Hôm nay,  

Hoan Hô Đại Uý Nhà Tôi!

06/12/200900:00:00(Xem: 190193)

Hoan Hô Đại Uý Nhà Tôi!

Tác giả: Vĩnh Hầu
Bài số 2803-1628873- vb8120609

Tác giả đã tham dự viết về nước Mỹ từ 2001. "Tôi qua Mỹ năm 90, ở San Diego 2 năm và move qua quận Cam ở cho đến giờ." Ông kể, trong bài viết đầu tiên: "Lạc Đường". Sau 8 năm lặng lẽ, ông góp thêm nhiều bài viết mới cho năm 2009: "Tình Khi Không Mà Có," 'Xin Mãi là Tình Nhân'; Và "Tôi trúng Jackpot." Bài mới viết của ông kể về “Niềm Đam Mê Của Phụ Nữ” nhân mùa shopping cuối năm đang sôi nổi. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết, nói lên niềm vui chung của các ông chồng.

***

Môt hôm, tình cờ tôi được xem 'show' truyền hình 'Một Thời để Nhớ', do nữ ca sĩ Thanh Lan phụ trách. Người được phỏng vấn là ca sĩ Như Mai, có giọng hát nhẹ nhàng và trong trẻo mà tôi rất thích, được mời đến để ôn lại những kỹ niệm mà họ đã có một thời trải qua. Trong show này, có đoạn 2 cô ca sĩ bàn về thời trang, quần áo, và sự say mê 'shopping', trong đó, vô tình 2 cô đã tiết lộ vài chi tiết, khiến tôi phải giật mình, vì thấy sao mà giống 'y  choang' với 'bà xã' của tôi! Hoá ra, 'đờn bà', ai cũng rứa, xem shopping như là 1 trong  những niềm đam mê mãnh liệt nhất của phụ nữ Việt Nam nói riêng, và có lẽ cả phụ nữ toàn cầu nói chung!
Mấy năm đầu mới qua Mỹ, khi xếp hàng ở 1 'counter' tai 1 cứa hàng, hoặc 1 siêu thị nào đó,  tôi có dịp chứng kiến lúc mấy cô trả tiền bằng thẻ tín dụng, thì ôi thôi! tôi phải lắc đầu, le lưỡi, phục lăn phục lóc cho cái sự giàu sang phú quí của cô Nàng đứng trước mặt tôi! Cái ví dài khoảng 1 gang tay, rộng khoảng nửa gang, khi được mở ra, bỗng loé lên 2 hàng thẻ tín dụng, ước chừng 1 tá, đủ màu đủ  sắc, trông sao mà kiêu sa, 'hoành tráng' quá đi thôi! Chủ nhân của chiếc ví kia, bây giờ bỗng trở nên quý phái, sang cả làm sao! Đến phiên tôi móc ví, cũng trả bằng thẻ, nhưng chỉ 1 chiếc độc nhất, là cái 'checking card', tôi hơi che che dấu dấu, để người đứng sau không nhìn thấy cái ví ảm đạm, xám xit, vì thiếu màu sắc rực rỡ của mấy tấm thẻ. Rõ cù lần 2, 3 cục!
Một thời gian sau đó, khi đã khá hội nhập vào cuộc sống, phong tục của người Mỹ, tôi bỗng  thấy buồn cười cho cái thái độ, ý nghĩ của tôi vào thời kỳ còn chân ướt chân ráo, chưa hiểu thấu đáo công dụng của mấy tấm thẻ 'quái ác' kia, vì quá 'tin dùng', nên đã bị lợi dụng, và bị bóc lột tinh vi, quá sức chịu đựng, nếu không biết xử dụng 1 cách cực kỳ khôn ngoan và cẩn thận tối đa! Nó là con dao 2 lưỡi của thời đại "Tín Dụng', trong chế độ Tư Bản siêu việt, 'thoải mái xài trước, lè lưỡi trả sau', có khi 'new home ngày trước, homeless ngày sau', cũng vì  bản chất con người là 'tiền chùa không  xài cũng uổng! 'Cứ xài cho đã, rồi từ từ trả cũng xong'! Thực tế, xong đâu không thấy, chỉ thấy suốt đời chỉ "kéo cày trả nợ!"
Bây giờ, mỗi lần đứng sau 1 cô nàng, có cái ví căn phồng, đầy những thẻ (bất) tín dụng, tôi  không còn hâm mộ, kính phục như trước nữa, mà lại thấy e ngại, thương dùm cho chủ nhân những chiếc thẻ 'nghiệp chướng' kia, mà oái ăm thay, tôi không thể ngăn cản vợ mình, mới qua Mỹ một thời gian không lâu, mà nay đã trở thành 'chủ nhân bà' của 1 lô thẻ, mà đối với tôi là 'oan nghiệt', là xa xỉ, nhưng đối với Nàng là 'oanh liệt', là tiết kiệm! Ai đúng ai sai, chỉ có mấy Ông mấy Bà nhà Băng, mấy chủ nhân các Đại Công Ty, như Macy's, T.J.X, Marshall's, Guess, Jac Penny, Cache', Nordtrom, Banana Republic (nước Cộng Hoà Chuối)...mới thấu hiểu cho nỗi lòng của những đấng mày râu, đang lo âu, rầu rĩ, vì sự tiết kiệm 'quá đáng' của mấy bà thích 'để dành tiền' (save) khi đi shopping!
Rõ ràng là sự quảng cáo ở các nước Tư Bản (nhất là ở Mỹ), có thể nói là 'siêu đẳng', đánh rất đúng vào tim đen của giới tiêu thụ, nhất là giới 'liền bà', nhẹ dạ và thích làm đẹp hơn giới 'liền ông'. Không ít phụ nữ, khi vào 1 cửa tiệm quần áo, giày dép, thường hay 'bị dụ', ở quầy tính tiền. Nếu chịu dùng thẻ tín dụng của 'bổn tiệm', thì sẽ tiết kiệm, hay nói một cách hơi 'đểu cáng' là 'để dành' 1 số tiền không ít hằng năm, vì chiếc thẻ 'yêu quái' kia đã có sẵn 1 số tiền, để các bà, các cô xài ngay, mà lại được 'discount' từ 10 đến 20%, tuỳ món hàng. Chơi ngọt đến thế là cùng! Làm sao phái đẹp lại có thể cưỡng lại cái 'offer' hấp dẫn, 'lợi hại' 2 năm rõ 10 như vậy được hở Trời! Nhất là khi túi tiền  hơi eo hẹp, lại có tin 'đại hạ giá', 4,5,6,7, phần trăm! cộng thêm cái thẻ có sẳn discount nữa, thì giá tiền của món hàng chỉ còn là 'chuyện nhỏ', không đáng kể. Tiết kiệm được khá bộn tiền, chứ đâu phải chuyện đùa!
Thế là, các cô nàng đổ xô đến các cửa hàng, tranh nhau tiết kiệm và để dành, ít ra cũng tới vài trăm bạc chứ chẳng chơi, nếu so với việc mua sắm vào ngày thường, tức là ngày không có đại hạ giá. Nhưng than ôi! Đến lúc phải ký cả chục cái checks trả tiền, chỗ này cái áo mua sale, chỗ kia cái quần đại hạ giá, chỗ nọ đôi giày discount... cộng đi cộng lại, các cô Nàng mới giật mình, toát mồ hôi trán, nhưng vẫn giữ im lặng và bình tỉnh! Thế rồi các Nàng lại tự hứa phải tiết chế mua sắm, tạm thòi gạt sang một bên niềm đam mê thường trưc canh cánh bên lòng... Nhưng chỉ thời gian ngắn thôi, cơn ghiền lại nỗi lên, và dễ dầu gì các cửa tiệm lại để cho mấy Nàng yên! Hàng mode mới đẹp như mơ, thư gởi về mời mọc ân cần, discount riêng cho "khổ chủ" thôi, tới 30% lận! Trong khi người khác mua 100, thì mình chỉ 70 thôi! Còn chờ đợi gì mữa hở trời! Tiếng nhạc lòng rộn rã nỗi lên 'đường xưa lối cũ có discount, discount thật nhiều, còn chờ chi nữa, đến ngay đi, kẻo phụ lòng nhau...' Thế là các cô nàng 'cầm lòng không đậu', bèn rủ nhau ào ào đi shop trở lại, lần này có vẻ bạo hơn trước, cho bõ những ngày nhẫn nhục, cố đè nén cơn ghiền!...
Tính ra, nếu mỗi cửa hàng, 'biếu' khách 1 visa, 10 cửa hàng 1 chục 'credit cards', xài thả cửa, cuối tháng mới (le lưỡi) trả tiền, thì tôi nghĩ rằng với 10 cái thẻ chẳng thấm vào đâu, so với hàng trăm cửa tiệm nổi tiếng khác, mỗi nơi mỗi vẻ, có sức hấp dẫn mê hồn, khiến các cô Nàng cứ mê mẩn, lang thang từ tiệm   này qua tiệm khác, từ sáng đến chiều, không biết mệt, cũng chẳng quan tâm đến sự kêu gào của chiếc bao tử lép, hay tiếng rên ư ử của đôi bàn chân mỏi!
Sự đam mê về shopping giúp các Nàng trở nền sành điệu, biết rõ đặc tính của mỗi cửa tiệm: áo chỗ này cắt khéo hơn chỗ kia, quần chỗ kia may đẹp hơn chỗ nọ, hàng  của Guess trông trẻ trung, bắt mắt, thường được giới trẻ ưa chuộng, còn ở Cache', kiểu may có vẻ kín đáo, e ấp, phù hợp với lứa tuổi lớn hơn... (Cache', đọc là 'Cát sê', do chữ 'cacher', động từ tiếng Pháp, ở thể 'quá khứ phân từ', có nghĩa là che, dấu, ẩn, núp... ai không học qua tiếng Tây, cứ đọc là 'ca-chê' 1 cách 'vô tư', thoải mái, trong đó có bà xã 'yêu rấu' của tôi!)


Vì ham rẻ, ham discount, cũng có phần ham đồ mới lạ, nên các cô nàng cứ tha hồ mua sắm, say  sưa shopping, không nghí đến có cần thiết hay không, cũng chẵng màn tới cái closet đã chật cứng, không còn chỗ trống, vì 'kiến tha lâu đầy tổ', mà lại không kịp xài, có khi mua về rồi để đó, không hề ngó ngàng tới, đến khi dọn dẹp nhà cửa, chợt tìm thấy 1 vài bộ áo quần là lạ, còn mới nguyên, chưa có dịp mặc, nay thì đã trở nên lỗi thời! Tôi nghĩ thầm, "nhà giàu thì cỏ 'của ăn của để', nhà mình không giàu mà vẫn có 'của để ăn', thế mới lạ, chẳng lẽ Thánh nhân lại nói sai""
Một lần, thấy bà xã mặc một chiếc áo mới, tôi hỏi đùa:
-  Hôm nay em mặc chiếc áo trông có vẻ là lạ! Em mua lúc nào thế, sao anh không hay"
- Ối giời! Anh có bao giờ để ý đến em đâu! Áo này em mua từ năm ngoái cơ! Mặc 2, 3 nước rồi anh  mới thấy! Chán anh ghê!
Tôi trố mắt nhìn chiếc áo thật kỹ, cố vận dụng trí nhớ, xem mình đã từng thấy Nàng mặc chiếc áo này lần nào chưa, nhưng nghĩ mãi cũng không nhớ ra, hay là bệnh 'ai-dem-mơ' bắt đầu xuất hiện ở tuổi  'chớm già' của mình rồi chăng"
Lần khác, thấy Nàng diện 1 chiếc quần tây mới toanh, tôi lại hỏi:
- Chà! Em có chiếc quần tây mới 'model' quá, mua đâu mà đẹp thể" Chắc đắt tiền lắm nhỉ!
Nàng hớn hở đáp:
- Trông được không anh" Sale đấy! Có 70 chục hà! Save tới 50 chục lận!
Tôi làm bộ ngạc nhiên, và hớn hở reo lên:
- Lời thế cơ à! Chia bớt cho anh 20 nhé!
Nàng biết tôi 'xỏ ngọt', nhưng cũng cười xoà, xem như 'chuyện thường tình xảy ra ở huyện'!
Có hôm, tình cờ mở 'cốp' xe của Nàng để lấy cuốn Niên Giám Điện Thoại, tôi chợt thấy 1 bao nylon của Hảng Macy's, trong có chiếc áo jacket màu xanh nhat, còn mới nguyên. Tôi hỏi Nàng của ai, sao không đem vào nhà, Nàng ấp úng trả lời: 'Em định đem đi trả lại, nhưng chưa có thì giờ'. Rồi tôi cũng quên đi, đến khi nghe 2 cô ca sĩ có bàn đến trường hợp này, tôi mới vớ lẽ, là có khi mấy cô ngại ông xã 'complain', bèn dấu biệt ngoài xe, chờ dịp thuận tiện mới cho 'xuất đầu lộ diện', lúc này thì mọi chuyện cũng đã rồi, 'luật bất hồi tố'! Về điểm này, sao mấy cô có vẻ thông minh giống nhau thế, thật đúng là 'Great minds think alike', 'chí lớn gặp nhau' là chuyện bình thường! Để thử nghiệm, và cũng vì tò mò, tôi thử 'chui' vào closet của cô Nàng, lúc này muốn bùng nỗ vì chật cứng những món hàng 'tiết kiệm'. Tôi phải phanh từng cái một, xem thử chiếc áo jacket màu xanh nhạt, nghe nói sẽ được đem đi 'refund', có nằm trêu mỏm, như mấy Nàng cung Phi, đợi nhà vua chiếu cố, qua sự dấn dắt của 1 chú dê xồm, tình cờ ghé qua không, thì Ô kìa kìa! 'Áo ai trông giống cực kỳ, sắc màu xanh nhạt, hiệu là Macy!' Tôi phục lăn 2 cô ca sĩ!
Nàng có cô bạn, rất tâm đấc về phương diện shopping, tuần nào 2 'ả tố nga' cũng rủ nhau đi làm việc 'tiết kiệm', nói cho ngay, không phải lúc nào cũng shop, có khi 2 Nàng đi về với 2 bàn tay trắng (khác với trắng tay), vì bửa đó không có 'món' nào vừa ý, hoặc không có hàng nào sale cho 2 Nàng 'để dành' cả! Nhưng chỉ 'window shopping' thôi cũng tạm gải ngứa cơn ghiền, nghĩa là ngày hôm đó, 2 Nàng ít ra cũng được thoả mãn cái thói
quen ngắm nhìn, sờ mó từng món hàng, đưa cái áo lên ngang cổ, ướm thử, ỏng qua ẹo lai, ngắm nghía hình ảnh của mình trước tấm gương, hoặc banh cái quần ra, đặt trước bụng, nghiêng qua nghiêng lại, xoay tới xoay lui, xem có hợp với chiếc áo mình đang mặc không. Nói tóm lại, ngày hôm đó, tuy không shop được gì cả, nhưng không đến nỗi là 1 ngày vô nghĩa!
Tôi đã có dịp 'bị' đi shopping với 1 số các Nàng, trước cũng như sau khi có bà xã, để ý thấy rõ ràng vẻ mặt tươi rói, hớn hở của mấy Nàng, như sắp đến chỗ 'hẹn hò' với người tình lý tưởng vậy, cũng giống như các tay ghiền cờ bạc, sắp đến sòng bài, hy vọng Thần Tài sẽ chiếu cố! Cả 2 đàng đều có cái háo hức na ná giống nhau lúc đi, và cũng thường giống nhau lúc về, không nhiều thì ít, cả 2 cũng đã móc tiền ra khỏi ví, chứ ít khi thấy đút tiền thêm vào túi! Nhưng theo quan niệm của mấy Nàng thì 'thà rằng đi shop còn hơn, chớ vào sòng bac, tiền đâu để dành"' 
Bà xã tôi có sở hữu một cái thẻ Macy, lúc đầu còn ở thời kỳ tập sự', Hãng phát cho Nàng một tấm thẻ màu đỏ. Sau 1 thời gian shopping đều tay, cô nàng được thăng chức 'Thiếu Uý'. chiếc lon màu đỏ được đổi qua màu vàng (gold)! lại được Hảng thưởng thêm nhiều cái 'discounts' khi sắm sửa 'quân trang, quân dụng'. Một thời gian sau, Nàng lại được thăng lên chức 'Đại Uý', với tấm thẻ màu đen, và hình như đây là cấp bậc cao nhất' đối với Hãng Macy. 'Bravo Captain of My House!' (Hoan hô Đại Uý Nhà Tôi!).
Nghe nói, mấy hãng khác cũng 'build up' khách hàng bằng cách cho lên lon (có hãng dùng lon pla tin (platium) là lon cao nhất), nhưng lại còn quà cáp thêm, ngoài việc discount hàng họ (khác với họ hàng). Nhưng có điều lạ, và rất oái ăm, là các bà các cô tuy được lên lon khá nhanh, nhưng không biết tại sao lên lon mà không thấy lên lương, ngược lại, 'lương lậu' càng ngày càng thấy teo dần! Thế mà không thấy chị em phụ nữ nào phàn nàn, than trách gì cả, ngược lại còn thấy hân hoan, thơ thới, vì đã tiết khiệm khá bôn tiền vì sắm được nhiều món hàng rẻ! Nhân danh đấng 'mày râu', chúng tôi 'đã đão các Đại Công Ty đã dùng phép thuật mà mắt chị em phụ nữ Việt Nam nói riêng và các phụ nữ toàn cầu nói chung!...
Tôi có 1 ước muốn không bao giờ thành, là nếu bà xã cũng say mê môn thể thao quần vợt, thay vì shopping, để cùng nhau ra sân tập luyện, trước là khoẻ mạnh, sau là đi về có nhau, không phải lâm vào tình cảnh chờ đợi nhau, hoặc chàng phải ôm vợt ù té chạy vội ra xe, lái nhanh về nhà để kip dùng cơm tối muộn màng, không thì nàng phải ăn trước 1 mình thì phiền lắm! Đã nhiều lần tôi cố thuyết phục nàng, hãy chuyến hướng, bớt shopping, để thì giờ chơi quần vợt cũng vui lắm em ơi! Nàng trợn mắt bảo tôi: 'Còn lâu em mới chơi tennis, shopping cũng là môn thể thao đi bộ rất tốt, lại có vẻ nhẹ nhàng, phong lưu hơn quần vợt nhiều! Và quan trọng nhất, là shopping tiết kiệm cho ngân sách gia đình mỗi năm cũng khá bộn tiền anh ạ!'
Tôi lắc đầu chịu thua và tiếp tục ôm vợt ù té chạy khi màn 'quần dợt' chấm dứt'
Sau khi đọc bài này, có lẽ 'giới liền ông' gật đầu thông cảm, còn mấy Bà mấy Cô, thế nào cũng phải thốt ra câu: Ôi! trên đời này, sao lại có  tên 'cù lần' đến thế!
Vĩnh Hầu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,177,614
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến