Hôm nay,  

Chuyện Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ Mười, 2010 Họp Mặt Ra Mắt Sách

16/08/201000:00:00(Xem: 115389)

Chuyện Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ Mười, 2010 họp mặt ra mắt sách
NHÂN VẬT THAY TÁC GIẢ NHẬN GIẢI


Tác giả Nguyễn Trung Tây, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ, là một  Linh Mục dòng Ngôi Lời,  đang làm việc với thổ dân các thôn làng hẻo lánh vùng sa mạc miền Trung Úc Châu, không kịp về lãnh giải. Cụ bà Hà Thị Phức, 90 tuổi, (hình phía trái) nhân vật chính bài “Mẹ, Mẹ Tôi” của tác giả từ San Jose đã bay về nhận giải thay người con linh mục viết văn. Trong video mừng nhận giải gửi về, tác giả Nguyễn Trung Tây có mời quí vị bạn đọc mai này nếu có dịp ghé Úc Châu, ông sẽ tiếp đón và hướng dẫn thăm viếng vui vẻ.

Nhân vật thay tác giả nhận giải là trường hợp đặc biệt của tác giả Nguyễn Trung Tây,  người nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2010, vừa được công bố trong buổi họp mặt trao giải thưởng và ra mắt sách  chiều Chủ Nhật 15 tháng 8 năm 2010.
Nguyễn Trung Tây là bút hiệu của Michael Quang Nguyen, một Linh Mục dòng Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Chicago.  Bài đầu tiên trong 6 bài viết về nước Mỹ tác giả góp cho giải thưởng Việt Báo 2010, là "Mẹ, Mẹ Tôi": Năm 1989, Mẹ tới trại tị nạn rồi sang đoàn tụ với các con tại San Jose
Bài thứ hai, "Gốc  Phi Châu" là chuyện kể về "ông thầy gốc Á Châu - chính hiệu là gốc Mít-" dạy học trong  ghetto da đen tại Chicago.  "Tuần đầu dậy học, ác mộng chập chờn hằng đêm." Chinh phục  được lớp học, nghe đám học trò đứa nào cũng mơ  thành ca sĩ , cảnh sát hoặc cầu thủ, hỏi tại sao không mơ vào Harvard, Stanford hay mơ làm Tổng Thống Hoa Kỳ, em học trò lớp Năm trả lời, "Tại vì em là da đen". Cả lớp học và ông thầy cùng... nghẹn.  Và rồi chỉ  ít năm sau, từ nhiệm sở mới tận Nam Bán Cầu, ông thầy trở về Chicago thăm lại ghetto cũ,  nghe đứa con đỡ đầu từ lớp Năm ngày xưa ghé tai báo tin "Bố ơi, con  đang chuẩn bị thi vào Stanford." Và ngày 20-1-2009,  chứng kiến ông bà Obama cư dân Chicagođăng quang làm Tổng Thống Hoa Kỳ Gốc Phi Châu  đầu tiên.
Sức mạnh của lòng tử tế và ước mơ  vượt thắng được tất cả. Niềm tin này không chỉ thể hiện trong bài "Gốc Phi Châu" mà luôn thấm thía  trong cả 6 bài viết của tác giả. Dù đen tối như làng Sài Thị ở Việt Namthời chiến tranh Việt Pháp đẫm máu hay thị trấn  Chula Vista(San Diego, biên giới Mỹ-Mễ)  đầy những số phần bi thảm của di dân Mễ lậu, thông điệp ước mơ tử tế vẫn toả sáng . Và Nguyễn Trung Tây  thắng  giải chung kết tác giả - tác phẩm 2010, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 10.
Dòng Ngôi Lời, tỉnh dòng Chicago, là một dòng tu có tôn chỉ phụng sự những người cùng khổ, truyền đức tin vào nơi tối tăm,  công việc của Linh Mục nhà văn Nguyễn Trung Tây sau ghetto da đen ở Chicago, sau thị trấn biên giới Chula Vista, hiện  là ở bên cạnh những thổ dân vùng đất đỏ sa mạc Úc Châu. Đúng vào dịp họp mặt phát giải thưởng năm thứ mưới, vì ở vị trí bất khả thay thế, tác giả thắng giải đành phải cầu cứu "nhân vật" trong bài "Mẹ, Mẹ Tôi" của ông. Cụ bà Hà Thị Phức, 90 tuổi, đã bay từ San Josevề Little Saigon và thay người con trai linh mục nhà văn, nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2010.
Còn về phần tác giả, từ "vùng hoả tuyến" miền Trung nước Úc, ông gửi lời mừng nhận giải bằng 4 phút phim ngắn.

* Tác giả Nguyễn Trung Tây, lời mừng và lời mời
Cạnh lời mừng là lời mời. Vị linh mục nhà văn ngỏ lời mời quí vị tác giả, độc giả và thân hữu Viết Về Nước Mỹ "mai này, có dịp ghé Úc Châu", đến thăm vùng "biên trấn" của ông, hứa hẹn nhiều mục rất hấp dẫn. Sau đây là nguyên văn:
"Kính thưa Việt Báo; kính thưa 9 vị Giám khảo của Giải Viết Về Nước Mỹ 2010; kính thưa tất cả quý vị quan khách đang hiện diện trong buổi chiều ngày hôm nay, buổi chiều của Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2010; và kính thưa Mẹ, nhân vật chính của "Mẹ, Mẹ Tôi", và chị Vinh, người chị ruột thân thương...
Lời đầu tiên, tôi, Nguyễn Trung Tây xin được kính chào và gửi lời chúc bình an sung mãn, sức khỏe dồi dào, và nhiều thành công hơn nữa tới tất cả mọi người trên vùng đất mới, vùng đất Hoa Kỳ.
Tôi phải thành thực xin lỗi, bởi vì hiện nay đang công tác nơi vùng đầu hỏa tuyến, nhiều hỏa châu của Miệt Dưới Úc Châu, cho nên không có mặt trong buổi chiều ngày hôm nay, buổi chiều của Giải Viết Về Nước Mỹ năm 2010, buổi chiều mà chúng ta chính thức đánh dấu mười năm Viết Về Nước Mỹ, một chặng đường dài của mười năm, mười tuổi với rất nhiều kiên nhẫn và nhiều thành công của Việt Báo.
Xin được đặc biệt gửi lời cám ơn tới 9 vị Giám Khảo của Viết Về Nước Mỹ 2010 đã có lòng mến bài tiểu luận "Gốc Phi Châu" của tôi. Và đặc biệt xin được cám ơn 9 vị giám khảo đã yêu hai tư tưởng được lồng trong bài viết "Gốc Phi Châu", đó là, sự tử tế có tính trường sinh bất tử và giấc mơ nào rồi cũng sẽ trở thành hiện thực.
Cũng xin được gửi lời cám ơn sự hiện diện của tất cả quý vị. Và đặc biệt, con xin cám ơn Mẹ dù đường xá xôi giữa Bắc và Nam Cali, nhưng Mẹ vẫn phải vất vả vì con, lên đường; và em cũng cám ơn chị Vinh rất nhiều.
Kính thưa quý vị,
Hiện nay, tôi đang công tác tại trung tâm nước Úc, Central Australia. Công tác chính là sinh hoạt với người thổ dân Úc Châu tại những thôn làng xa xôi, Santa Teresa, Yunedumu...
Hồi xưa, làm việc với người Mỹ gốc Phi Châu tại Chicago, có một thời tôi hội nhập văn hóa đeo bông tai trái. Ngày hôm nay, năm 2010, làm việc với thổ dân Úc Châu, tôi không đeo bông tai trái nữa, mà đang học và nói tiếng thổ dân, Arrernte (Arranda), một trong những ngôn ngữ chính của nền văn minh 40,000 năm văn hóa thổ dân Úc Châu.
Werte! Unte mwerre. Có nghĩa là "Kính chào quý vị! Bác/Anh/Chị, có khỏe hay không"".
Sinh hoạt tại vùng đất đỏ sa mạc của Central Australia, có rất nhiều khó khăn, thử thách... Nhưng xin được tạ ơn Ông Trời và cám ơn Ông Bụt của Việt Nam, tôi vẫn tràn đầy bình an, và sức khỏe sung mãn. Mai này, quý vị có dịp ghé vào Úc Châu, xin dừng bước tại nhà thờ Our Lady of Sacred Heart của thành phố Alice Springs, nơi Nguyễn Trung Tây đang làm việc; và nếu hoàn cảnh cho phép, tôi hứa, sẽ dẫn quý vị đi thăm một vài thắng cảnh của sa mạc thổ dân, thí dụ hòn đá nổi tiếng Uluru, nằm cách thành phố Alice Springs khoảng bốn tiếng lái xe; và và nếu có quý vị nào thích, tôi sẽ dẫn quý vị đi ăn món Kangaroo Bẩy Món, chiên, xào, hoặc...tái, uống với rượu đỏ Shiraz nổi tiếng của Úc Châu.
Kính chúc Việt Báo, và 9 vị Giám khảo, quý vị quan khách đang tham dự trong buổi chiều hôm nay, và Mẹ , chị Vinh, nhiều sức khoẻ và thành công hơn nữa trong đời sống.
Kele mwerre, yaye, kake. Có nghĩa là "Cám ơn quan bác và quan chị".
Urreke Aretyenhenge! Xin hẹn sẽ gặp, tái ngộ trong tương lai."
Để ghi dấu ngày họp mặt giải thưởng Việt Báo năm thứ 10, tác giả Nguyễn Trung Tây cũng gửi đến bạn đọc bài viết đặc biệt "Chợ Trời Dandenong". Xin mời đọc bài này tại trang Việt Báo Viết Về Nước Mỹ hôm nay.

* 10 Năm Viết Về Nước Mỹ
Như tin đã loan báo, lần đầu tiên, Quốc Hội Hoa Kỳ trong khoá họp vừa qua, ngày 28 tháng Bẩy 2010, đã chính thức tuyên dương  thành tích "Mười Năm Viết Về Nước Mỹ".  Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Viết Về Nước Mỹ, Việt Báo Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu Ban Đông Á Thái Bình Dương, trong thư chúc mừng gửi Việt Báo ghi nhận rằng những bài “Viết Về Nước Mỹ” đã trở thành những trang sử sống được kể lại và được chia sẻ ở khắp thế giới. Thượng nghị sĩ California, ông Lou Correa, khi phát biểu trong buổi họp mặt rằng nhìn sinh hoạt viết về nước Mỹ hôm nay, ông ước ao phải chi những tiền nhân của ông thời đầu tới nước Mỹ cũng biết làm chuyện này.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Năm 2000, ngày 30 tháng Tư, đúng 25 năm  ngày người Việt tự do phải bỏ nước ra đi, giải thưởng Việt Báo được quyết định thành lập.   Lời mời cùng viết về nước Mỹ được hưởng ứng bằng hơn 16,000 bài viết tham dự. Hơn 3,650 bài đã được phổ biến. Tổng số ngân sách giải thưởng hàng năm là 35,000 mỹ kim. Trong 10 năm qua, có 236 tác giả đã nhận giải thưởng, trong số này có 10 tác giả đã nhận giải chung kết, mỗi giải 10,000 mỹ kim.  Số tác giả tham gia giải thưởng thuộc  đủ mọi lớp tuổi, từ tuổi 15 tới tuổi 99, thuộc  đủ  mọi thành phần, ngành nghề, học vị, địa vị... không chỉ trong nội địa Mỹ mà ở khắp thế giới, kể cả trong nước Việt Nam. 
Ngay từ  năm đầu, lời hẹn sẽ có bộ sách 12 tập "lịch sử ngàn người viết" được công bố. Họp mặt 10 năm, bộ sách đã đủ 12 cuốn và sẽ còn tiếp tục. Ngoài 10 tuyển tập hàng năm, còn có sách bìa cứng "Cay Đắng Ngọt Bùi". Năm nay, thêm ấn bản Anh ngữ "Writing on America 2000-2010", tổng cộng gần 8,000 trang sách.
Vượt trên sự mong muốn của Việt Báo và các tác giả,  hàng ngàn bài viết về nước Mỹ đã được nhiều giới khác nhau tiếp tay phổ biến bằng đủ mọi hình thức. Ngay trong nước Việt Nam, cũng thấy hàng trăm bài được trích đăng trên báo hoặc tuyển chọn sắp xếp lại thành nhiều cuốn sách, in đi in lại. Số lượng độc giả Viết Về Nước Mỹ đã lên tới hàng triệu, có thể kiểm chứng bằng con số trên mạng internet.

*Ban Tuyển Chọn  2010

Thể lệ tham dự Viết Về Nước Mỹ có ghi rõ:  "Mục tiêu của giải thưởng là cổ võ việc ghi lại những kinh nghiệm hội nhập của người Việt vào dòng sống nước Mỹ, càng nhiều chi tiết sống thực càng hay. Bài tham dự có thể là truyện ký, truyện ngắn, tạp bút... Người viết có thể gửi nhiều bài tham dự, hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn là liên quan tới nước Mỹ.
 Hàng năm, một hội đồng tuyển chọn chung kết, có sự tham gia của những tác giả từng nhận giải, sẽ quyết định các giải bằng cách cho điểm dựa trên các tiêu chuẩn: Đề tài, nội dung; Cách viết, sức viết; Và ýÙ nghĩa thông điệp của bài viết."
Như vậy, các tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ không chỉ viết bài mà còn có đại diện  tham dự ban tuyển chọn, trực tiếp làm công việc giám khảo, quyết định các giải thưởng hàng năm.
Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010 gồm 9 thành viên: 
- 1 đồng nghiệp uy tín: Nhà báo Bồ Đại Kỳ, chủ nhiệm báo KBC.
- 4  tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải thưởng: Trương Ngọc Bảo Xuân, Lê Tường Vi, Bồ Tùng Ma, Trần Nguyên Đán.
- 3 đại diện Việt Báo: Nhã Ca, Hoà Bình, Phạm Quyến
- Và nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, chủ biên báo xuân Việt Báo đồng thời là một bỉnh bút chung của làng truyền thông Việt và các đài phát thanh quốc tế, làm trưởng ban tuyển chọn.

* Kết Quả Chính thức 17 Giải
Chiều Chủ Nhật 15-8-2010, Việt Báo Viết Về Nước Mỹ họp mặt  phát giải thưởng,  ra mắt sách năm thứ 10. Kết quả chính thức về 17  giải cho năm 2010 được ông bố, gồm:
- Một (1) giải Chung Kết tác giả - tác phẩm: 
Nguyễn Trung Tây, với 2 bài "Gốc Phi Châu"; "Mẹ, Mẹ Tôi".

-  Một (1) Giải Việt Bút, vinh danh tác giả từng nhận giải thưởng,  tiếp tục viết và “vượt được chính mình”:  Nguyễn Viết Tân. 

- Hai  (2) giải Tác Giả Xuất Sắc: 
1) Khôi An, bài "Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu".


Và 2) Anthony Hung Cao, bài "My Life".

- Hai (2) giải Tác Phẩm Xuất Sắc:
1) Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh, bài "Mùa Xuân Hoa Vẫn Nở."
Và 2) Nguyễn Thơ Sinh, bài "Chuyện Người Đi Bộ Xuyên Nước Mỹ.

- Năm (5) tác giả nhận Giải Danh Dự:
1. Vĩnh Hầu, với bài "Lá Thư Tháng Tư 1975 Và Chàng Lính Mỹ".
2. Đỗ Tiến Bình Minh với 2 bài "Thăm Trại Gà ở Austin, Texas", "Nhà Hàng Mongolian Grill"
3. Cát Biển với bài "Ba Mươi Năm - Giọt Lệ Và Niềm Tin".
4. Nguyễn Hùng Cường với bài Mobilhome và Di Dân Á Châu.
5. Tammy Dewitt Le với hai bài viết "From French Fries to Fish Sauce" và "Feeding from the Heart".

- Sáu (6) Giải Đặc Biệt:
1. Nguyễn Thảo, bài "Lá Rêu Bông và Người Đàn Bà Cô Đơn."
2. Hoàng Thanh, bài "Chỉ Một Nụ Cười"
3. Châu Hà, bài "Ông Ngoại Về Việt Nam Lấy Vợ."
4. Trần Hồng Linh, bài "Tôi Yêu Tiếng Nước Tôi."
5. Trần Lệ Khanh, bài "Cho Buổi Thu Về Muộn."
6. Diệp Bá Tường, bài "Ronald  Reagan Và Hành Trình Một Lá Thư."

Sau đây là sơ lược về các giải thưởng chính:

*Giải Việt Bút 2010: Tác giả Nguyễn Viết Tân, Tân Ngố

Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việt Báo Online, tìm theo “Danh Mục Tác Giả” phía tay trái của trang, sẽ thấy trong 10 năm Viết Về Nước Mỹ, có 12 bài viết với bút hiệu Tân Ngố và 15 bài viết với tên thật Nguyễn Viết Tân. Tham dự Giải thưởng Việt Báo từ năm đầu, ông nhận giải bán kết năm 2001 với bút hiệu Tân Ngố, bài "Bên Bờ Freeway". Suốt 10 năm qua, tác giả liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị, gắn bó với giải thưởng  và trở thành một tác giả huynh trưởng được mọi người quí trọng. Bên cạnh những du ký sống động về nhiều địa phương tại nước Mỹ, ông cũng viết những truyện  ký đặc biệt về ‘đất lề quê thói’ của miền Nam trước và sau cuộc đổi đời.  Những bài viết giá trị này đã xuất bản thành sách "Chuyện Miền Thôn Dã," rất được bà con hâm mộ.  Trước 1975, Nguyễn Viết Tân là một sĩ quan Không Quân, phục vụ tại Phi Đoàn 253 Sói Thần, Đà Nẵng. Định cư tại Mỹ, như đã kể trong bài “Bên Bờ Free Way”, ông từng thầu landscaping cho freeway tại vùng Nam Cali và hiện cùng bạn hữu làm một công ty xây cất. Sinh năm 1950, sang năm 2010, ông tự mô tả mình  là vào  ‘tuổi ngũ tuần,’  căn cứ theo lối tính “chục 12” của miệt vườn miền Nam. Giải Việt Bút là một giải mới lập từ 2007,  để  vinh danh các tác giả từng nhận giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục viết và ‘vượt được chính mình’. Các tác giả đã nhận giải Việt Bút gồm Lê Tường Vi, Bồ Tùng Ma, Trần Nguyên Đán và năm nay là Nguyễn Viết Tân.  Xin đọc bài mới nhất của tác giả giải Việt Bút 2010 phổ biến ngày Thứ Ba 17-8-2010, “Con Cua Rốc tới Mỹ”.

Sau đây là kết quả về cac giải chính dành cho tác giả và tác phẩm xuất sắc trong năm.

* Hai (2) Giải Vinh Danh Tác Giả Xuất Sắc 2010

1. Khôi An, bài “Việc Làm Ơi Mi Đi Đâu"” Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" tự sự của một thuyền nhân, kể về chuyến tầu vượt biển bị hải tặc săn đuổi suốt đêm, vào lúc chạy hết nổi thì  thấy lá cờ Mỹ và được cứu sống. Đến Hoa Kỳ năm 1984, Khôi An hiện hiện là một chuyên gia tại công ty Intel tại Bắc Calif. Năm thứ 10, cô góp 7 bài viết, trong số này có “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu"” trả lời câu hỏi nóng bỏng thời kinh tế suy thoái.

2. Anthony Hung Cao, bài “My Life"” Cũng như Khôi An, năm 2008, Anthony Hung Cao nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ và tiếp tục viết, đóng góp thêm nhiều chia sẻ quí giá hướng về các thế hệ tương lai.  ‘My Life’ là hồi ký về chính bản thân ông:  Một ngày cuối Tháng 9-1988, có chàng học trò 19 tuổi,   cùng gia đình gốc quân y VNCH định cư tại vùng Little Saigon theo diện bảo lãnh đoàn tụ. Chỉ sau 7 năm vừa làm vừa học, anh học trò nghèo tốt nghiệp bác sĩ nha khoa. Đó là trường hợp bác sĩ Anthony Hưng Cao, hiện  hành nghề tại Costa Mesa. Ngoài nghiệp y khoa,  ông còn là người viết văn, soạn nhạc.

* Hai (2) giải Vinh Danh Tác Phẩm

1. Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh, bài “Mùa Xuân Mai Vẫn Nở” và nhiều bài viết khác: Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn truyện dài trên bán nguyệt san Tuổi Hoa,  và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa. (hiện vẫn có trên trang mạng Tủ Sách Tuổi Hoa: http//tuoihoa. hatnang.com.) Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên  làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại Mỹ từ 2003. Cam Li góp cho "Viết Về Nước Mỹ" nhiều  bài viết. “Mùa Xuân Mai Vẫn Nở” là một truyện ký hoặc hồi ký.  Trước Tháng Tư  1975, cô nhà văn học trò làm báo “Tuổi Hoa” có 2 ngư8ời em kết nghĩa cùng mang tên Mai, một cô bé Mai làm thơ và một cô bé Mai nạn nhân hiến tranh, cụt đôi chân khi nhà thờ trúng đạnm pháo kích.  Saigonxụp đổ,   kẻ đi người ở, Tuổi Hoa  tan tác. Vậy mà đúng 35 năm sau, ba chị em kết nghĩa năm xưa lại gặp được nhau trên đất Mỹ.

2. Nguyễn Thơ Sinh, bài ‘Chuyện Người Đi Bộ Xuyên Nước Mỹ’ Trong năm 2009, truyền thông Việt Mỹ đã nói nhiều về cuộc hành trình 2,600 dặm xuyên nước Mỹ của Nguyễn Thơ Sinh, một cựu chiến binh hai dòng máu Việt-Mỹ: Tháng Sáu 2009, Sinh khởi hành từ Jacksonville-Florida, cùng một bạn đường là David, đi về miền Tây. Vai vác cờ Hoa Kỳ, lưng mang bảng ghi dòng chữ: "Shore To Shore: A Walk Across America to Honor Those Who Serve!"  Sau 11 tuần lễ đi bộ, sáng Thứ Bẩy 7-11-2009, Sinh tới đích: chạm chân xuống nước biển Thái Bình Dương tại bờ biển San Diego. Chiều Chủ Nhật 8-11-2009, Nguyễn Thơ Sinh đã có buổi gặp gỡ thân hữu tại Việt Báo Gallery. Hiện Nguyễn Thơ Sinh đã trở lại Fort Worth và tiếp tục theo học bậc tiến sĩ. Bài viết ‘Chuyện Người Đi Bộ’ là lần đầu chính Sinh viết về cuộc đời của anh.

*  5 Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2010

Sau đây là sơ lược về 5 tác giả Giải Danh Dự 2010:

1. Vịnh Hầu, bài “Lá Thư Tháng Tư 1975 Và Chàng Lính Mỹ” Tác giả đã tham dự viết về nước Mỹ từ 2001. "Tôi qua Mỹ năm 90, ở San Diego 2 năm và move qua quận Cam ở cho đến giờ," ông kể.  Sau 8 năm lặng lẽ, Vĩnh Hầu góp thêm nhiều bài mới cho viết về nước Mỹ năm thứ mười.  Bài viết sau đây là chuyện người thật việc thật về một người lính Mỹ anh em, và lá thư gửi từ Mỹ về Saigon, dấu bưu điện trên bì thư là 28-4-1975, mà mãi 35 năm sau mới đến tay người nhận.

2. Tammy DeWitt Le, bài “Cô Dâu Mỹ & Món Ăn Việt Nam” Tammy Dewitt Le là cô gái Mỹ 28 tuổi tóc vàng mắt xanh, có chồng Việt Nam, hiện ở Austin. Bài viết bằng Anh ngữ, nhưng đề tài là món ăn và văn hoá ẩm thực Việt Nam. Cả hai bài được Bác sĩ Lê Văn Lân dịch sang Việt ngữ. Sau đây là lời giới thiệu của dịch giả: Gia đình Việt Mỹ trẻ trung này đang hưởng niềm hạnh phúc “hòa hợp trọn vẹn”, với cô vợ người Mỹ Tammy rất thích ăn nước mắm (hình bên).. Tammy đã học cách làm cơm thịt nướng, bánh cuốn, bánh xèo và nhất là món cá kho tộ. Món nào Tammy cũng ăn, ăn một cách say mê tận tình. Dù là được nuôi dưỡng trong thế hệ Hamburger làm sẵn của Hoa kỳ, Tammy học được quan niệm Á Đông về chuyện nấu ăn là một nghệ thuật phục vụ bằng tấm lòng yêu thương của người vợ, người mẹ dành cho những người thân trong gia đình.

3. Đỗ Tiến Bình Minh, bài “Thăm Trại Gà ở Austin” Các chủ trại gà gốc Việt hàng năm đang cung gấp cả tỉ lbs thịt gà cho thị trường Mỹ. Ông Hiệp Gà, một cựu võ bị Đà Lạt, rời bỏ Bolsa đi làm chủ một trại gà rộng 60 mẫu, mỗi năm ra lò gần 6 triệu lbs, dzớt ngọt hơn 300,000 đô. Anh nói sẵn sàng hướng dẫn cho những ai muốn vào nghề...  Tác giả  sinh năm 1952, khóa 29 Võ Bị Đà Lạt, cựu thuyền trưởng, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2001. Mừng ông trở lại viết về nước Mỹ,  sau 8 năm vắng mặt.

4. Nguyễn Hùng Cường, bài “Mobilhome Và Di Dân Á Châu".  Tác giả, cựu sĩ quan VNCH, thuyền nhân,  được tầu Nam Hàn vớt đem về trại tỵ nạn Pusan. Sau 17 năm tìm kiếm, ông là người đã tổ chức mời  vị Thuyền trưởng Nam Hàn Jeon Je Yong, ngườiõ cứu sống 96 thuyền nhân Việt, viếng thăm Little Saigon. Chuyện được viết thành sách "Tấm Lòng Biển" đã xuất bản.  Bài viết về nước Mỹ đầu tiên và duy nhất của ông kể về người già ở Mobilehome với cách nhìn, cách viết tinh tế và tử tế.

5. Cát Biển. bài “30 Năm, Giọt Lệ và Niềm Tin.”

Tác giả đã nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008. Ông đến Mỹ năm 1975, tốt nghiệp Kỹ Sư Điện và MBA., hiện định cư tại Philadelphia. Đã giữ chức vụ Engineering Director tại BEI ở Little Rock, AS.Các công ty từng phục vụ: Exxon, McDonnell Douglas, Boeing, Physical Optics. Tác phẩm: Trùng Khơi Sóng Vỗ (thi tập, 2002). Bài viết là tự truyện khởi từ tháng Tư 1975,với nhiều kinh nghiệm quí.

* 6 Tác giả nhận Giải Đặc Biệt 

Sau đây là danh sách và chi tiết sơ lược về các tác giả bài viết  nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2010:

1.  Hoàng Thanh, bài “Chỉ Với Một Nụ Cười...” Đây là bài viết  đặc biệt cho mùa lễ tạ ơn của tác giả Hoàng Thanh.  Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30', hiện là cư dân Westminster, OrangeCounty. Bài viết  kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thường, bắt đầu từ cái bình thường nhất: "Chỉ với một nụ cười..." mà tác giả dành cho một bà khách hàng người Mỹ.

2. Nguyễn Thảo, với bài “Lá Rêu Bông & Người Đàn Bà Cô Đơn”  Tác giả tên thật Nguyễn Thị Thảo; Sinh quá: Cần Thơ (Hậu Giang). Nghề nghiệp trước 1975: tham sự hành chánh, luật sư. Định cư tại  Mỹ từ 2007, hiện là một cư dân cao niên hưu trí tại thành phố Westminster, quận Cam. Bài viết là truyện kể về một phụ nữ lưu vong, nhẹ nhàng mà sâu sắc, xúc động.

3. Trần Hồng Linh, bài “Tôi Yêu Tiếng Nước Tôi”. Với tựa đề được chọn là câu hát mở đầu "Tình Ca" của Phạm Duy, bài viết  đề cập một cách tinh tế tới cách xưng hô phưc tạp của tiếng Việt trong đời sống, sinh hoạt tại hải ngoại. Tác giả ở Canada.  4. Châu Hà, bài “Ông Ngoại Đi Việt Nam Lấy Vợ.” Tác giả thuộc lớp tuổi 50,  cư dân tiểu bang Oregon, cho biết bài viết là người thật việc thật. "Ông Ngoại trong câu chuyện là có thật. Đó là ông anh của tôi. Cô dâu là bạn thân của tôi. Tôi là bà mai, bà mối cho họ gặp nhau.” Tình yêu và hôn nhân của đôi uyên ương ông bà ngoại được kể bằng cách nhìn yêu thương, vui vẻ hiếm thấy.

5. Trần Lệ Khanh, bài “Cho Buổi Thu Về Muộn.” Bài viết là một truyện tình Mỹ Việt muộn màng, ngôn ngữ bất đồng, khi nhận lời tỏ tình, chàng phải đánh vần tiếng Mỹ,  nàng phải tra tự điển từng chữ. Kết hợp không hôn thú nhưng ăn ở bền vững tốt đẹp tới cuối đời. Tác giả hiện đang sống tại Canada.   6. Diệp Bá Tường, bài “TT. Ronald  Reagan Và Hành Trình Một Lá Thư” Tác giả cư trú tại Thủ Đức, cho biết ông hiện là trưởng khoa ngoại ngữ đại học Gia Định Sài Gòn-Việt Nam. Bài viết được ghi là chuyện có thật: Từ thời Việt Nam còn khuất sau bức màn tre, ông có gửi qua đài VOA tặng Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Regan một chân dung thô sơ do chính ông vẽ, sau đó nhận một lá thư cám ơn do TT. Ronald Regan  và đệ nhất phu nhân Nancy Reagan ký tên.  Mãi tới năm 2009, lần đầu tiên ông  đặt chân lên đất Mỹ, đọc Việt Báo và viết bài tham dự.

 

Ý kiến bạn đọc
10/10/201414:08:55
Khách
I'd like to buy Viet Bao Book "Writting about American 2010". Please let me know how.
Thanks.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,285,725
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến