Hôm nay,  

Người Già Đi Xem Nhạc Trẻ Ở Mỹ

09/12/200900:00:00(Xem: 117673)

Người Già Đi Xem Nhạc Trẻ ở Mỹ

Tác giả: Gió Đồng Nội
Bài số 2806-1628876- vb4120909

Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả cư dân Florida, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự viết về nước My ngay từ năm đầu tiên. Bài viết gần đây nhất của bà là chuyện 34 lần Tháng Tư giữa hai thế hệ,  từ ngày di tản năm xưa tới buổi họp mặt tưởng niệm của giới trẻ Tháng Tư 2009. Bài mới lần này là chuyện đi coi ngôi sao nhạc giựt Britney   Spears biểu diễn.


***

Ngày ấy tôi còn trẻ lắm, đang học bậc Trung học ở Sàigòn. Và ngày ấy, phong trào "Nhạc Trẻ" bùng lên cùng lúc với phong trào Hippy. Những người theo "Hippy Mode" này trai thì tóc dài thậm thượt, một số cắt chải lai rai, áo quần tươm tất còn hầu như rất "bụi đời". Gái thì đẹp mắt hơn, chỗ nào cũng thấy hoa. Hoa hippy màu sắc rực rỡ, (dạng năm cánh, tròn) mọc lung tung trên tóc, trên quần áo. giầy dép, lên cả xe gắn máy, xe đạp mini. Giới thích và theo nhạc trẻ dĩ nhiên là lớp người trong khỏang tuổi từ 15 đến 30 nên tác phong của họ cũng giông giống như thế. May mắn là thuở  đó "lớp người trẻ" Việt Nam không dùng những chất kích thích như ở bên Mỹ.   
Riêng tôi biết đến nhạc trẻ vì có ông anh rất thích nhạc. Anh là bạn học cùng lớp ở Taberd với anh Trường Kỳ. Nhờ tập nhạc kẻ khuông viết tay của anh, tôi biết đến những bài nhạc ngoại quốc nổi tiếng thời bấy giờ, biết cả tên tắt của BB (Brigit Bardo), CC (Claudia ..) DD (Doris Day). Hình như các ban nhạc trẻ thủa đó rất ít chơi nhạc Việt thuần túy. Phần lớn chọn nhạc Pháp, Mỹ hay nhạc dịch (từ ngôn ngữ khác).  Cao điểm nhất của nhạc trẻ là khi các anh Trường Kỳ, Tùng Giang tổ chức Đại Nhạc Hội Nhạc Trẻ tại Vườn Tao Đàn. Có đến mười mấy ban nhạc ghi danh trình diễn. Tôi biết điều này vì anh tôi là bầu của ban nhạc The Fighters, một trong những ban trình diễn lúc bấy giờ. Và tôi cũng đã được đi xem. Hơn 40 năm rồi, chẳng còn gì ghi lại trong ký ức.
Để rồi mãi đến hôm nay, một buổi tối.
Khoảng 3 giờ chiều, trời bỗng dưng kéo mây đen kịt. Chẳng bao lâu sau đó, môt thác nước ầm ầm đổ xuống. Đèn điện lúc sáng lúc tắt theo những tia chớp loé lên ngoài khung cửa. Lúc này tôi mới nhớ ra từ sáng sớm, tin tức khí tượng loan báo hôm nay sẽ có bão vùng biển Đông mà tôi quên bẵng đi mất. Chỉ vì mải nghĩ xem nên mặc quần áo gì cho hợp với buổi  kịch nghệ  tối nay đó mà. Tôi vốn rất lè phè trong trang phục thế mà hôm nay phải bận tâm thì ắt là có vấn đề rồi. Cái  vấn đề  đó là tôi không muốn người khác nhìn mình như một người đến từ Phi Châu, ăn mặc không giống ai. Quyết định cuối cùng là quần Jean và cái áo trông không  kín cổng cao tường  cho lắm, màu hồng sen. Đơn giàn như đang giỡn vậy mà nghĩ mãi mới ra. Tuổi già sinh ra lẩm cẩm. Chúng tôi di xem Britney Spears trình diễn. Vâng, đúng như thế. Nghe thật buồn cười.  Ông bà già, người thì ngoài 60, người thì cũng gần gần đâu đó cái tuồi lục thập nhi nhĩ thuận này mà lại đi xem nhạc trẻ của người Mỹ, hơn thế nữa là do cô ca sĩ trẻ, Britney Spears vô cùng nổi tiếng cũng như vô cùng tai tiếng của nước Mỹ trình diễn.
Cô Britney Spears này được giới trẻ hâm mộ vô cùng. Giới trung niên thì ít, và giới người già Mỹ thì hầu như không mấy ai ái mộ cô ta, nói chi đến người già Việt Nam. Đi nghe nhạc trẻ nên cố gắng ăn mặc sao cho bớt già là hợp lý quá rồi. Thế nào bạn cũng đang lấy làm lạ. Thật ra thì cách đây hai tuần, một người bạn trẻ gọi phôn mời đi xem. Tôi không nghĩ là mình hợp với loại nhạc cũng như phong cách trình diễn của Britney Spears vì đã đôi lần xem quảng cáo cô ta trên các đài truyền hình nhưng ông chồng lại bảo nên đi 1 lần cho biết là mình cũng  văn minh  như ai. Thế là tôi nhận lời mời. Tối thứ Ba, lúc 8 giờ ở Amway Arena, Orlando.


Đến giờ rời nhà, Trời vẫn mưa như trút nước. Ông chồng tôi ngán ngẩm phải lái xe, tính đổi ý nên bắt tôi gọi điện thoại để xác minh là show không bị hủy bỏ vì thời tiết. Gọi cho bạn thì bạn nói: trên Orlando đâu có mưa, hơn nữa họ làm  trong nhà  mà (ý nói in door). Gọi phôn cho vui chứ ai mà không biết chương trình nhạc của Mỹ có bao giờ hủy bỏ vì mưa đâu.  Nếu là bão (Hurricane) thì có thể. Thế là bà già nắm tay ông già, lôi lên xe vì không muốn thất hẹn. Trả thằng cháu nội cho con xong, chúng tôi thẳng hướng Orlando trực chỉ. Các con nghe nói bố mẹ đi xem Britney bèn ở nhà đánh cá giờ về của ông bà già (hôm sau tôi mới biết).
Gặp nhau ở nhà bạn trẻ. Bốn chiếc xe 1 nhỏ, 3 lớn theo nhau đến Arena cách đó chưa đầy 5 dặm Anh. Khoảng năm 1996, chúng tôi có đến đây 1 lần. Khi đó cầu trường này còn tên Orlando Arena. Bây giờ đổi là Amway Arena. Với sức chứa hơn 17 ngàn người cho End Stage và hơn 18 ngàn người cho Center Stage khi có nhạc kịch, không kể khi chơi thể thao. 26 người chúng tôi chia nhau ngồi theo nhóm. Hai cặp già chúng tôi ngồi ở lầu 2, hàng thứ 3, (hàng thứ 3 này mà ở lầu 1 thì phải chung khá bộn tiền). Yên vị rồi tôi mới có thời giờ xem tới cái vé của mình. Thì ra là chúng tôi đi xem The circus starring Britney Spears. Đi xem xiệc với ngôi sao Britney. 
Một giờ đồng hồ đầu là phần do ca sĩ phụ. Lúc đèn quảng cáo nhấp nháy  đếm xuống từ một phút trước khi Britney xuất hiện là tiếng la hét, huýt gió đã vang dội từ mọi phía. Ồn ào hơn cả cái chợ vỡ. Ông chồng dấm dớ hỏi tôi: con cái nhà ai mà đông thế, không phải cuối tuần vẫn đi chơi, không lo học hành gì cả. Tôi bèn  ca  ngay bài: Biết trả lời sao.
Tôi ngạc nhiên chưa rõ Britney làm xiệc như thế nào. Chẳng lẽ đu bay hay đi giây tử thần. Té ra không phải vậy. Xiệc do đoàn Big Apple (tôi đoán họ của New York), có người Tàu múa võ thuật trong âm nhạc, có nhiều người làm xiệc, có diễn viên làm ảo thuật. Còn cô Britney này chỉ ca hát và làm cảnh. Nói của đáng tội cô ta có bộ mặt và thân hình thật đẹp.  Đúng là ngực tấn công, mông phòng thủ. Cộng thêm kiểu trình diễn  sẵn sàng ứng chiến  làm cho cô có biệt danh  Hot Girl  chẳng sai. Chả biết cô hát cái quái gì vì có nghe được đâu. Tiếng Anh ăn đong của tôi chỉ đủ kiếm cơm nên càng không hiểu bài hát nói gì. Thôi thì xem cô uốn éo ghẹo ong cũng bắt mắt lắm. Chuồi từ dưới đất lên, chui vào trong cũi, leo lên xe đạp, miệng hát, tay chân giật lia liạ cả chục bài hát liên tiếp thật là giỏi. Đàn trống om xòm, đám khán giả trẻ tuổi đôi khi cao hứng vừa nhảy vừa hát theo ở chung quanh làm tôi phát mệt. Nghe thêm loại nhạc này vài bài nữa là tôi có cơ hội đi cấp cứu ngay. Biết thân phận, tôi rủ ông chồng đánh bài chuồn khi tới giờ giải lao. Nhìn đồng hồ chỉ mười giờ kém năm phút.
Bước ra khỏi hội trường khi trời đang lất phất vài hạt mưa bụi. Chúng tôi đi bộ ra chỗ lấy xe. Gió nhẹ và mát trong một buổi tối yên tĩnh. Tâm hồn tôi muốn bay theo gió. Cám ơn Trời cho một ngày bình yên. Cám ơn đời cho một ngày hạnh phúc và cám ơn bạn cho một buổi tối vui.
Và đây là cảm nghĩ của 1 bà già đi xem Britney Spears về:

Chưa đi chưa biết Brit-Ni
Đi rồi mới thấy không chi sánh cùng
Miệng ca, chân giựt đùng đùng
Xem lâu có thể không khùng cũng điên.   

Gió Đồng Nội 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến