Hôm nay,  

Mùa Thu Lá Bay New England

19/10/201000:00:00(Xem: 117159)

Mùa Thu Lá Bay New England

Tác giả: Kong Li
Bài số 3020-28320-vb3101910

Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ  từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm:  thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Đã về hưu, hiện làm thông dịch viên part time cho bệnh viện và toà án ở  Boston và New Hampshire. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên: Thành Phố Của Tôi, tháng 11-09. Bài mới nhất của ông là một tuỳ bút.

***

Sinh ra ở đồng bằng sông Cửu Long, lớn lên, đi học, đi làm, đi lính và đi tù ở miền Nam, cả đời tôi chỉ biết có 2 mùa: mùa mưa dầm và mùa nắng cháy da. Trong 4 mùa Xuân, Hạ, Thu Đông học ở trường, lũ nhỏ chúng tôi chỉ thích có mùa mưa vì được chạy tồng ngồng tắm mưa ngoài trời và mùa hạ để được nghỉ hè 3 tháng rong chơi, bắn bi, đánh đáo và phá xóm làng, còn 2 mùa kia thì chúng tôi chưa bao giờ biết mặt mủi chúng ra sao.
Lớn lên một tí, biết đọc các chuyện, tiểu thuyết phong tình của các nhà văn, nhà thơ Bắc Kỳ, tôi biết thêm là mùa Xuân vui tươi với hoa nở, chim  hót véo von, mùa đông lạnh căm căm, riêng cái  tình tứ, buồn da diết của mùa Thu miền Bắc được rất nhiều văn sĩ,, thi sĩ, nhạc  sĩ ca tụng không tiếc lời qua những tác phẩm, truyện tình lãng mạn, nhất là những ca khúc thưong vay, khóc mướn cho những mối tình dang dở, cay đắng như mùa Thu chết, mùa Thu xa em, buồn Thu, tàn Thu, giọt mưa Thu....Qua văn học tôi cảm thấy thích mùa Thu nhất vì cái buồn không tên của nó.
Đối với trẻ con ở đây, mùa Thu là mùa đi hái táo, hái lê, bí trong vườn, xem các thú nuôi: trừu, heo, gà, vịt,ngỗng, dê trong nông trại mà nhiều trẻ em chỉ thấy trong sách , trên TV và trong ... tủ lạnh, hay mặc đồ ma quỷ đi nhát thiên hạ để đòi bánh, kẹo chocolate .
Riêng  với các phó nhòm chuyên nghiệp, và cả tài tử nữa, mùa Thu là mùa họ ưa thích nhất để săn ảnh. Đối với dân không biết bấm nút nào để chụp được một tấm hình ra hồn, thì mùa Thu là mùa để họ đi "dòm trộm lá" (nguyên văn từ  "leaf peepers").
Nói chung, mùa Thu ở các xứ lạnh, từ Âu sang Á đều tuyệt vời.Các tiểu bang miền Bắc của Mỹ gần biên giới Canada có những mùa Thu đẹp như nhau, nhưng đặc biệt Thu ở miền Đông Bắc đáng được chiêm ngưỡng nhất, vì hội tụ được nhũng yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, nước mưa , nhiều loại cây thay lá ... nên mùa Thu  New England, mặc dù chỉ kéo dài trong 2,3 tuần lễ , đã thu hút hàng triệu du khách khắp thế giới, cả tận Bắc Âu, đến xem mùa Thu gió bay New England và  bắt, chộp những giây phút "hoành tráng" của thiên nhiên lên phim ảnh.
Vào cuối tháng 9, ta đã cảm thấy thu chầm chậm, từng ngày, đến với vùng đất thơ mộng này. Thiên nhiên trở mình làm thời tiết bỗng lạnh dần, Thu hiện diện qua những đợt gió thổi giật từng hồi trên những cành cây, đưa tiển những lá vàng bay lả tả. Rừng cây bắt đầu khoác một lớp áo choàng rực rỡ từ đầu tháng 10 ở các bang Vermont, Maine và New Hampshire ở miền Bắc. Massachusetts, Connecticut, Rhode Island vừa tiếp nhận tín hiệu Thu nên lá trên cành chưa đổi màu nhiều: núi, đồi, thung lũng vẫn còn một màu xanh biếc vào buổi chớm Thu. Điều khá thú vị là màu của lá Thu thay đổi từng năm theo thời tiết, nhiệt độ, nước, sương mù và cả mây nữa.
Đi dòm  trộm lá vào lúc cao điểm là một khoảng khắc khó quên những hình ảnh huy hoàng của thiên nhiên tặng cho con người. Rời bỏ chốn đô thị ồn ào, đông đúc, tầm nhìn bị đóng khung trong các cao ốc lớn, nhỏ, du khách bỗng thấy mình chơi vơi, lạc lõng, bé nhỏ giữa trời đất bao la, lung linh đầy màu sắc.
Đứng trên đồi cao lộng gió, không gian mát lạnh và tĩnh mịch tạo cho ta một cãm giác lâng lâng, vô cùng thoải mái, hầu như tạm quên hết mọi ưu phiền,lo âu, trên cõi đời ô trọc này. Toàn thung lững bao la dưới kia, rừng đang reo vui thay da ,đổi thịt. Từng mãng rừng thay đổi màu theo góc độ  của  nắng chiều chiếu dọi. Những dốc đồi thoai thoải gợn sóng màu xanh, chấm phá màu vàng của các vạt cỏ, màu xanh lục của các cây thông, màu đỏ hồng của răng núi xa xa , núp sau mặt trời sắp lăn , tạo nên một búc tranh hoành tráng, lộng lẫy. hơn hẳn những gì ta thường thấy trên các bức họa thủy mạc của Tàu hay Nhật .


Một bên là vách đá đựng đứng màu ranh rêu, bên kia là  vạt rừng "cây thường xanh" (evergreens) cao vút màu lá mạ, giữa là con thác bạc ồ ạt đổ xuống một vũng sâu trong ánh nắng mờ ảo của hơi nước, ánh lên màu xanh dương trong vắt. Cảnh thật tuyệt mỹ với ba màu xanh khác nhau, trộn lẫn nhau và hài hòa nhau.
Cảnh trời đất bao la, đẹp đẽ khiến ta thấy bình dị, nhẹ nhàng và bỗng nhiên ta nghiệm ra rằng  cần giãm bớt sân si để cuộc sống thêm tự tại và thong dong hơn, và  cần biết rằng " hạnh phúc không ở đâu xa mà chính là sự mãn nguyện trong từng giây phút hiện tại ".
Hàng cây đỏ rực đứùng yên bên bờ hồ mênh mông, vắng lặng, mặt hồ phủ đấy lá đủ màu, đỏ hồng, tím đài các, vàng óng ánh và cam tươi tắn, thoảng rung rinh mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua. Một cặp ngỗng trời trắng toát, tình tứ bơi bên nhau dưới một tàng cây vàng chói, làm khách ngẩn ngơ. Trên triền đồi xanh xanh in hình bóng  một con đại bàng lẻ loi,, đầu trắng với chiếc mõ quặm, thân xám, và đôi chân vàng, đang sãi cánh lượn  trên nền trời xám xịt lãng vãng sương khói, chấm phá thêm cảnh hùng vĩ của đất trời đang vào Thu
Những hàng cây  trong rừng đang đua nhau đổ lá. Hàng vạn chiếc lá  sặc sỡ bay trong gió, xoắn tít như những con vụ trong không khí, và lượn lờ rơi, làm du khách tưởng đến cảnh bướm bay đầy trời trên hành tinh Pandora trong bô phim giả tưởng Avatar.
Từng đoàn xe đủ loại, nhiều nhất là xe bus, đua du khách đi thưởng ngoạn cảnh Thu, qua những con đường quê ngoằn nghèo nhỏ hẹp, êm ả và thơ mộng dười tán những cành cây giao nhau ở hai bên đường. Xe chạy lào xào trên thảm lá dầy , hất tung từng cơn lá ngủ sắc lên kính xe , lên mui xe và cả lên tóc của khách nữa.
Thỉnh thoảng, một nông trại cổ kính, cạnh những nhà kho sơn toàn màu đỏ, đặc trưng của vùng này,  thách thức thời gian, nằm trơ trọi trên sườn đồi xa
xa hiện ra như trong một bức tranh. Làng nào cũng có một nhà thờ nho nhỏ có nóc nhọn  với cây thánh giá, màu trắng toát, rất xinh xắn. Quanh nhà thờ là những hàng cây cao, che rợp bóng mát, tăng thêm vẽ trang nghiêm của nơi thờ cúng.
Xe băng qua những con suối nhỏ trên những chiếc cầu có mái che, một nét độc đáo khác của New England. Chỉ riêng bang New Hampshire, trước đây có đến 750 chiếc, được xem một trong những chiếc cầu xưa nhất nước Mỹ, xây cất từ năm 1829. Vật đổi, sao dời, hiện nay chỉ còn  lối 54 chiếc, và được xếp vào di tích lịch sữ. Nước dưới cầu trong vắt, bốc hơi lạnh, chảy cuồn cuộn, mang theo hàng hàng lớp lớp lá vàng. Nhìn dòng nước trôi, người sống tha phương không khỏi chạnh lòng so sánh thân phận mình :
Lá lìa cành, được con suối, dòng sông đưa về  biển cả mênh mông. Còn ta, lìa quê cha, đất tổ, ta sẽ về đâu "  Nhà thơ Vũ Hối, một bậc thầy của nghệ thuật thư pháp, nhìn lá Thu rơi, chạnh lòng lữ thứ, đã múa bút để bộc bạch niềm thương, nổi nhớ không nguôi bằng hai câu thơ :
Gom lá phong vàng Thu xứ lạ.
Kết vòng chữ S nhớ quê hương .
Xe đi vào một con đường nhỏ, chạy trên thảm lá dầy kêu loạt xoạt rất êm tai,  sâu vào cánh rừng thưa để khách nghỉ ngơi tại một quán ăn. Thời gian như ngừng  lại với căn nhà khá rộng ghép toàn bằng thân cây, kiểu xây cất của những người khai phá nước Mỹ  thời lập quốc. Bàn và ghế cũng bằng những khúc gỗ xù xì, để rải rác  cạnh một ao lớn, quanh ao là một hàng liễu rũ, soi bóng xuống mặt ao. Một  đàn vịt con mới nở,vàng chóe , kêu chiêm chiếp đang bơi theo mẹ kiếm ăn, làm lay động các chiếc lá vàng, xanh đỏ như "những con thuyền bé tẻo teo" !
Không gian tĩnh mịch và yên ắng, đẹp vô tả khiến tâm hồn khách sảng khoái, im lặng tận hưởng cảnh tuyệt vời của trời, đất ,mây, nước. Thỉnh thoảng ở bìa rừng xuất hiện vài chú nai tơ, sừng vừa mới nhú, với đôi mắt to, ngây thơ, nhìn người lạ, nhởn nhở nhai lá non, khiến du khách Mỹ (Tho), Đức (Hòa), Tây (Ninh), Thái (Bình)... bỗng dưng thành thi sĩ, ngâm nho nhỏ câu thơ thời tiền chiến của Lựu Trọng Lư:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
                                                                                       
Kông Ly

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến