Hôm nay,  

Áo Jessica

25/05/201000:00:00(Xem: 982183)

Áo Jessica

Tác giả: Phan
Bài số 2901-28201-vb3052510

Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự  2007. Bài mới Viết Về Nước Mỹ của ông cho năm thứ 11 là chuyện về mẹ con và tình người trên đất Mỹ.

***
Người y tá gật đầu với câu hỏi: “Chị là người Việt Nam hả chị"” Người bệnh nhân hấp hối chìm vào hôn mê, bỏ lại câu thứ hai tối nghĩa, “Nếu em bị chết. Chị mặc cho em áo Jessica được không"” Ông bác sĩ Mỹ hỏi cô y tá, “Cô ta nói gì"” Ông không nghe trả lời, đi lại hộp giấy lau mặt, lấy cho cô y tá một tờ. Ông thở dài, nhìn ra cửa sổ. Chờ cô y tá qua cơn xúc động trước một đồng hương của cô ta.
Chị Hậu trấn tĩnh lại, xin lỗi ông bác sĩ. “Tôi làm y tá tới nay sắp về hưu, càng ngày tôi càng thấy tôi đúng như người đồng nghiệp trẻ đã nói với tôi: Chị chọn lầm nghề rồi! Làm y tá phải lạnh lùng như không khí bệnh viện mới chết sau bệnh nhân. Bác sĩ nghĩ sao"”
Ông bác sĩ hình dung lại chị Hậu của nhiều năm trước, khi ông đến làm việc tại bệnh viện này, “Tôi quý bà như một người bạn vì làm việc chung lâu năm, tôi hiểu bà. Tôi cũng mong có một người nói với tôi: Làm bác sĩ phải thế nào" Làm sao vượt qua những đêm không ngủ được vì một bệnh nhân nào đó… Người bạn trẻ của bà nói đúng điều anh ta thấy. Phải nhiều năm nữa, anh ta mới nói ra được điều anh ta hiểu…
… Bà không sao chứ"”
“Không gì, không gì. Cảm ơn bác sĩ. Tôi đi làm việc.”
Chị Hậu không hiểu phép lạ nào giữ lại linh hồn người đồng hương không rời khỏi xác. Càng đọc kỹ bệnh án của cô ta, chị càng không hiểu phép lạ thay vì đẩy cái giường cô ta xuống nhà xác, thì đẩy lên phòng hồi sức sau thời gian ở phòng săn sóc đặc biệt.
Chị chọn cô ta là người chị sẽ săn sóc đặc biệt hơn hết để tạ ơn Chúa đã giữ gìn cho chị được được sức khoẻ, bình an và hạnh phúc. Cứ mỗi lần quyết tâm chăm sóc tốt hơn cho một bệnh nhân, chị càng thấy ân sủng rõ ràng hơn. Chị tìm thấy hạnh phúc thật sự khi một người nào đó, bất chợt chào hỏi chị nơi chợ, cửa hàng, trường học… nói lời cảm ơn chăm sóc những ngày tôi nằm trong bệnh viện. Chị vui sướng hơn được khen thưởng, lên chức, lên lương… Chị sẽ đọc kinh cầu an hàng đêm cho người đồng hương đeo nửa cái tượng Quan Aâm trên cổ. Nửa kia gãy mất đi đâu" Vì sao không thay cái mới"...
Từ đó, những lời kể khi tỉnh khi mê của thân xác như cây khô, sức sống chỉ còn trong ánh mắt gan dạ, nhân hậu, và khổ đau sâu thẳm…
Chị Hậu không dám cầu nguyện cho cô ấy chết đi, mà xin ơn trên cho cô được sống thì càng ân hận! Chị hiểu ra những đêm không ngủ được vì một bệnh nhân nào đó của ông bác sĩ. Thật khủng khiếp khi người ta mang tâm thù hận đồng loại. Nhưng thương cảm trong bất lực còn khủng khiếp hơn. Chị thương người đàn bà chỉ hơn con lớn của chị hai tuổi, mà cứ tưởng chỉ nhỏ hơn chị vài tuổi. Cô ấy tên là Hương, chị Hậu bắt đầu ghép những đoạn đời cô ấy lại như trò chơi puzzle. Có thể bắt đầu từ một mảnh ngẫu nhiên… khi hoàn tất mới biết nên cất giữ hay quên đi.

*

“… thằng Hạo về báo tin: “Má ơi! Con được lên High School rồi!” Chị Hương ngưng tay đang rửa chén, cột lại mớ tóc rối bung. Lời chúc mừng vụng về của chị làm nó mất hứng, bỏ vô phòng chơi game. Chị rửa tiếp cho xong mớ chén bát, còn bao nhiêu là việc. Bên ngoài khung cửa sổ mờ căm của căn apartment cũ kỹ, vẫn thấy được mấy dây mồng tơi của bác Tư bên kia sân cỏ. Mấy trái khổ hoa im lìm cam chịu như người nông dân không có ruộng, nhà vườn không có đất trồng. Rẻo đất bên hông apartment bằng cái lỗ mũi, bác Tư cũng cuốc xới tối ngày. Trồng đủ thứ như mấy mẫu vườn. Coi vậy chứ thiếu cọng hành lá, chạy qua xin bác Tư.
Chị Hương nhớ từng gương mặt, tính nết những người hàng xóm xa xưa, nay dồn hết vô người hàng xóm duy nhất! Nhớ ngày mình bỏ xứ ra đi, qua đây không có bác Tư thì còn buồn tới đâu cho hết. Nhớ chuyện thằng Hạo như nhớ nhà, nó lên được High School là chị Hương xong tâm nguyện vượt biên. Chị cũng xong lớp 9 ở trường xã, thuộc nhóm học sinh giỏi của trường. Nhưng nhà chị không đủ phương tiện cho con đi trường huyện để học trung học. Chị xếp cuốn tập lại như khép lại tương lai. Cuộc đời ngày mai của chị là hôm nay của má chị, nhà không có ghe đi biển thì làm công nhân cho Tổ hợp xuất khẩu hải sản đông lạnh. Dân miền biển mà hết đời chỉ được ăn tới đầu tôm, cái mình xuất khẩu hết rồi. Ước mơ được đi trung học đã khép lại, nhưng cam chịu cứ bùng lên như đuốc gặp gió khi nghe tiếng trống trường. Chị Hương lại giở ra mấy trang tập còn trắng, chong đèn viết đơn xin trợ cấp khó khăn. Chỉ hao dầu đèn, giấy mực. Gởi đường nào rồi cũng vô tay ông bí thư xã không biết chữ. Chị liều mình theo người ta ra biển. Không may, chết trên biển năm mười tám tuổi, bỏ cả gia đình cũng hơn chết từ từ trên bờ biển vì nghèo đói. Nếu qua được bên đó, là đâu, không biết! Nhưng hy vọng cứu được gia đình. Lòng riêng giấu kín, mong hiểu cho nhau… chị lầm lũi trong đêm, ra kè đá như đã hẹn. Nhìn lại xóm biển lờ mờ trong ánh sáng sao tháng Mười.
Đâu ngờ lần đi không chết mà cũng hết quay về. Sóng đời xô dập còn hơn sóng biển. Ngày dẫn thằng Hạo đến mướn căn apatrment này. Gởi nó bên bác Tư để đi làm, nó kêu bác Tư gái là bà ngoại, bác Tư trai là ông nội. Cứ hỏi ba con đâu"... Chị Hương lại nhìn những trái khổ hoa im lình cam chịu bên hông nhà bác Tư. Đã bao nhiêu mùa ra hoa vàng nhạt, người trồng chỉ vàng võ đi thôi… Bác trai đi lặng lẽ sau một lần đột qụy. Nhìn bác gái cầm cây cuốc của bác trai mùa sau, vị đăng đắng của khổ hoa trong cuống họng cứ trào lên ngày cũ. Chị Hương thôi sang xin khổ hoa về ăn cho mát mà cũng đỡ tiền chợ. Có nhớ cũng thêm buồn, chỉ mong con lớn. Chị sẽ đi làm thêm để lo cho nó đầy đủ hơn. Tốt nghiệp trung học ở Mỹ là vẻ vang dòng họ lắm rồi.
Chị Hương đi xin việc nhà hàng để làm thêm mỗi chiều đến tối. Công việc trong lò xi mạ kim loại đã lấy hết sức lực của chị, mùi a-xít hắt hơi tới trong mơ. Việc nhà hàng nhiều khi đi đứng như người mộng du vì đuối sức. Nửa đêm mới về tới căn phòng đơn lẻ, lo nấu ăn cho thằng Hạo ngày mai. Có hôm tới hai, ba giờ sáng. Sáu giờ lại thức để đi làm. Tội nghiệp nó không cha, mẹ cũng vắng nhà quanh năm suốt tháng. Nó học không giỏi như chị mong ước, nỗi buồn càng thấm lậm trong tim. Bạn bè nó có cha có mẹ, nó đưa về lá thơ mời đi họp phụ huynh. Cuối cùng chị cũng chỉ ký tên, nó viết mấy dòng tiếng Mỹ, là chị không đi họp được. Một năm, rồi hai năm… bạn bè thằng Hạo lên lớp 11. Nó đứng chựng ở lớp 10. Chị nghe bác Tư nói lại, mấy đứa nhỏ trong apartment cho hay. Hỏi nó, nó nạt chị. Lòng buồn thuần khiết của chị Hương đã thêm phần lo lắng.
Từ hôm bấm bụng mua cho con chiếc xe, không dám bắt nó hứa mà chỉ khuyên con đi học. Học chậm cũng học, má còn đi làm được sẽ lo hết cho con đi học. Hy vọng nó biết nghe chỉ được trả lời là nửa đêm qua phòng nó bất chợt, cửa sổ mở, con đã trốn đi chơi. Chị đắn đo, không nói. Một dịp nào thích hợp sẽ nói, tốt hơn rầy la. Cho đến hôm đêm về, chị không thấy nó trong nhà. Ngồi trông con đến sáng, đi đếm lại số tiền dành dụm cho nó đi đại học. Nó đã lấy hết từ bao giờ. Chị muốn tự tử, chết đi cho hết đau buồn khi niềm hy vọng cuối cùng cũng tiêu tan. Nhưng chị bỏ nhà ra đi, cha mẹ chị vẫn mong con về. Dù con thế nào, cũng trở về nhà. Cha mẹ chị không biết chữ, lá thơ viết giùm nhưng đúng là những câu cha mẹ chị thường nói. Chị qua tâm sự với bác Tư. Trời tờ mờ sáng, bác Tư nói hết cho chị nghe về thằng Hạo. Nó có học hành gì đâu, sáng ra chị đi làm, tưởng nó đi học. Nó lái xe đi loanh quanh rồi về ngủ tới chiều. Lại lái xe đi đến chị về làm thì nó về trước chút đỉnh. Bác Tư thấy chị đã khổ nhiều nên không dám nói… Ý tưởng tự tử lại càng thôi thúc chị Hương. Hai người chưa hết chuyện để cách biệt âm dương thì cảnh sát đã tới. Họ lục tung căn apartment của chị Hương. Súng đạn xì ke có hết. Giá chị đừng qua bác Tư, chết sớm một chút thì bớt đau lòng. Nhưng bây giờ, nó sống chết chưa rõ trong bệnh viện. Chị tự tử được sao.


Chị Hương thôi việc nhà hàng để chiều đi làm hãng ra, chị phải về nhà nấu ăn, xách đi bệnh viện cho thằng Hạo. Nhớ ngày ngồi đút cho nó chén bột em bé, lòng chị tan nát cách khác. Bây giờ đút cho con chén cháo, không dám nhìn xuống cái cùm dưới chân nó. Dù sao cũng mong người ta đừng đưa nó vô tù, mùa đông đang đến ngoài kia. Lá vàng bay tơi tả, lòng chị tả tơi. Nếu nó đừng ăn cắp số tiền chị dành dụm cho nó đi đại học, thì còn dám nói tới luật sư. Bây giờ, chỉ có trời cứu nó. Chị ói ra búng máu.
   Tỉnh dậy trên giường bệnh, thằng Hạo đã bị chuyển vô tù. Chị mê man liên tiếp… chị về quê, đi lột tôm cho Tổ hợp xuất khẩu hải sản. Tỉnh dậy còn nhớ bài toán ba chục năm lương mới đủ tiền luật sư. Chị bốn chục tuổi rồi, không còn đủ sức đi làm tới bảy mươi. Mà thằng Hạo ở tù ba mươi năm nữa để chờ tiền luật sư thì nó còn lớn tuổi hơn chị bây giờ! Nó bốm mươi tám tuổi mới ra tù, làm gì để sống. Chị Hương chìm vào cơn mơ tiếp theo, tiếng sóng đêm rời bỏ xóm biển rì rào, miên viễn…
Con đường vô trại giam không nắng, hơi sương còn ủ ỉ lá vàng. Chị Hương mỏng manh như chiết lá thu phai, tay xách giỏ quà thăm con lần đầu sau cơn bệnh tưởng chết. Nhưng bỏ nó cho ai nên không chết được. Hôm nay nó hết đau chưa, vết thương lành hết chưa" Chắc là ốm lắm… chị ngồi đợi trong lo âu. Người ta không báo nó đã chết là may mắn lắm rồi! Chị không chết mới xui xẻo, nhưng không nói ra đâu! Rồi chị sẽ tìm ra cách để cứu nó. Mong là nó mạnh khoẻ thì cứu được. Nó ở trong tù, chị hết phải lo ăn, lo ngủ cho nó. Chị sẽ đi làm không ngủ cũng được, làm mấy job cũng được. Càng có nhiều tiền thì tội càng nhẹ đi, chị đã sống trong thiên đàng mơ ước chỉ có nước mắt và khổ đau từ ngày đặt chân đến xứ sở này…
Người cảnh sát đến báo tin: “Chị về đi, Hạo không muốn gặp chị.” Chị lại làm phiền cảnh sát phải kêu xe ambulance đưa chị vô bệnh viện.
Trời chưa đông đã lạnh hay mình yếu quá! Chị Hương bên bác Tư về. Thiệt là người già không nói chứ đâu phải không biết. Chị sẽ gọi người bạn giỏi tiếng Mỹ, lạy lục cô ta nghỉ một bữa làm. Chị hoàn trả tiền lương cho cô ta nghỉ một ngày. Cô ta chỉ cần giúp chị nói sao cho cảnh sát trại giam đồng ý. Họ không báo cho thằng Hạo biết chị đến thăm, nó không chịu gặp mẹ. Nhưng cảnh sát thu xếp cho chị thấy nó là mãn nguyện. Thấy nó mạnh giỏi là chị yên tâm đi làm, làm đủ tiền luật sư mới thôi…
Chị Hương nghĩ thơ thẩn đã về tới phòng, cô gái Mễ đứng chờ chị ngoài cửa từ bao giờ. Cô bé quen quen, đã từng đến chơi với thằng Hạo… Cô bé lễ phép chào chị. Chị bật khóc, hai người ôm nhau. “Thằng Hạo cũng có một người bạn tử tế như vầy sao"” Cô bé an ủi chị, bớt đau buồn chuyện Hạo. Chị càng đau đớn hơn là sao nó không chơi thân với người tử tế. Chị làm cô bé sợ với những tiếng nấc không kềm chế được. Cô bé cáo từ. Chị tỉnh cơn vô lý. Một cô bé như vầy làm sao hiểu nổi cõi lòng người đàn bà. Chị không có lý do trút qua cô bé đớn đau của mình. Chị mời cô vào nhà. Nén lòng mình lại trong cõi cô đơn vô bờ.
Cô bé đến từ giã bà Hương. Ngày mai tôi đi đại học xa lắm. Chắc đến hè mới về. Lễ Tạ ơn, Giáng sinh, Năm mới… tôi không có tiền để về đâu. Tôi đến đây để tặng bà cái áo lạnh. Trời lạnh rồi. Tôi muốn nói cám ơn bà về những lần tôi và bạn bè đến chơi với Hạo, - lúc chúng tôi còn học chung lớp. Bà luôn thương mến tôi. Đặc biệt. Có lần bà còn cho tôi quà. Nay tôi có biết chuyện của Hạo, cho tôi gởi lời thăm anh ấy. Tôi không giúp gì được anh ấy, ngoài việc mua cho bà cái áo lạnh để mặc mùa này. Món quà của tôi đã hết khả năng tôi có, mong bà xem như món quà biết ơn của tôi…
Cô bé cáo từ, chị Hương nhìn theo tới khuất tầm mắt. Một cô bé thầm lặng vì vẻ bên ngoài không nổi bật, gia cảnh khó khăn nên lu mờ trong đám bạn học. Cái đẹp của nó giấu trong lòng, ngày càng ẩn sâu trong đời hào nhoáng, loẹt loè… mong là nó trở lại thăm chị một lần nữa. Người tử tế nhất trên nước Mỹ mà chị biết được.
Chị Hương khép cửa, nói điện thoại với người bạn xong. Không cần quà thăm nuôi gì vì mai chỉ mong trông thấy thằng Hạo thôi. Chị mở hộp quà cô bé tặng, cái áo len trắng ngoài Wal-Mart đây mà. Cái áo chị cũng thích nhưng không mua vì hết tiền làm được phải để dành lo cho thằng Hạo. Tội nghiệp cô bé mua cái áo không tới hai chục đồng đã hết khả năng. Nhưng nó về thêu thêm những bông hoa lên vạt áo, làm cho cái áo giá trị hơn. Những để ý, quan tâm tới nó của chị ngày trước vì nó mang hình ảnh của chị xa xưa, tuổi nhỏ khôngthể thiếu bạn bè nhưng tới nhà ai cũng tủi thân mình… chị Hương nằm cả đêm, chờ trời sáng để đi thăm thằng Hạo. Ôm ấp cái áo len trên ngực như thèm thuồng một sự cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ trong cô đơn vô biên. Chị gọi là áo Jessica. Không biết cô bé họ gì" Thể nào cũng có lần nó về thăm chị. Chị sẽ hỏi.
Chị Hương hãnh diện mặc cái áo Jessica lên người để đi thăm thằng Hạo. Cô bạn chờ chị tại hãng để đi chung. Gặp nhau, cô bạn khen liền: Chị Hương có cái áp đẹp quá! Lòng chị vui khôn tả, nếu hôm nay được nói với thằng Hạo: “Jessica tặng má cái áo này nè.” Chắc nó cũng vui vẻ lắm. Trong đầu chị loé lên ngàn hy vọng!
   Người cảnh sát Mỹ đen nói chuyện với bạn chị Hương thật lâu. Bạn chị chỉ thông dịch lại là ông ta không giúp được. Nhưng cô bạn nói dối không quen nên cứ nhìn xuống đất mà nói với chị. Chị nhất định gặp thằng Hạo hôm nay! Nhất định. Chị tự nói với ông cảnh sát… Ông cảnh sát không thấy ghét như tướng tá bậm trợn của ông. Ông đặt bàn tay quá lớn lên vai chị Hương, “Tôi mong bà bình tĩnh trong mọi trường hợp…”
Đi qua mấy khúc hành lang lạnh tanh, cái vắng lạnh của nhà giam làm cho người ta sợ khác hơn những hành lang sâu hút của bệnh viện. Chị Hương không diễn tả nổi sự sợ hãi lẫn trong niềm hân hoan của mình. Đến một góc khuất, mở ra ánh sáng trời. Ông cảnh sát nói dừng lại, cả ba người chăm chú nhìn vào khoảng sân mà những người tù đang thư giãn buổi sáng. Có người làm những động tác thể dục, người hút thuốc, khói xanh nặng nề như không thể bay lên… người ngồi yên bất động. Chắc chỗ ngủ của anh đêm qua không tốt. Cô bạn dõi mắt theo chị Hương để biết người nào là con chị" Ông cảnh sát không nhìn những người tù, ông chỉ để mắt tới chị Hương, bạn chị nhìn ông cảnh sát, ông cảnh sát nhìn chị Hương, chị Hương chú mục vô người thanh niên ngồi trên xe lăn, có đôi chân ốm teo như đôi đũa…
Chị ngã đúng tầm tay đoán trước của ông cảnh sát.
. . .

Chị Hậu đi gặp những người giữ tư trang, quần áo của bệnh nhân khi nhập viện. Đúng luật thì khi nào xuất viện họ mới trả lại cho bệnh nhân. Nhưng uy tín của chị Hậu trong bệnh viện đủ để xin nhận cái áo Jessica. Chị thoả nguyện cho chị Hương được ôm ấp người tử tế nhất nước Mỹ, cho đến khi phép lạ hết nhiện màu.
   Chuyện của chị Hương gây thương cảm không nhiều bằng lòng tò mò của người khác, từ khi câu chuyện cái áo Jessica lan truyền trong bệnh viện. Ai có dịp đi ngang phòng chị nằm, đều chậm bước để xem mặt chị Hương.
Giờ thì chỉ còn lời thăm hỏi: “Cái cô Jessica, chết rồi hả chị Hậu"”
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ: Bà tên thật Nguyễn Lệ Chi, một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên thành phố Milpitas, Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà dựa trên những tình tiết có thật, tuy nhiên tên nhân vật đã được chỉnh sửa đôi chút để giữ sự riêng tư. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn và Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô từng góp nhiều bài và nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới kể về khu phố Việt ở Massachusetts, giống như Little Saigon ở California.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến