Hôm nay,  

Có Tật Có Tài!

03/02/201000:00:00(Xem: 302331)

Có Tật Có Tài!

Tác giả: Thanh Mai
Bài số 2854-1628924- vb4030210

Nhân vật chính trong bài viết trúng giải Viết Về Nước Mỹ 2008, mới đây đã được truyền hình và báo chí Mỹ trân trọng nhắc tới: Em Trần Lộc, 17 tuổi, bẩm sinh bị khiếm thị và tự  kỷ ám thị, hiện là học sinh lớp 12 tại Champlin Park High School (vùng Minnesota) được nhìn nhận là một thiên tài âm nhạc. Mẹ của em Lộc là tác giả Thanh Mai đã viết lại câu chuyện của em trong bài "Ép Con Học Hành Quá Sức." Lễ phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2008, tại sân khấu Rose Center, Westminster, Lộc đã xuất hiện cạnh mẹ lãnh giải và sau đó biểu diễn một tấu khúc dương cầm. Trong bao xuân Việt Báo Tết Canh Dần 2010.  đầy đủ chi tiết về câu chuyện của Lộc được chính song thân của em cùng nhau kể lại. Sau đây là bài viết của Thanh Mai.

***

Lộc năm nay 17 tuổi, bị yếu thị lực và bị thêm chứng tự kỷ từ hồi mới sanh nên được xếp vào loại học sinh khuyết tật cần được chăm sóc đặc biệt. Trong một số giờ học nó được cô giáo riêng theo giúp đỡ ghi chép bài tập trên bảng xuống vở, ghi note bài giảng. Ở trường và ngay cả ở nhà Lộc được cấp riêng CCTV là một loại máy có màn hình giống như Ti Vi, phóng đại chữ và hình để có thể đọc sách, viết và làm bài tập. Nó cũng được học chữ nổi (braile) của người mù nhưng thầy cô khuyến khích nên dùng thị lực để đọc khi còn có thể. 
Lộc học đàn piano từ năm 7 tuổi. Chúng tôi thấy thằng nhóc có thể bấm game hay quá với 10 ngón tay nên cho nó đi học đàn chứ không biết trước là con mình có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Mới học đàn không bao lâu Lộc đã sáng tác một số bài và cô giáo thấy hay hay đã đem dạy lại các học sinh khác. Nó học cô Trang được một năm thì chuyển qua học cô giáo dạy âm nhạc người Mỹ và cô này đã luyện con gà nòi đưa đi thi âm nhạc. Từ năm 10 tuổi, Lộc đoạt được 2 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba trong một số cuộc thi âm nhạc. Nhưng sau một trận bịnh nặng năm lên 12 tuổi, vì sức khỏe, nó không học nhạc để đi thi nữa mà chỉ để giải trí. 
Chúng tôi là cha mẹ và ngay cả nhà trường đều quan tâm đến sức khỏe của Lộc là chính. Thời khóa biểu ở trường được một hội đồng giáo viên nhiều lãnh vực nghiên cứu và sắp xếp cho phù hợp với khả năng tiếp thu và thể lực của nó. Cũng nhờ đó mà Lộc khỏe lên dần và ngày càng cao lớn, khỏe mạnh; nhưng đầu óc thì vẫn còn con nít ngây thơ lắm. Nhiều lãnh vực nó rất giỏi như âm nhạc, toán, ngoại ngữ nhưng những thứ khác như văn chương, xã hội học, giao tiếp thì ngu ngơ vô cùng.
Lộc không có bạn bình thường đồng lứa tuổi mà chỉ có một vài người bạn cùng bịnh tự kỷ như nó, trong số đó có một bạn gái thân nhất là Jessica người Mỹ. Cô bé này rất dễ thương, ăn nói cũng ngây thơ như nó. Ngày nào 2 đứa cũng gọi phone qua lại nói chuyện cả tiếng đồng hồ, kể lể cho nhau nghe đủ thứ chuyện linh tinh xảy ra trong ngày như bị cha mẹ la, ăn món gì, hẹn hò với ai, thương ai. Hai đứa học cùng trường từ năm lớp 4 nhưng mới thân nhau năm lên lớp 8. Nhớ hồi đó ngày nào thằng con cũng than với tôi cả trăm lần:
- Má ơi! Lộc nhớ con Jessica quá.
Sau này nghe nói con Jessica cũng than nhớ Lộc với Má nó suốt ngày như vậy. Một thời gian thương nhớ nhau cứ y như người tình và không nhớ xuể Lộc đã sáng tác biết bao bản nhạc cho "nàng". Rồi không biết đến khi nào hai đứa lại chuyển hướng đi thương nhớ người khác và kể cho nhau nghe về người trong mộng kia mà không một mảy may ghen tị.
Lộc dễ cảm mà cũng dễ quên. Mỗi cô gái nó thích và thương nhớ đã tạo nên cảm hứng cho chú bé đa tình này sáng tác nhiều bài nhạc. Ngoài ra những giấc mơ đẹp hoặc ác mộng cũng tạo nên âm thanh trên phím đàn khi Lộc thức dậy và muốn diễn đạt giấc mơ của nó. 
Hè năm nay cu cậu quen được một cô bạn tên Judy trong một kỳ cắm trại hè dành cho những thanh thiếu niên kém thị lực. Nó có vẻ thích cô bé Judy này lắm và năn nỉ tôi cuối tuần chở đến nhà người đẹp. Nhưng giữa tuần cu cậu hỗn nên bị phạt không được chở đi nữa.
Tôi đang dọn dẹp nhà cửa thì nghe Lộc đàn một bài là lạ, âm điệu thấy hay hay. Tôi lắng nghe nó đàn hết bài và hỏi:
- Ủa, bài này má nghe lạ. Con mới sáng tác hở"
Lộc hỏi lại:
- Dạ. Má nghe có thích không"
- Má thích bài này lắm. Con đàn lại đi. Mà ý của bài nhạc này là gì"
- Bài này là Judy 7 tên "I can't come to see you". Diễn tả chuyện Lộc bị phạt không được chở đi thăm "nàng" nên buồn và nhớ nàng lắm.
Tôi ngạc nhiên:
- Sao lại là Judy 7 lận. Con làm Judy 1,2,3,4,5,6 chưa"
- Dạ chưa! Lộc mới nghĩ sơ trong đầu về mấy đề tài này thôi chứ chưa nghĩ ra nhạc. Còn bài Judy 7 Lộc mới có ý tưởng sáng nay vì bị má phạt.
Thứ sáu tuần sau có mấy người bạn của tôi tới nhà chơi và yêu cầu Lộc đánh đàn cho họ nghe. Nó đánh nhạc Việt nam, rồi nhạc classical và nhạc của mình sáng tác. Tối đó cu cậu chơi rất có cảm hứng vì tôi đã hứa trước nếu chơi hay ngày mai sẽ chở đi thăm Judy. Ai cũng trầm trồ.  Tôi nói với các bạn của mình:
- Cái thằng này, nó chỉ sáng tác cho các nhân vật bóng rổ và mấy cô gái nó thích thôi. Còn cha mẹ nó thì không được một bài nào cả.
Lộc hứng chí lên nói:
- Để Lộc nghĩ ra một bài cho Má nhen. Lộc nhớ con Katlin nói là phải có hiếu với cha mẹ, phải coi cha mẹ trên hết.
Cu cậu ngồi suy nghĩ cỡ 5 phút rồi bắt đầu chơi một khúc dạo đầu rất réo rắt. Nó vừa đánh đàn vừa hát bằng tiếng My. Tôi tạm dịch tiếng Việt như thế này:
"Xin lỗi Má! Xin lỗi Má!
Con luôn luôn làm nhạc để than phiền đủ thứ về Má.
Xin lỗi Má, Xin lỗi Má!
Con sẽ không làm như vậy nữa!
Con luôn nghe lời con gái mà không nghe lời Má.
Xin lỗi Má! Xin lỗi Má!
Con sẽ không làm như vậy nữa.
Con sẽ không làm bất cứ lỗi lầm nào nữa!" 

Nhạc của Lộc làm thường có âm điệu rất hay nhưng lời nhạc thì ngây ngô đơn giản. Nó nghĩ gì hát nấy. Trong lãnh vực sáng tác âm nhạc, Lộc như một viên ngọc chưa được mài dũa. Khả năng sáng tác của nó rất dồi dào và đã sáng tác hơn trăm bài classic. Chúng tôi chỉ biết thu lại để dành cho con chứ không có khả năng đánh giá từng bài có đúng với quy luật đầy đủ của một bản nhạc không. Lộc chỉ đi học về kỹ thuật đánh đàn chứ không được học về sáng tác. Ở tiểu bang Minnesota, chúng tôi không có điều kiện quen với các nhạc sĩ Việt nam giỏi để nhờ hướng dẫn một hướng đi cho nó nên tiếc lắm. 
Nghe bạn tôi bày nên cho con học thêm về nhạc jazz để giúp cho khả năng sáng tác âm nhạc của nó nên hè năm nay Lộc ghi danh học thêm mỗi tuần nửa tiếng ở Schmitt Music. Ngày đầu tiên nghe thầy giải thích thế nào là nhạc jazz, cu cậu về nhà sáng tác ngay một bài nhạc thể loại jazz đặt tên là "Practice" do cảm hứng về Iverson - một cầu thủ bóng rổ cứ luôn miệng nói "practice" mà nó thấy tức cười. Học được một tháng, đến ngày recital hàng năm là ngày các học sinh biểu diễn mỗi người một bài vừa học, thầy giới thiệu Lộc Trần biểu diễn bài "Practice" do chính em sáng tác. Nốt nhạc cuối cùng làm khán giả im lặng một thoáng rồi bùng lên tiếng vỗ tay vang dội. Đến cuối giờ, họ tới hỏi thăm, chúc mừng, và một cô giáo dạy nhạc đã hỏi:
- Em có thể bán cho tôi bản nhạc này không" Các em học sinh của tôi muốn học bài này.
Lộc thật thà trả lời:
- Em chỉ sáng tác trong đầu chứ chưa viết xuống giấy.
Tôi đề nghị:
- Nếu Lộc muốn thì ghi xuống giấy rồi gởi cho cô sau.


Sau đó Lộc đã viết bài nhạc này xuống giấy. Nó viết xuống một cách dễ dàng còn hơn mình viết văn vậy, không cần xóa hay sửa chữa. Có điều nốt nhạc được viết bằng tay, trông không rõ và nhìn như gà bới.
Lộc không tham gia thi âm nhạc như xưa nhưng năm ngoái một cô giáo lo về thị lực có giới thiệu cuộc thi "Young Solonist Awards" dành cho người khuyết tật do VSA tổ chức. Chỉ cần gởi CD dự thi nên tôi đã chọn "đại" 3 bài classical nó học ở trường gởi đi. Ai ngờ Lộc lại được chọn thắng giải nhất và đại diện tiểu bang Minnesota CD này được gởi qua Washington D.C dự thi giải liên bang. Đến khâu cuối này thì không đậu. Một phần do lỗi của tôi vì đã "chọn đại" mà không chuẩn bị kỹ lưỡng tìm bài xuất sắc của nó.
Ở trường phổ thông, Lộc theo học lớp hát để thư giãn. Nhưng trong lớp hát này, nó có khả năng hát bất kỳ nốt nhạc nào nên được cô thầy khen ngợi. Thêm họ thấy Lộc có thể đàn đủ thể loại mà không cần nhìn bản nhạc nên đã viết trong báo của học khu về khả năng âm nhạc cùng tin tức thắng giải "Young Solonist Awards" vừa qua.
Đài truyền hình địa phương Northwest Cities đọc được bài báo này liên lạc với trường xin làm một phỏng vấn riêng cho Lộc và phát hình ngay ngày hôm đó với lời giới thiệu "Lộc Trần có thể chơi mọi loại nhạc mà không cần music sheet".
http://www.youtube.com/watch"v=dhuY2YiKQ7c
Công nhận họ cắt xén rất hay, Lộc trên Tivi rất đẹp trai, trả lời ngắn gọn thông minh không có vẻ lơ ngơ như ngoài đời, bạn bè ai cũng khen ngợi.
Một tuần sau Lộc lại được đài truyền hình WCCO của tiểu bang để mắt xanh tới giới thiệu với đề tài "Amazing Gifts" đưa ra thêm một hai năng khiếu khác làm khán giả ngạc nhiên khi nói về khả năng sáng tác âm nhạc trong đầu một lần 4, 5 bài và có thể nói được thời tiết của bất cứ ngày nào trong những năm trước đó.
(http://www.youtube.com/watch"v=siJ4gwmkVpU)
- Ngày 24 tháng 3 năm 2003 nhiệt độ như thế nào"
Chỉ trong vài giây Lộc trả lời:
- Nắng ấm. Nhiệt độ cỡ 60 độ.
Chuyên viên thời tiết kiểm tra và reo lên:
- Ngày đó trời vừa có nắng vừa có mây! 61 độ. Nếu hoàn toàn chính xác chắc tôi bị mất job.
Tháng 3 ở Minnesota thường là lạnh, nhiệt độ trung bình cỡ 25 độ F. Nếu Lộc đoán mò thì sẽ nói cỡ con số này.
Lộc còn có khả năng nói ra ngày thứ mấy trong tuần trong vòng vài giây nếu được cho bất kỳ ngày tháng năm nào trong vòng trước sau 20 năm. Cho thời gian xa hơn nhiều nó không tính được bảo là tính xa quá làm toán hơi nhức đầu. Cu cậu giải thích là nó nhớ một số ngày chuẩn và dựa vào mà tính thôi. Chẳng hạn ngày 1 tháng 1 năm 2009 là thứ Năm thì đúng ngày này năm 2010 là thứ Sáu; năm 2011 là thứ Bảy; năm 2012 là Chủ nhật. Sau năm nhuần thì sẽ nhảy xa thêm một ngày, tức năm 2013 sẽ là thứ Ba. Nó tính nhẩm nhanh lắm, chỉ vài giây suy nghĩ là nói ra ngay và thường là đúng.
Lộc còn rất nhạy cảm về phương hướng. Có lẽ vì thiếu thị lực nên giác quan này của nó mạnh chăng. Nhớ hồi cu cậu còn nhỏ cỡ 3, 4 tuổi, chúng tôi thường chở con đi chơi và nó nhớ được những con đường đã đi qua.  Đến khi được 6,7 tuổi, khi được hỏi đang đi hướng nào trên free way nào Lộc đều trả lời đúng. Tôi thì hay lạc đường và dễ mất phương hướng. Mỗi lần chạy xe bị lạc tôi đều hỏi thằng con:
- Chết rồi, Má đang chạy hướng nào vậy hả con"
Lộc đều nói đúng hướng tôi đang chạy và bảo tôi cua phải, cua trái hay quay ngược để chạy cho đúng đường. Nó thật tài mà không biết cách giải thích tại sao biết được. Đến khi lớn hơn thì tôi mới biết nhờ đâu con lại chỉ đường được cho tôi mặc dù nó không thấy đường bao nhiêu.
Hôm đó tôi chở Lộc cùng một số người quen đi đến trường College để xem văn nghệ Tết có nó biểu diễn đánh piano. Vì trường lạ và thình lình lại đóng đường sửa chữa nên tôi không lái xe theo hướng dẫn ghi sẵn được. Tôi chạy vòng vòng một lúc thì bị lạc không biết mình đang chạy hướng West hay hướng East nữa. Tôi biết trên con đường này có một freeway để đến trường college này nhưng nếu mình đang chạy ngược hướng về phía West thì sẽ càng chạy càng xa hơn. Tôi hỏi Lộc thì nó ngồi im vài giây rồi nói chắc chắn:
- Má đang chạy về hướng West đó.
Ai cũng ngạc nhiên hỏi:
- Sao Lộc biết"
Lộc quả quyết:
- Lộc đoán được nhờ ánh sáng mặt trời! Bây giờ là buổi sáng. Lộc biết mặt trời đang ở hướng nào và đoán ra.
Tôi nghe lời con, quay đầu xe lại và tìm thấy freeway để đến được trường college. Nghĩ mà tức cười, một đám sáng mắt mà phải nghe anh nhóc mù chỉ đường.
Lộc học thêm tiếng Spainish ở trường và tiếp thu rất nhanh. Tiếng Spainish thì tôi không biết để kiểm tra nhưng với tiếng Việt thì tôi thật sự ngạc nhiên. Năm ngoái Lộc đi Chicago trình diễn nhạc với các bạn trong trường, nó gọi về méc tôi:
- Má ơi! Hồi chiều tắm hồ con Lydia nó ôm Lộc đó, ai cũng thấy.
Tôi thắc mắc:
- Lúc đó nó mặc đồ gì"
Giọng Lộc hồ hởõi:
- Nó đang mặc đồ tắm lòi rún đó má.
Tôi kêu lên:
- Trời ơi, con nhỏ này chắc nó chọc con đó. Nó biết con thích được con gái ôm mà. Nó ác quá!
Lộc cắc cớ hỏi tôi:
- Má nói nó ác là sao" "Ác độc" hay "ác liệt""
Không ngờ thằng con hiểu tiếng Việt và chơi chữ như vậy, tôi nói:
- Ác độc chứ còn gì nữa.
Lộc cãi:
- Lộc thì thấy "ác liệt". Nó ôm đã lắm.
 Không ngờ nó học và hiểu được tiếng Việt như vậy. Nhà trường và chúng tôi dần dần tập cho Lộc biết sống tự lập, tự lo được cho mình càng nhiều càng tốt vì chúng tôi đâu thể ở đời với nó. Ngoại trừ việc tự nấu ăn cho mình, nay Lộc có thể tự làm mọi chuyện trong sinh hoạt thường ngày như tự nhỏ thuốc mắt và uống thuốc đúng giờ; gọi tiệm thuốc để refill; tự lo giặt giũ, xếp quần áo và rửa chén, hút bụi làm việc nhà giúp cha mẹ; mùa đông còn ra ngoài xúc tuyết nữa chứ. Nó nhiệt tình lắm, tự giác làm mà không đợi nhắc nhở, lúc nào cũng muốn làm vui lòng người chung quanh.
Thấy con tật nguyền chúng tôi rất buồn và lo lắng cho cuộc sống cũng như tương lai của nó. Nhưng cũng mừng là Lộc không buồn vì bịnh tật của mình như chúng tôi buồn cho con. Nhiều khi nhìn lên bầu trời đầy sao lấp lánh, hay những quang cảnh đẹp của thiên nhiên, tôi tiếc cho con mình không thể nhìn thấy được những cảnh trí đó. Chúng tôi cố gắng dành nhiều thì giờ để bù đắp, gần gủi, lo cho Lộc. Bạn bè nhiều người hỏi:
- Sao không làm overtime kiếm thêm tí tiền để lại cho con"
Tôi nghĩ con cái cần thì giờ và sự quan tâm của cha mẹ nó hơn là tiền bạc. Cho nó một không khí gia đình ấm cúng, vui vẻ, đầy tình thương đáng giá hơn bạc tiền nhiều. Tôi nhớ hồi mình còn nhỏ, mỗi khi má có chuyện đi vắng căn nhà lạnh lẽo trống vắng biết bao nhiêu. Bây giờ tại sao mình lại ham tiền mà làm cho chính căn nhà của mình lạnh lẽo" Tính Lộc vui vẻ, rất ngây thơ, đơn thuần và biết suy nghĩ, biết hối hận khi làm gì không đúng. Tôi nghĩ rằng đó cũng là nhờ chúng tôi đã dành thời giờ nói chuyện khuyên nhủ con mình làm một con người tốt biết phân biệt đúng sai.
Người ta nói "Có tật có tài", Lộc không may mất đi thị lực và bị chứng tự kỷ. Nhưng bù lại nó lại có những năng khiếu đặc biệt và được mọi người xung quanh yêu thương, giúp đỡ. Trong show chiếu trên Ti Vi Lộc có nói: "Bịnh tật không làm khó được tôi!". Phải! Với sự chăm sóc của gia đình và nhà trường, nhất là sự cố gắng của Lộc, chúng tôi rất mừng và tin rằng Lộc sẽ trở thành một người vừa có tài vừa có đức, biết góp phần tốt đẹp cho cộng đồng người Việt của chúng ta  trên mảnh đất tự do này!
THANH MAI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,570,283
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến