Hôm nay,  

Ngàn Vàng

10/06/201000:00:00(Xem: 134714)

Ngàn Vàng

Tác giả: Nguyễn Thy
Bài số 2915-28215-vb5061010

Tác giả là cư dân Bắc California, đã nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator -giúp  hướng dẫn những buổi học thảo nói về hệ thống học đường tại California. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Chỉ còn một vài ngày nữa là các học sinh có thể tha hồ muốn làm gì thì làm vì được nghỉ hè gần ba tháng trời liên tục.  Nhóm học sinh lớp 6 của một ngôi trường tiểu học mạn Bắc nước Mỹ cũng háo hức không kém.  Mặc cho bầu trời bất chợt đổ xuống những cơn mưa cuối mùa ào ào ngoài sân, và gió đang lấn lướt thổi mạnh từng hồi khiến các cành cây oằn xuống, các em đang chăm chú làm bài luận cuối năm.  Cô giáo hứa sẽ cho các em coi phim Người Nhện nếu cả lớp làm xong bài sớm.
"Em sinh ra đời dưới một vì sao xấu."  Hùng ngồi cắn đầu cây bút chì cả 10 phút rồi mà vẫn không nghĩ được thêm một chữ nào khác.  Tiếng cô giáo đang hướng dẫn một học sinh góc trái gần đó cộng thêm tiếng kim đồng hồ tích tắc nhảy từng giây làm trán Hùng càng lấm tấm nhỏ mồ hôi hột.  Bình thường Hùng viết luận rất khá nhưng hôm nay đề tài viết về tiểu sử cá nhân làm nó khựng lại.  Biết viết gì đây"  Cuộc đời của Hùng quá ngắn ngủi, nó chỉ mới 12 tuổi, phân nửa tuổi đời ở Việt Nam, nửa kia ở Mỹ.  Công việc của Hùng mỗi ngày chỉ là ăn, học, chơi, và ngủ, đâu có gì đặc biệt.
Hùng nhìn qua bên phải, Long là bạn của Hùng từ mẫu giáo, cũng đang trầm tư suy nghĩ, trước mặt tờ giấy trắng tinh chưa có chữ nào.  Năm nay Hùng và Long đang học lớp 6.  Suốt 6 năm trời từ ngày học ở trường này cả hai đã khá chầy vẩy và cố gắng rất nhiều mới theo kịp các bạn học đồng lứa tuổi, nhất là khi cả hai là học sinh Việt Nam độc nhất của trường.  Năm đầu tiên đi học Long và Hùng đã cùng "khóc đứng khóc ngồi" vì bạn học không biết vô tình hay cố ý cứ đem cái tên Việt ngộ nghĩnh ra chọc ghẹo. 
À, có đề tài rồi, Hùng sẽ viết về cái tên của nó.  Hùng khều nhẹ Long:
- Ê, Long!  Hùng sẽ viết về ý nghĩa cái tên Việt Nam của mình. Sao bạn không viết những gì bạn biết về tên của bạn luôn"
- Ý kiến hay đó.  Nẫy giờ ngồi bí quá chừng.  Cám ơn bạn nhe.
Lúc bắt đầu học mẫu giáo, tên của Hùng đã đương nhiên làm trò cười cho cả lớp mỗi khi cô giáo Mỹ gọi tên điểm danh.  Hùng đã cố gắng đọc lại cách phát âm đúng của tên mình, nhưng không ai biết đọc dấu chính xác ngoại trừ Long, bạn học cùng lớp và cũng mới từ Việt Nam qua tỵ nạn như gia đình Hùng.  Rồi mỗi ngày trôi qua vì không đủ Anh văn để giải thích, Hùng đã quen dần với những tràng cười nổi lên, cũng như đành phải chấp nhận cái tên của mình được gọi thành nhiều tên khác nhau từ Hung, Húng, Hâng, Hăng, Háng ... .
Hùng nhớ mỗi khi Long và Hùng chơi chung với nhau thì các bạn Mỹ ngổ ngáo hay ghép tên cả hai đứa để đùa giỡn.  Ba nói tên "Long" có nghĩa là rồng tượng trưng cho vua chúa như "long bào" là áo của vua, "long sàng" là giường vua, "long xa" là xe của vua... . Trong khi đó tên Long có nghĩa Mỹ là "dài" nên mấy đứa bạn hay dùng điệu bộ và tên cả hai đứa để diễu cợt.  Vào những lúc này cả Long và Hùng đều kiếm một góc nào đó chơi riêng cho đỡ tủi thân.
Một hôm trong giờ ra chơi Hùng chịu hết nổi khi thằng bạn Mỹ tên Mike cùng lớp to con hơn nó, miệng vừa nói vừa ra điệu bộ cốt ý để nó cũng hiểu luôn.  Nhìn Mike tay phải tự nắm cổ nó còn tay trái dơ cao lên và kéo lên kéo xuống ra điều đang thắt cổ ai, miệng nói cái gì nó không biết nhưng trong đó có chữ gì như tên nó và đôi khi lại lè lưỡi ra.  Đoán chừng nó đang nói mình là "ma cà rồng" chuyên đi dọa người ta.  Hùng nổi điên lên, chạy lại đánh Mike túi bụi mặc dù thấp hơn nó cả cái đầu.  Bị đánh bất ngờ thằng Mike không chống đỡ được gì mà còn té xấp xuống đất, nó khóc oà lên và càng khóc lớn hơn khi chùi mũi và thấy tay dính máu cam.  Long chạy lại kéo Hùng đứng dậy bảo nó nói "Sorry" đi cho êm chuyện.  Hùng vẫn tiếp tục đứng nhìn Mike hai tay còn đang nắm chặt quả đấm, mặt đỏ bừng, nó giận quá nên không nói nên lời xin lỗi.  Thầy giáo canh gác trong giờ ra chơi thấy có đám đông bu lại bèn nói các học sinh khác tiếp tục chơi, rồi thầy dẫn cả Hùng lẫn Mike lên văn phòng bà Hiệu Trưởng. 
Nửa tiếng sau ba Hùng tới trường đón Hùng về sau khi bắt Hùng phải xin lỗi Mike và ba hứa với bà Hiệu Trưởng sẽ về nhà dạy con kỷ luật của trường.  Về đến nhà, ba giao Hùng cho mẹ và nói sơ qua cuộc thảo luận với bà Hiệu Trưởng rồi ba trở về hãng làm việc tiếp.  Mẹ bảo Hùng thay bộ đồng phục ra và xuống phòng khách nói chuyện với mẹ.  Thay quần áo xong Hùng đi chầm chậm ra ngồi bên cạnh me, mặt cúi gầm xuống.  Mẹ dịu dàng hỏi:
-  Có chuyện gì xảy ra ở trường mà con lại đi đánh bạn vậy"  Nói cho mẹ nghe xem.
Tiếng mẹ nhỏ nhẹ khiến Hùng rơi nước mắt.  Hùng vừa khóc vừa nói:
- Con biết ba mẹ có dạy con đi học phải lo học hành đàng hoàng, không được kiếm cớ gây chuyện với người khác, và nhất là không được đánh nhau.  Nhưng tại thằng Mike nó chọc con trước.
- Con mới đi học có một tháng, tiếng Anh con nói chưa rành thì làm sao con biết nó chọc con"
- Mẹ à, mặc dù không biết tiếng Anh nhưng cả tháng nay đi học con đã biết đứa nào tốt, đứa nào xấu.  Trong lớp chỉ có hai đứa hay chọc con là thằng Mike và bạn nó là Dan; nhưng Dan gầy hơn con nên nó không dám làm gì con mà nó chỉ a dua theo Mike mà thôi.
- Mẹ vẫn chưa hiểu nó chọc con như thế nào"
-  Thì vẫn là chuyện cái tên của con.
-  Tên con đẹp, có cái gì đâu mà nó chọc cho con giận"
-  Mẹ có biết tên con tiếng Mỹ có nghĩa là gì không"
-  Thì có nghĩa là hùng dũng, anh hùng.
-  Không phải đâu mẹ à.  Tên con khi đọc theo tiếng Mỹ không có dấu đọc là "Hâng" và có nghĩa là đã bị treo cổ đó.  Chính thằng Mike đã cho con coi tự điển có chữ đó kèm theo cái hình nữa.  Hôm nay không những nó làm điệu bộ treo cổ mà còn lè luỡi ra như con ma cà rồng trong xi-nê đang nhát người ta, rồi nó cứ kêu tên con liên tục nên con giận quá đánh cho nó mấy cái.


- Trời đất ơi, thật vậy sao con"  Mẹ đâu có ngờ là tên Việt con đẹp như thế mà khi người Mỹ đọc lại có cái nghĩa oái ăm như vậy.  Hèn chi mấy người làm chung hãng cuối tuần với mẹ nói rằng mấy đứa con của họ đều lấy tên Mỹ cho dễ gọi.  Thôi, con đi học bài đi, mẹ vào bếp nấu cơm.  Chiều nay ba về mẹ sẽ hỏi ý kiến ba về tên của con.
Sau bữa cơm chiều, ba gọi Hùng ra nói chuyện.
- Ba có nghe mẹ nói con đánh bạn vì nó chọc tên con có đúng không"
Hùng ngồi ghế đối diện, gật đầu nói lí nhí: "Dạ phải."
Ba vẫy Hùng lại ngồi chung ghế xa lông với ba và bắt đầu giải thích.
- Người Việt Nam mình mỗi khi đặt tên đều rất thận trọng và suy nghĩ rất kỹ càng.  Tên đặt ra không được trùng tên với người trong gia tộc.  Mỗi tên gọi đều mang một ý nghĩa, ước vọng hoặc lý tưởng cho đứa trẻ mới chào đời.  Do đó, khi người Việt ra hải ngoại có nhiều người đã đặt tên cho con là Phục Quốc, Hồi Hương, Việt Nam hay Nam Việt là vậy đó.
Hùng gãi đầu thắc mắc:
- Như vậy tên Hùng của con có gì đặc biệt mà ba mẹ lại chọn tên đó"
- Thế tên của ba là gì con có biết không"
- Dạ, tên là Vương.
- Vậy nếu tên con và tên ba để chung lại là Hùng Vương thì con có thấy điều gì đặc biệt không"
-  À, con nhớ rồi.  Hồi ở Việt Nam cô giáo con có kể nhiều chuyện cổ tích mà trong đó có tên của nhiều ông vua Hùng Vương như chuyện "Bánh Dày, Bánh Chưng", "Trái Dưa Hấu", "Thánh Gióng", và "Trầu Cau".
-  Đúng rồi, con nhớ giỏi lắm.  Ngày xưa khi bà nội sinh ra ba thì ông bà đặt tên cho ba là Vương vì mong muốn cuộc sống của ba sau này sung sướng như một ông vua, được khá giả hơn đời sống nghèo khó của ông bà nội.
-  Vậy ba mẹ mong muốn gì khi đặt tên con là Hùng"
-  Thì ba mẹ cũng hy vọng con có cái tên đẹp thì cuộc sống của con sẽ tốt đẹp hơn ba mẹ.  Nhưng điều ba mẹ mong mỏi hơn cả là con sống như một người anh hùng trong cách cư xử với mọi người chung quanh.  Dù nghèo hèn thế nào con cũng nên cố gắng giúp đỡ người khác.  Và nhất là con cần nhớ đến tổ tiên của mình là 18 đời vua Hùng Vương đã gầy dựng nên đất nước Việt Nam, và lúc nào con cũng phải hãnh diện mình là người Việt Nam cho dù mình đang sống tại nước Mỹ.
Mẹ từ trong nhà bếp đem ra ba ly nước chanh để trên bàn và tiếp lời:
- Như vậy bây giờ ba giải quyết như thế nào về tên của con"  Có nên đặt tên Mỹ cho bạn bè dễ gọi không"
Ba cầm ly nước chanh uống một ngụm rồi hỏi Hùng:
- Con thấy lời đề nghị của mẹ như thế nào"  Con có muốn có một cái tên Mỹ không"
Hùng ngẫm nghĩ một chút rồi trả lời:
-  Chắc con cứ giữ tên Việt của con vì ông bà, ba mẹ, và cô chú đều quen gọi con là Hùng.  Nếu đổi tên nghe sẽ lạ tai, với lại con thích ý nghĩa của tên con và của ba.  Mấy đứa bạn học Mỹ đâu có đứa nào có tên của 18 ông vua đâu ba nhỉ"
Ba mẹ bật cười vang trước câu hỏi ngây thơ của Hùng.  Ba nói:
- Bà Hiệu Trưởng nói vì con không kềm chế được sự giận giữ và lại đánh Mike đến chảy máu cam nên ngày mai con không được đi học cho đến ngày mốt.  Ba mẹ đã từng nói với con là không được gây chuyện trong trường, có gì không biết thì nhờ thầy cô giúp đỡ.  Mặc dù bạn con là người có lỗi trước, nhưng con vẫn không được đánh bạn.  Suốt tuần này ba mẹ phạt con không được coi ti-vi, không được đi chơi với bạn.  Để chiều mai ba sẽ dẫn con ra thư viện mượn sách nói về các vị vua Hùng Vương cho con xem.  Ba cũng sẽ mượn mấy quyển sách có hình để con học Anh văn dễ hơn thì các bạn không còn chọc con nữa.
Từ dạo đó, Hùng cố gắng học thuộc lòng ý nghĩa của tên mình bằng tiếng Anh để mỗi khi có dịp là nó kể lại cho cô giáo và bạn bè trong lớp nghe về sự tích của vua Hùng Vương và cũng không quên nhắc các bạn rằng Hùng là một phần tên của vua, cần đọc cho đúng để tỏ lòng kính trọng các vị vua. 
Để chứng minh tên gọi rất quan trọng, Hùng đã viết nguyên một danh sách tên các bạn học trong lớp và nhờ ba nó chú thích cách phát âm cũng như ý nghĩa bằng tiếng Việt.  Những cái tên tiếng Mỹ rất đẹp khi chuyển qua tiếng Việt nghe cũng kỳ lạ không kém gì tên Việt đọc theo kiểu Mỹ, chẳng hạn như:
- Mike   tên con trai Mỹ viết tắt của chữ "Michael", đọc là "Mai" biến thành tên con gái Việt
- Dan, tên con trai Mỹ viết tắt của chữ "Daniel", đọc là "Đen"
- Al,   tên con trai Mỹ viết tắt của chữ "Albert", đọc là "Eo"
- Bob   tên con trai Mỹ viết tắt của chữ "Robert", đọc là "Bóp"
- Ed,  tên con trai Mỹ viết tắt của chữ "Edward", đọc là "ét",
- Ted,    tên con trai Mỹ viết tắt của chữ "Theodore", đọc là "Tét"
- Tim,   tên con trai Mỹ viết tắt của chữ "Timothy", đọc là "Tim"
- Tom,    tên con trai Mỹ viết tắt của chữ "Thomas", đọc là "Tom"
- Bill,   tên con trai Mỹ viết tắt của chữ "William", đọc là "Biu", theo tiếng Mỹ có nghĩa là giấy tính tiền (điện thoại, tiền điện, tiền nước...)
- Mat,   tên con trai Mỹ viết tắt của chữ "Mathew", đọc là "Mét", theo tiếng Mỹ có nghĩa là tấm thảm chùi chân.
- Alex,   tên con trai Mỹ viết tắt của chữ "Alexander", đọc là "A-lếch", tên con gái Mỹ viết tắt của chữ "Alexandra"
- Pat,   tên con trai Mỹ viết tắt của chữ "Patrick", đọc là "Pét", tên con gái Mỹ viết tắt của chữ "Patricia"
- Betty, Liz   tên con gái Mỹ viết tắt của chữ "Elizabeth", đọc là "Bét-ti & Li"
- Cat,  tên con gái Mỹ viết tắt của chữ "Catherine", đọc là "Két" theo tiếng Mỹ có nghĩa là con mèo.
- Margie, Meg   tên con gái Mỹ viết tắt của chữ "Margaret", đọc là "Ma-chi & Mếch"
- Becky, tên con gái Mỹ viết tắt của chữ "Rebecca", đọc là "Bếch-ki"
- Vergie, tên con gái Mỹ viết tắt của chữ "Virginia", đọc là "Vơ-chi"
Hùng kết luận bài viết:
“Như đã kể ở trên, tên em tượng trưng cho tổ tiên Việt Nam gồm 18 đời vua.  Những vị vua này ngày xưa xử dụng đồ vật đa số đều làm bằng vàng hoặc màu vàng chẳng hạn như áo long bào màu vàng có thêu hình những con rồng bằng chỉ vàng, vật dụng trong cung vua từ bát đĩa đến ngai vàng đều như thế.  Nhưng quan trọng hơn nữa là tên này do chính ba mẹ em đặt ra sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng. Do đó em quyết định sẽ giữ cái tên ngàn vàng này mãi mãi để nhắc nhở em dù ở hải ngoại, tâm hồn em lúc nào cũng là người Việt Nam.”
Nguyễn Thi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,076,144
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến