Hôm nay,  

Tào Lao Chuyện Mỹ

15/03/201100:00:00(Xem: 118841)

Tào Lao Chuyện Mỹ

Tác giả: Tô Ba Lây

Bài số 3139-28439 vb3031511

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả Tô Ba Lây chọn cách kể chuyện bằng đối thoại vui vẻ. Ông cho biết “bút hiệu lấy cảm hứng từ mấy anh du khách vùng trời Tây sang du lịch ở Việt Nam. Không tin, xin nói lái sẽ hiểu.” Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và vui lòng sơ lược tiểu sử và bổ túc địa chỉ liên lạc.

****

Hai ông bạn, tạm gọi là già, lâu ngày gặp lại nhau ở Mỹ.

Già Bắc: Ông qua Mỹ gần 22 năm rồi, chắc có nhiều điều chỉ giáo cho kẻ qua sau như tôi"

Già Nam: “Chỉ giáo” thì không dám; chứ “chỉ bậy” cho vui thì có thể được.

Già Bắc: “Chỉ bậy” là sao"

Già Nam: Nghĩa là những điều tôi nói ra, có thể có người cho là tầm bậy, tào lao; có người cho là ba xạo; có người cho là nhảm nhí; vân vân và vân vân. Cho nên nếu có vô lỗ tai này rồi lại lọt qua lỗ tai kia mà ra ngoài thì đối với tôi: cũng không sao!

Già Bắc: Rồi! Ông đã nói vậy rồi thì tôi cũng chìa một lỗ tai ra nghe đây! Bắt đầu đi cha nội!

Già Nam: Những ngày tháng đầu tiên trên đất nước cờ Hoa, tôi đã học được hai câu châm ngôn của người Mỹ mà sau gần 22 năm, tôi vẫn không quên. Và có lẽ hai câu đó sẽ đi theo cho đến ngày tôi bước chân xuống tuyền đài…

Già Bắc (lè lưỡi): Hai câu gì mà “ghê” vậy"

Già Nam: Câu thứ nhất của ông thầy Mỹ dạy ESL (English as a Second Language) cho mấy người Việt Nam mới qua như tôi. Câu đó là “Nothing free in America!” Thật ra, sau này thì tôi hiểu thêm là lúc đó, ông thầy muốn nói vắn tắt. Chứ đầy đủ hơn, phải nói là: “Nothing is given for free in America!”

Già Bắc: Ông nói vậy thôi, chứ tôi thấy xứ này có nhiều cái cho “phờ-ri” (free) lắm mà!

Già Nam: Lúc mới qua, tôi cũng nghĩ như ông vậy. Có điều càng ở lâu trên đất nước này, mới thấy thấm thía lời ông thầy năm xưa. Nhiều khi muốn kiếm lại ông ta để ngỏ lời đa tạ, mà hổng biết bây giờ ổng còn trên cõi đời này nữa hay không chứ… (lấy tay chậm chậm đôi mắt…hí một mí!)

Già Bắc: Thôi đi cha nội! Ở đây chỉ có tôi với ông thôi, không có cô nào đâu; ông không cần đóng kịch rồi nhỏ mấy giọt nước mắt cá sấu nữa!

Già Nam: Cha này làm mình mất hứng! Phải diễn tả như vậy thì mới lôi cuốn người nghe chứ! Mà thôi, để tôi kể cho ông vài thí dụ “minh họa” nè.

Hồi tôi mới qua Mỹ, lúc đang đi làm “ắt-xem-lờ” (assembler) trong một hãng điện tử, bữa kia có thằng bạn Việt Nam, chạy vào khoe một lá thư với cả đám tụi tôi. Đại khái là thư báo tin vui cho nó là nó được chọn để cho phờ-ri” một chiếc xe hơi mới tinh! Cả đám vừa chúc mừng cho nó, vừa có ý ghen tỵ. 

Thử nghĩ coi, cả đám ắt-xem-lờ, đứa nào cũng đi xe cà-rịch cà tang; bây giờ tự nhiên có người cho mình một chiếc xe mới tinh, thử hỏi không sướng phát điên sao được! Sau đó, bẵng đi khoãng hai tuần, tôi gặp lại nó, vẫn chạy chiếc xe thỗ tả cũ mèm. Tôi vừa mở miệng hỏi thăm chiếc xe mới đâu, cho tôi sờ mó một chút để lấy hên; tức thì nó xổ ngay một tràng tiếng Đức, tiếng Đan Mạch, kể cả chúc “Phúc” bằng tiếng Mỹ…Thấy tôi chưng hửng, nó mới dịu giọng kể lại như vầy: Sau khi nhận được lá thư đầu tiên báo tin trúng chiếc xe hơi, nó gởi thư hồi báo xác nhận tên và địa chỉ thì nhận được lá thư thứ hai mời nó đến một hội trường khách sạn để nghe diễn thuyết. Đại khái là họ yêu cầu nó mua một cái Timeshare (tạm dịch là nhà nghỉ mát với nhiều người làm chủ, khi nào có dịp tôi sẽ giải thích thêm). Nếu nó đồng ý ký tên mua cái Timeshare đó thì tên nó sẽ được rút thăm để trúng một chiếc xe hơi. Thằng bạn tôi có thể khờ lần đầu; chứ chẳng ngu đến nỗi để bị gạt lần thứ hai, nên nó rút lui liền sau khi nghe đề nghị đó!...

Già Bắc: Bạn ông chắc bị xui thôi; chứ còn nhiều trường hợp cho “phờ-ri” khác thì sao!

Già Nam: Thêm một dẫn chứng nữa nè. Qua đến Mỹ đã già chát rồi mà tôi vẫn còn phải vát cái xác này đi học. Một bữa trưa kia, tôi đang lang thang trong trường đại học với cái bụng đói mèm thì gặp một thằng bạn Mỹ, cũng thuộc loại “khiên-tồng” (nghĩa là “no money”) như tôi. Thấy tôi đồng cảnh ngộ, nó mới khoe là vừa kiếm ra một chỗ cho ăn “Free Hamburgers”. Lúc ấy, đang đói mờ mắt, chỉ cần nghe chữ “phờ-ri” là tôi phóng ngay theo nó liền. Đi tới một góc sân trường, thì đã thấy có sẵn hai chàng sinh viên Mỹ thuộc loại con bà Phước như tụi tôi, cũng đang chờ “free hamburgers”. Lần này, đúng là được ăn “phờ-ri” thiệt! Dù mùi vị miếng hamburger đó không được ngon lắm, nhưng bù lại, chúng tôi không phải trả một xu teng nào cả!

Già Bắc (cắt ngang lời): Vậy là ông được ăn “phờ-ri” rồi; còn nói là không có…

Già Nam: Tôi chưa kể hết mà! Miếng bánh, miếng thịt chưa kịp trôi xuống cổ thì cái ông phát bánh đã tuôn ra một tràng: Đại khái là khuyên chúng tôi xa lánh tội lỗi để theo tôn giáo của ổng! Thì ra cái hamburger chỉ là miếng mồi để câu tụi tôi vào đạo của họ! Tôi thật tình chưa bao giờ phê bình đạo nào cả; chỉ có điều đang ăn mà nghe những lời mời mọc kiêm lẫn giáo huấn về đạo đức thì thật tình chỉ muốn mắc nghẹn. Đành đứng dậy cáo từ với lời xin lỗi phải vô lớp học buổi chiều. Chưa hết, hôm sau gặp lại thằng bạn Mỹ, nó than sau khi ăn hết cái hamburger đó thì buổi chiều, nó bị Tào Tháo rượt quá chừng. Nó cằn nhằn chắc tại ông kia mua thực phẩm rẻ tiền…

Già Bắc (chuyển đề tài): Thôi, bỏ qua chuyện “phờ-ri” đi! Còn câu châm ngôn thứ hai ông học được là gì"

Già Nam: Câu thứ hai tôi học được của ông thầy Mỹ dạy môn Political Science (Chính Trị học) trong trường đại học. Đó là “No fair in this country!” Về sau này, tôi hiểu ông ta muốn nói nguyên văn là “Life is not fair in this country!”

Già Bắc (lại cắt ngang): Vô ly! Ông nói vô ly! Nước Mỹ thuộc loại tự do, dân chủ nhất thế giới mà ông nói “not fair” thì không tin được!

Già Nam: Lúc đầu, nghe ông thầy đứng trên bục giảng nói câu đó, tôi thật sự bị xốc (shock). Nhưng đúng là “Ở lâu trong chăn, mới biết chăn có rận”!

Thật ra, câu nói của ông thầy là để trả lời cho một câu hỏi của tôi. Chuyện tóm tắt như vầy: Cách đây hơn mười sáu năm, trong cùng một thời gian, có xảy ra hai vụ án mạng rất nổi tiếng ở miền nam California. Vụ thứ nhất, một cô gái da trắng trẻ đẹp bị một hung thủ bắt cóc, hãm hiếp, giết chết, rồi giấu xác cô ta trong một tủ lạnh cho đến ngày tên sát nhân bị bắt. Vụ này lúc đó xôn xao cả miền nam California. Vụ thứ hai còn nổi tiếng và ồn ào hơn, được cả nước Mỹ theo dõi; đến độ có người gọi là “vụ án mạng lớn nhất thế kỷ của Mỹ”. Đó là vụ chàng cầu thủ đá banh (Football) O.J. Simpson bị nghi ngờ giết vợ cũ và tình nhân của cô ta.

Lúc đó, năm 1994, tờ báo “Orange County Register” có đăng một bài so sánh hai vụ án mạng đương thời, rồi tiên đoán rằng nếu bị xét có tội thì hung thủ trong vụ án thứ nhất sẽ bị tử hình, còn O.J. Simpson trong vụ án thứ hai sẽ bị chung thân.

Câu hỏi của tôi với ông thầy là “Tại sao nếu bị kết án có tội, O.J. Simpson đã giết hai người mà chỉ bị chung thân, trong khi anh chàng kia chỉ giết một người thì lại bị tử hình"” Và câu trả lời của ông thầy như tôi đã nói ở trên! Có lẽ thấy tôi có vẻ ấm ức với câu trả lời, ông thầy nói thêm: “O.J. Simpson là một celebrity (nhân vật có danh tiếng). Celebrity thì không bị xử tử ở đất nước này!”

Về sau, kẻ sát nhân trong vụ án thứ nhất bị một tử tù giết chết trong nhà giam (chuyện này chắc ít ai để ý); còn O.J. Simpson thì cả thế giới đều biết ông ta được trắng án vì đã mướn được một đội ngũ luật sư thuộc loại giỏi và đắt tiền nhất nước Mỹ mà báo chí gọi là “Dream Team”. Vụ xử O.J. Simpson còn nhiều chi tiết dài dòng khác, tôi không muốn kể ra đây, sợ sẽ lạc đề.

Già Bắc: Ông còn thí dụ nào về Celebrity nữa không"

Già Nam: Còn nhiều chứ! Gì chớ mấy chuyện về “Sờ-(quá-rồi-bị)-Lép-Xi-Ti” thì tôi khoái để ý lắm; nhất là mấy cô “Sờ-Lép” đẹp đẹp… Đầu tiên là cô Winona Ryder, nổi tiếng với các phim “Bram Stoker’s Dracula”, “The Age of Innocence”, “Little Women”, “Girl, Interupted”, …, và mới nhất, đóng một vai phụ trong “Black Swan” (vừa được giải nữ diễn viên xuất sắc nhất Natalie Portman cho Oscar năm nay 2011). 

Mười năm trước, năm 2001, cô Winona bị bắt quả tang ăn cắp trong cửa tiệm nổi tiếng Saks Fifh Avenue ở Beverly Hills một số áo quần đắt tiền trị giá $5,500. Trong khi ra tòa, cô còn bị buộc thêm một tội nữa là sử dụng thuốc “phê”…lậu (using drugs without prescriptions). Sau mấy ngày tranh cãi, cuối cùng cô Winona bị buộc các tội đại hình (felonies) là “grand theft”, “shoplifting” và “vandalism” (Trộm cắp lớn và phá hoại tài sản người khác). Nghe thì dữ dội như vậy, nhưng đúng là “đầu voi, đuôi chuột” vì theo tạp chí “National Review” thì cùng với các tội trạng như vậy, trong khi 5000 kẻ phạm tội khác đã bị bỏ tù, quan tòa lại cho phép Winona không cần vô tù mà chỉ chịu thời gian thử thách (probation) và làm việc cộng đồng (community services)!

Già Bắc: Cô “Sờ-Lép” Winona này thì chắc ít người biết; ông có chuyện cô “Sờ-Lép” nào khác không"

Già Nam: Có chứ! Thí dụ người đẹp Paris Hilton của tôi kìa! Không cần nói nhiều, vô số người cũng đã biết cô người mẫu kiêm cháu nhà tỷ phú, chủ hệ thống khách sạn Hilton này. Năm 2007, sau khi bị bắt về các tội say rượu lái xe (DUI-Driving under the influence of alcohol), không chịu đi học lớp dạy cho các người DUI theo lệnh tòa án, lái xe quá tốc độ cho phép khi bằng lái đã bị tịch thu,… Nghĩa là tùm lum một đống tội. Quan tòa xử cô Paris 45 ngày tù giam. Vậy mà vô tù chưa tới 2 ngày, cô Paris đã được sheriff thả cho về giam tại nhà trong 40 ngày với lý do “trong tù không thích hợp cho sức khỏe của cô”! Sau đó thì còn nhiều chi tiết nữa, thí dụ như ông quan tòa nổi giận vì cha nội sheriff chơi qua mặt ổng nên ổng bắt cô Paris trở lại tù…; nhưng chừng đó chuyện cũng đủ cho ông thấy là “Sờ-Lép” thì được ưu đãi hơn đám dân đen chúng mình!

Già Bắc (thở dài): Như vậy thì chẳng lẽ tụi mình không bao giờ có hy vọng sẽ được đối xử đặc biệt như các “Sờ-Lép”"

Già Nam (lên giọng): Có chứ! Có hy vọng chứ! Ông đã mua vé số chưa"

Già Bắc (ngạc nhiên): Ủa! Mua vé số thì mắc mớ gì chuyện “Sờ-Lép” ở trên"

Già Nam (cười hà hà): Mua vé số mà trúng rồi, sẽ trở thành triệu phú thì cuộc đời cũng thay đổi luôn, ông ơi!

Già Bắc: Vậy ông có mua vé số bao giờ chưa"

Già Nam (phá lên cười): Mua hoài đó chứ!

Già Bắc (hỏi tới): Vậy có trúng bao giờ chưa"

Già Nam: Trúng nhỏ $1, $2,…thì cũng vài lần. Còn trúng lớn thì…ủa, nếu có trúng lớn thì tôi cũng đâu có ngu gì mà kể ra cho ông nghe! Mà thôi, chuyện người khác trúng số lớn thì tôi cũng biết nhiều lắm. Để lúc khác tôi kể cho ông nghe nha! Bây giờ thì tôi phải “dọt” về nhà đây!

Tô Ba Lây

Ý kiến bạn đọc
15/03/201122:41:18
Khách
hay wa', sao giong xu cong san vay
15/03/201108:27:32
Khách
Bài văn viết hay và vui. Xin cảm ơn.
15/03/201118:15:25
Khách
TÁc giả có óc tiếu lâm "Sờ lép" siêu đẳng...Rất cảm ơn và mong được đọc thêm bài của ông.
18/04/201115:52:23
Khách
Chuyện kể hay và vui, nhưng sao lâu nay không thấy ông viết bài nào khác?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,935,248
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.