Hôm nay,  

"credit,” Lợi Và Hại

29/12/200900:00:00(Xem: 263600)

"Credit,” Lợi Và Hại

Tác giả: Chu Tất Tiến
Bài số 2824-1628894- vb3122909

Tác giả là một nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà hoạt động cộng đồng nổi tiếng. Cám ơn ông tiếp tục góp nhiều bài đặc biệt...

***

Khi mới sang Mỹ, nghe nói ai cũng phải có "credit", nghĩa là phải vay mượn tiền từ các cơ quan tài chánh, mới thực là một công dân Mỹ, người viết từ chối, không tin và nghĩ rằng nhất định sẽ không mượn nợ ai để khỏi nhức đầu. Nghe mấy đứa nhỏ nói "phải cần credit", người viết gạt ngay: "Ôi dào, vẽ chuyện! Nếu cần xài cái chi, cứ mang tiền mặt ra trả hoặc dùng "check" là được rồi!". Nhưng chỉ sau khi định cư ở Mỹ một thời gian, người viết đã hiểu lợi ích cũng như tác hại của sự xử dụng "credit". Sự hiểu biết này lại được tăng cường khi người viết trực tiếp làm việc cho một công ty tài chánh, chuyên bán bảo hiểm và thị trường chứng khoán và giúp cố vấn đầu tư vào các dịch vụ "đầu tư hoạt động" (active investment)(*) như "stock, mutual funds, money market, bonds, và các chương trình hưu trí như Self Imployment Plan (SEP), Roth IRA, và IRA. 
Từ đó, người viết mới thấy việc có "credit", nghĩa là có "vay mượn" mới thực sự là quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của "credit", cũng có những sự việc đau lòng xẩy ra cho những ai không thông hiểu việc xử dụng việc "vay mượn" này. Nhiều người mất nhà, mất xe, mất cả tương lai, đôi khi mất cả ... vợ con chỉ vì dùng "credit" nhiều quá mà không suy nghĩ đến việc trả lại.
Bài này được viết với một mục đích nhắc lại những lợi ích và những nguy hiểm của việc xử dụng "credit", để mong mọi độc giả thấy thảnh thơi hơn trong việc vay mượn và chi trả này.
1-Lợi ích:
-Khỏi phải mang tiền mặt trong túi hoặc kè kè cuốn "check book" bên hông mà vẫn mua được hàng. Nếu có một tấm thẻ "credit" là tha hồ xử dụng cho tới mức tối đa của tấm thẻ ($1,000.00, $5,000.00, hoặc $50,000.00...) Thẻ lại gọn nhẹ, nhét trong ví nhỏ xíu, không cồng kềnh, không lo rơi rớt như khi cầm nguyên một lố tiền mặt vài ngàn đô. Nếu trả tiền đúng hẹn, thì không phải trả lãi. Nhiều cơ sở cho vay tiền không tính tiền lệ phí hàng năm (no annual fee), cho nên xài bao nhiêu, trả bấy nhiêu, thoải mái y như móc tiền túi ra vậy.
-Được lòng tin của các cơ sở cho thuê mướn, vay nợ. Khi muốn thuê một chiếc xe đi chơi ở tỉnh lạ, hoặc muốn mướn một chiếc xe pick-up để chở đồ, điều kiện bắt buộc là phải có thẻ "credit", người ta mới cho mướn. Khi muốn mua nhà, mua xe mới, cũng phải có "good credit", nghĩa là có tiền sử mượn tiền mà đã từng trả đủ, trả đúng hẹn, mới được mua nhà hay mua đồ.
-Xin việc làm. Một vài cơ sở công hay tư muốn kiểm tra "credit" của người xin việc. Nếu không có tiền sử có nợ, hoặc có nợ mà không chịu trả, có nợ mà chuyên trả trễ, thì xin miễn xin việc!


-Hãnh diện: Khi đi mua hàng cao cấp, nếu có thẻ "credit" thì người mua cảm thấy hãnh diện hơn là lôi ra một lô tiền mặt. Nhiều trường hợp mua bằng tiền mặt còn gây khó khăn cho người mua nữa, vì người bán có thể nghi ngờ là tiền "rửa" từ những dịch vụ bất chính, và tuy họ vẫn nhận tiền, nhưng vẫn ngầm báo cáo với cảnh sát. Còn "check" thì đôi khi không được nhận, vì chủ hàng sợ "check" dỏm.
2-Bất lợi:
Trả nợ trễ hạn hoặc không trả nợ thì rất nguy hiểm cho tương lai tài chánh của chính mình. Các cơ sở cho mượn nợ không làm chuyện "chùa" cho thiên hạ mãi vì họ phải điều hành cả một công ty khổng lồ với bao nhiêu nhân viên, máy móc, lại phải bỏ tiền ra chi trả giùm cho khách hàng mỗi ngày cả tỷ đô la. Vì thế, nếu mình trả trễ, lập tức tiền lời "nhẩy vọt lên" từ 0% đến 20% hay hơn. Trường hợp trả dần cũng thế, phải trả một số tiền lãi cho số nợ còn lại. Có nhiều người ham "shopping" líu lo, mà không có nhiều tiền, nên bị nợ "đè" tắc thở! Lãi mẹ đẻ lãi con, nếu không lo thanh toán sớm, sẽ có ngày mất nhà, mất xế. Nghe nói trong cộng đồng Việt, có vài vị chủ nhân thương vụ ham đánh bạc, được may mắn trúng vài lần và được Casino tặng cho thẻ "credit" vàng. Thấy dễ dãi, nổi hứng lên đánh bạc túi bụi cho đến khi cả tiệm và nhà đều bay mất. Có ông trở thành homeless, sau khi vợ con cũng cất cánh bay luôn. Cho nên, nếu dùng thẻ "credit", phải biết căn cái túi tiền của mình. Có nhiêu, xài nhiêu, đừng ham vui mà xài quá lố, thì tiêu đời.
3-Điểm "credit"
(Credit Scores)
Điểm Credit là một báo cáo về tiểu sử tài chánh và vay mượn của một người: nợ nhà, nợ xe, trương mục mới, trương mục cũ, tiền thiếu chịu, trả trễ... Điểm của người dùng là ba (3) con số giữa 300 và 850, dựa vào nguyên tắc của một công ty là Fair Isaac, công ty này bán công thức cho ba (3) cơ quan báo cáo về "credit" là Equifax, Experian, và TransUnion. Các cơ quan này cho các cơ quan chuyên cho vay biết về cách tiêu tiền của một người đi vay, từ đó, quyết định có cho vay nợ hay không, và nếu cho vay, thì tiền lãi sẽ như thế nào, có thể thấp nếu người đi vay có "good credit" (nghĩa là có điểm trên 720), có thể lãi xuất rất cao, nếu người đi vay không có "good credit", và không cho vay, nếu người xin vay có "bad credit". Những người có điểm trên 799 thì được khuyến khích vay thật nhiều, và được hưởng nhiều ưu đãi. Kẻ có "bad credit" phải chấp nhận không bao giờ vay được ai, hoặc vay được mà lãi xuất cao hơn bình thường. Thì dụ như khi mua xe mới, người có "good credit", nếu gặp dịp "sale", không phải trả lãi xuất, trong khi người mới có "credit" hoặc "bad credit" phải trả tới 10 hay 12% tiền lãi.
Điều đáng lưu ý là khi nhận được "credit report", phải dò thật kỹ xem có đúng tên, địa chỉ cũ và mới của mình hay không. Đôi khi, với người Việt Nam, việc lộn tên ra họ, lộn họ ra tên, hoặc trùng tên họ là thường. Như thế thì mình bị "oan ơi ông Địa" nếu không biết khiếu nại.
Chu tất Tiến

Ý kiến bạn đọc
02/12/202103:16:14
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20mg</a> buy cialis online
22/02/202103:48:02
Khách
do erectile pills permanently increase size <a href=https://plaquenilx.com/#>what is plaquenil</a> new york erectile dysfunction
26/11/201618:32:35
Khách
?????????????
==============
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu. Tiếng Việt không dấu dễ sinh ra những nhầm lẫn như thí dụ sau đây
------------------
Tai day co ban dam. Gia $100/L
------------------
VB Admin
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,176,984
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.