Hôm nay,  

Mang Thai

24/02/201100:00:00(Xem: 145113)
Mang Thai

Tác giả: Nguyễn Đức Thắng
Bài số 3129-28429 vb5022411

Tác giả là một nhà giáo và huynh trưởng hướng đạo, hiện là hiệu trưởng trường trung học St Ignatius College Prep tại Fort Worth, Texas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Người Vợ Bắc Kỳ". Chuyện các bà vợ chắc không bao giờ hết. Sau đây là câu chuyện thứ tư.
***

Kể từ ngày mang thai đứa con đầu lòng, vợ chồng tôi đã dọn xuống căn nhà dưới. Ngày xưa khi mới qua Mỹ, Thầy Mẹ tôi mua lại căn nhà này của một người Mễ. Phong tục tập quán của Mễ cũng có nhiều điểm na ná như của ta, tức là thích gần gũi người thân. Mễ cũng như Việt, cả hai đều có sở thích sống dính chùm với nhau.
Căn nhà này lúc trước là một cái garage được sửa lại. Tiện nghi cũng đầy đủ, tức là có cả nhà vệ sinh và bếp núc riêng. Khi mới được dọn xuống nhà dưới, Nàng sung sướng lắm. Nàng trang hoàng căn phòng xập xệ này và xắp xếp cứ như con nít chơi bán đồ hàng. Thôi thì đủ loại hoa hoè hoa sói. Tường nhà, thay vì sơn phết, nàng mua lấy những miếng vải thừa, và may lại thành miếng to để bọc. Thấy hay hay ngộ ngộ nên tôi cứ yên mắt ngó. Đúng ra thì tôi không có con mắt nghệ thuật. Những miếng vải trong mắt tôi được thực tế hoá. Chúng chính là một loại cách nhiệt tốt để giữ hơi nóng cho mùa lạnh tới. Trong ngăn đá của chiếc tủ lạnh cỏn con, cá được để trong hộp có đề chữ "cá", thịt để trong hộp có đề chữ "thịt" v.v. Tôi châm chọc:
- "Nếu không đề như thế thì coi chừng nhìn con cá lại tưởng là thịt."
Nàng không hiểu tôi nói xách mé nên mau mắn đồng ý.
Chiều đến, tôi nghịch ngợm bằng cách xách con cá cho vào hộp thịt, và đòi xách thịt ra chiên dòn.
- Nàng thấy lạ nên xen vào, sao lại đi chiên thịt"
- Đâu có, đây là cá mà, rõ ràng nó ở trong hộp đề chữ "cá" rõ ràng.
Chuyện có thế mà nàng giận tôi suốt buổi không chịu nói với tôi lời nàọ Tôi nghĩ đây cũng là giỡn có duyên nên mặc dù miệng năn nỉ nhưng quay đầu ra chỗ khác đắc ý tủm tỉm cười một mình.
Nếu so sánh các sinh vật thụ tạo trên trái đất, giống cái được Thượng đế ưu đãi ban cho những khả năng mà khoa học tân tiến hiện thời không giải thích được. Đặc biệt là trong lúc mang thai, thính, thị, xúc, vị, khứu giác của sản phụ bỗng dưng trở nên minh mẫn tinh quái lạ thường. Sự bén nhạy quá sức của ngũ giác trong thời gian này kết lại thành khối để nẩy ra một giác quan nữa mà người đời đặt tên cho là giác quan thứ sáụ. Nhà tôi sử dụng giác quan mới này thành thuộc như một trực giác. Chính vì thế mà, thất tình (hỉ, nộ,ai, cụ, ái, ố, lạc) trong thời gian này trở nên sắc bén trước mọi tình huống. Giác quan mới và sự thay đổi thất thường về tính tình làm lục cực trong tôi xếp hàng sáụ. Trong thời gian mang bầu, Nàng đánh hơi được mùi thoang thoảng của gas xì ra từ một cái pilot light trong lò bếp. Cả bao lâu nay, cái bếp cũ kĩ này phải mồi bằng hộp quẹt mà có chết thằng tây nào, nay tôi phải xì tiền mua một cái lò mới toanh. Tôi lém lỉnh:
- "Cái bếp này choé quá, nhà này đến phải phá đi để xây cái mới thì mới xứng đáng với nó"
Nhà tôi tưởng thật:
- "Thôi anh ạ, đừng làm ngay, đợi em sinh con đã "

* THÍNH GIÁC
Kể từ ngày lập gia đình, mỗi tối khi nằm bên nhau, chúng tôi hay có thói quen trao đổi những chuyện xảy ra trong ngày. Khi không còn gì nói nữa, thì cả hai quay ra ngủ. Nhưng cái thói quen đó dường như không được phép thành nết như bao chuyện tuần tự khác, chỉ vì nàng mang thai. Cái thính giác bén nhậy của Nàng phá tôi. Cái vòi nước nhà bếp bị rò rỉ, rơi từng hạt xuống bồn thành tiếng tóc tách. Tự lâu rồi, chuyện chiếc vòi nước rỉ đôi khi cũng được đưa ra làm đề tài. Tiếng tóc tách trong đêm trường thinh lặng, có khả năng đem lại sự bình an cho hai tâm hồn vô tư lự. Chính tiếng tóc tách này giờ đây biến thành "sự cố". Thời gian khoảng 1 giờ sáng. Không gian là buồng ngủ:

- Anh à
- Gì em
- Anh có nghe thấy không"
- "Gì""
- "Tiếng vòi nước"
- Sao"
- Anh nghe đi
- Anh nghe rồi.
- Nó kêu ra sao"
- Nó kêu tọc, tách.
- Không anh à, giờ nó chỉ kêu tọc, tọc thôi.
- Thì kệ nó.
-. ..
Năm phút sau:
- "Anh à"
- "Gì em"
- "Sao nó không kêu tách"
- "Thì kệ nó."
- "Hay để em ra xem nhé "
Tôi khó chịu lắm, khốn nạn, tọc hay tách thì mắc mớ chi đến mình, nhưng nói ra thì lại thành chuyện. Tôi nén sự nặng lòng mà ậm ừ nhát gừng qua cuống họng. Giọng nửa ngái ngủ, nửa lừng khừng mặc cả:
- " Tọc cũng được, mà tách thì đã sao" Để mai hẵng. Đi ngủ đi !
Nàng dẩu mỏ, phụng phịụ Cực chẳng đã, tôi lại phải lẹp bẹp đôi dép ra vặn tai cái vòi trả thù. Miệng lầm bầm:
- "Mả mẹ mày, bấy lâu nay tọc tách, giờ lại giở quẻ."
Tôi bặm môi ghì chặt, cái vòi trêu ngươi, ì ra đó với tiếng đơn điệu tọc tọc. Tôi cáu tiết dùng kìm xiết mạnh, van chịu không nổi nên bể nát và nước oẵng ra thành vòi.
Tôi cáu tiết quát ầm:
- Đíu mẹ mày nữa, hỏng thì cho hỏng luôn đi!
Tiện tay tôi cầm kìm phang vào vòi nước mấy cái. Quay lại sau, đã thấy nàng xanh mặt nhìn tôi sợ hãi. Chắc đây là lần đầu nàng thấy cơn giận cũng như tính tình thật của tôị. Bỗng đưng tôi hối hận và thay vì giận nàng, tôi quay ra giận chính mình. Tôi giả lả:
- Anh bị dập tay nên nổi quạu, em vào ngủ đi.
Giọng nàng hốt hoảng lẫn thương xót:
- Đưa em xem nào!
Lẽ dĩ nhiên không đời nào tôi đưa, tôi không thể biến thành kẻ nói dối! Nhất là dối vợ mình.

* XÚC GIÁC
Tiếp đến là chuyện cái máy sưởi. Theo thói quen hàng đêm, Nàng hay ủ chân vô lưng tôi. Chẳng hiểu sao ngày mới cưới nhau, tôi cũng thích thích bàn chân di di gãi gãi vô lưng. Làm lâu nên nết, nếu không có chân nàng đụng vào, tôi thấy thiêu thiếu. Còn Nàng, nếu không được áp chân vào lưng tôi, thì không ngủ được. Nhưng kể từ khi có bầu, thân thể nàng nóng lạnh bất thường. Người có thể nóng hừng hực, nhưng chân nàng lại đông lạnh như nước đá. Đã bao đêm liền, tôi cắn răng đưa lưng cho nàng ủ chân mà không hề than vãn. Thời gian gần đây, Nàng không đi ngủ sớm mà cứ lạch cạch chuẩn bị sắp xếp quần áo, thu dọn cái nôi cái tã chờ đón đứa con đầu đời. Cái khốn khó là lúc khoảng hai ba giờ sáng, khoảng thời gian này là lúc giấc ngủ đậm đà nhất trong đêm. Tôi có tật dỗ giấc ngủ hơi lâu, nên đến khoảng giờ đó là lúc say sưa nhất. Khốn khổ thay chính lúc này nàng mới ngập ngừng đưa chân áp vào lưng. Phản ứng tự nhiên làm tôi choàng chổm dậy. Tôi thần hồn nát thần tính, mơ màng tưởng như vẫn còn thời sinh viên bị tụi bạn chơi khăm nên không giữ được miệng:
- Đíu mẹ, ông dộng thấy mẹ mày bây giờ.
Tiếng oà khóc lên làm tôi bỡ ngỡ, và rồi hốt hoảng nâng nàng dậy:
- Là em à, anh cứ tưởng là ai đó chứ.
Nàng thổn thức qua nước mắt:
- Em có dám làm ngay đâu, em đã ủ trước trong chăn rồi mới áp mà.
Đến nước này thì còn nói chi được. Tôi nhẫn nại vạch lưng:
- Thì đây, ấn chân vô trước đi, để người ta thiu thiu ngủ rồi mới dí vào thì chịu thế nào được "
Nàng hoà hoãn,
- Hay là anh mua cho em cái máy sưởi chân vậy.
Tôi nói giọng ngái ngủ:
- Ừ, thì để mai tính.
Khi giấc ngủ đã bắt đầu hơi hơi trở lại, tôi nghe giọng Nàng vo ve như muỗi:
- Hồi nãy đang nằm với em, sao anh lại tưởng là ai"
- Sao"
- Hồi nẫy anh nói "Anh cứ tưởng là ai, vậy "ai" là ai vậy anh"
Tôi giật mình, tỉnh hẳn người lên.
- Thôi rồi, chết mẹ tôi rồi!

Nguyễn Đức Thắng

Ý kiến bạn đọc
13/04/201105:20:15
Khách
Chuyện vui quá, nhưng sao viết ít dzậy?
28/02/201113:18:21
Khách

Bài viết rất vui ,Nếu gia đình nào cũng được như vậy thì luật sư ly dị bị thất nghiệp .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,045,028
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến