Hôm nay,  

Nữ Thần Tài Răng Khểnh

03/01/201000:00:00(Xem: 131143)

Nữ Thần Tài Răng Khểnh

Tác giả: Lưu Thái Dzo
Bài số 2830-1628900- vb810310

Tác giả tên thật Hoàng Huy Năng, sinh năm 1934, cựu sĩ quan VNCH và cựu tù chính trị, diện HO 5, định cư tại Houston từ 1992, hiện là Uỷ Viên Xã Hội Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Tập Thể ở Houston. Trước 1975, tại Việt Nam, ông đã cộng tác với nhiều báo quân đội và cho tới nay đã xuất bản 5 tập thơ và một tập truyện tại Hoa Kỳ. Với bài viết "Tổ Ấm Đa Chủng" tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Một buổi chiều tháng  6 năm 2008, tôi đến Ngân Hàng Wells Fargo tọa lạc tại Đại Lộ Bellaire (Houston) để giải quyết vài  công việc. Như thói quen từ trước, tôi tìm đến phòng làm việc của bà Le X. là người Việt đã giúp đỡ tôi nhiều lần. Nhưng, thay vì  gặp Le, một bà xồn xồn, hơi mập, ngồi trước máy điện toán như mọi khi,  một cô gái rất trẻ chào tôi với giọng nhỏ nhe, phát âm tiếng Việt không được chuẩn xác lắm: Hi  Chú, mời chú ngồi. Tôi hân hoan đáp: Hi Cháu! Tôi vừa nói vừa ngồi vào một trong hai chiếc ghế dựa dành cho khách hàng đặt phía trước bàn chữ nhật, nơi làm việc của cô gái. Tôi liếc nhanh về góc phải chiếc bàn và thấy tên cô gái Mỹ gốc Việt: Julie Nguyen ghi trên miếng plastic nhỏ, dài khoảng 5 phân. Bên cạnh đó, một hộp nhỏ đựng đầy "business cards" màu trắng mang tên và thêm chức vụ của nàng  là "Personal Banker". Tôi rút một business card bỏ vào túi áo và hỏi: Cháu thay thế bà Le phải không " -  Dạ phải, bà Le nghỉ hưu rồi -  Hôm nay chú đến nhờ cháu giúp việc nầy -  Dạ, cháu sẵn sàng.
Tôi đi ngay vào vấn đề. Sợ Julie không bắt kịp nội dung, tôi nói chậm rãi, rõ ràng. Tôi có một nghĩa tử là linh mục Duy thuộc Dòng Ngôi Lời ở Việt Nam. Duy được Nhà Dòng gởi du học tại Rôma trong 3 năm. Tôi đã và đang giúp đỡ Duy về tài chánh để mua sắm sách học cần thiết. Qua liên lạc bằng Email, Duy cho biết tại Ý, Duy có thể order sách "On Line", bằng Gift Card , chứ không cần mở trương mục  cất giữ tiền. Khi order sách hoặc bất cứ hàng gì, người mua chỉ việc liên lạc với Chủ Tiệm (bán hàng) bằng điện thoại, cho biết số của Gift Card và thời hạn hết hiệu lực xử dụng (expired)  của Gift Card đó, chứ không cần mang Gift Card đến trao cho Chủ Tiệm  duyệt xét tại chỗ.  Tôi đã mua tặng Duy hai Gift Card, một cái giá 200 Mỹ Kim và một cái giá 300. Những Gift Card nầy tôi cất giữ , chỉ email cho Duy những chi tiết cần thiết mà thôi. Bẳng đi một thời gian, Duy điện thoại nói rằng việc order hàng "On Line" gặp trở ngại vì Chủ Tiệm không nhận bán hàng như trước nữa. Duy đã order 3,4 tiệm, nhưng họ đều từ chối.
Julie chăm chú nghe tôi từ đầu đến cuối. Nàng nói: "Thưa chú, thật sự, cháu không rõ tại sao xảy ra như vậy. Hai cái Gift Card chú đưa cho cháu xem đây có tính cách quốc tế và cái nào cũng còn tiền. Cháu kiểm tra trên net thì thấy một thẻ còn 8 đô la 79 cents, còn một thẻ còn 185 đô la. Theo cháu,  các chủ tiệm từ chối không chịu bán hàng, có lẽ  họ sợ thẻ giả, sợ bị lừa, vì người mua  đã order hàng ở nhiều tiệm khác nhau".
Tôi  hỏi:
"Vậy người xử dụng Gift Card ( linh mục Duy) có thể lấy lại số tiền còn dư ($185.00) trong thẻ không""
"Thưa chú, Julie đáp, nếu sau khi mua thẻ, mình không sử dụng, nghĩa là số tiền còn nguyên vẹn là $300 thì  đòi lại được, nhưng trong trường hợp nầy, mình đã mua hàng, chỉ còn $185 thôi, nên không thể được".
Julie đề nghị tôi tiếp tục cất giữ 2 Gift Card (vì hiệu lực sử dụng thẻ kéo dài đến năm 2012) và liên lạc lại với linh mục Duy bên Ý để hỏi thêm chi tiết. Tôi nhờ Julie mua một Gift Card mới với giá 200 đô la để tặng Duy vì hai thẻ kia coi như bất khiển dụng. Tôi móc ví lấy hai trăm đô la tiền mặt trao cho Julie. Nàng  nói:
"Cháu không phụ trách bán Gift Card, chú theo cháu qua bên quầy Teller mua".
Tôi cùng đi với nàng qua phía những quầy có các nam nữ thâu ngân viên  (Teller) ngồi làm việc. Thành phần nữ có 3 Mỹ trắng, 2 Mỹ đen, 2 Mễ, 1 Việt Nam. Thành phần  nam gồm 1 Mễ, 1 Việt Nam. Tất cả đều trẻ, đẹp. Chúng tôi  đến quầy cô Mỹ trắng. Nhiều khách hàng đang get line chờ được phục vụ. Các quầy khác cũng đông khách. Dù là nhân viên Ngân Hàng, nhưng Julie không đến tiếp xúc ngay với Teller, mà đứng xếp hàng dài phía sau theo thứ tự. Thỉnh thoảng nàng ngoái cổ nhìn về hướng phòng làm việc của mình (sợ có khách hàng nào đến bất ngờ chăng"). Đến phiên Julie và tôi. Nàng nói với Teller và lo toan mọi việc cho tôi từ đầu đến cuối. Tôi trở lại phòng làm việc của Julie để cám ơn sự giúp đỡ tận tình của nàng.
Việc tôi nhờ Julie đã xong. Lúc bấy giờ, ngoài tôi ra, văn phòng của nàng không có khách hàng nào khác. Tôi gợi chuyện làm quen. Julie không tiết lộ số tuổi, nhưng tôi phỏng chừng nàng chỉ trên dưới 25. Dáng người cao, thon thả, cân đối.  Khi cười, nàng để lộ chiếc răng khểnh ở hàm trên, góc bên phải, chiếc thứ 2, thứ 3 gì đó tính từ cuối hàm đi ra giữa. Suối tóc nâu đậm, dài, xỏa đều xuống hai vai. Chiếc áo  pull bằng lụa, kiểu lạ mắt, màu đen làm nổi bật làn da mặt trái xoan trắng, mịn. Julie cho biết nàng sinh ra ở Mỹ vì bố qua du học lúc mới 16,17 tuổi, rồi lập gia đình và định cư luôn tại Hoa kỳ sau năm 1975. Tôi khen Julie nói giỏi tiếng Việt. Nàng tâm sự, rất hồn nhiên và cởi mở: "Bố mẹ cháu rất nghiêm khắc, bắt cháu nói tiếng Việt , nhất là lúc ở nhà. Nếu lỡ pha tiếng Anh, bố phạt ngay bằng cách bắt cháu lặp đi lặp lại cả trăm lần cùng một tiếng nói đáng lẽ phải dùng tiếng Việt, nhưng cháu đã lỡ miệng nói tiếng Anh".
Tôi nói thẳng với Julie là tôi coi nàng như một "Thần Tài". Nàng cười lớn và hỏi tại sao. Tôi giải thích, nửa đùa nửa thật: "Chú coi những nam, nữ Teller ở Wells Fargo hay bất cứ Ngân Hàng nào  trên Thế Giới đều là "Thần Tài" cả, bởi lẽ hằng ngày, họ phát tiền cho bao nhiêu khách hàng. Số tiền họ phát ra có khi lên đến hằng nghìn, hằng vạn đồng.   Theo  chú,  Thần  Tài không hẳn là Thần có của, giữ của, nhưng còn phát của nữa". Nói xong, tôi cười khoái trá. Julie cười theo và vặn hỏi:
"Nhưng cháu đâu có làm Teller. Cháu chỉ là ‘Personal Banker’  với công tác hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng những phần việc lặt vặt như: mở, đóng trương mục, làm thủ tục giấy tờ vay tiền, chuyển ngân v.v...".


Tôi cướp lời Julie và đề cao vai trò của nàng, nhất là đối với những đồng hương lớn tuổi. Ở đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, vì không biết hoặc không thông thạo anh ngữ, nên họ  cần sự giúp đỡ của giới trẻ Việt Nam để giải quyết mọi nhu cầu sinh sống trong xã hội đa ngôn ngữ như nước Mỹ. Tôi nhấn mạnh rằng tuy Julie không đích thân trao phát hiện kim, hiện vật cho tha nhân, nhưng việc làm của nàng có khi còn quan trọng và có giá trị cao hơn tiền bạc. Julie cho ai đó một con cá theo nhu cầu trước mắt của họ. Hành động nầy quả đúng, đẹp , đáng ca ngợi, trân quý. Nhưng, nếu suy nghĩ, nhận định sâu sắc về lâu, về dài, thay vì cho con cá, Julie cho chiếc cần câu. Tặng vật nào có giá hơn" Julie lại cười lớn tiếng và nói với giọng dí dỏm pha chút hờn dỗi:
"Thôi, cháu chào thua chú... Tuy nhiên, cháu không nhận mình là Thần Tài như chú gán ghép đâu!"
Tôi chuyển mục:
"Tùy cháu, dưới mắt chú, cháu là một Nữ Thần Tài  vì đã giúp chú những công việc có tính cách chuyên môn về nhà băng, tài chánh, tiền bạc... mà sự hiểu biết của chú rất hạn hẹp. Chưa xong đâu. Chú đã khen cháu nói giỏi tiếng Việt. Bây giờ , cho phép chú được  khen về sắc đẹp của cháu...
Julie toan cãi, nhưng tôi nói nhanh:  "Cháu rất xinh đẹp, dễ thương. Chú muốn nói đến nét duyên dáng  nổi bật nhờ chiếc răng khểnh của cháu. Đúng không""
Julie giẩy nẩy:
"Chú chọc quê cháu hoài ! Dầu sao cháu cũng cám ơn chú ...đã khen cháu..."
Julie vừa dứt lời thì có một bà khách hàng Việt Nam đến trước văn phòng của nàng. Tôi  vội từ giã nàng và không quên nói lớn: " Good bye Nữ Thần Tài Răng Khểnh".

*
Nhờ số điện thoại và địa chỉ Email của Julie ghi trên Business Card, tôi thường liên lạc nói chuyện với nàng  qua điện thoại hoặc qua email. Khi có nhu cầu, tôi đích thân lái xe đến Ngân Hàng gặp nàng. Dần dà, thân tình hơn, Julie chấp nhận đề nghị của tôi là trở thành đứa cháu gái ngoan ngoãn của ông chú mê  "Nụ Cười Nở Rộ Hoa Răng Khểnh". Tôi hỏi Julie đã có "Boyfriend" chưa thì nàng  hồi âm qua email rằng: nhờ chú làm mai tìm kiếm hộ! Tôi tưởng Julie nói đùa, nên gọi điện thoại 2 lần, yêu cầu nàng  xác nhận nội vụ trước khi mai mối. Tôi có đứa cháu trai tên John V., 30 tuổi, bác sĩ sản khoa mới ra trường, hiện làm việc ở California. Tôi thông báo cho Julie biết ý định của tôi là giới thiệu John. Tôi nói đùa với Julie rằng biết đâu trong tương lai không xa, nàng không còn là "Cháu Nuôi" của tôi nửa. Julie nói: "Sao chú cứ chọc quê cháu hoài vậy"" Rồi cúp điện thoại.
Trung tuần tháng 9/2009, tôi  đánh mất Thẻ Visa Debit do  Nhà Băng Wells Fargo  cung cấp. Tôi  đến nhờ Julie xin thẻ khác thay thế. Nàng mở máy điện toán ghi nhận những chi tiết cần thiết, sau đó yêu cầu tôi  cho số mật mã mới.
Julie luôn tỏ ra lễ độ, khiêm tốn. Nàng nói là rất yêu thích công việc chuyên môn của Ngân Hàng vì qua đó, nàng có cơ hội giúp đỡ  đồng hương. Sự giúp đỡ, dù ít, dù nhiều, luôn đem lại niềm vui  cho nàng. Niềm vui càng gia tăng khi đón nhận  tình yêu thương, quý mến từ các bậc trưởng thượng mà nàng coi như cha, mẹ, chú, bác,  cô, dì. Mặt khác, nhờ tiếp cận với khách hàng Việt Nam, nàng cố luyện giọng để phát âm đúng, rõ. Đây là cơ hội tốt để trau dồi thêm vốn liếng tiếng mẹ đẻ. Có điều nàng  lấy làm lạ, là số khách hàng Việt Nam đến với nàng  quá đông trong lúc  3 văn phòng  cùng dãy, và đều do Personal Banker nam hoặc nữ người Việt điều hành, chỉ lèo tèo 5, 7 mạng.  Dường như  nàng thắc mắc, muốn biết tại sao có sự khác biệt như thế. Tôi lại được dịp trêu chọc nàng. Tôi bảo Julie nhìn thẳng vào mắt tôi và nở  một nụ cười  thật tươi. Nàng đỏ mặt, lườm tôi một cái, rồi bật cười. Tôi nói: "Có gì lạ đâu, nụ cười của  Thần Tài Răng Khểnh "hớp hồn" khách hàng, nhất là các ông xồn xồn. Cho nên ai cũng muốn diện kiến dung nhan người đẹp. Đúng không nào"". Julie  tỏ vẻ e thẹn và lí nhí nói cám ơn tôi đã quá khen nàng.
Ngoài vụ điền đơn on line xin thẻ Visa mới cho tôi, Julie còn giúp tôi hoàn tất thủ tục chuyển một số tiền làm quà tặng cho em họ tôi đang công tác truyền giáo dài hạn ở Papua New Guinea. Julie tự tay viết mẫu giấy mang tên "Wire Transfer Services Outgoing Wire Transfer Request"  của Ngân hàng Wells Fargo gồm những chi tiết cần thiết trong việc chuyển ngân như: địa chỉ người gởi, người nhận tiền, tên Nhà Băng ở New Guinea v.v...
Trở lại chuyện tình cảm của Julie. Qua net, nàng cám ơn tôi đã giới thiệu John là cháu ruột của tôi, một mẫu người Việt tuổi trẻ, tài cao. Hiện tại, hai người đồng ý coi nhau như bạn thân không hơn không kém, nhằm mục đích học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sống và làm việc trong môi trường  và theo công tác chuyên môn riêng rẽ. Có điều đặc biệt là "Boyfriend" của Julie cũng  có một chiếc răng khểnh như nàng, chỉ khác  nhau ở chổ răng khểnh của Julie nằm bên phải trong lúc răng của John nằm bên trái. Hai người chưa gặp nhau. Tôi không tiết lộ cho Julie về việc John có răng khểnh. Sở dĩ nàng biết là  nhờ tấm ảnh  của John cười đã được chuyển cho Julie qua máy điện toán. Julie thật thà khoe với tôi về chiếc răng khểnh của John.  Tôi nói với nàng: "Thần tài răng khểnh gặp bác sĩ cũng răng khểnh. Thật xứng đôi vừa lứa". Có lẽ Julie mắc cỡ vì câu nói đó, nên trong các điện thư kế tiếp, nàng không đề cập đến răng khểnh nữa. Tôi chưa buông tha, nói thêm: "Nếu răng khểnh của hai cháu đều mọc chung một phía, bên phải hoặc bên trái, thì tuyệt vời. Cháu biết vì sao không " Vì trong cuộc sống  lứa đôi, muốn có hạnh phúc đích thực và bền vững, hai người phải nhìn về một hướng. Phải đồng sàng đồng mộng, chứ không được đồng sàng dị mộng. Nếu răng khểnh của hai người cùng nằm một phía, thì khi hôn miệng  , hai răng  có thể  chạm vào nhau hay ít ra gần nhau, gắn bó với nhau hơn...".
Sau màn đùa dai nói trên, tôi không nhận được hồi âm qua net cũng như điện thoại của Julie. Nhưng thỉnh thoảng có việc đi qua đại lộ Bellaire, tôi ghé Ngân Hàng Wells Fargo gặp thăm nàng. Tôi được biết hai cô cậu có răng khểnh ở hàm trên, răng của cô mọc bên phải, của cậu bên trái, vẫn giao lưu tình bạn qua mạng lưới toàn cầu./.
Lưu Thái Dzo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,638,861
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến