Hôm nay,  

Lấy Mỹ

26/02/201100:00:00(Xem: 214105)
Lấy Mỹ

Tác giả: Lệ Hoa Wilson
Bài số 3131-28431 vb7022611

Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Có Tội Hay Không Có Tội”, tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky.ø “Hai đứa gặp nhau khi ông xã làm việc tại bệnh viện Hải Quân Hoa Kỳ, núi Non Nước Đà Nẵng. Cưới nhau: 1972, hiện có 5 con. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach.” Sau đây là bài viết thứ hai của bà.

***

Bất cứ người con gái nào lớn lên, đến tuổi trưởng thành cũng đều mơ ước một ngày bước lên xe hoa để làm vợ.
Có những người đầy đủ phước đức, sanh ra, lớn lên, lấy chồng, làm vợ, làm mẹ, làm bà, sống trong danh dự, chết trong thương yêu. Có những người thiếu kém nghiệp lành, sanh ra, lớn lên, lấy chồng, làm vợ, làm mẹ, làm bà, sống trong đau khổ, chết trong cô đơn.
Dù kém nghiệp lành hay đầy đủ phước đức thì những người đàn bà nầy đã hạnh phúc với hay khổ đau do một ông chồng ViệtNam nên được xã hội ViệtNam trân trọng tặng cho cái danh dự “bà vợ”.
Tôi đã lấy chồng, làm vợ, làm mẹ, làm bà nhưng tôi đã hạnh phúc hay đau khổ với một ông chồng người Mỹ nên được xã hội Việt Nam khinh khi ban cho danh từ “Me Mỹ”!
Ở cùng một hoàn cảnh, ăn mặc cùng một kiểu, nói bá láp cùng một câu, phạm cùng một lầm lỗi nhưng “bà vợ” thì được cảm thông và tha thứ vì bà tuy nói ác mà tốt bụng, tuy ăn mặc hở hang mà tánh rất đàng hoàng, tuy có ra ngoài vòng lễ giáo một chút nhưng hoàn cảnh thật đáng thương v.v.., còn “me Mỹ” thì sẽ nhận đựợc một bản án nặng nề, không hồi tố, không biện minh, không chống đỡ.
Một người khách đến văn phòng tôi làm giấy tờ bảo lãnh thân nhân. Trong khi tôi điền đơn ông vui miệng hỏi chớ cô ở Mỹ bao lâu rồi mà giỏi vậy và có đứa con nào chưa" Tôi trả lời cháu ở Mỹ đã 19 năm (thời điểm 1994) và có được năm con. Chồng cháu người Mỹ. Ông khách nhìn tôi kinh ngạc và hạ một câu: “ Cô Lấy Mỹ mà cũng đẻ dữ vậy hả!”. Âm thanh khinh bạc trong câu Lấy Mỹ của người khách đáng tuổi cha chú làm tôi hơi khựng lại và trong một phút vô minh trong óc tôi cố nghỉ ra một câu gì tương xứng với hoàn cảnh của ông để nói lại cho trái tim mình đở rướm máu, nhưng đức Phật Quan Âm đã mau hơn cái phút vô minh đó nên tôi chỉ từ tốn trả lời: “Dạ vợ chồng cháu định có bảy đứa nhưng ở đây nuôi con cực quá nên dừng lại ở năm đứa.”. Chắc ông khách cảm nhận được sự lỡ lời của mình và thái độ từ hoà của tôi nên có vẻ bẽn lẽn. Ngày hôm đó tôi được mặc cái áo Lấy Mỹ mà đẻ nhiều con !.
Lại có một cô đáng tuổi em út nhờ tôi kêu điện thoại lên tòa án dàn xếp một vụ hiểu lầm rắc rối do cô gây ra. Mọi việc ổn thỏa rồi cô cám ơn tôi và nhận xét: “ chị lấy Mỹ mà cũng biết làm nghề nầy nữa há.”. Có nghiã là nghề văn phòng phải do mấy bà vợ đảm nhận mới phải. Mấy bà nầy ngày xưa bên ViêtNam là người có học, nay tiếp tục văn phòng là lý đương nhiên. Còn chị lấy Mỹ sao lại ngồi đây ", sao dám chen chân trong vòng danh lợi nầy " Sao lại ăn nói nhẹ nhàng giúp đở đồng hương " Đáng lẻ chị phải tiếp tục bán bar, bồi phòng hay cái gì hạ tiện một chút, ăn nói có một chút chữi thề, thái độ có một chút sắc sảo thì mới hợp lý chớ . Tôi nhìn người đồng hương hiền lành ít học và nhẹ nhàng nói :” Nghề nào cũng vậy thôi em à. Nghề nào làm ra tiền để nuôi con thì bà mẹ nào cũng làm hết, bất kể sang hèn.”. Ngày hôm đó tôi được mặc chiếc áo Lấy Mỹ mà biết làm nghề văn phòng !.
Một hôm có một ông lạ hoắc ở tận Canada, do một người mách bảo, tới văn phòng tôi để xin băng giảng kinh Phật. Lúc đó chưa có CD, băng kinh còn rất hiếm. Sau khi chuyện vãn tôi tặng ông băng của thầy Thanh Từ, thầy Nhất Hạnh, thầy Thiện Huệ, sư cô Như Thủy v..v.., ông vui mừng cám ơn rối rít: 
“Không ngờ cô lấy Mỹ mà cũng biết tu hành dữ vậy!”. Tôi mĩm cười chọc ông: “ Vậy là ông nói tôi đi sai đường phải không" Đáng lẻ tôi đi theo quỷ Sa Tăng mới đúng. Đáng lẽ tôi phải vào trà đình, tửu quán, tay cầm ly rượu, tay cầm điếu thuốâc thì mới đúng điệu me Mỹ chớ me Mỹ gì mà sờ mó kinh sách, thật là ốt dột ông há”. Ông khách biết mình nói quá lố vội xin lỗi, tôi lại mỉm cười. Vậy là tôi lại được mặc thêm một chiếc áo Lấy Mỹ mà cũng biết tu hành!.

Bạn tôi, sau khi cằn nhằn, phê phán, chê trách con dâu và bà xuôi gia đủ điều liền hạ một câu kết luận: “ thằng con tôi là thằng chúa ngục. Không biết sao mà nó mê con quỉ nầy dữ vậy" Má nó là cái thứ lấy Mỹ thì làm sao biết dạy con"!” Thêm một chiếc áo nữa Lấy Mỹ không biết dạy con!
Tôi thường hay thắc mắc tự hỏi không biết mình làm vợ Mỹ thì có khác biệt gì với mấy người làm vợ ViệtNam " và người chồng Mỹ của mình có khác biệt gì với người chồng ViệtNam"
Khi vui tôi cười, khi buồn tôi khóc. Khi nấu ăn bị đứt tay, máu cũng đỏ thắm. Khi nhìn đồng bào lầm than trong đói nghèo, lụt lội thì ruột tôi cũng mềm. Khi chồng thất nghiệp hay gặp cảnh gian nan thì tôi cũng đở nâng, an ủi. Khi chồng vụng dại, lỡ lầm thì tôi cũng gây gổ, giận hờn.
Khi chồng tôi cầm bảng học bạ đầy chữ A của các con thì mặt mày cũng tươi vui hớn hở. Khi bị trường kêu lên mắng vốn thì cũng buồn bã lo âu. Khi con nhỏ ốm đau thì cũng thức trắng đêm lo thang thuốc. Khi con nên vợ nên chồng thì cũng hãnh diện, mừng vui. Buổi sáng hôn nhau từ giã hăng hái đi làm nuôi con. Buổi tối hôn nhau cám ơn một ngày bình an, hạnh phúc.
Chúng tôi cũng có những luật lệ riêng của gia đình. Khi các con còn nhỏ ngồi ăn cơm chung với cha mẹ, ăn xong trước rồi muốn ra khỏi bàn ăn phải xin phép. Khi cha nói NO rồi thì không được nhõng nhẻo qua hỏi mẹ. Khi cha mẹ đang coi TV thì không được tự động đổi đài khác.
Chồng tôi người Mỹ mà lại tin vào chánh sách ‘thương con cho roi cho vọt’ của VN, nhưng ảnh không đánh con trong sự giận dữ. Ảnh bắt chúng nằm sấp xuống ghế, nói cho chúng biết chúng đã phạm lỗi gì và hình phạt ra sao (một roi chổi lông gà hay không có TV một tuần hay 8 giờ tối phải vô phòng không được hội họp với gia đình v..v..). Tôi không bao giờ xen vào binh vực cải cọ lúc ảnh răn dạy các con dù đôi khi cây roi hạ xuống một tiếng chát, thằng nhỏ rú lên, lòng mẹ nghẹn ngào. Sau mỗi hình phạt, tôi dẫn các con đi rửa mặt, cho chúng ly cà rem, cái bánh ngọt rồi dẫn chúng vào phòng xin lỗi cha.
Các con ơi, dù cha không phải lúc nào cũng đúng khi răn dạy các con, nhưng hãy nhìn mỗi buổi sáng, dù nắng dù mưa, dù mạnh giỏi dù khó chịu, cha chúng con vẫn ra xe đi làm. Cái lap top, cái cell phone, cái phòng ngủ, cuốn sách, áo quần, sách vở,máy sưởi, nước nóng, sự hiểu biết, sự tiện nghi, sự trưởng thành…trăm ngàn thứ trong cuộc đời con đang hưởng thụ đều đổ lên hai vai của người cha đó thì đôi khi một vài hiểu lầm có đáng là bao. Vợ chồng tôi không hoàn toàn nhưng đã cố gắng dạy con the best we know.
Tôi được người đời tặng cho nhiều chiếc áo khác nhau nhưng ít có chiếc nào nhuộm lòng Từ Bi và Hiểu Biết. Tôi lẳng lặng nhận những chiếc áo khắc nghiệt đó, không oán trách cũng chẳng hạ mình. Tôi không có gì phải cúi mặt khi nói cho người đối diện biết chồng tôi người Mỹ. Trái lại những lời khinh bạc, những dè bỉu trước mặt hay sau lưng đó đã giúp tôi tăng thêm phần nhẫn nhịn, thứ tha và thông cảm hơn đối với những chúng sanh bạc phước khác. Và tôi tin rằng vì thế tôi hoá giải được một phần những oan khiên, nghiệp chướng của kiếp nầy cũng như của những kiếp trước. Quả nhiên phiền não là bồ đề và cuộc đời thì không có gì là tuyệt đối hết. Cũng có người thương tôi. Tôi xin gởi lời cám ơn với tất cả trái tim chân thành đến các đồng hương tại Long Beach đã từng dùng qua các dịch vụ của văn phòng tôi và đã thương mến tôi như một con người, đã đối xử với tôi như một “bà vợ”.

*
Tôi đóng cửa văn phòng lái xe thẳng ra nghĩa trang thăm mộ con. Chúng tôi mất một đứa con trai trong một tai nạn xe hơi lúc cháu vừa 16 tuổi. Từ xa tôi thấy một người ngồi bên cạnh mộ, hai đầu gối cong lên, hai tay ôm lấy đầu gục xuống chân. Tôi lại gần. Té ra là Ron, chồng tôi. Tôi quì xuống trước mặt anh, hai tay nâng đầu anh lên, để trán tôi cụng vào trán anh. Anh nhìn tôi thì thầm : “ Honey, help me, please help me. I can not go through our son’s loss without your love and your support.” ( em ơi, giúp anh, em hãy giúp anh. Anh không thể nào vượt qua cơn đau khổ mất con nầy mà không có tình yêu và sự chia xẻ của em ). Tôi ngồi xuống bên anh, bên cạnh mộ đứa con yêu dấu. Tôi để đầu anh dựa vào má tôi và dịu dàng nói : “ Em yêu anh. Chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua nổi đau khổ nầy !”
Một giọt nước mắt của anh thấm vào miệng tôi.
Giọt nước mắt của người chồng Mỹ với người vợ Việt, của người cha Mỹ khóc thương cho đứa con trai vắn số cũng mặn như giọt nuớc mắt của bất cứ người chồng người cha nào khác.
Có khác gì đâu. Vô thường!
Lệ Hoa Wilson

Ý kiến bạn đọc
15/08/201402:47:29
Khách
Chào Chị lệ Hoa Wilson.

Đọc bài của Chị Lê Hoa, Tôi có cảm giác Chị bất mãn khi nghe người đồng hương Việt Nam thốt ra 2 chử (lấy Mỹ / Me Mỹ).
Xin giới thiệu cùng Chị, Tôi quê quán Vỉnh Long. Người Tôi yêu, là chồng tôi, và là cha của 3 đứa con gái của Tôi, anh ấy là Lieutenant US Coast Guard.

Củng như chị Lệ Hoa, tôi sanh ra trong thời còn Quốc Trưởng Bảo Đại, và Tướng Bảy Viển Bình Xuyên, rồi đến trận chiến Điện Biên Phủ. Và lớn lên lấy chồng trong cuộc chiến Việt Nam War giửa Ngô Đình Diệm và John F. Kennedy / Lyndon B. Johnson cuối cùng là Nguyễn Văn Thiệu và Richard Nixon.

Cảm nghỉ của Tôi lúc trẽ, là không bao giờ chấp nhận thực tại phủ phàng: nếu (lấy chồng Việt Nam) 95% sẽ trở thành góa phụ trẽ nuôi 1 đàn con thơ. Đồng thời Tôi không thích cảnh (nàng dâu mẹ chồng) của xã hội Việt Nam. Nguyện vọng của tôi là đi tu chớ không lấy chồng Việt Nam.

Xin ngắn gọn câu chuyện:
Cuối năm 1969, Anh ấy ngỏ lời cầu hôn, và hỏi, nếu cha Cô không chấp nhận cuộc hôn nhân của chúng ta? Tôi trã lời. Tôi là người quyết định. Cha của Tôi chắc chắn chấp nhận cuộc hôn nhân theo quyết định của tôi.

Đầu năm 1970, đúng theo phong cách, tập quán người Mỹ, là chú rể tương lai phải xin phép ông Cha vợ, để cưới con gái của ông. Anh ấy xin gặp Cha tôi, và xin phép đưa Cha ra US Embassy ký tên cho phép chúng tôi được hứa hôn. Tháng 3, 1970 chúng tôi thành hôn và tháng 6, 1970 chúng tôi về Mỹ.

Cha Tôi, Ông rất hảnh diện, và hâm mộ cuộc hôn nhân của chúng tôi. Ông nói: Ba rất mong muốn được xuất ngoại từ lâu nhưng không có cơ hội. Nay Con được cơ hội, Ba hết sức vui mừng và chúc Con hạnh phúc trăm năm. Con đi đi.. Chim khôn tìm cành mà đậu.

Tôi kể cho các Con tôi nghe: Bà Ngoại Việt Nam kể: Bà còn đọc thân trong những năm 1941 – 1945, lúc Nhật chiếm Việt Nam, Pháp thua, và máy bay Đồng Minh Mỹ thả bom Saigon. Mổi lần máy bay đến là còi hụ, thì Bà chay xuống hầm núp bom đạn. Một hôm còi hụ máy bay đến, Bà chậm chân, cửa hầm đóng lại, Bà bị kẹt lại bên trên. Máy bay thả bom ngay miệng hầm, tất cả mọi người dưới hầm chết hết. Bà chẳn những sống sót, và có ngờ đâu, con gái chưa sanh ra đời của bà, sẽ lấy chồng quân đồng Minh Mỹ. Con rể tương lai của Bà là Thuyền Trưởng US Coast Guard Ship / Tàu Hãi Quân Đồng Minh trên sông Cữu Long Giang, và đời sau cháu ngoại của bà là 100% Mỹ.

2 tiếng (lấy Mỹ / lấy Tây / Me Mỹ / Me Tây) phát sinh từ ngử của Hồ Chí Minh mà người dân miền Nam bị thu hút hoàn toàn. Họ không khác gì (Con ếch ngồi dưới đái viến, thấy năm bảy ồng Trời). 70% người dân Miền Nam Việt Nam tin vào lời tuyên truyền phản tự do phản Đế Quốc Việt Nam do Hồ Chí Minh cầm đầu Cộng Sản Việt Nam. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ của Đế Quốc Việt Nam bị xóa bỏ, và Nam Việt Nam mất vào tay Công Sản Bắc Việt. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 có ngàn ngàn triệu triệu người dân Việt Nam bỏ quê cha đất tổ liều chết đi tìm tự do ở Mỹ. Hơn thế nửa ngày nay chính người dân cộng sản Việt Nam củng khuyết kích con cháu họ rời bỏ quê cha đất tổ đi tìm cuộc sống tự do và kinh tế ở Mỹ.
15/06/201423:53:19
Khách
May nguoi VN ho coi thuong may chi lay chong My la tai ho thieu hieu biet do thoi! 'Nhan bat hoc bat chi ly" Em doc bai viet cua chi va nhung comment cua may chi kia...Em rat cam dong thuong cac chi nhieu lam. Nguoi VN minh 75% vo-on. Biet sao khong? Nguoi My qua VN giup khi chien tranh...Chi ruot cua C lam thu ky danh-may cho Uy ban lien hop quan-su 3 phe. May nguoi My den nha C tham cha me va muon biet nha cua C. Hang xom thay vay hoi C : " Chi may co bo My ha??? Co ve nhu khinh bi vay do. Trong khi chong ho la quan-doi VNCH. Tai sao ho lai khong ton trong dong minh voi ho nhu the? Luc do C con nho lam nhung da biet nhu the. Nguoi VN 75% VO ON. Cac chi a Dung them buon.Song cho minh di.
02/03/201100:15:41
Khách
Tôi xin thành thật cám ơn tất cả các bạn đã đọc bài và các bạn đã góp ý. Nếu tôi có gây ra cho bạn nào một vài cảm nghĩ không vui hay gợi lại cho bạn nào một vài kỷ niệm buồn, tôi xin thành tâm xin lỗi. Tôi chỉ muốn nói lên nỗi lòng của một số phụ nữ VN cùng hoàn cảnh như tôi, một mặt đau khổ trong muôn ngàn mặt đau khổ của cuộc đời( xin chào các bạn và xin chia xẻ ). Hơn nữa ước vọng của tôi là được đóng góp một phần rất nhỏ vảo nền văn học VN để thế hệ hiện tại cũng như những thế hệ sau hiểu được cảm nghĩ , tâm tình, phản ứng , đau khổ và hạnh phúc của dân tộc trong cuộc chiến tranh tang thương đó.
09/03/201103:31:48
Khách
Thank you very much for your sharing
26/02/201107:28:33
Khách
Bài tác giả viết thật cảm động và quá hay, mong chị tiếp tục viết mạnh để bạn đọc VB có được món ăn tinh thần rất là bổ ích.
26/02/201119:20:14
Khách
Cám ơn bài viết chân thật và rất hay của chị. Xin chị bỏ qua những lời nói không chính xác của những người thiếu suy nghĩ và vui sống hạnh phúc với chồng con cúa mình. Xin chia buồn với vợ chồng chị và những người cha mẹ đã mất đứa con thương yêu của mình.
26/02/201120:19:19
Khách
Hình như tôi có đọc ở đâu đó, khi nhìn xuống trái đất từ trên phi thuyền, người phi hành gia không thấy biên giới giữa các nước. Mỹ hay Việt đều có người tốt kẻ xấu, điếu quan trọng giữa vợ chồng là đồng hội đồng thuyền tát bể Đông cũng cạn. Dĩ nhiên khi lấy người vợ hay chồng ngoại quốc, sự khác nhau giữa hai nền văn hóa mà người Mỹ gọi là culture gap là sụ khó khăn nhất mà đôi vợ chồng phải vượt qua. Đối các thề hệ sinh và và lớn lên tại Mỹ, tôi nghĩ sự suy nghĩ sẽ khác và ngay cả culture gap cũng mờ nhạt.
26/02/201119:29:31
Khách
Tôi có biết mấy bà lấy mỷ họ tự ái đâm ra thù ghét trai việt nam, bạn có sống ờ đảo không các bà ngủ với cảnh sát Mả-Lai rồi nhìn thấy thằng đực việt trông cà tửng là xúi chồng Mả-Lai đánh, không phải các bà lấy Mỷ là thánh nhân cả, chuyện nầy sẩy ra từ thởi Pháp các "Me Tây " là ghét trai việt, Sự thật mất lòng.
01/03/201116:06:48
Khách
Chi Le Hoa kinh,

Doc bai viet cua chi toi da thay hinh anh minh trong do, neu noi la toi may man hon chi hay khong may man hon chi khi da tung la mot " ba vo " cho den khi chong toi mat di de lai toi voi cai thai 7 thang va de roi 2 nam sau toi da tro thanh " me my " voi nguoi chong hien tai cua minh.
Moi mot ngay troi di , toi cam on troi phat da cho toi tim duoc nguoi chong cua minh, nhung hon het la da tim duoc nguoi cha cho con minh, va doi khi toi moi la me ke con chong toi moi la cha ruot cua con toi, toi nghen ngao roi nuoc mat khi ra truoc toa de nhan con, Quan toa da hoi chong toi co hieu rang khi chong toi ky tren giay chinh thuc nhan con cua toi tro thanh con cua anh ay, anh se phai chiu trach nhiem tra tien child support neu toi ly di anh ay, va anh ay noi la anh hieu dieu do, hy vong la no se khong bao gio say ra, nhung neu co anh ay cung khong bao gio hoi han.
Cam on chi da noi len noi long cua nhung nguoi nhu chi, nhu toi.

T Anderson

-------------------------------
Chị Lệ Hoa kính,

Đọc bài viết của chị tôi đã thấy hình ảnh mình trong đó, nếu nói là tôi may mắn hơn chị hay không may mắn hơn chị đã từng là một "bà vợ" cho đến khi chồng tôi mất đi để lại tôi với cái thai 7 tháng và để rồi 2 năm sau tôi đã trở thành "me mỹ" với người chồng hiện tại của mình.
Một ngày trôi đi, tôi cảm ơn trời phật đã cho tôi tìm được người chồng của mình, nhưng hơn hết là đã tìm được cha cho con mình, và đôi khi tôi mới là mẹ kế còn chồng tôi mới là cha ruột của con tôi, tôi nghẹn ngào rơi nước mắt khi ra trước tòa để nhận con, Quan toàn đã hỏi chồng tôi có hiểu rằng khi chồng tôi ký trên giấy chính thức nhận con của tôi trở thảnh con của anh ấy, anh sẽ phải chịu trách nhiệm và trả tiền child support nếu tôi ly dị anh ấy, và anh ấy nói là anh hiểu điều đó, hy vọng là nó sẽ không bao giờ sảy ra, nhưng nếu có anh ấy cũng không bao giờ hối hận.
Cảm ơn chị đã nói lên nỗi lòng của những người như chị, như tôi.

T Anderson

đánh máy lại bởi VB Admin
---------------------------------------
28/02/201119:00:48
Khách
Xã hội nào cũng có người tốt kẻ xấu.
Tuy vậy số kẻ xấu thường nhiều hơn người tốt.
Xin bà cứ bình tâm sống theo cảm nghĩ của mính.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến