Hôm nay,  

Nayef, Anh Chàng Hồi Giáo Ở Xứ Mỹ

23/05/201000:00:00(Xem: 110836)

Nayef, Anh Chàng Hồi Giáo Ở Xứ Mỹ

Tác giả: Joseph Nguyen
Bài số 2898-28198-vb8052310

Bài được chuyển bằng điện thư. Bài viết ngắn nhưng linh hoạt, vui vẻ. Theo nội dung, tác giả là một du học sinh từ Việt Nam, đang học tại Mỹ. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc sơ lược tiểu sử.

***

Có thể nói tôi tiếp cận được với dân Hồi Giáo là qua anh chàng Naef  Bukhari.
Anh chàng khá bảnh dáng, nếu không muốn nói đẹp trai. Anh ta mang dáng vẻ của người Trung Đông chính hiệu con nai vàng: Râu ria xồm xoàn, lông lá tua tủa, mắt nâu huyền bí và buồn muôn thủa, nụ cười tuyệt đẹp và hàm răng trắng đều đặn như con gái. Anh chàng hài không thể tả. Đùa nghịch mọi chổ mọi nơi. Thậm chí đóng giả giáo viên nạt nộ những học sinh lỡ đến trể vài phút làm ai trong lớp cũng tưởng là giáo viên thật. Tuy vậy, lúc đầu tôi thật sự là sợ anh ta. Cứ suy nghĩ cái thằng Hồi Giáo này nó đang đùa giả hay đùa thật đây" Giả dụ mà làm nó bực mình thì dám nó cho... nổ bom cái trường này lắm đó. Nên mỗi lần anh chàng đùa, tôi cứ giả vờ như không thấy hoặc không biết cho yên chuyện.
Cứ nghĩ đến cảnh anh ta đang mang một quả bom trong người hay cầm khẩu tiểu liên xả vào mọi người thì mình là con gái có cho vàng cũng chẳng dám làm quen, huống lựa đã sẵn có ác cảm nên càng tránh. Nhưng dần dần thấy anh ta chẳng làm ai chuyện gì. Mà đám con gái thì cứ bám lấy anh ta như ruồi gặp mỡ nên cũng thấy lạ. Cứ nghĩ vui trong bụng: "Dám thằng này nó giàu lắm đây", Sao mà cái đám con gái nó ham giàu sang thế không biết"""". Nhưng rồi càng ngày càng thấy thích cái cách anh ta pha trò và biến nó thành trận cười cho thiên hạ.
Lần nọ, anh chàng ra ngoài mà bỏ cái balô trong lớp, thế là máu nghịch nổi lên, tôi nhanh tay bỏ nó vào ...sọt rác. Anh ta vào, mắt đảo quanh, môi nhếch lên, mắt nhìn thẳng căm thù, tay đu đưa chỉ từng người trong lớp. Tự nhiên cảm thấy sợ quá, người đông cứng lại, mặt cúi gằm, tay bấu lại.... Cứ nghĩ anh ta sẽ trả thù. Chắc lần này thế nào anh ta cũng ... vác bom vào trường hay chí ít cũng nói đám Hồi Giáo dần mình ra tro.
Cuối cùng rồi anh ta cũng biết mình là thủ phạm. "Don’t do that, OK" (Không được làm vậy, OK"). Mình không nói được tiếng nào, mồ hôi vã ra vì sợ. Ra về anh ta nói: "Don t do it again, OK". Lí nhí trong miệng từ xin lỗi, anh ta cười toe toét: "I accepted your apology" (Tao chấp nhận lời xin lỗi của mày). Tôi bực mình quá, bao nhiêu sợ hãi trong đầu biến mất, xả liền một tràng như bắn....liên thanh: "Không phải tao sợ mày đâu nhé, mày đừng có mà chưa làm hoàng tử mà đã nhảy phóc lên làm vua". Cả đám Hồi Giáo cười vỡ chợ, thế là bao nhiêu sợ hãi trong người chạy đâu cả. Thấy tụi nó cũng ...dễ tính đấy chứ"


 Hôm sau gặp lại, anh ta cười nham nhở chào hỏi như không có chuyện gì xảy ra. Thế là từ đó bớt sợ. Được đàng chân thì lân đàng đầu, từ đó được dịp là chọc phá nhau cười vang lớp. Tôi và anh ta đặc biệt thích cô giáo dạy Toefl ban chiều. Cô giáo gì mà trẻ, đẹp như một ...cô tiên. Chỉ tội người nhỏ quá, chân thì lỏng khỏng như cành tre. Nhưng quyến rũ không thể tả, ngồi trong lớp mà cứ nhìn hoài. Cô ta trợn mắt hỏi mình: "Nhìn gì mà nhìn dữ vậy cu". Thế là tôi lầm bầm nói nhỏ trong miệng: "Đẹp thì nhìn, hỏi gì mà ...dốt dữ vậy". Hai anh chàng bụm miệng mà cười làm "con nai" cứ...ngơ ngác.
Quả thật sống ở Mỹ đối với một du học sinh thật là không dễ: Tiền bạc, học phí, ăn uống, bài vở nặng nề... nếu không có bạn bè quanh mình, chắc là chết sớm. Sinh viên Việt Nam thì hay phân biệt giai cấp quá. Hàn Quốc thì chỉ chơi với nhau hay với Tây, Nhật thì hiếm khi thấy nụ cười, Ý, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc ...thì kiêu ngạo quá chỉ giao lưu trong nhóm thôi. Thế là chỉ có mấy anh Trung Đông là dễ chịu nhất. Dễ làm quen, dễ kết bạn. Nhìn thì hơi sờ sợ tí thôi, chứ quen biết rồi thì cái gì cũng xuôi chèo mát mái cả. Vả lại tụi Trung Đông nói tiếng Anh là trời sợ, hay nói như người Việt Nam mình, nghe hiểu chết liền. Nhưng nếu nghe nhiều bạn sẽ nghe rất dễ. Mà đã nghe hiểu dân Hồi Giáo nói gì rồi thì nước nào nói bạn cũng hiểu cả.
Hễ đi đâu, tụ tập nơi nào là dân Trung Đông tụ lại nói chuyện bằng ngôn ngữ Ả Rập. Được biết các nước Ả Rập nói chung tiếng. Ả Rập thì có tất cả 28 chữ cái. Viết lằng ngoằng như con giun đất. Như được nghe nói lại thì ngữ pháp Ả Rập cực kỳ khó. Nghe hoài thì nói được nhưng viết hả" Đừng mơ. Khó vô cùng. Dân Ả Rập đi được nhiều nước nên trào lưu mới, phim ảnh mới, mốt mới ...họ bắt nhanh hơn Việt Nam ta. Như anh chàng Naef tuy là Ả Rập Sê út nhưng sinh ra ở Porland, Oregan. Nơi mà dòng MTG Đà Lạt có 1 chi nhánh ở đó. Hơi lạ là nghe nói tiếng Anh thì không ai địch lại mấy anh chàng Trung Đông nhưng đọc và viết thì mâùy chàng cực dốt. Lúc đầu hơi thấy lạ. Nhưng sau biết mấy chàng là "chúa lười đọc" nên mới dở thế.
Nước Mỹ là xứ đa văn hóa. Dân khắp nơi đổ về sinh sống. Mỗi chủng tộc có bản sắc riêng, mỗi nhóm dân có cá tính của mình. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành sự đa dạng trong văn hóa của đất nước rộng lớn này. Tôi hiểu ra nhiều chuyện, vỡ ra nhiều điều mà khi còn ở Việt Nam tôi khó lòng mà có được.
Cám ơn Nayef.
Nhờ mày tao cũng hiểu ra một điều tưởng như đơn giản mà không đơn giản chút nào: ở đâu cũng vậy, người tốt lẫn lộn với kẻ xấu, kẻ gian sống chung với người lành. Chẳng cứ là vì một vài người làm xấu mà ta vơ đũa cả nắm rồi nói Hồi Giáo ai cũng xấu cả. Đó là bài học mà tôi học được từ xứ Mỹ và tôi cám ơn xứ tự do này vì bài học đáng giá này.
Joseph Nguyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến