Hôm nay,  

Giờ Ra Chơi

16/11/201000:00:00(Xem: 296653)

Giờ Ra Chơi

Tác giả: Tịnh Tâm
Bài số 3042-28342-vb3111610

Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, đã đặc biệt viết về nước Mỹ 2009 với các bài   "Tấm Nón Lá Và Cái Lưng Còng", "Tôi Đi Học"... Sang năm thứ 11, với bài viết "Thương Yêu Còn Mãi" Tịnh Tâm cho thấy bút pháp sống động hơn khi kể chuyện xẩy ra tại một cửa hàng tại Bolsa chuyên chuyển tiền về Việt Nam. Bài viết mới nhất của cô là chuyện về những học viên Việt trong một lớp học Anh ngữ ESL.

***
1.
Đúng năm giờ chiều, thầy Peter bước vào lớp hoc. Michelle đang nói chuyện với Tim, vội quay ngoắt lại phía thầy, nhìn thầy với ánh mắt chan chứa yêu thương. Bữa nay Michelle mặc váy áo màu hồng, khăn quàng cổ màu hồng, giỏ xách màu hồng và tô mắt hồng. Trông đẹp mê hồn! Hình như thầy Peter thoáng bối rối.
Tội nghiệp Michelle. Nãy giờ cô bé có vẻ không tập trung được vào câu chuyện với Tim, mắt cô bé cứ liếc nhìn về phía cửa.
Những câu chào hỏi thông thường  diễn ra: "Good evening." "How are you"" "Fine, thanks."...
Ai đó giỡn chơi:
- Good morning!
Thế là được trận cười. Hổng cười mới lạ! Thầy Peter cũng cười. Nụ cười càng làm khuôn mặt thầy sáng rực lên với đôi mắt màu xanh lá cây và mái tóc vàng nhạt bềnh bồng trên vầng trán rộng. Nghe vài người từng học ở trường nầy cách đây khoảng chục năm, giờ quay lại học... lại, kể: "Hồi trẻ thầy đẹp trai ác chiến luôn, khổ cho mấy nhỏ con gái quá chừng. " Ủa, ổng  làm gì mà tụi nó khổ"" "Ổng không làm gì hết. Ổng rất chừng mực.Thậm chí ổng luôn giữ khoảng cách với mấy đứa nhỏ. Ai đời học trò ngồi học mà cứ ngẩn ngơ nhìn thầy. Khổ thân ổng, riêng cái chuyện né tránh những ánh mắt đắm đuối kia cũng đủ mệt phờ rồi. Mèng ơi, nhiều cô sinh viên đẹp lộng lẫy, ra sức quyến rũ ổng..." Có người xen vào: "Nói gì hồi trẻ, giờ nầy ổng chắc gần năm mươi, đã có vợ con, vậy mà vẫn có nhiều sinh viên trẻ mê ổng. Đó, trong lớp mình đó, con bé sắc nước hương trời, chắc chừng mười chín hai mươi, ngồi đầu bàn trên, ngay kế bảng, cứ say sưa nhìn ổng." "Ờ hén! Con bé Mi- seo Mí- sèo gì đó phải không""
Thầy Peter không vào bài học ngay như mọi lần. Thầy giơ một tờ thông báo ra trước lớp. Thầy bảo, dù tờ giấy nầy đã được dán nhiều nơi nhưng thầy e  có người không để mắt tới. Thầy vừa đọc vừa dừng lại giải thích, dặn dò, rằng các cô các bà phải hết sức cẩn thận, đặc biệt trong khu parking, kẻ xấu có thể rình rập đâu đó. Rằng các bà các cô tuyệt đối không được đi riêng lẻ. Vụ việc vừa xảy ra trong trường nầy là lời nhắc nhở.
Thầy Peter còn chu đáo chỉ bảo cách gọi để được giúp đỡ nếu cần. Thầy ghi trên bảng số điện thoại của Escort service, ghi luôn cả câu: "I want an escort."
Giờ ra chơi. Sinh viên Việt Nam túm tụm lại thành vài ba nhóm nhỏ. Mọi người xôn xao bàn tán. Eo ui, kinh khủng quá! Trời hãy còn sáng, parking nằm cạnh con đường lớn, vậy mà kẻ xấu dám lôi cô gái vào xe làm bậy!
Bỗng Tuấn giơ tay lên:
- Bà con ơi! Thay đổi đề tài đi. Tui có ý kiến nầy hay lắm nè. Bữa nào lớp mình nhờ ông Peter dợt cho mấy câu phỏng vấn vào nước thiên đường.
Nhiều người nhao nhao:
-Thế là thế nào"
Tuấn đứng lên, tay sờ nhè nhẹ, rất ư là nâng niu mái tóc cứng đơ nhờ gel, được chải hình con cá ngựa, cao giọng:
- Xin thưa bà con, thế là thế nầy: Chúng ta đang sống trên đất Mỹ, và chúng ta sẽ chết trên đất Mỹ. Mai mốt chết, biết đâu chúng ta được lên thiên đường. Đương nhiên chúng ta sẽ phải trả lời một số câu  phỏng vấn. Và khi gặp ông thánh canh giữ cửa thiên đường, chúng ta đã thuộc nằm lòng: Hello! How are you" Nice to meet you. Rồi mấy câu như What s your name" How old are you" Where are you from".. thì dễ ợt rồi. Nhưng lỡ ông thánh nghe mình trả lời trơn tru, tưởng mình giỏi tiếng Anh, vui miệng đùa chút chơi, đại khái: "You có phạm nhiều tội lỗi không"" Mình ngoan ngoãn gật đầu: "Yes." "You muốn xuống địa ngục không"" Mình hớn hở: "Yes." "You thực sự không muốn ở đây à"" Mình ngước mặt nhìn thánh đầy vẻ van xin: "Yes." "Lạ thật! Lần đầu tiên ta gặp một trường hợp quá  đặc biệt. Nhưng thôi, xứ sở nầy tự do, ta tôn trọng ý muốn của con. Vậy con xuống địa ngục con nhé!" Mình sung sướng toét miệng cười, hét toáng lên:"Thank you very much! Thank you very much!.." Thế là thế đó.
Mọi người cười um lên. Đám sinh viên không phải dân Việt ngơ ngác nhìn và cũng cười ké chút chút.
Chàng Dân đứng dậy:
-Tui hổng lo cái dzụ đó. Chừng nào hấp hối tui sẽ mua vé máy bay về Việt Nam. Chết ở Việt Nam khỏe ru rù rù!
 -Tại sao" Tại sao" 
-Tại vầy nè: Chết ở Việt Nam đương nhiên được lên thiên đường.
 - Ủa! Sao lại đương nhiên"
- Bởi địa ngục không  còn chỗ cho mình!
- Hổng hiểu à nhen!
- Dễ quá mà! Bà con thấy đó, ở Việt Nam mình bây giờ tội ác diễn ra hằng ngày. Nguyên nhân nào dẫn tới những thảm họa mà người dân Việt Nam phải gánh chịu" He he.... Ở địa ngục kín chỗ rồi. Bà con có muốn chen vào cũng không được. Bởi vậy cứ về Việt Nam chết là yên tâm được lên thiên đàng. Cổng vào thiên đàng ở Việt Nam thênh thang tám trăm thước, lại chỉ trả lời bằng tiếng Việt, "phẻ" re! He he he...
Một giọng đàn ông:
- Tui thì khoái xuống địa ngục cơ.
- Sao kỳ quá vậy cha nội"
- Dễ như húp cháo mà cũng hỏi! Thiên đường làm gì có bia bọt nhậu thả cửa, quắt cần câu" Hả" Làm gì có "tăng hai, tăng ba" để cánh đàn ông chúng tôi thư giản" Hả" Hả"
-   À há! Cha nội nầy khôn quá ta ơi!
-  Nhưng cái bài đàm thoại ở cổng thiên đường thì phải hỏi cô Wendy kìa.
-  À há!
Cô Wendy gốc Singapore, dạy Listening and Conversation. Cô đẹp ơi là đẹp, hiền ơi là hiền. Thú vị nhất là cô luôn có kẹo trong giỏ. Ai volunteer lên nói trước lớp, cô thưởng... cục kẹo. Ai trả lời được ô chữ, cô thưởng... cục kẹo. Cô tung kẹo lên cao cho học sinh hứng. Cả lớp cười vang, vui không thể tả! Khó biết được cô Wendy bao nhiêu tuổi, bởi dáng cô nhỏ nhắn thanh mảnh nhẹ nhàng như thiếu nữ, nhưng thấp thoáng đâu đó trong những đường nét trên khuôn mặt trái xoan thanh tao của cô có bóng dáng của người lớn tuổi. Cô đi lại rất nhanh. Cô Wendy cũng tham lam không kém thầy Peter, cũng tận dụng từng giây từng phút "bắt" "người ta" học. Và "người ta" cũng dư sức thấy rõ các thầy cô đầy tình yêu thương và trách nhiệm với mình.

2.
Đúng năm giờ chiều, thầy Peter bước vào lớp học. Bữa nay Michelle lộng lẫy trong trang phục màu hoàng kim. Dây chuyền, bông tai vàng óng.
Thầy Peter trả bài quiz. Bác Tư gái quay sang hỏi bác Tư trai:
- Bố nó mấy điểm"
- Thế... u nó mấy điểm"
- Thì bố nó trả lời trước đi!
- Thì u nó trả lời trước đi!
Có tiếng cười rúc rích quanh chỗ ngồi của vợ chồng bác Tư.
Bác Tư trai xoa tay phân bua:
- Bả lừa tôi mấy lần rồi. Bả đòi biết điểm tôi cho bằng được, còn điểm bả, bả giấu nhẹm. Đó, bả cất kỹ bài của bả vô cặp rồi.
John hùa theo bác Tư trai:
- Dạ, đúng là bác gái chơi ăn gian. Bác gái ơi, bác gái mấy điểm"
Tim đang chăm chú xem bài của mình. Cô thường mắc những lỗi do lơ đễnh. Lơ đễnh nhiều lúc đến độ buồn cười.
- Ê Nồi Đất! Mầy mấy điểm"
Nồi Đất nghiêng người giơ mười ngón tay trước mặt chàng trai Bạc Liêu .
- 100%  hả" Giỏi quá ta!
Nồi Đất cười tủm tỉm, không trả lời.
Nồi đất là cậu sinh viên hãy còn rất trẻ, vừa tốt nghiệp tú tài ở Việt Nam. Cả hai chàng, Nồi Đất và Bạc Liêu đều cùng quê Bạc Liêu, cùng mới đặt chân lên đất Mỹ chừng vài tháng. Cả hai chàng đều trắng trẻo, dong dỏng cao, coi bộ hiền queo. Một lần trong lúc làm bài, chàng nọ thì thầm hỏi chàng kia: " Furniture là gì"" " Nội thất. " "Nồi đất hả"" Chàng kia phá ra cười. Tim ngồi ngay phía trên hai chàng nên nghe rõ, cũng bật cười. Cô giáo Linda, dạy Reading and Writing, nổi tiếng nghiêm khắc, nhướng mày ngạc nhiên, rồi cũng nhoẻn miệng tươi cười. Cả lớp bỗng nhìn nhau cười. Cười xong, ai đó hỏi: " Ủa, nãy giờ cười cái gì vậy cà"" Ai kia trả lời: " Hổng biết nữa, tui thấy người ta cười tui mắc cười theo." "Thôi, lo làm bài kẻo hết giờ."
  Lớp còn được những trận cười thoải mái nhờ mấy cái con cá "gô" nó nhảy trong "gổ" nó kêu "gồn gột" rất mộc mạc dễ thương của hai chàng công tử Bạc Liêu. Và những con cá "gô"  kia lại làm Tim bỗng nhớ quá chừng nồi canh chua cá rô đồng nấu bông so đũa, nhớ cây bình bát mọc mé đìa... Rồi giọt nước mắt Tim bỗng rớt cái độp xuống trang vở, nhòe mất dòng chữ The Past Perfect mà cô đã nắn nót tô đậm lên.

3.
Đúng năm giờ, thầy Peter bước vào lớp. Bữa nay Michelle diện váy trắng, áo jacket trắng, dây chuyền, bông tai màu bạc trắng lấp lánh. Trông cô bé như một thiên thần. Dường như thầy Peter thoáng sững sờ.
Thầy Peter nhanh chóng đếm số, đổi chỗ ngồi của sinh viên và kéo các bàn cách xa ra.  Thầy ra bài quiz bằng cách cho nghe CD rồi trả lời trên giấy. Tiếng ai đó rủa thầy. Tiếng ai kia nho nhỏ: "Một chữ cũng thầy, nữa chữ cũng thầy. Đó là đạo đức, là văn hóa của người Việt mình." "Ổng chẳng nghe được đâu." Vài người lắc đầu thở dài.
Thỉnh thoảng thầy Peter đằng hắng cảnh cáo ai đó quay cóp, mở tài liệu. Mọi người có vẻ  căng thẳng. Thu bài xong, thầy Peter trấn an mọi người: " Don t worry!" Thầy bảo thầy phải làm nghiêm như vậy để sinh viên chịu khó thực hành nghe và nói. Bởi không lẽ khi giao tiếp, mình viết trên giấy cho người đối diện đọc và bắt người đối diện viết cho mình đọc. Thầy lè lưỡi, nhướng mày trợn mắt, nghiêng người oằn hẳn một bên, đi bước thấp bước cao để minh họa cho việc chênh lệch đó.
 Tim cũng thấy đó là "problem" của mình ngay khi lần đầu tiên bước chân vào đất Mỹ, tại phi trường Los Angeles. Chuyện dì bảy của Tim thì dỡ mếu dỡ cười,  hồi dì đi phỏng vấn nhập quốc tịch, ông Mỹ hỏi: " Bà tên gì"" Dì trả lời " Two for ten." (Dì làm việc cho cửa hàng chợ trời.) "Bà thường ăn gì vào bữa trưa"" Dì hăng hái kể một mạch tên các vị tổng thống Hoa Kỳ.


Mới đây, chỗ tiệm của Tim, bọn Tim nói chuyện tiếu lâm cười chơi, một anh chàng da màu đang ngồi cắt tóc cũng cười theo, Hùng chọc nó: " Mầy biết gì mà bày đặt cười" Hả" Cái mặt cười thấy phát ghét. Im ngay kẻo tao cho cú đấm là hai hàm răng mầy  tiêu đời!" Nhưng chàng nọ lại nhe răng... tiếp tục cười tươi roi rói! Tim la Hùng: " Tội nghiệp người ta!"
Giờ ra chơi, mọi người xôn xao bàn tán bài quiz vừa rồi.
Bác Hai, đã hơn bảy mươi, lớn tuổi nhất lớp, nói với mọi người, rằng nên học hành thi cử đàng hoàng, có hỏi bài nhau thì cũng vừa vừa phai phải, đừng quá đáng, xấu hổ lắm. Mình không nên làm thầy cô buồn phiền, và càng không nên để người nước ngoài khinh người Việt mình.
Bài quiz bữa nay khó quá. Ai nầy mặt mày méo xẹo, buồn xo. Đa số sinh viên Việt nam khá văn phạm và viết hơn là nghe và nói.Thầy cô nói gì đó mà nhận thấy bên dưới ngơ ngác là thầy cô liền viết lên bảng, thế là ngay lập tức mọi người ồ lên, hiểu liền. Chuyện chú Trần, hồi làm test xếp lớp, chú  được vô level 5. Vào học, chú như người điếc, chẳng nghe được sự gì ngoài chữ understand. Chú trề môi: "Tui mà understand cái nỗi gì! Thế là tui xin xuống level 3. Vậy mà còn như vịt nghe sấm! Đừng có dại chui vào ngồi lớp cao!" Hay cô Tần, đã trên sáu mươi, hồi xưa ở Việt Nam cô là dân ban C, học tiếng Anh tới cuốn English for Today, book six, nên văn phạm cô luôn cao nhất lớp, nhưng phần nghe cô lại thấp nhất lớp.
 Cô Tần đang lục bóp kiếm chai nước mắt giả để nhỏ cho đôi mắt già nhòe nhoẹt, mỏi nhừ. Rồi cô  vừa thong thả  lau mắt kiếng, vừa nói cách rầu rĩ, chậm rãi:
- Nghe tiếng Anh răng mà khó rứa hè"
- Rứa lúc nớ răng o không hỏi cháu"
- Hỏi chi" Dị chết! Với lại thầy quở chết!
- Rứa o làm độ tám chục phần trăm không"
- Mô mà giỏi ghê rứa" Chừng năm mươi là cùng. Ốt dột quá!
Cô Tần đâu biết, trong góc khuất cuối lớp đằng kia, chị Sen
đang ôn bài, bỗng bỏ bút xuống, lặng người, thẫn thờ  nhìn xa xăm. Quê chị giờ đã xa lắc, đó là một thôn làng gối đầu lên mạn sườn núi nhỏ và duỗi mình dọc theo bờ sông nước xanh biêng biếc, cát trắng phau phau. Nhà chị cạnh bến đò ngang. Cha chị lái đò. Răng mà không dưng chị như nghe rõ tiếng ai gọi đò ơi ới văng vẳng đâu đây"
   
4.
Đúng năm giờ chiều, thầy Peter bước vào lớp. Bữa nay Michelle mặc toàn màu tím, tô mắt màu tím. Mọi người đang cắm cúi làm homework, đâu rảnh mà ngẩng lên good evening.
    Giờ ra chơi. Ai đó cất cao giọng rên rỉ:
- Ông nầy ác quá, bắt người ta học muốn chết! Ai đời, cho cả đống homework, làm muốn gãy tay, muốn cụp xương sống. Ổng làm như người ta học có mỗi mình ổng! Trời ơi, người ta còn học hai ông bốn bà khác nữa chứ, rồi người ta còn đi làm, còn ăn còn ngủ, còn đủ thứ chuyện trên đời nữa chứ!
- Ai biểu ông lấy tới 12 unit ESL. Như tui đây, tà tà nào Math, Tennis, Dance. Thong dong cũng đủ 12 unit.
- Nhưng tui muốn mau khá tiếng Anh.
- Vậy thì phải cố lên thôi! Còn than thở nỗi gì!
- Phải công nhận là ông thầy nầy tham lam dễ sợ, luôn tranh thủ từng phút từng giây để dạy người ta. Xong mùa nầy chắc tui phải đi đâu đó để xả stress.
    Vài người khoe là đã nhận được tiền financial aid. Tony nhanh nhẩu:
- Tết nầy tui về Việt Nam, tui sẽ trích một ngàn trong số tiền được lãnh làm việc thiện. Hổm rày ở bển nào lụt lội, bão lũ, nào sụt lỡ đất, nào triều cường, hố tử thần... Ớn lạnh luôn! Thôi thì đủ thứ tai họa rình rập đời sống dân mình.
Tim chép miệng;
- Đêm nào tui cũng lên mạng đọc tin tức ở bển, cứ thấy Sài Gòn chìm trong biển nước. Chán thiệt!
Bác Tư thở dài:
- Ôi!  Đề tài Việt Nam bây giờ có thể viết thành truyện dài nhiều tập và không có tập cuối,  tập nào cũng rùng rợn, lâm ly bi hài. Mệt mỏi quá!
- Hai vợ chồng bác Tư cùng đi học vầy coi bộ đủ sống à nghen!
   Bác Tư gái cười nhỏ:
- Ờ, khéo ăn thì no khéo co thì ấm! Quí vị thấy đó, mỗi mùa chúng tôi được gần sáu ngàn. Một năm học hai mùa, vị chi khoản mười hai ngàn. Nhà thì housing, tháng chỉ tốn vài trăm. Ăn thì có food stamps. Vậy nên chúng tôi còn dành dụm được chút tiền gửi về giúp bà con ở bển.
- Cái thằng Mỹ nầy ngộ thiệt ta ơi! Đã cho người ta đi học, lại còn cho người ta tiền.
Alex hắng giọng, nghiêm mặt:
- Hứ, tốt lành gì. Nó phỉnh mình đó! Bà con biết tại sao chính phủ Mỹ bỏ tiền ra dụ dỗ mình đi học hông" Trời ơi! Mấy ổng mấy bả khôn lắm! Họ tính kỹ lắm: Nè, mình đi học, mình có kiến thức, mình sẽ sống văn minh hơn để làm đẹp cho xã hội họ. Rồi mình sẽ ra trường, nhờ có học mình dễ kiếm việc làm, mình sẽ đóng thuế để làm giàu cho xã hội họ. Đó, từ lời tới lãi chớ bộ!
- Nhưng với các vị lớn tuổi thì chính phủ lỗ to!
- Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó! Ừm... Thật ra... với các cô bác
lớn tuổi chính phủ vẫn không lỗ. Nè, các cô bác đi học, thì não bộ sẽ chậm lão hóa. Cũng nhờ đi học mà các cô bác đi tới đi lui, thân thể hoạt động, tốt cho sức khỏe. Vậy là chính phủ đỡ bớt tiền thuốc men cho người già. Hì hì...
Vợ chồng bác Tư ồ lên:
- Ừ ha! Vậy là chúng mình bị mắc mưu thằng Mỹ rồi.
Bác hai cười khà khà:
- Hóa ra tới chừng tuổi nầy, sắp chui xuống mồ tui còn bị lừa!
- Mà nó ác quá trời, cứ bắt người ta phải học cho pass mới cho
tiền. Mình cứ phải è ra mà học. Học tối mặt tối mũi. Học muốn sụm bà chè!
- Tui apply hồ sơ từ hồi tháng tám mà bữa nay mấy ổng chưa
gửi tiền về cho tui. Tui tính nếu tuần tới chưa nhận được tiền, tui giận, tui nghỉ học cho mấy ổng biết thân!
- Còn tôi, hè nầy về Việt Nam, tôi sẽ đi Hà "Lội", tui mua cái "lồi" để "nuộc" "nòng nợn" ăn cho bõ cơn thèm.
Ừ "Hà Lội"! Chính xác là "Hà Lội"! Bởi chỉ cần vài cơn mưa, người ta tha hồ lội bì bõm trong nước. Nước ngập đường, ngập xe, nước tràn vào nhà...Đâu rồi Hà Nội thơ mộng, xinh xắn, lịch lãm trong những cuốn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn" Ai đó bỗng cúi mặt thở dài.

5.
Đúng năm giờ chiều, thầy Peter bước vào lớp học. Bữa nay Michelle mặc toàn đen. Tony nhận xét:
- Chu "choa"! Giống "héc"y nữ hiệp quá "xoá" ta ơi! Michelle! Tung thử một chưởng coi chơi!
Giọng Quảng đặc sệt mặn mà của Tony khiến ai kia muốn chảy nước mắt mà nhớ mà thương mảnh đất miền trung khó nghèo đang chống chọi với gió mưa lũ lụt. Ai đó lụi bụi nuốt cái ực nỗi đau xuống bụng để còn tâm trí mà ôn lại trang động từ bất quy tắc.
Hổm rày trời trở lạnh nhưng lớp học vô cùng ấm áp. Ấm áp bởi máy heat hoạt động, bởi ánh sáng của các ngọn đèn lan tỏa, ấm áp bởi tình thầy trò, tình bạn bè. Và càng ấm áp quá đỗi bởi đêm bên ngoài thì lạnh căm mà trong phòng học thì rất ấm áp. Nhiều ý kiến trong lớp cùng cho rằng được như vậy là nhờ thầy. Người thầy luôn tận tụy, hết lòng với trò. Người thầy luôn khéo léo tạo ra những tình huống sinh hoạt để đem mọi người đến gần nhau hơn.
Tan học, thầy Peter là người sau cùng ra khỏi lớp. Thầy
bỗng khựng lại. Michelle núp sau cây cột, lao ra, cầm tay thầy, lắp bắp, lí nhí. Thầy dịu dàng siết chặt tay nó:
- Đừng sợ hãi! Tôi sẽ giúp em. Tôi sẽ đi cùng em ra parking.
Trường đã vắng tanh. Con đường dẫn ra parking càng vắng.
Trời rất lạnh. Gió đêm xao xác thổi tung đám lá rụng trên lối đi. Co ro, bước từng bước thật chậm bên thầy Peter cao lớn, Michelle bỗng thấy mình thật bé bỏng. Bàn tay nhỏ xíu run rẩy của nó đang được nằm gọn trong lòng bàn tay to lớn ấm áp của thầy Peter. Ước gì lúc nầy đây nó được vùi đầu vào ngực thầy vững chãi mà khóc cho đã. Nó không hiểu tại sao mình lại có ước muốn kỳ cục như vậy"
Michelle ngước lên tìm kiếm ánh mắt thầy. Nó yêu ánh mắt thầy, ánh mắt rất đỗi dịu dàng, rất đỗi độ lượng và hiền lành. Ánh mắt sao mà quen quen, dường như nó đã từng gặp đâu đó" Michelle thật sự cô đơn! Ba mẹ nó vừa li dị. Ba nó đã đi Virginia. Nó ở với mẹ. Mẹ thì đi làm tới khuya. Michelle lại không có bạn bè. Ngày đầu tiên vào trường nầy, Michelle lộn phòng, rồi thấy ông thầy coi bộ dễ thương, thế là Michelle ghi tên vào lớp ESL nầy luôn. Cũng vui vui. Những hôm đầu nó cứ ráng nín cười vì các ông bà, chú bác, cô dì trong lớp đọc tiếng Anh nghe ngộ đời hết sức. Michelle rất gần gũi với Tim. Một lần trong giờ ra chơi, Michelle hỏi Tim: "Tên chị có nghĩa là trái tim phải không chị""
"Thật ra tên chị là Ty em, rồi chị ghép lại cho tiện, chị gái của chị là Ty chị."
"Chị học 12 unit, còn đi làm thêm, chị giỏi quá!"
"Chị buộc phải như vậy. Và Michelle biết không, mỗi lần vượt qua được một khó khăn, chị cảm thấy mình lớn lên một chút. Thú vị lắm. Chị đã vượt qua rất nhiều khó khăn. Nhưng khó khăn nhất là vượt qua được nỗi buồn... Ừ, nỗi buồn... Michelle à, khi vượt qua được nỗi buồn, em sẽ thấy mình trưởng thành hơn, thấy cuộc đời đẹp hơn và đáng sống hơn..."
- Xe em đâu" Michelle"
- ...
- Michelle! Em có ánh mắt hao hao giống con gái tôi.
- ...
-  Vợ tôi người Nhật. Tôi rất yêu gia đình tôi. Tôi rất yêu các em. Tôi mong ước tất cả được hạnh phúc.
- Dạ... Cám ơn thầy. Thầy ơi, có lần trong giờ ra chơi Tim nói với em, rằng khi vượt qua được nỗi buồn, người ta sẽ thấy mình trưởng thành hơn, thấy cuộc đời đẹp hơn và đáng sống hơn...Thầy nghĩ sao"
- Rất hay! Tim là người sâu sắc. Tôi nhận ra điều đó trong đôi mắt cô ấy và trong những bài làm của cô ấy.
- Thầy ơi, tại sao cuộc sống lại mang nặng những nỗi buồn"
Thầy Peter bỗng dừng chân, siết nhẹ đôi bàn tay Michelle và mỉm cười:
- Không phải đâu em. Cuộc sống vẫn đầy ắp những niềm vui nếu ta có niềm tin, biết đón nhận và kiếm tìm. Có thể hôm qua em buồn, nhưng ngày mai em sẽ vui. Như dòng sông, lúc bình yên, lúc dậy sóng.
Michelle rưng rưng nước mắt, giọng trầm xuống.
- Dạ... Cám ơn thầy.
- Em lái xe cẩn thận! Gặp lại em ngày mốt!
- Dạ... Cám ơn thầy...
Tịnh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,351,359
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến