Hôm nay,  

Dáng Nhỏ Năm Nào

22/09/201000:00:00(Xem: 156845)

Dáng Nhỏ Năm Nào

Tác giả: Anthony Hưng Cao
Bài số 2998-28298-vb4092210

Một ngày cuối Tháng 9-1988, có chàng học trò 19 tuổi,   cùng gia đình gốc quân y VNCH định cư tại vùng Little Saigon theo diện bảo lãnh đoàn tụ. Chỉ sau 7 năm vừa làm vừa học, anh học trò nghèo tốt nghiệp bác sĩ nha khoa. Đó là trường hợp bác sĩ Anthony Hưng Cao, hiện  hành nghề tại Costa Mesa. Ngoài nghiệp y khoa,  ông còn là người viết văn, soạn nhạc, và đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2008, giải danh dư, và năm 2010, giải Tác Giả Xuất Sắc với hồi ký “My Life”  chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông.

***

Cái số của Minh có lẽ không có duyên với võ thuật.  Trước năm 1975, khi còn bé, Minh thường được anh Hai dắt theo vào võ đường anh đang theo học. Lúc đó vì còn quá nhỏ, Minh không để ý xem anh mình đang học võ gì, nhưng nó rất mê những cú đá song phi, vật lộn, giao đấu, v.v... 
Minh tròn mắt thán phục mỗi khi anh Hai hay các bạn của anh thi nhau bay lên kẹp cổ bằng đôi chân, rồi té ngã xuống mà không thấy ai suýt xoa than đau hay khóc mếu máu như nó dù đôi khi nó chỉ vấp té xây xát đôi chút.  Minh thích nhất là cặp dao bằng gỗ mà anh Hai của nó đã tốn mấy ngày trời để gọt mài cho thật bóng mịn.  Nó thường ngồi khuất trong một góc của võ đường, tay mân mê hai con dao gỗ bóng láng và thầm mơ ngày nào đó cũng được khoác lên bộ võ phục thật oai như anh Hai và các bạn đồng môn của anh.  Nếu ngày đó Minh để ý kỹ, chắc nó sẽ thấy hàng chữ  "Vovinam" màu trắng nổi bật trên nền áo màu xanh da trời của các võ sinh...
 Biến cố đau thương tháng 4 năm1975 đã làm giấc mơ từ tuổi ấu thơ của Minh là một ngày nào được mặc chiếc áo võ phục học chung với anh Hai trong cùng một võ đường tan theo mây khói.  Từ biệt mái nhà cạnh khu thị tứ náo nhiệt người qua kẻ lại và cách không xa võ đường nhỏ nơi anh Hai đang theo học, Minh theo gia đình di tản về quê nội cách xa Sài Gòn hơn 30 cây số. Cũng kể từ đó, Minh không bao giờ còn thấy anh Hai mặc vào bộ võ phục ngày nào. Hai con dao gỗ nằm chỏng chơ trong góc ngôi nhà mới xây vội lên sau khi gia đình của Minh dời về đây và được ông Nội cho một miếng đất nhỏ để xây nhà. 
Những buổi chiều sau giờ học, anh Hai phải phụ bố mẹ làm việc ngoài đồng ruộng nên anh không còn thời gian rảnh để ôn lại những thế võ, hay những bài quyền anh thường tập luyện trước kia.
 Minh bắt đầu theo học bậc tiểu học ở ngôi trường mới với những đứa trẻ trong xóm.  Hết cấp II rồi lên cấp III, đó là lúc Minh bắt đầu ý thức hơn về thể tạng ốm yếu của mình.  Nó thường bị bắt nạt bởi những đứa trẻ lớn xác hơn trong lớp học.  Minh thường tự an ủi rằng chắc ít có mấy ai được "văn võ song toàn".  Biết mình không giỏi về "võ", nó thường tự an ủi dù sao mình cũng giỏi về "văn", với bằng chứng là những bằng thưởng mỗi cuối học kỳ và cuối năm học.  Tuy nhiên, cái ước mơ từ lúc bé được thấy mình trong bộ võ phục trang nghiêm và biết đánh những thế võ đẹp mắt lúc nào cũng ấp ủ trong lòng Minh.  Tuổi thanh niên mới lớn, đứa nào mà chẳng có lúc ôm ấp giấc mơ mình được trở thành "anh hùng cứu mỹ nhân" như trong những câu chuyện tiểu thuyết hay kiếm hiệp.  Minh cũng không ngoại lệ, dù biết rằng mình khó mà có dịp để trở thành "anh hùng" khi thân mình còn lo chưa xong.
Nhưng rồi dịp "may" ấy cũng đến, nhưng nó hơi khác với những câu chuyện trong truyện tiểu thuyết một chút.  Số là lần đó, sau buổi tan trường với cái bụng đói meo, Minh đang cắm đầu đạp xe được một quãng đường thì chiếc xe đạp bỗng đứt dây sên.  Buổi trưa nóng nực làm Minh càng thêm ngán ngẩm khi phải dắt chiếc xe đạp cuốc bộ, mắt nhìn quanh tìm một tiệm sửa xe nào đó.  Bỗng có tiếng động cơ của hai chiếc xe gắn máy từ phía sau chạy ào tới, ép Minh và chiếc xe đạp văng vào dãy hàng rào với những cây bông giấy đầy gai mọc tua tủa.  Minh lồm cồm đứng dậy, chưa kịp hoàng hồn thì một giọng rất "anh chị" của gã du côn ngồi trên chiếc xe Honda rít lên:
  - Ê, mày đi đứng sao không ngó dòm đường hả" Sao không tránh qua một bên cho tụi tao chạy"
Minh thật tức đến nỗi không nói được tiếng nào.  Cánh tay trần có những vết trầy sước bắt đầu rướm máu. Nó biết là đã đi bộ sát lề đường rồi, vậy mà vẫn bị hai thằng chạy Honda ép vào, còn lớn tiếng bắt nạt.
- Mày còn đứng đó hả" - Thằng to con ngồi trên chiếc Honda màu đỏ tiếp tục quát lên - Mày lại đây chùi vết dơ trên xe của tao. 
Mặt Minh tái xanh lại vì vừa giận, vừa sợ. Nó biết sức mình không làm gì nỗi với hai thằng này.  Mặt trời đang tỏa nắng gay gắt nhưng Minh cảm thấy như có những giọt mồ hôi lạnh chạy dọc xuống lưng. Minh vừa bước tới một bước, bỗng nó nghe giọng nói của một đứa con gái cất lên:
- Minh, đừng thèm nghe theo lời tụi nó.  Coi tụi nó có làm gì được!
Minh giật mình quay đầu nhìn lại và suýt nữa kêu lên vì ngạc nhiên:
- Ủa, nhỏ Lan lớp mình đây mà!
Minh nghĩ chắc nhỏ Lan tưởng Minh "ngon" lắm, nên con nhỏ mới xúi dại Minh không nghe theo lời hai thằng "Honda tặc " này.  "Lầm rồi, nhỏ Lan ơi.  Học chung đến mấy lớp rồi mà không biết "võ nghệ" của tui sao""
Minh vừa nghĩ, vừa lắc đầu ngao ngán, nhưng cũng thầm tội nghiệp cho con nhỏ Lan từ đâu bỗng chợt xuất hiện xía vô không đúng lúc.
- Lan đi về đi.  Đừng lo cho Minh...- Minh cố lấy giọng bình tĩnh để khuyên nhỏ Lan.
- Lan đã nói là Minh đừng thèm nghe lời tụi nó. Mấy đứa này chỉ giỏi ỷ lớn con, con cán bộ nhà giàu ăn hiếp người khác.  Coi tụi nó có giỏi làm gì khi có Lan ở đây! Nhỏ Lan nói chậm rãi với một thái độ thật bình tĩnh, ra điều như không sợ gì hai thằng kia.
-Ý chà! 
 Hình như không phải chỉ có Minh mà cả hai thằng kia cùng kêu lên một lúc.  "Có thiệt hông đây"" Minh thầm nghĩ, "Con nhỏ Lan nhỏ con ngày thường hiền lành học giỏi không kém gì nó trong lớp, mấy hôm nay học bài nhiều quá mà gặp lúc trời đang nắng gắt nên chắc nó bị... phát khùng""
 - Thôi, đừng nói giỡn nữa Lan.  Đi về đi mà - Minh nhìn Lan nói một hơi. Nó cảm thấy có chút "anh hùng" trong câu nói vừa rồi, dù chỉ là một câu nói khuyên nhỏ Lan "đi về", để nó "đương đầu" với hai thằng du côn này. Nó không muốn thấy nhỏ Lan bị hai thằng du côn nổi khùng đánh cho mấy bạt tay.  Thật ra từ trước đến nay, Minh không mấy để ý tới nhỏ Lan, trừ những lúc để ý xem "nàng" làm bài có hơn điểm mình không.  Nhưng hôm nay thấy Lan tự dưng đứng ra can thiệp, nó bỗng thấy tội nghiệp Lan và động lòng thương hại.  Nhưng lạ chưa, nhỏ Lan vẫn đứng nguyên chỗ cũ, cách hai thằng du côn vài bước, khuôn mặt không tỏ vẻ gì lo lắng.  Hai thằng lái Honda nóng nảy nhảy khỏi xe, gạt chống xuống, rồi hung hăng tiến đến nhỏ Lan.
- Con nhỏ này chắc muốn ăn vài cái bạt tai hay sao đây"  Một thằng vừa cười khẩy vừa quay đầu lại nói với thằng kia. 
Minh lo cho nhỏ Lan quá.  Chắc nó bị khùng thiệt.  Ờ, mà chắc đúng rồi.  Nghe đâu ba má nó vẫn còn bị nhốt sau lần cả gia đình của Lan vượt biên không thành.  Tội nghiệp nhỏ Lan.  Nghe đâu trước đó ông già nó bị đi "cải tạo" đến mấy năm mới được tha về.  Má nó ở nhà tần tảo bán buôn gom góp được một số vàng cho gia đình tìm đường vượt biên.  Chuyến đi không thành, mất hết của cải, lại còn bị tù tội. Nhỏ Lan còn nhỏ nên được tha về trước, bị nghỉ học mất mấy tuần rồi xin đi học lại. Minh còn nhớ khoảng thời gian tự nhiên thấy Lan nghỉ học, tụi bạn trong lớp đã xì xầm bàn tán, đồn đãi chuyện nhà nhỏ Lan vượt biên.  Minh chỉ bán tin, bán nghi.  Nó chỉ thấy nhớ nhớ nhỏ Lan chút chút vì thiếu người so tài hơn kém điểm với nó thôi.  Mấy tuần sau, nhỏ Lan xuất hiện lại trong lớp trước ánh mắt ngỡ ngàng của Minh và tụi bạn cùng lớp.  Ngoài khuôn mặt rám nắng, dáng người nhỏ nhắn của Lan trông thật buồn cười đến tội nghiệp khi Lan mặc trên người bộ đồ đen rộng hơn so với thân hình của Lan.  Nghe đâu cô giáo chủ nhiệm đã thương tình cho hoàn cảnh của nhỏ Lan nên lén tặng cho nó mấy bộ đồ cũ của cô.  Quần áo của nó chắc đã mất hết sau chuyến vượt biên.  Nhà cửa của ba má nó cũng bị niêm phong rồi tịch thu.  May mà nhỏ Lan còn có bà Dì cho ở nhờ chờ ngày ba má nó ra tù.  Vừa mới trải qua hoàn cảnh như vậy, Minh đoán chắc nhỏ Lan phải khủng hoảng tinh thần dữ dội lắm nên nó mới dám chọc tức hai thằng du côn này.


Minh bỗng bước lên một bước, đứng ngáng trước mặt nhỏ Lan như để bảo vệ cho Lan trước hai con hổ đói chuẩn bị vồ con mồi bé bổng, tội nghiệp.  Bỗng dưng, Minh nghe vai mình đau nhói khi có một bàn tay đặt lên rồi đẩy nhẹ nó sang một bên.  Minh quay đầu nhìn lại, thấy bàn tay bé nhỏ của nhỏ Lan đang đặt trên vai mình.  Chưa hết bàng hoàng, Minh bỗng nghe nhỏ Lan cất tiếng:
- Tui không muốn gây chuyện với hai anh.  Nhưng hai anh không được ỷ thế ăn hiếp bạn tui.  Tui đạp xe ở phía sau tới nên thấy hết.  Mấy anh chạy ép người ta, còn kiếm chuyện...
- Con nhỏ này nhiều chuyện quá - Một thằng cau có gắt lên - Bộ nó là bồ của mày hả"  Tao kiếm chuyện rồi sao"
-Tui cảnh cáo hai anh trước nhe - Lan vẫn cứng rắn.
-Ê, con nhỏ này nó hù mình kìa!  Ha ha.  Vẫn thằng to con khi nãy lên tiếng - Để tao cho nó một bài học nhớ đời.
Những gì xảy ra sau đó đối với Minh chỉ như một đoạn phim kiếm hiệp ngắn mà nó đã được xem đâu đó.  Nó thấy thằng lớn con giơ tay lên, nhắm đầu nhỏ Lan đánh tới.  Nhỏ Lan chỉ lách nhẹ người qua một bên, trong nháy mắt cánh tay của thằng to con đã bị nhỏ Lan bẻ ngoặt ra phía sau lưng của nó.  Thằng to con mặt trắng bệch, kêu lên như bò rống.  Thằng bạn nó thấy vậy, cũng hơi ngần ngừ một chút, nhưng cũng ỷ thế lớn con nhào vô, vừa đấm vừa đá vào người nhỏ Lan.  Nhanh như cắt, nhỏ Lan xoay người qua tránh, rồi tung người như một con mèo, thoắt cái đã xoạc hai chân kẹp cứng vào cổ thằng thứ hai, bàn tay giáng xuống đỉnh đầu làm thằng du côn chới với.  Sau cú chặt vào đầu như giáng trời, nhỏ Lan ngã bật người ra phía sau làm thằng du côn mất đà ngã chúi người úp lên thằng thứ nhất đang lò bò định đứng dậy.  Minh chợt nhớ lại đây chính là một trong những thế võ mà ngày xưa nó thấy anh Hai và những bạn học của anh đã từng luyện tập.
Hai thằng lúc nãy hung hăng đến thế mà bây giờ nằm chồng lên nhau thẳng đơ như hai khúc gỗ.  Lác đác có mấy tiếng vỗ tay phía sau lưng.  Đến bây giờ Minh mới hoàng hồn ngó lại phía sau.  Nó thấy có một vài người qua đường hiếu kỳ đang đứng lại xem.  Minh còn chưa hết sững sốt trước những gì vừa mới xảy ra thì nhỏ Lan đã bước tới trước mặt và lên tiếng:
- Minh có sao không"
Minh ngó nhỏ Lan, "người hùng" của nó đang đứng trước mặt với một tâm trạng lẫn lộn.
- Thôi mình đi về - Lan nói nhỏ.
"Ủa, hai chữ "đi về" này hình như Minh mới nói với "mỹ nhân" của nó khi nãy mà.  Bây giờ không biết ai làm "mỹ nhân" đây" "  Nó tự hỏi.
- Xe của Minh đứt sên rồi hả"  Thôi, Minh chở Lan đi. Lan ngồi phía sau dắt xe của Minh theo.
Minh răm rắp làm theo lời Lan.  Con nhỏ lúc nãy trông thật oai hùng như vậy, đâu khác gì nữ kiếm hiệp trong phim vậy mà giờ đây ngồi nhỏ nhắn, nhẹ tơn trên "ba ga" xe đạp như một con mèo nhỏ. 
Chiếc xe đạp của Minh được nhỏ Lan dắt kè theo một cách khéo léo, chỉ nhảy lưng tưng mỗi khi cán những viên đá nhỏ trên đường.  Hồi lâu, Minh mới ngập ngừng lên tiếng:
- Lan học võ từ lâu chưa mà đánh hay quá vậy"
- Lan được ba má cho đi học võ từ hồi nhỏ.  Lan không có anh em trai nên ba má không muốn thấy con gái mình bị bắt nạt, nên cho Lan đi học võ để tự bảo vệ.
- Vừa rồi Lan dùng mấy thế võ của Vovinam phải không"
- Ủa, sao Minh biết vậy"  Lan kêu lên ngạc nhiên.  Minh tự hào đáp:
- Hồi nhỏ Minh có theo anh Hai đến võ đường nên còn nhớ chút chút.  Anh Hai còn giữ lại bộ đồ võ với hàng chữ "Vovinam - Việt võ Đạo" thêu phía sau lưng.
- À, ra vậy.  Chứ Minh có muốn đi học võ không"  Ở chỗ võ đường của Lan đang học đó"
Không đợi nhỏ Lan hỏi tới lần thứ hai, Minh gật đầu chịu liền.  Vào học ở võ đường Vovinam và được mặc bộ võ phục như anh Hai ngày nào đã từng là ước mơ thầm kín của cậu bé Minh mà.  Ước mơ đó chợt được đánh thức và nỗi háo hức ngày xưa dường như được nhân lên gấp bội khi Minh được tận mắt chứng kiến những thế võ đẹp mắt được mang ra sử dụng một cách thật hiệu nghiệm từ một cô bé nhỏ nhắn như Lan.
- Hồi nãy mấy thằng đó chọc Minh là bồ của Lan, Lan có mắc cỡ không" - Minh hỏi đùa, rồi cảm thấy một bàn tay nhỏ nhắn đập thật nhẹ trên vai mình, kèm theo một giọng nói pha chút bẽn lẽn:
- Minh này, vậy mà còn nhớ và chọc người ta nữa!
Lần đầu tiên, Minh thấy con đường về nhà thật ngắn.  Những hàng phượng đỏ đã bắt đầu nở những đóa hoa đầu tiên từ những chùm nụ xanh xanh trên những tàng cây phượng vĩ.  Có tiếng ve đâu đó chợt vang lên phá tan cái yên lặng của buổi trưa đầu mùa hạ êm ả. 
Vài ngày sau đó, Minh đã có mặt ở võ đường Vovinam mà Lan đã nói tới.  Gọi là võ đường cho oai, chứ thật ra nó chỉ là mảnh sân đất phía trước nhà của một vị Võ sư hồng đai đang huấn luyện cho lớp khoảng gần 30 môn sinh.  Lan đã khiêm tốn nói với Minh là nhỏ đang học ở đây nhưng thật ra vì Lan mang hoàng đai tam cấp, nên Lan làm huấn luyện viên phụ giúp Võ sư Nam trông coi và tập luyện cho các võ sinh.  Minh vẫn còn nhớ giây phút khi anh Hai đưa cho nó bộ y phục đã phai màu, với đôi mắt rưng rưng ngấn lệ khi ngắm nhìn nó trong bộ võ phục.  Chắc anh chợt nhớ lại ngày xưa lúc anh dẫn Minh vào võ đường anh theo học.  Mới ngày nào mà bây giờ Minh đã mặc vừa bộ võ phục của anh Hai.
Ngày đầu tiên đến lớp, sau khi làm lễ bái tổ, ra mắt sư phụ, Minh được Lan giảng giải về tiểu sử của vị Sáng tổ Nguyễn Lộc, Chưởng môn Lê Sáng cũng như 10 điều tâm niệm của môn võ Vovinam mà nó thích nhất là điều "dùng võ để bảo vệ lẽ phải" mà nó đã từng thấy nhỏ Lan thực hiện cách đây không lâu. 
Nhưng số Minh quả thật không có duyên với Vovinam.  Chỉ được vài tuần sau khi đến lớp, một buổi chiều khi đến võ đường, Minh thấy cánh cổng nhà Võ sư Nam đã bị niêm phong lại.  Phía trước lố nhố vài đứa môn sinh còn đang tần ngần, ngơ ngác đứng nán lại.  Dò hỏi ra, Minh mới biết Võ sư Nam và Lan vừa bị "mời" lên văn phòng công an để làm việc vì nghe đâu họ gán tội cho Võ sư mở lớp không có giấy phép và "tụ tập đông người bất hợp pháp".  Sau đó, Minh mới vỡ lẽ là vụ này có bàn tay của gã cán bộ tỉnh, bố của một trong hai đứa du côn hôm nọ bị Lan đánh gục, nhúng vào để trả thù cho con của hắn.  Minh vô cùng ân hận vì nó nghĩ dù sao nó cũng có lỗi bởi tại chuyện của nó với hai thằng du côn mà nhỏ Lan và võ đường của Võ sư Nam bị tai họa lây.  Tuy nhiên, Minh chưa có cơ hội để bày tỏ nỗi lòng của nó cùng với Lan thì nhỏ Lan lại biến mất trong lớp học như trong lần trước khi gia đình Lan đi vượt biên.
 Đám học trò lại xì xầm bàn tán.  Có đứa cho rằng Lan đã được Dì nó làm theo điều mong ước của ba má Lan là cho nhỏ Lan đi vượt biên khi có dịp vì không biết khi nào ba má nó mới được thả ra.  Có đứa lại quả quyết cho rằng chính mắt nó thấy một đám công an đến nhà Dì của nhỏ Lan vào buổi sáng sớm và bắt dẫn Lan đi đâu đó.  Rồi cũng có đứa đồn nói Võ sư Nam và nhỏ Lan bị buộc phải lìa xa chỗ này, xuôi về miền Tây để mở võ đường ở dưới đó...
Minh không biết tin nào là chính xác, mà nó cũng không dám đến gặp Dì của Lan để hỏi vì trong xã hội lúc bấy giờ, không ai dám tin người lạ.  Chỉ biết rằng thỉnh thoảng những buổi chiều về, nó thường dừng xe đạp rất lâu trước cổng nhà Võ sư Nam, bây giờ đã đổi chủ.  Minh nhìn rất lâu vào trong đó, nhưng muốn tìm lại hình bóng nhỏ nhắn của nhỏ Lan với mái tóc dài, đi tới đi lui chỉ dẫn những môn sinh mới, trong đó có Minh, từng bước một.  Đâu đó xen lẫn trong những tiếng ve sầu, Minh còn nghe như giọng của nhỏ Lan phảng phất bên tai:
- Minh biết không, Vovinam là môn võ của ông bà mình có từ xưa do tổ sư nghiên cứu và tổng hợp lại những thế võ hay nhất.  Võ Việt Nam bao đời nay đã được dùng để đánh đuổi giặc ngoại xâm từ phương Bắc, giữ vững bờ cõi nước nhà.  Tụi mình nên cố gắng học và phát huy truyền thống Vovinam nhe Minh...

*

Đã bao nhiêu mùa Hè trôi qua kể từ buổi chiều năm đó, Minh không còn nhớ nữa vì chính anh cũng bị cuốn theo bao nỗi thăng trầm của cuộc đời. 
Vào một buổi chiều mùa Hè ở California, khi ánh nắng còn đang chiếu xuyên qua những tàn cây trồng phía trước một ngôi chùa nơi có một võ đường Vovinam nhỏ, Minh dắt đứa con gái đến để nhập học.  Vị Võ sư với mái tóc bạc trắng trên khuôn mặt thật hiền từ phúc hậu dẫn đứa con Minh vào võ đường để bái tổ. Trước khi đi, ông chợt quay đầu lại hỏi Minh:
- Sao em không vào học võ luôn cho vui"
Minh ngước nhìn ông rồi chợt nói:
- Em sợ em không có duyên để học, thôi Thầy để con em học trước đã.
Nhưng rồi Minh thầm nghĩ, "Biết đâu nhất hóa tam""
Bất giác, Minh chợt đưa mắt nhìn thật sâu vào trong võ đường, như cố tìm lại một dáng nhỏ năm nào...
Anthony Hưng Cao

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến