Hôm nay,  

Chị Và Tôi

04/01/201000:00:00(Xem: 244881)

Chị Và Tôi

Tác giả: Vành Khuyên
Bài số 2831-1628901- vb210410

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Vành Khuyên có cách viết như nói, và là nói thẳng thừng, mạnh mẽ. Lần này, cô viết về một thời ‘quan hệ đồng tính’ của chính mình, với lời than làm mủi lòng người đọc “Ôi cái cảnh nhớ mà thương tâm giữa hai người bạn gái...”

***

Tôi đứng ở tuổi 40, với tôi một tuổi đầy sức sống, đầy nghị lực, biết mình là ai và luôn biết mình phải làm gì từng ngày, từng giờ. Từ năm 30 tuổi, tôi mơ mình được như thế này mà phải chờ cho tới mười năm sau nó mới thành hiện thực.
Hồi mới qua Mỹ, chân ướt chân ráo, kiếm người hỏi đường còn chưa xong huống chi mà trao đổi nói chuyện hay tâm sự gì. Tôi thì lúc nào cũng một núi chuyện, viết thư về Việt Nam cho bạn bè cũng kể, gặp các em các chị người Việt nào trong trường cũng với người ta xuống mà kể loạn cả lên. Cho vơi mà. Mới xa quê, còn gì để mà quan tâm hơn là những gì mình đã có, đã ôm ấp ở quê hương"
Năm đó tôi 27 tuổi, nghĩ mình sẽ mãi lang thang du thủ du thực ở cái xứ sở xa lạ này. Đùng một cái, tôi được gọi phỏng vấn làm nhân viên xã hội, rồi cũng đùng một cái tôi trở thành nhân viên nhà nước trong khi tôi còn đang nhận phiếu thực phẩm để đi học qua ngày. Thật là một điều không tưởng với tôi.
Ngày đầu nhận sở, tôi quen giờ giấc lên lớp, cứ tới trưa là tôi buồn ngủ, ở trường là tôi đã kiếm chỗ nào đó đánh một giấc rồi mới làm gì thì làm. Y chang, tôi đang được đồng nghiệp dạy việc, sáng còn đỡ, giờ ăn trưa xong vô là ngày nào như ngày nấy họ nói cứ nói, tôi cứ nghiêng ngã, mắt lờ đờ, vô được chữ nào cứ vô, mệt chịu gì nổi. Lần đầu tiên tôi phải làm việc cả ngày mà. Ơ hay, nhưng họ cũng chưa đuổi.
Những năm đó, sóng người tỵ nạn theo diện HO đang bắt đầu, họ mướn tôi biết nói tiếng Việt là vì thế. Thấy không xong, họ gửi tôi xuống thủ đô Salem của Oregon học lớp chuyên nghiệp về ngành được thâu nhận. Tôi ngồi nghe cũng như vịt nghe sấm, ngày nào về nhà cũng mang theo hai cuốn manual dày cộm học thêm, có hơn được chút nào đâu. Tôi làm gì hiểu được lúc đó là cái hệ thống trợ cấp xã hội qúa mới mẻ với tôi, dù có đang hiểu từng chữ họ nói, tôi cũng không thể nào rõ được nó đang điều hành ra sao. Về lại sở một tuần sau đó, bà boss tôi cứ cười cười, bảo mày sẽ không hiểu độ một hai năm, sau đó biết hết à. Tôi thấy lạ, nhưng rất yên tâm, miễn họ không đuổi tôi dù tôi không hiểu tí gì về công việc là được.
Trong kỳ học tập trung đó, tôi chẳng chuyện trò với ai cũng nghĩ chả ai thèm để ý tới mình. Nhưng ngày nào, cái nhìn của chị đến tôi cũng quá rõ, chị hay chào tôi mỗi lần tôi đi ra cửa. Thế là có một ngày, tôi dừng lại nói chuyện với chị dù chỉ bằng tay chân. Tôi rất ngạc nhiên không biết chị hiểu không nhưng sao chị rất mau mắn tiếp lời sau những câu nói không trọn vẹn tôi có.
Đang lẻ loi, có chị, một người da màu từ Pueto Rico, mạnh mẽ, bản lĩnh, làm quen và gắn bó, tôi thấy đời mình lên hương rõ rệt. Tôi nghĩ từ đây, tôi sẽ chẳng cần thằng ma dại nào trong đời, cứ chơi với phụ nữ vậy mà hay, chả sợ bị tấn công dơ dáy gì, ôm ấp gì ngoài ý muốn. Cuộc đời trong trí tôi lúc đó như thể đang chiều ý tôi vậy như tôi vẫn hằng mong.
Từ học cả ngày, tôi chuyến chỉ còn học hai lớp mỗi khoá cho xong cái bằng 4 năm, tính ra cũng phải cả bốn năm nữa mới xong, con đường dài quá nhưng tôi tin tôi lắm. Chị lúc nào cũng ở bên cạnh tôi, rủ tôi đi park, hai chúng tôi nằm trải dài nhìn lên bầu trời xanh và cùng cười cùng đùa vui với nhau, chị chỉnh tiếng Anh còn bể gẫy của tôi nhưng tự ái cùng mình, tôi không bao giờ nói theo chị, tôi thích nói broken English, tôi chọc chị thế. Những buổi tối tôi đều có phone của chị, chúng tôi nói chuyện bao giờ cũng tới khuya, ngày nào như ngày nấy, có sáng đi làm tôi dậy không nổi. Rồi weekend, chị rủ tôi về nhà chị ngủ, để sáng chị kịp chở tôi đi chỗ này chỗ kia chơi cho biết Oregon. Tôi hứng thú lắm, rất thích nữa là đàng khác. Hai ba năm qua đây chỉ toàn học với làm, nay được bạn của mình dẫn đi chơi, thích không còn gì bằng.


Phải nói là tôi nể chị, con gái mà cái gì cũng biết, chị đã có gia đình nhưng ông chồng thích chơi súng hơn thích chị, thế là hai người chia tay, tôi ngờ ngợ như hiểu chị còn điều gì nữa mà chị không nói ra. Chị bảo chị từng thích một cô tên Patty, chị nhắc đến cô này nồng nàn theo kiểu gì mà tôi thấy bị chia xẻ rồi bắt đầu không cho chị nhắc tới cô này nữa trước mặt tôi. Trời, tôi cũng lạ cho chính mình.
Có những ngày tôi về nhà, ba mẹ tôi hỏi tôi ở đâu những buổi tối mà sao không về, tôi bảo đến nhà chị người cùng làm chung ngành. Ba tôi đã ngăn tôi ngay "không khéo cái con ấy đồng tình luyến ái nha mày, mày còn là con tao thì về nhà mà ngú, tao không chấp nhận kiểu đó." Tôi cãi bố tôi liền "bố cứ lo xa , nếu có con biết chớ sao không""
Những ngày bên chị thật là vui lắm. Chị lo cho tôi đủ thứ, đêm xuống nằm bên chị cười khúc khích rồi sáng ra chị làm điểm tâm cho ăn, lo cho tôi như con, tôi thấy bình an vô cùng. Những tối tiếp những tối, rồi có tối chúng tôi bên nhau, chị không còn ngại gì hết, chị bắt đầu lộ cho tôi biết chị muốn gì nơi tôi và bắt đầu hành động. Tôi chiều chị để giữ quan hệ, lòng không muốn mất chị, cũng không muốn mình đi xa hơn, tôi nhớ đến người bồ cũ để ráng níu kéo một chút phụ nữ còn ở trong mình dù đã bị anh ta ruồng bỏ một năm nay. Càng nghĩ về anh, tôi càng không thóat ra được mà còn lậm vào tình cám với chị. Với chị tôi thấy an toàn, chị không có lý do nào xa tôi về tâm lý và về sinh lý, tôi cũng không sợ sức ép của việc mang thai ngoài ý muốn. Ôi thôi, cứ nghĩ đến đó là lòng tôi như trăm mảnh, mảnh nào tả tơi mảnh đó, tôi mơ hồ nhận ra tôi đã là con người khác. Tôi ghét đàn ông, tôi muốn sống trong thế giới không có sự phản bội thì phải không có đàn ông. Đúng vậy... tôi đã tin điều đó.
Một năm sau, tôi bị đau bao tử quá, những cuộc vui với chị phải giảm xuống vì khi đau tôi không học xong bài thì thời gian chơi phải giành cho việc học. Chị trở nên khác thường khi tôi không dành thời gian cho chị như trước. Chị hoảng loạn, còn tôi thì không bao giờ muốn bỏ cuộc nên nhất định từ khước thời gian với chị khi tôi không có thể. Năm đó tôi phải đi mổ mật vì bị sạn, chỉ có chị đến thăm và đưa tôi từ bịnh viện về. Ba mẹ tôi giận tôi vì còn quan hệ với chị nên đã không đến thăm.
Tôi hận lắm nên lại ngã vào vòng tay chị mà thấy tủi cho mình vô cùng. Chúng tôi thân mật độ nửa năm nữa, tôi quyết định nói lời chia tay để dành hết thời gian sau ngày làm việc cho việc học vì tôi nghĩ tôi đang tuột dốc. Chị khóc hết nước mắt, van nài tôi. Tôi bảo tôi vẫn xem chị là bạn nhưng không ghé nhà chị và không đi chơi riêng nữa.
Chị, một ngày, mang hết đồ tôi tặng chị trả cho tôi, những cuốn băng nhạc tiếng Việt nam chị cố nghe và cố học để có thể hiểu tôi đang nói gì trước gia đình. Tôi tức qúa vì nghĩ chị lăng mạ tôi qua việc làm đó. Vừa về nhà thấy đồ, tôi lượm hết rồi tức tốc chạy lại nhà chị, mắng chị. Chị không cho tôi vào nhà. Ôi cái cảnh nhớ mà thương tâm giữa hai người bạn gái: Tôi quăng hết đồ đó vào thùng rác nơi chị sống. Sau này ôn hoà lại, chị lại đưa tới tôi những đồ tôi đã quăng hôm đó, rất kính cẩn. Tôi hiểu ra lòng chị, không còn tôi như người bạn tình, những đồ vật đó nhắc chị kỷ niệm đau lòng. Chị nói nếu tôi hiểu được điều đó, đừng bắt chị lấy lại.
Năm này qua tháng kia, tôi quên hẳn mình đã từng có quan hệ đồng tính. Tôi đứng vững là một người phụ nữ ráng quyết định những gì trong cuộc đời mình, không cần ai dần dắt ở cái xứ sở bao nhiêu điều còn quá mới lạ với tôi như thế này.
 Tôi lấy chồng. Về lại Việt Nam. Tôi mang về tiền Việt Nam cho chị vì biết tính chị thích sưu tầm tiền các nước. Chị về thăm gia đình ở Puerto Rico bao giờ về lại đây cũng mang thật nhiều quà cho tôi.
Arlene Samuelson, chị à, em vẫn thương và bao giờ cũng nhớ tới chị nhiều lắm.
Dù chị vẫn là chị, em vẫn là em.
 Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,672,327
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến