói:

- Chú nghĩ xem tui nói có đúng không? Trong các phim western, các ông chủ những "ranches" thuê mấy tay cao bồi canh giữ những đoàn bò có khi lên đến hàng ngàn con. Ngoài súng đạn của mấy tay cao bồi nầy, họ phải có cách để kiểm soát đàn bò. Mỗi con bò mua về hoặc bê con được sinh ra, đều được đóng dấu bằng cách nung đỏ miếng sắt có dấu hiệu riêng của từng trại chăn nuôi và ấn vào da, thường là nơi cổ. Con vật lồng lộn lên vì hỏang sợ hơn là vì đau, nhưng từ đó đố lạc đi đâu được.

Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của tôi, ông bạn sui gia cười to và nói tiếp:

- Đấy! Chú đã được đóng dấu để thuộc về đàn bò Mỹ rồi. Dị ứng phấn hoa, kẻ nặng người nhẹ,không tha trừ ai. Bọn tui tới Mỹ trước, hít thở không khí Mỹ và bao nhiêu là phấn hoa trước Chú,tất nhiên cũng đã được đóng dấu ấn nầy. Vợ tôi quen miệng cứ gọi là "a lê chì"

Lúc ấy tôi mới sực tỉnh.

Thứ Sáu ngày 20 tháng Ba được ghi là the first day of spring, ngày đầu xuân, cũng là ngày đầu tháng thứ bốn mươi chín tôi đến Mỹ (2/21/2011). Tôi ra phía sau nhà, vừa vươn thở vừa nhẩm tính xem năm nay sẽ trồng những thứ gì. Khí hậu tuy đã ấm lên, song vẫn còn lạnh lắm. Nhiều người thấy khí hậu bắt đầu lên trên 50 độ F, cho rằng đã thích hợp để gieo hạt, nhưng rồi mất giống, vì mặt trời chưa sưởi ấm được lớp đất phía dưới vẫn còn rất lạnh sau nhiều tháng tuyết giá.

Đang suy nghĩ tính toán, thì bỗng nhiên thấy mũi cay xè và đôi mắt ngứa ngáy, rồi liên tục hắt hơi,sịt mũi. Tôi cứ ngỡ bị cảm lạnh, nên vội vào nhà và pha nước trà nóng để uống một viên thuốc cảm. Nhưng như bệnh giả đò: cứ sáng sớm như lúc nầy, lại thấy mắt mũi ngứa ngáy, cay cay và lại điệp khúc hăt hơi, sịt mũi ầm ĩ.

Khi mới đến Mỹ, ở Maryland, tôi thấy nhiều người ho hen, hắt hơi và mắt mũi đỏ hoe như tôi bây giờ. Tôi cười thầm, cho rằng mình không giống như họ,không mắc allergy như họ. Một người bạn của anh vợ tôi nói:

- Anh chưa bị, chứ không thoát được đâu. Có thể chưa bị năm đầu, năm thứ hai ở Mỹ, nhưng trước sau gì cũng sẽ có phần.

Một đồng môn lớp trên ở Atlanta khi tới thăm và mừng ngày thành hôn của con gái tôi, tháng 10 năm 2012, cũng cho tôi biết "chân lý" ấy. Và nay, tôi mang nơi thân thể mình dấu ấn nước Mỹ!

Ai tới Mỹ định cư, dù coi đất Mỹ là tạm dung hoặc là quê hương (thứ hai), theo diện tỵ nạn, H.O hoặc đoàn tụ, thì cũng phải tập thích ứng với môi trường sống mới lạ nầy, mới và lạ về thực phẩm (dù là ở những vùng tập trung đông người Việt), về văn hóa, về ngôn ngữ.

Ở Việt Nam, người Hoa phần lớn tập trung ở Chợ Lớn; người dân tộc làm ăn sinh sống ở Tây Nguyên và các vùng thượng du miền Bắc, cho nên ra đường chỉ mình với ta người "Kinh". Ờ Mỹ, ra đường, tới hãng, vào lớp, đi siêu thị- trừ Cali ra, thì đỏ mắt mới tìm được người đồng hương. Đồng hương "mới" của tôi là những người da trắng, da đen, da vàng nhưng không phải cùng tổ tiên Âu Lạc. Họ là người Mỹ, người Mễ, người Phi. Người nào, dân tộc nào cũng cố giữ hoặc níu kéo - có khi một cách tuyệt vọng - những nét văn hóa truyền thống ở giữa xứ sờ được mệnh danh là "Hợp Chung Quốc" nầy. Gần hai triệu người Việt cũng không ngoại lệ. Bên bàn ăn gia đình ngày càng thưa dần - với tô canh chua,dĩa rau muống,khúc cá kho, người già cảm nhận mùi vị tổ quốc; người trẻ thấy lạ miệng và ngon; lớp thiêu nhi bắt đầu ngại mùi nước mắm và sợ ớt cay, không mặn mà gì với những bửa cơm món Việt do bà hoặc mẹ nấu,cho bằng các thức ăn đầy rau thịt củ quả ở trường,nhất là bầu khí cởi mở vui tươi, không ranh giới giữa màu da,ngọai hình, giàu nghèo, địa vị gia đình. Chúng vẫn yêu kính ông bà,chú bác, nhưng theo cách của chúng. May là phần đông chúng vẫn thưa gửi và xưng hô theo truyền thống, vì nhiều bậc ông bà,chú bác cao tuổi không nói được hoặc ngại học tiếng Anh. Nhưng muốn hay không,thì văn hóa "You" sẽ dần đồng hóa ngôi thứ hai. Đố ai mà biết rõ khi nào "You" là "mày" và khi nào thì "You" là "ngài". Anh hàng xóm người Mỹ của tôi đã kể tôi nghe về đứa con trai của anh ta năm nay đang học seventh grade và hài hước nói anh ta nhận ra con trai mình đã "trưởng thành" vào một buổi sáng,khi nó không còn gọi anh ta là "Dad" nữa,mà kêu thẳng tên "Bill Crawford" của anh. Tôi nói với anh ta:

- Người Việt bọn tôi mà xưng hô như vậy, là xách mé. Thằng nhỏ sẽ lãnh ngay vài bạt tai. Insolence. Imper-tinence.

Văn hóa "You" làm sai và cũng sửa sai ngay, vì tất cả ngôi thứ hai sẽ chỉ là "You".

Mọi người trên đất Mỹ nầy thật may là có một điểm chung: dấu ấn nước Mỹ - American seal Allergy!

Thế hệ thứ hai người Việt - tuổi từ 30 tới 50 - trưởng thành trên đất Mỹ, mang trong người hai dòng máu văn hóa, mà ông bạn già đồng hương của tôi gọi là "máu lai" (có lẽ do gia đình ông đi diện con lai). Không bao giờ trở lại là người Việt, nhưng chắc chắn cũng không thể thành "Mỹ", cho dù có giữ những chức vụ dân cử ở một thành phố,một bang nào đó (ngược lại, vì tinh thần bênh vực quyền lợi cho cộng đồng, nhiều khi còn muốn "Việt" hơn cả nhiều người Việt khác!). Thế hệ thứ ba sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, mang quốc tịch Mỹ từ trong bụng mẹ, có vẻ như dần dần đuổi kịp một số tiêu chí Mỹ, như thể hình (béo và cả béo phì), ăn uống (ăn nhiều và ăn không có giờ giấc), quên dần tiếng Việt hoặc phát âm một cách khổ sở, ngọng nghịu.

Hằng ngày tôi vẫn theo dõi kênh truyền hình CBS, chương trình games show "Let s make a deal" lúc 10 AM và "The Price is right" lúc 11 AM (VTV 3 Việt Nam mua bản quyền,nhưng phần thưởng nhếch nhác "chẳng giống ai"). Điều khiến tôi không thôi ngạc nhiên, đó là nét linh hoạt và sức sống nơi mỗi người chơi, bất kể ở tuổi nào. Không dưới một nửa là những thân hình béo phì, đồ sộ, có người quá khổ, nhưng mọi người đều toát lên vẻ khỏe mạnh, yêu đời và hài hước. Mỗi người hoặc mỗi gia đình,mỗi nhóm nhỏ có một cách hóa trang riêng rât công phu: là những nhân vật nỗi tiếng từ cổ chí kim, từ thực tế đến nhân vật trong văn học hoặc truyền hình, từ người cho đến thú vật và côn trùng, thậm chí là cây cỏ hoặc những hình khối. Muôn màu muôn sắc reo hò hân hoan. Người Việt có lẽ còn rất lâu mới hòa nhập vào tinh thần và lối sống tự nhiên và cởi mở nầy.

Trong các games show khác như "Who wants to be Millionaire" (VTV3 Việt Nam mua bản quyền dịch ra "Ai là triệu phú") kênh 48 hoặc "Jeopardy" kênh CBS hay là "The Celebrity name game", người xem ngạc nhiên về trí thông minh và vốn kiến thức của những người chơi: họ phải đưa ra câu trả lời trong một phần giây, nếu không muốn phạm quy hoặc bị đối thủ giành điểm. Những câu hỏi được đưa ra bao gồm mọi lãnh vực,mọi quốc gia,mọi thời kỳ. Hai người gốc Nhật, một thanh niên và một là học sinh lớp sáu, đều chỉ chịu dừng lại ở vòng hai (gồm 4 câu hỏi: 100,000 250,000 500,000 1 triệu USD). Thật trùng hợp là cả hai đều đầu hàng câu hỏi trị giá 100,000 USD:ký tự Morse, mà bất cứ em hướng đạo sinh nào cũng sử dụng thành thạo.Với lính thông tin VNCH thì đó chỉ là trò chơi. Trong mớ kiến thức đáng nể của hai anh bạn người gốc Nhật vẫn còn lỗ hổng, nhưng tôi chưa gặp hoặc nghe nói về một thanh niên hoặc học sinh người Việt nào có được vốn liếng tri rthức như vậy. Tuyệt đại đa số người chơi là người gốc Mỹ,gốc Phi,gốc Tây Ban Nha. Rõ ràng "dấu ấn nước Mỹ" chỉ hời hợt bên ngoài cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Không bàn việc chưa chắc "mèo nào cắn mỉu nào" xét về nét đẹp văn hóa, xét về tinh thần đạo đức hay truyền thống. Cái cần vẫn là việc thăng tiến người Việt trong mái gia đình Hoa Kỳ nầy, sao cho không chỉ về hình thức bề ngoài - thể hình,- mà đặc biệt là tri thức, ở trong một đất nuốc mà bằng cấp khộng phải để nhát ma, vênh vang với người khác, mà chỉ mong có được công ăn việc làm ổn định và đời sống tốt hơn.

Ở Việt Nam, người ta hay nói đùa: hy sinh đời bố, củng cố đời con. Đau lòng khi thấy nghành nails ngày càng nở rộ ở Mỹ và chủ nhân, nhân viên gần như toàn bộ là người Việt. Cái phương án "lấy ngắn nuôi dài" ngày nào, nay không còn là cần câu cơm nữa, mà trở thành nghề nghiệp đặc thù của một sắc dân trên đất nước Mỹ: người Việt! Ở đất Hoa Kỳ nầy, khộng có nghề gì là hèn hạ cả. Không phải nghề cắm cúi mài dũa móng chân, móng tay cho thiên hạ là thấp kém, nhưng vì công việc quá dễ dàng, không đòi hỏi một trình độ học vấn nào, lại kiếm ra tiền, rất nhiều tiền, khiến nhiều bạn trẻ tốt nghiệp high school là lao ngay vào làm nails (rất đông trong số dó đã được cha mẹ,anh chị "khuyến kích làm thêm" từ những năm trước đó). Ông thông gia của tôi có con làm dược sĩ, bác sĩ, kỹ sư và...thợ nails, đã quả quyết:

- Kỹ sư, bác sĩ gì rồi cũng thua anh làm nails hết. Làm hãng còn tệ gấp nhiều, đòi hỏi đủ điều kiện, làm cậtt lực suốt ngày, cực như "con chó", mà thu nhâp không bằng một phần làm nails.

Những suy nghĩ như thế giết lần giết mòn các thế hệ người Mỹ gốc Việt, chưa kể nghành nails đang mang nhiều điều tiếng: tranh cướp thợ, hạ uy tín nhau, làm bằng giả và nhất là cạnh tranh không lành mạnh,với việc đua nhau giảm giá. Người Hoa, người Mễ, nhất là những người sống xa xứ - diaspora luôn biết đùm bọc, nâng đỡ, chia sẽ công việc với nhau, đâu có thái độ và hành xử ai chết mặc ai, tranh cướp miếng ăn của đồng hương. Ông bạn già người Huế của tôi có nhận xét thật chí lý:

- Người mình đồng lao nhưng không cộng hưởng. Bao thề nguyền, chia sẻ, đùm bọc khi lênh đênh trên sóng biển, tới khi đến được bến bờ bình an, là ném trả lại ngay cho Hà Bá. Money first!

Sẵn câu chuyện, tôi hỏi mấy ông bạn già:

- Thế phe ta chịu thua sao? Bốn mươi năm, gần hai thế hệ,không kể thế hệ già bọn mình, chẳng lẽ không để lại "dấu ấn Việt Nam" nào trên quê hương thư hai nầy sao?

- Có chứ,theo tôi là có đấy, nhưng xấu hay tốt, đáng vui hay đáng buồn,thì còn tùy nhận xét của từng người.Nói ra dễ bị vạ lây lắm. Bọn mình đóng cửa kể cho nhau nghe mà thôi. Nầy nhé: những chuyện như bạo lực, chém giết, thì cộng đồng nào cũng có, nhưng không biết có phải truyền thông làm lớn chuyện,cố tình bôi tro trát trấu dân tộc Việt Nam hay không, mà hể nghe nói đến người Việt, nhiều người nghĩ ngay tới những vụ bắt giữ vì trồng cần sa, ở Anh và Canada; những vụ buôn bán vận chuyển với số lượng lớn ngà voi,sừng tê giác, nhằm thỏa mãn thú ăn chơi xa hoa của các đại gia trong nước muốn khoe khoang sự giàu sang.

Con trai tui đưa tui xem mấy tấm hình trong máy tính bảng và giải thích sự sa đoạ của cái gọi là cà phê lú ở Cali, ở Santa Ana. Tui thật sự ngạc nhiên khi biết loại hình lú lẫn nầy tồn tại cả hai thập niên rồi ở khu Little Saigon. Có tấm hình chụp bảng hiệu của một tiệm, rõ ràng, công khai: cà phê LÚ.Mỹ mà. Làm gì nhau chứ! Chỉ có dân Việt mới có trò nầy!

- Tui thì thấy dấu ấn lớn nhất của người Việt mình là dược thảo.- Ông bạn già thứ hai gật gù - Người Nhật,người Hoa có mặt trên đất Mỹ trước người Việt rất lâu, nhưng không làm sao du nhập sở thích dùng các thứ thảo dược do chính họ bào chế. Những Fucoidan, những Nấm Linh Chi đen, đỏ,trắng hoặc Đông Trùng Hạ Thảo dường như phải chờ đến khi người Việt làm ăn khấm khá lên, mới tung các chiêu trò quảng cáo để đánh vào tâm lý quý bà,quý cô,mong trùng tu,đại tu nhan sắc đã bị thời gian và các công việc đầu tắt mặt tối làm cho xuống cấp trầm trọng. Vô số loại kem được giới thiệu, có cả phương pháp dưỡng da nữa. Loại nào cũng độc đáo, vượt trội. Theo đó,có loại kem sau khi bào chế, đã được trao giải Nobel. Các nam nữ ca sĩ, diễn viên và nhất là MC được trọng dụng. Nhưng quan trọng hơn cả là giá quảng cáo: tui không rõ là bao nhiêu,nhưng chắc chắn là rẻ mạt, bởi nếu quảng cáo tràng giang đại hải như thế trên các kênh truyền hình Mỹ, thì có bán cả công ty dược thảo cũng chẳng đủ tiền trả mươi phút quảng cáo. Với cánh đàn ông, thì cả ngày ra rả những dược thảo nâng cao, kéo dài nghệ thuật chăn gối, những thần dược thay thế Viagra. Riết rồi các cộng đồng dân tộc anh em khác ở Mỹ cũng tìm mua dược thảo thiên nhiên oriental herbs, herbal medicine vì được giới thiệu là công hiệu và không có tác dụng phụ...Chẳng phải là dấu ấn tuyệt vời đó sao?

- Anh chị có hay dùng dược thảo quảng cáo trên tuyền hình không? Tôi hỏi vui.

- Chạy đâu cho thoát được. Tui ơn Trời lâu lâu mới nhức đầu sổ mũi một lần.Nghỉ ngơi giữ ấm và vài ly trà gừng là khỏi. Nhưng bà nhà tui xem quảng cáo, nhất quyết order cho bằng được đủ thứ,chất đầy cả kệ.Bà ấy lý luận: không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc. Sâm nhung quế phụ, đông trùng hạ thảo, Nhật Bản hải dược, có chi mà bà ấy chưa ép tui uống.

- Vậy các thứ thần dược thay cho cả Viagra thì sao?

- Tha cho tui, mấy anh ơi. Gần đất xa trời còn ham hố cái nỗi gì.Trời cho đi đứng khỏe mạnh, anh em thỉnh thoảng gặp nhau như thế nầy, là quý hóa lắm rồi. Còn cái dấu ấn nước Mỹ của anh,thì bọn tui cũng chỉ cảm thông,chẳng giúp được gì. Hãy tập sống chung với nó, rồi ít nữa anh và nó sẽ trở thành hàng xóm tốt.

Phải rồi! Đâu phải muốn chia tay là được. Đành phải chấp nhận thương đau, để mang trên mình dấu ấn nước Mỹ, -American seal- trở thành người dân nước Mỹ trước khi là công dân Mỹ.

Tôi hỏi một anh bạn bác sĩ, vì sao tôi không nghe nói nhiều về allergy ở Châu Âu, Châu Á, mà ở Mỹ lại là chuyện thường ngày, đương nhiên. Câu trả lời, là:

- Có nhiều loại dị ứng và nhiều nguyên nhân gây dị ứng, như phấn hoa, côn trùng, củ quả, thuốc men uống hoặc chích, có khi gây tử vong ấy chứ. Khi anh chưa bị, anh không để ý nên ít nghe nói, chứ ở đâu cũng đầy những người bị dị ứng, nhiều nhất vẫn là dân Phi Châu. Song phải cộng nhận là vấn đề nầy đáng quan tâm tại nước Mỹ, có thể do diện tích phủ cây xanh, đặc biệt các loại evergreen vốn nhiều phấn hoa, rất lớn. Kế đến, dân Mỹ to con, mập mạp là vậy, nhưng rất kém sức đề kháng.

First Days of Spring 2015

Nguyễn Thế Bài

Ý kiến bạn đọc
16/12/202103:24:38
Khách
cheap cialis <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis generic</a>
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,073,431
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.