Hôm nay,  

Tôi Đi Foot Massage

03/07/201000:00:00(Xem: 125359)

Tôi Đi Foot Massage

Tác giả: Thịnh Hương
Bài số 2936-28236-vb7070310Với nhiều bài viết sinh động về nhiều đề tài khác nhau, Huyền Thoại- Thịnh Hương là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước My 2006õ. Cô hiện làm việc và cư trú tại San Jose. Sau đây là bài viết mới nhất.

***Sau khi mua sắm ở South Coast Plaza hai chị em tôi về nhà.  Pha cho mỗi người một ly cà phê đá, chị bảo:- Đi shopping từ sáng tới giờ, đau chân mỏi lưng quá trời.  Hay là tôi với cô nghỉ chút rồi đi massage"- Thì đi.  Wilìam Burke ở "The Block" hả"- Chỗ đó mắc bỏ xừ.  Để tôi dẫn cô đi "China foot message" trên đường Bolsa. Có tiệm mới mở, rẻ lắm. Một tiếng có hai chục mà phòng ốc khá sạch sẽ.Nghe chị nói vậy tôi khoái lắm.  Thành phố tôi ở trên miền Bắc chưa có tiệm foot massage nào.  Thỉnh thoảng làm vườn xong, nghe đau lưng mỏi cổ tôi phải lái xe tới mall, cách nhà chừng hơn mười miles.  Ở đó có một tiệm do người Tầu làm chủ, mới mở được chừng sáu tháng.  Ở trong mall, tiền mướn nhà cao, nên cứ 15 phút foot massage họ charge 15 dollars.  Nếu làm thêm 15 phút chair massage [ngồi úp mặt vào một chiếc ghế để người ta đấm lưng cho mình] thì được bớt chút đỉnh, 25 dollars.  Nay nghe chị nói làm cả giờ mà chỉ có hai chụïc, tôi hăng hái nhận lời.  Khoảng bốn giờ chiều, hai chị em chở nhau ra Bolsa.  Chị bảo tôi:- Đố cô biết từ nhà ra đó có mấy tiệm foot massage"Nghe chị hỏi tôi ngó hai bên đường, chú ý nhìn và đếm.  Trong chiều dài sáu blocks đường, tôi thấy có sơ sơ năm tiệm, chỗ nào cũng đề giá một giờ 20 đô.  Có tiệm còn quảng cáo  " Nửa giờ foot masage only $9.99".   Tính thời gian thì chẳng rẻ chút nào, nhưng mười đồng thì nghe...nhẹ nhàng hơn, đỡ tốn kém hơn!  Tiệm chị đưa tôi đến tương đối rộng, ghế tủ còn khá mới.  Có ba dãy ghế cho 12 người khách. Lúc chúng tôi vào, chỉ có ba ngưòi khách Á Châu, hai bà và một ông.   Ai cũng đang nằm.  Người nằm ngửa, kẻ nằm sấp.  Bà chủ, người Việt gốc Tầu, đưa hai chỉ em tôi vào ghế rồi vô trong kêu thợ.  Nguời được "phái" làm cho chị tôi là một cô gái, mặc quần jean áo thun.  Chuyên viên đấm bóp cho tôi là người đàn ông khoảng trên 40 tuổi.  Cả hai đều không mặc đồng phục.  Tôi bảo người đàn ông bằng tiếng Anh:- Đừng làm mạnh tay nghe ông.Anh ta cười ngượng :-  Me no English.Cô gái làm thông ngôn.  Anh chàng gật đầu, " Ok.  Ok"Chuyện mạnh tay nhẹ tay làm tôi nhớ hôm sinh nhật tôi năm ngoái, cô bạn da trắng cùng sở đãi tôi một chầu đi Napa "wine tasting" rồi vô spa làm body massage.  Lúc điện thoại đặt reservation, người ta nói nếu hai đứa tôi muốn đấm bóp cùng một lúc, thì chỉ còn một chuyên viên đàn ông và một chuyên viên đàn bà.  Tôi liền bảo Madison:- Cả đời tôi chưa hề cho đàn ông làm massage bao giờ. Vậy tính sao đây"Madison trả lời:- No problem! Để người đàn ông cho tui!  Thật ra, tôi lại thích chuyên viên đàn ông, vì họ mạnh tay hơn, đấm đã hơn!Tôi nhìn cái thân bồ tượng của nằng, thầm nghĩ, "Tay đàn ông mới đủ sức ấn vào cái thành mỡ của mi, chứ tay đàn bà chắc như phủi bụi."Vậy mà hôm sau về nhà, tôi bị nhức mình gần chết.  Lúc thay quần áo, thấy hai bả vai, tay và đùi bầm tím.  Hồi đang đấm bóp, chắc vì "phê" quá nên tôi chẳng thấy đau.  Ra về còn cho cô nàng "tip" hậu hĩnh.  Tức mình thì thôi.Trở về chuyện foot massage.  Người đàn ông bưng ra một thau nước ấm pha trà mầu nâu nhạt, ra hiệu cho tôi nhúng chân vào đó. Chừng năm phút sau, anh ta mang hai khăn lông ra lau chân cho tôi rồi bưng thau nước vô trong.  Lúc trở ra, anh ta lấy lotion thoa lên chân tôi và bắt đầu màn thoa bóp, được gọi là "reflexology .Tôi tìm hiểu "lịch sử" của reflexology, thì được biết môn thoa bóp này phát sinh từ Trung Quốc cách đây chừng 5000 năm.   Sau đó Reflexo-logy lan sang các nước Á Châu khác, rồi tới Âu Châu, Trung Đông.  Người ta còn nói hiện nay ở Denmark, có chương trình trị liệu này nằm trong chính sách bảo hiểm của nhân viên các hãng xưởng.Theo những bài viết này, tay, chân và vành tai có liên quan mật thiết đến lục phủ ngũ tạng trong thân thể con người .Tay và chân bên phải liên hệ đến những cơ phận bên phải, và ngược lại.  Khi các đường huyệt đạo bị bế tắc thì sinh ra bệnh tật  nọ kia.  Bằng phương pháp thoa nắn các đầu  thần kinh huyệt đạo, mạch máu được kích thích cho khỏi tắc nghẽn, lưu thông điều hòa trở lại, giảm đau đớn và bệnh tật.  Xưa nay tôi vẫn thường đặt nghi vấn vào việc chữa trị bệnh tật hiểm nghèo bằng đông y, châm cứu và thoa bóp.  Nghe người ta kể, hoặc đọc sách báo về vấn đề này, tôi thường tự bảo, "Thấy mới tin."   Năm ngoái đứa cháu gái của bà bạn tôi có thằng con bị Leukemia, nằm nhà thường hai ba lần, mỗi lần cả tháng trời.  Điều trị được khoảng ba năm, các bác sĩ bó tay, khuyên cha mẹ đem con về nhà đễ nó được thoải mái và sống những ngày cuối cùng với gia đình.  Bạn tôi nghe người ta bảo lá đu đủ đem phơi khô, hạ thổ rồi đem sắc thành thuốc, cho nó uống, may ra khỏi.  Người đó nói bên VN người quen của họ đã khỏi bệnh ung thư ruột nhờ phương thuốc này.  Bạn tôi gọi điện thoại, nhờ tôi kiếm hộ lá đu đủ.  Tôi bảo:- Theo tôi, bác sĩ người ta đã bó tay rồi thì cứ để cho cháu nó yên.  Chị nên hỏi ba mẹ thằng bé xem tụi nó có chịu hay không.  Sanh đẻ bên này, dễ gì chúng tin.Ai ngờ vợ chồng người cháu lại bằng lòng thí nghiệm môn thuốc đồn miệng.  Có lẽ nghĩ đằng nào con mình cũng sắp chết, cứ thử xem biết đâu bụt nhà lại thiêng.  Tôi có ông anh kết nghĩa ở quận Cam, nơi nhiều người Việt trồng đủ thứ trái cây, do khí hậu nơi đó ấm áp. Ông anh rất sốt sắng, nghe tôi nói liền đến nhà bạn bè xin lá đu đủ rồi gởi FedEx về cho bạn tôi, tuốt bên Texas.  Tôi nóng lòng chờ tin. Cuối cùng tin đến cho hay thuốc đu đủ không hiệu nghiệm.  Sau mấy lần thằng bé nhăn nhó cố nuốt cho trôi thứ thuốc lá thần dược, nó vẫn ra đi như dự đoán của các bác sĩ.   Trở lại chuyến đi đấm bóp của chị em tôi. Sau khi thoa bóp, bấm mấy huyệt đạo trong lòng bàn chân tôi chừng 15 phút, người đàn ông ngưng tay, chạy vào bên trong đem ra hai khăn ướp nước ấm rồi lau sạch hai bàn chân tôi.  Thích thật.  Khăn ấm làm cho chân dễ chịu và tôi cứ muốn anh ta...tiếp tục, đừng ngưng.  Nhưng chỉ một phút sau anh ta bỏ khăn vào chiếc thau nhựa rồi bắt đầu thoa bóp hai bắp đùi.  Xong đùi, anh ta chạy lên phía trên, lấy hai tay mầy mò da đầu và tóc tai.  Giồng như khi đi gội đầu, được người ta o bế, chập hai tay lại rồi...chặt khẽ trên đầu mình.  Phê thiệt là phê.Xong màn đầu tóc, hai tay anh ta chạy xuống vai và hai cánh tay. Thoa tay trái, bóp tay phải.  Tôi thấy đễ chịu, chỉ muốn ngủ một giấc!  Nhưng chừng 15 phút sau, anh ta đứng dậy, ra hiệu cho tôi nằm úp xuống.  Tôi chưa kịp làm theo lời, thì anh ta lấy hai tay đẩy nhẹ người tôi sang một bên, miệng phán, "Up side down".  Anh ta bắt đầu đấm bóp từ cổ, xuống vai, rồi xuống lưng.  Lúc anh ta nhấn hai tay ngang thắt lưng, tôi thấy bao nhiêu mỏi mệt của buồi sáng lội bộ trong mall tiêu tan gần hết.  Xong, anh ta cầm hai chân kéo thẳng xuống.  Giống như mấy ông chỉnh hình  kéo xương mình cho ngay lại vậy.  Sau đó anh ta cầm chân trái  kéo xéo qua bên phải, giử nguyên tư thế trong vòng 10 giây.  Cùng những động tách như thế cho chân phải.  Xong xuôi, anh ta dùng hai tay nắm hai bàn chân tôi dưa lên cao rồi thả xuống cái bịch.  Đúng ba lần như vậy. Cuối cùng, anh ta lên tiếng:  "Done".Tôi cứ muốn nằm thêm một lúc nữa, nhưng người ta làm việc có giờ giấc hẳn hoi!  Đành ngồi dậy, lấy lược chải gỡ tóc tai cho gọn gàng.  Lúc ra trả tiền, tôi cho anh ta 10 dollars tiền "tip".  Ra ngoài, bà chị tôi nhăn nhó. "Con khỉ.  Cho tip gì mà lắm thế! Cho năm đồng là được rồi.  Cô đi đâu cũng cứ vung vãi tiền." Biết chị nay đã về hưu, tiền bạc cố định nên trở nên chi li.  Nhưng mà khi đi shopping, đã thích món gì là mua cho bằng được, không dám chờ sale lâu quá, sợ người ta mua hết.  Dáng chị nhỏ con, ít khi còn size của chị khi hàng on sale tới mức không thể nào sale hơn được nữa!  Tôi bảo chị, "Trời, đi William Burke một giờ trên trăm đô, ở đây chỉ có hai chục mà chị tiếc nỗi gì!  Nói là hai chục, chắc chủ chỉ chia cho một nửa là cao lắm.  Người ta làm nghề này chỉ nhờ tiền tip thôi, chị ơi!"Tôi nhẩm tính, mỗi ngày tiệm mở cửa 12 tiếng.  Nếu đông khách thì một người thợ có thể phục vụ đưọc khoảng tám người.  Tám người được chia tám chục.  Cộng tiền tip, nều ai cũng chỉ cho năm đồng, thì một ngày kiếm được 120 dollars.  Làm bảy ngày một tuần, mỗi tháng kiếm được trên ba ngàn .  Vào thời buổi kinh tế khó khăn bây giờ, nếu biết tiện tặn thì cũng tạm đắp đỗi qua ngày.   Lương của họ cũng tương đương như thợ thuyền trong hãng xưởng nhưng thời giờ linh động và công việc có lẽ nhàn hạ hơn.  Trong vòng vài năm nay, khi nói đến foot massage, người ta thường nghĩ ngay đến những di dân Trung Quốc.  Cũng như nói đến nghề nail, người ta nghĩ ngay đến dân Việt Nam.  Nói đến chùi nhà, cắt cỏ, làm vườn, người ta nghỉ ngay đến người Mễ.  Tất nhiên những ngành đòi hỏi học thức thì dân tộc nào cũng có nhiều người thành đạt.  Nhưng nói đến những nghề lao động, không cần nhiều vốn liếng tiếng Anh và đầu tư tài chánh, thì những sắc dân thiểu số trên đây làm bá chủ.  Tôi ở chơi với chị thêm một tuần.  Trước khi tôi về, chị đãi trả lại tôi một chầu foot massage nữa. Lần này chị "giới thiệu" cho tôi một tiệm khác, nằm trên đường Brookhurst.  Chỗ này mở khoảng hơn một năm nay, phòng ốc nhỏ hơn, không được sáng sủa như tiệm trên đường Bolsa.  Lần này, tôi được một cô gái trẻ phục vụ.  Cũng cùng một bài bản.  Chẳng biết họ có đi học khóa nào hay không, vì tôi được biết, nhiều thành phố không đòi hỏi ngưòi làm  "foot massage" phải có bằng. Trên nguyên tắc, họ chỉ làm "foot massage", chứ không nhận là "massage therapist" như tại các salon sang trọng.Khi tôi nằm sấp cho cô đấm lưng, cô thoa bóp một hồi rồi leo lên ghế, dùng hai đầu gối đi lên đi xuống, trườn tới trườn lui trên phần lưng dưới của tôi  Cô nhỏ con, lại lấy hai tay chống hai bên ghế, nên sức nặng trên lưng tôi cũng chỉ vừa phải.  Tôi thấy cũng hay hay, và cái lưng có vẻ ...bằng lòng lắm.  Tôi nhớ lại thuở xưa, lúc tôi chừng bảy, tám tuổi, ông nội tôi thường kêu người tới nhà tẩm quất cho ông.  Thường là mỗi tuần một lần, và chỉ cò một chú Tầu già mà ông tôi rất kết sau khi đã thử nhiều ngưòi.  Một hôm ông mỏi lưng mà chú Tầu đi vắng, ông bảo tôi đạp lưng cho ông.  Ông nằm sấp trên đi văng, và tôi leo lên lưng ông bước tới bước lui, rụt rè, khẽ khàng vì sợ ông đau.  Ông bảo, "Cháu cứ đi tự nhiên, ông chả đau đâu.  Gớm, mày chỉ nặng có vài chục kí, xá gì!".  Tôi nhớ là chú Tầu già chỉ đạp lưng ông bằng một chân, mà bây giờ tôi đi cả hai chân trên lưng ông.  Rủi  ông có làm sao thì mẹ tôi mắng tôi chết!  Nghe ông bảo đi mạnh hơn, tôi nhấn mạnh chân trên lưng ông, hai tay nắm chặt hai ống quần.  Rầm!  Tôi ngã chúi xuống đi văng, nằm chỏng chờ bên cạnh ông.  Ông hết vía, ngồi ngay dậy.  "Thê nào, mày có đau không"  Làm sao mà ngã thế, cháu""  "Ông ơi, con đạp ống quần.” " Nhưng mà cháu có đau chỗ nào không, bảo cho ông biết nào".  "Con hết đau rồi.  Ông cho tiền con đi mua cà rem ăn, ông nhá"".  " Thằng bố mày!  Ông biết rồi! "Những lần sau, chú tôi phải đứng bên đi văng, đưa tay cho tôi vịn để tôi đi trên lưng ông cho vững.   Ra khỏi tiệm, tôi nói với chị:- Tại sao nói là massage chân, mà họ chỉ bóp chân có 15 phút"  Hai phần ba thì giờ dành cho body !- Tiệm nào cũng như vậy .  Tôi lại thích massage người nhiều nhiều như thế.  Nhưng nếu muốn bóp chân cho nhiều sao hồi nãy cô không nói cho họ biết"- Ai cũng no English, thì nói ai nghe"- Thì nhờ chủ họ thông ngôn!  Cô này!Cuối cùng, thành phố tôi ở cũng có một tiệm foot massage mới khai trương, "hậu thân" của một tịệm Payless Shoes ế ẩm, nằm kế Café Peet mà thôi rất mê.  Dạo này tôi đổi "gu", không còn tha thiết với Starbuck nữa!  Ngày khai trương tiệm foot massage, tôi a tầm phù chạy vào quan sát.  Tiệm khá sáng sủa, sạch sẽ.  Tường mới, sơn mới.  Bàn ghế cũng mới.  Nhạc hòa tấu nhẹ nhàng, TV projector chiếu những cảnh thiên nhiên làm cho khách cảm thấy thoải mái, tạm thời quên đi cuộc sống vội vã bên ngoài.  Chủ cũng là người Tầu.  Bên kia đường có một tiệm Spa Massage do người da trắng làm chủ hơn mười năm nay.  Giá mỗi lần massage bên đó là 80 dollars. Tôi cũng đã từng là khách hàng cũa họ vài lần, nhưng không thích đến nữa vì bà chủ có vẻ kênh kiệu.  Thành phố này xưa kia là một "white town", nhưng nay đã có nhiều mầu vàng xen kẽ.  Nhìn bảng giá của tiệm foot massage  mới này, tôi thấy một giờ massage therapy (body massage) là 40 dollars.  À há, tiệm spa massage bên kia đường đã có cạnh tranh rồi đây!  60 phút reflexology, giá 25 đồng.  Nhân viên có hai người nói tiếng Anh khá rõ.  Hình như họ đã ở Mỹ khá lâu.  Từ ngày có tiệm gần nhà, hễ đau mình mỏi cẳng là tôi gọi hẹn.  Cách làm foot massage tiệm này "đúng bài bản" hơn những nơi tôi đã từng đến trước đây.  Cách thoa bóp kỹ thuật hơn, kỹ lưỡng hơn.  Họ thoa bóp chân 45 phút, và đầm lưng thoa vai cho khách trong 15 phút cuối cùng.Đến tiệm đưọc năm sáu lần, cô tiếp viên hỏi tôi:- Bà đã chọn được ai làm ngưòi phục vụ thường xuyên cho mình chưa"- Chưa.  Chừng nào tôi thử tay nghề hết mọi người ở đây, tôi mới quyết định được!- Vậy thì bà phải đến đay chừng năm, sáu lần nữa.  Chúng tôi có tất cả 10 người thợ.  Sáu nam, bốn nữ.- Tôi thích nữ giới làm cho tôi hơn.Cô giải thích: - Chúng tôi thường "để dành" nữ nhân viên để làm "body massage only" cho quí bà.  Thật ra, nhân viên nam làm foot massage tốt hơn, vì ngón tay họ mạnh, nhấn huyệt tới hơn tay phụ nữ.  Còn làm body massage, không cần xử dụng đến các ngón tay nhiều, mà cần thể lực và hai cánh tay vững chắc hơn.  Chỉ vài tháng sau, thấy tiệm này làm ăn được, có ba tiệm foot massage khác lần lượt khai trương.  Và giá cả thấp hơn để lôi kéo khách hàng.  Đúng y như tình trạng các tiệm nail của người Việt Nam.  Một cái bánh đã được chia năm xẻ bảy.Tôi đem so sánh công việc của những người thợ nail và thợ foot massage. Trong khi người thợ nail cắm cúi suốt ngày, mỏi vai mỏi cổ vì phải cúi xuống mài dũa, sơn phết móng tay làm đẹp cho khách.  Công việc ngành thẩm mỹ này có vẻ nhẹ nhàng hơn, nhưng cái khắc nghiệt là họ phải hít vào phổi mình bụi móng tay và các hóa chất độc hại của nước sơn, nước tẩy.   Người thợ làm foot massage không phải lo vấn đề hóa chất, nhưng lại tiêu hao rất nhiều nhân lực trong lúc bồi bổ sức khỏe cho khách hàng.  Khách được một đêm ngủ ngon vì cơ bắp thư dãn, thì có lẽ người thợ lại thấy rã rời sau một ngày tận dụng những ngón tay và cơ bắp của mình.  Nghề nào cũng có những vất vả, những phức tạp riêng, dù là trí thức cũng hay lao động tay chân.  Tuy nhiên, tôi mừng khi thấy trên quê hương thứ hai này, người di dân đã biết khai thác nhu cầu và thị hiếu của quần chúng để tìm cho mình một phương tiện sinh tồn và phát triển trong một thời gian khá ngắn. Những tiệm nail, những công ty cắt cỏ làm vườn đã cho ra đời không biết bao nhiêu bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư. Bạn bè tôi có nhiều người từng làm nail, rồi làm chủ tiệm nail. Khi con cái đã thành đạt, bằng nọ cấp kia rồi, thì họ bán tiệm, về hưu.  Tôi biết rằng những tiệm foot massage rồi đây cũng sẽ làm bàn đạp cho một thế hệ mới vươn lên, với những ngành nghề khác nhau.  Hoa Kỳ là một quốc gia ...mượn nợ có lẽ nhiều nhất thế giới, nhưng dân chúng Hoa Kỳ được hưởng nhiều phúc lợi và có nhiều cơ hội đi lên hơn các quốc gia khác.  Mượn nợ để nuôi dân.  Trong khi Trung Quốc cho Hoa Kỳ mượn nợ mà dân của họ cứ tìm cách trốn sang Hoa Kỳ.  Thế mới là kỳ!

THỊNH HƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,307,212
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”