Hôm nay,  

Bảo Lãnh Và Đoàn Tụ

03/12/200900:00:00(Xem: 117052)

Bảo Lãnh và Đoàn Tụ

Tác giả: Nguyễn Thái Lai
Bài số 2800-1628871- vb5120309

Tác giả tên Nguyễn thái Lai, sinh quán Trà Vinh,  trứơc 75 là giáo chức, quân nhân VNCH. Ông đến Mỹ từ đầu thập niên 80’, định cư tại Sacramento, và được một Luật sư Mỹ có lòng giúp lo cho gia đình đoàn tụ. Hiện là một cao niên hưu trí ờ Sacramento, tác giả cho biết ông viết bài này để cảm tạ Luật sư Mull, vị ân nhân của gia đình ông. Sau đây là phần cuối truyện một luật sư Mỹ giúp lo đoàn tụ cho gia đình tác giả.

***
Khi mới tới Sacramento, nguời  quen  chở tôi  di chợ. Tình cờ gặp  nguời đông  hương Trà vnh. Mừng quá chúng tôi  hỏi  thăm đủ thứ  chuyện. Nguời chồng thì vui vẻ còn chị vợ chỉ trả lời  cho có lệ. Trên đuờng về, nghe tôi kể lại câu chuyện,  chị chủ nhà liền  trả lời:
 -Anh không  biết chứ,  Cô Sáu (vợ nguời  đồng hương) hồi truớc đâu có  như  vậy. Cổ vui vẻ lắm. Cách nay 3 tuần   cổ bị vụ ăn cuớp  nên đổi tánh đó chớ.
Tôi  ngạc nhiên  hỏi:
- Bộ  ở Mỹ cũng có ăn cuớp nửa sao"
Chị nói:
- Ở dâu mà không có ăn cuớp. Anh đừng tin ai  nghe không! Chỉ có điều, nguời lạ  thì  mình đề phòng. Còn vụ này  cổ  bị cứớp là nguời Việt nam mới đau chớ. Chị kể tiếp:
- Cô Sáu,  mỗi sáng đưa  2 đứa con  đi học. Chồng đi làm. Chị ở nhà một mình dọn  dẹp nhà cửa. Cổ nghe tiếng  bấm chuông. Cổ vén màn coi lạ hay quen thì thấy thấy một  cô gái Việt nam chừng 19; 20 gì đó. Thấy nguời đồng hương  mà là con gái  nữa nên  cô mở cửa. Cô gái này cho biết xe hư  nên nhờ điện thoại gọi về nhà. (Thời ấy chưa có điên thoại cầm tay) Cô Sáu mỡ cửa cho vào, mời ngồi rôì  di  rót nuớc để mời khách. Khi bưng ly nuớc trở ra thì cô gái  đứng dậy chĩa súng,  Cô Sáu đứng chết trân. Cô bị trói,  bị bịt  miệng để ngồi tại sopha. Sau khi lục soát cô gái bỏ đi. Cô Sáu bị mất  một số tiền và tư trang  tuy không  nói là bao nhiêu nhưng cô tức vì tin nguời nên bây giờ khi gặp nguời  đồng hương, cô không còn thân  thiện  như truớc nữa.
Nghe câu chuyện chị chủ nhà kể lại,  nhớ chuyện  tôi gặp Mr Mull tôi đâm ra nguợng. Nguời ta không sợ mình mà mình lại sợ nguới ta. Mr Mull là chủ nhà tôi bỏ báo,  đã có lòng mời tôi vô nhà ăn sáng, còn cho biết ông làluật sư và nói là muốn giúp tôi làm hồ sơ đoàn tụ với vợ con. 
Sáng Thứ Bảy, ngày ông bảo tôi mang giấy tờ lại cho ông, trời lạnh. Khi tôi tới bỏ báo,  ông Mull đã ra đứng  truớc sân chờ lấy báo, và nhắc  là 9 am nhớ mang cho Ông coi  hồ sơ.  Tôi không trả lời Yes No gì   cả. Chỉ cuời  rồi tiếp  tục giao báo.
Mọi chuyện tôi đã chuẩn bị sẵn. Giao báo xong, tôi còn du thì giờ, để thay áo quần tươm tất hơn. Tới nha,  tôi chỉ nhấn  một  lần chuông là cửa đã mở lớn ra. Ông Bà Mull nhìn tôi  rất   ngạc nhiên. Bà không nói gì  nhưng ông  thì  nói:
-  Wow. You are so different! Come in!  Come i... 
Tôi đinh  khom xuống  cởi giày  như đi nhà việt nam, ông Mull khoát tay  bảo tôi  đừng cởi giày rồi nắm tay tôi  kéo vào phòng khách có lò suởi  ấm áp. Ông bà ngồi riêng  ghế. Ông chỉ cho tôi  ghế ngồi gần ông. Vừa ngồi xuống là tôi đưa ngay ra bao thơ hồ sơ  liền. Ông Mull lật ra xem  độ 5 phút  rồi ngẩng đầu lên nói với vợ ông:
- Jean,  I will help him.
Không thấy bà vợ gât hay lắc đầu. Ông quay  qua tôi:
- I will take care this.
Không  thấy bà nói gì , tôi   nhìn bà kỹ hơn. Vợ luật sư sao ăn măc rất giàn dị. Tóc bà hớt ngắn. nuớc da trắng, dáng  cao ráo  mặt dẹp  không son phấn. Bà  không sơn móng tay  móng chân, không  đeo  nữ trang.
Ông Mull để hồ sơ qua môt bên, rồi nói chuyện với  tôi thật chậm. Ông hỏi bây giờ tôi làm gì sau khi giao báo" Tôi ở đâu bây giờ" Tôi có  nhận thơ từ Việt nam  không" Truớc khi tới Mỹ tôi làm gi ở Việt nam"
Ông còn hỏi nhiều chuyện  có khi tôi không hiểu nhưng không  dám hỏi lại nên làm thinh.
Không  biết thới gian qua  bao lâu đến khi Ông  nhỉn đồng hồ tôi mới biết đã hơn 11 giờ. Nói chuyện thêm môt chút  ông nói ông có hẹn  lúc 12 giờ. Nghe vây tôi liền đứng lên tỏ ý muốn về. Ông bà tiễn tôi  ra cửa. Ông nói:
-   Every  Saturday,  you can come to my house.
Tôi mừng quá đi lẹ ra xe quên cám ơn. Thật là chuyên  giống nhu đang mơ.
Như lời ông dặn, mấy tháng   sau đó, mỗi cuối tuần tôi đều đến nhà ông. Thuờng khi đến nhà,  Mr Mull và tôi ngôì  nói chuyện. Có lẽ ông  muốn tập  cho tôi nói tiếng Anh nên ông hỏi tôi đủ thứ chuyện. Có  những  câu tôi  nói sai  ông gíup tôi  sửa lại. Còn bà vợ  có khi ngồi nghe có khi đi vắng. Thỉnh thoảng ông cho tôi ăn trưa rồi mới  để tôi về. Khi  đến nhà, tôi thuờng để ý xem  có phụ  gì cho Ông  để cho vui. . Vọ chồng  ông  ở   căn  nhà  lón  không có ai khác. Cắt cỏ, dọn dẹp trong nhà thì có nguời đến  mỗi tuần. Tôi đề nghị Mr Mull để tôi rửa  xe vào cuối  tuần.  Tuởng  có việc  làm  ai dè  khi nghe tôi  muốn   rửa  xe, Ông  cuời  rồi đưa chìa  khoá và tiền  bảo tôi đi tiệm cho nguởi ta  rửa.
Một sáng thứ bảy, sau khi  rửa xe vừa về tới nhà thì ông Mull đứng truớc cuả nhà chờ tôi. Ông bảo tôi  ngồi sang một bên cho Ông lái. Ông lái xe  đi vòng  vòng  rồi ngừng  ở  Old Sacramento. Khu này ngày truớc là khu mỏ vàng.  Những  nguời  di  tìm vàng đã đến đây. Khu Phố Old Sacrament là Di tìch Lịch Sử  vừa đông, vừa mắc tiền. Nhìn thấy  tấm bảng truớc cửả đề tên Mr Mull  tôi  biết đây là văn phòng cuả ông. Dù Ông đa tự giới thiệu là lawyer   nhung  ở  nhà ông  không có treo bằng cấp  gì cà. nên tôi cũng tò mò. Ông vào  văn phòng làm gì đó còn tôi di vòng bên ngoài.
Kể từ hôm ấy, để tỏ lòng kính trọng, tôi gọi Ông Bà Mull này là Mr Lawyer và Mrs Lawyer chứ không  gọi là Sir Madam hay gọi  tên nhu Mỹ thuờng gọi. Mới đầu Ông bà này  ngạc nhiên nhưng sau đó quen dần. Gia đinh  tôi  gọi nhu  vậy cho tới bây giờ. 
Một năm đã qua, không thấy ông Mull nhắc gì chuyện bảo lãnh, tôi cũng  không dám hỏi. Hồ sơ tôi làm với Hôị USCC thì  tòa Đaị sứ Mỹ ở Thái Lan  gởi co tôi số IV. Thỉnh  thoảng  Mr Lawyer hỏi tôi có nhận tin  tức gì từ Việt nam không, tôi nói rất ít. Ông chỉ nói  Don, t worry. (thời gian này  thơ từ  qua lại Việt nam- Mỹ rất lâu,  6 tháng  mới  có thơ,  thường thì có gửi cũng mất luôn.  Có nguời  đuợc thân  nhân cho biết  cán bộ việt cộng tại đia phương thấy thư từ Mỹ là thường xé ra kiếm  tiền  rôi lấy thư làm giấy  hút  thuốc.)
Tôi làm hồ sơ năm 1984 ở Mỹ nhưng Toà Đại Sứ Mỹ bên Thái Lan ghi là 1985. Nhu vậy  còn  biết bao hồ sơ những năm truớc đang chờ đợi.


Thấm thoắt đã hết 4 năm từ ngày tới Mỹ. Môt sáng thứ bảy  như thuờng lệ cuối tuần tôi đến chơi  nhà Mr Lawyer. Vừa vào nhà, tôi ngạc   nhiên thấy nhà có  khách  vào cuối tuần. Mr Lawyer  giới thiệu  ông Mỹ nay  tên Mr P., một giáo sư  đại  học. Ông  P. sẽ đi  vòng quanh  Châu á vào tuần tời. Ông sẽ mang  tay hồ sơ  bảo lãnh của tôi trao cho Toà Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội.  Sau đó, ông sẽ vào  Saigòn.   Nếu tiện ông sẽ ghé thăm  gia  đinh tôi. Mr  Lawyer bảo tôi vẽ bản đồ  nhà vợ tôi đang ở  Sai òn. Tôi  thấy  phiền  nên do  dự . Mr lawyer nhắc lần thứ hai  tôi mới vẽ  và chỉ  cho Mr P. môt vàì điều  khi đến  Sai gòn.
Hai tháng sau, Mr Lawyer cho tôi biết Mr P.  có ghé  Sài gòn  mà  không được phép đi thăm  gia đinh tôi. vì VC nói là khu vợ tôi ở không an ninh. Nhà má vợ tôi  ờ chợ  Bà chiểu  cách Lăng Đức Tả quân Lê văn Duyệt  đô  5 phút đi bộ mà VC bào là  không an ninh. Mr Mull  ngạc nhiên còn  tôi  thì không   ngạcnhiên chút nào.   
Đô 2 tháng sau  tôi nhận đuợc thơ cuả vợ tôi  báo tin là phái đoàn Mỹ  sắp qua,  đang lo dịch vụ, đừng chờ thơ.
Thêm một năm nửa qua đi. Đã hơn 5 năm tới Mỹ,  chuyẹn đoàn tụ vẫn còn xa vời quá. Sau khi tôi tuyên thệ quốc tịch Mỹ,  giấy tờ quốc tịch của tôi cũng đã được Mr Lawyer gởi sang Thái Lan.
Một buổi sáng, tôi vừa ngừng xe trước nhà Mr Lawyer giao báo nhu thường lệ. Từ xa tôi đã thấy ông đứng ở lề đuớng truớc nha. Thấy tôi, ông vôị dến   lấy báo vừa cuời cuời nói là có Good   news. Ông mở cửa xe cho tôi xuồng bắt tay tôi, rôi nói cho tôi biết là ngày mai vợ và con gái tôi  sẽ đến Mỹ. ở Phi truờng San Francisco  lúc 11 giờ. Ông dặn tôi  8 giờ  sáng ngày mai  vô văn phòng  ông truờc khi  đi. Sau khi nghe ông báo tin, tôi tiếp tục đi bỏ báo nhưng mừng  quá nên bỏ sót một số nha, sau này bị complained mới biết.
Hôm sau, theo lời dặn cuả Mr Lawyer tôi ghé vào văn phòng luật sư của ông để coi  có gì lạ không. Vừa  buớc vào cửa đã thấy cô thư ký của ông nói chúc mừng rồi đưa tôi chìa khoá xe Mercrdes cuả Mr Lawyer và nói  Mr Mull kêu tôi lấy xe của ổng đi San Francisco rước vợ con. Tôi thấy ngại nên định gặp ông  chào  và từ chối, nhưng cô thư ký  cho biết Mr Mull đã đi qua tòa án rồi. Tôi đành lái chiếc xe Mercedes sang trọng của ông chở theo vai người bạn thân đi ruớc vợ con tôi trong ngày đoàn  tụ.
Tại phi trường, sau gần ba giờ chờ đợi, tôi mới thấy vợ con mình xuất hiện. Trên ngực hai mẹ con đều  mang  bảng tên. Túi I. O. M.  đựng hồ sơ máng vào cánh  tay coi như đồ quý giá. Tôi  len  vào đám đông, tới  gần đuợc phía  sau,    giành  đẩy  xe hành lý. Hai mẹ  con giật mình quay lại, khi  nhận ra nhau, bà vợ  tôi khóc oà,  con gái tôi mắt  đở hoe Nhìn  hai me con xanh xao   ốm đói  mặt  mũi bơ phờ  mệt  mỏi, giống  hình  ảnh  chúng  tôi  từ  ghe  lên bờ ngày đi vuợt  biền  lúc mới tới Mã lai.
Trên đuờng từ phi truờng  về nhà  vợ tôi  kể về chuyên  lo dịch vụ xuất ngoại và phỏng vấn.  nhu sau:
- Khi vừa  hay tin phái đoàn Mỹ sắp trở qua Việt nam thì  tụi em  liền về Saì gòn  để  xem tình  hình thê nào. Nhà nước cộng sản cho  lập ra Dịch vụ để lo cho nguời  đi xuất cảnh. Em  nhờ nguời quen  giới  thiệu với tụi dịch vụ, chỉ  gặp  thôi đã  phải đưa 50 ngàn.
- 50 ngàn là  bao nhiêu theo giá vàng hả em"
Vợ tôi  nói:
- Một luợng vàng là 600 ngàn,  nhu  vậy  cũng gần  một chỉ vàng. Em nóng lòng  muốn mau gặp anh  nên nhịn ăn để lo. 50 ngàn này không  có trả lại còn chuyên hồ sơ tính  riêng...
- Nó tính ra sao" Tôi hỏi.
- Gặp  bọn Dịch vụ rồi  nguời ta đòi  300 ngàn, tức là 5 cây vàng. Riêng việc để đuợc đôn hồ sơ lên trên để có thể  phỏng vấn sớm, chúng đòi phải nạp trước nửa lượng. Em  không biết sớm như thế nào cũng  liều  ừ  đại để mau  đoàn tụ. Sau khi  đồng ý giá cả rôì,  Dịch vụ  coi hồ  sơ em  thấy giấy  bảo  lãnh năm 1985, họ liền  từ chối nói là còn quá  mới. Ngừời này  còn nói  thêm  bốn năm nữa em trở lại. Em nghe  họ từ chối,  còn  ráng  năn nỉ nên  nói 4 năm nuã không  biết  tôi còn  sống  không ! Họ nói đừng  bi  quan,  không sao dâu. Bây  giờ  đua bao nhiêu  cũng làm không  đuợc. Mẹ con em thất vọng nên ra xe về Trà vinh cho khuây  khoả. Nào ngờ, về quê  mới đuợc 1 tuần là nhận  được giấy xuất  cảnh và giấy  báo đi  phỏng vấn. Hai mẹ con em  mừng quá,  ra xe đi  về Sài gòn  liền. Thiệt  hú vía. Nếu dịch vụ của bọn chúng mà biết em có giấy,  hứa đại là em mất  vàng mà còn  cám ơn  rối rít. Tới ngày  phỏng  vấn, trong khi ngồi  chờ đợi  thấy ngừoi  ta  bị từ  chối  khóc quá làm  mẹ con  em lo vô cùng. Tới  phiên mẹ con em vào phỏng vấn, bà Mỹ hỏi tên  họ,  ngày  năm  sinh của con, của em  rôi  chỉ chỗ cho tụi em ký tên. Ký tên  xong bà Mỹ này nói bằng tiếng Việt:
-Hai mẹ con giống  như hai  chị em.
Cô thông  dịch  nói thêm như  vậy là hồ sơ được nhận rồi đó. Em nghe  mừng quá. Em nám tay  con. đi lẹ sợ  nguời   ta hỏi thêm. Từ khi vào phỏng  vấn  cho tới khi di  ra chỉ hơn  10 phút. Khi em  đi ra  mau, bên ngoài  tuởng là rớt rồi. Nghe em nói  đậu  họ hỏi em lo  lót ra sao,  nhờ em giới  thiệu  cho họ. Em có  biết  gì đâu. Em cũng ngạc nhiên sao mà phỏng vấn mau  như  vậy  đó. Đợt phỏng vấn đầu tiên khi Phái đoan trở lại Việt nam là có em đó.
Vợ  tôi hỏi tôi có lo lót gì không. Tôi nói cho  vợ ttôi nghe là có Ông  luật sư  bảo lãnh, nhưng tôi  không biết là ông làm  như thế nào. Chỉ thấy là nhờ có ông, gia đình chúng tôi đã vượt qua bao khó khăn để có thể đoàn tụ.
*
Cuộc  đổi đời khắc nghiệt năm 1975 đã khiến  đất  nuớc Việt thân yêu  cuả chúng ta  tan nát. Biết bao gia đinh  đang  Hạnh Phúc  chịu cảnh ly tan cho đến bây giờ vẫn chưa đoàn tụ.. . Phần tôi may mắn đuợc Mr Lawyer giúp  đỡ  một cách  âm thầm   vô vụ lợi  cho chúng  tôi mau đoàn tụ. Viêc làm này  ngoài  sức tuởng tuợng  cuả tôi.
Trân  trọng cám on Mr Lawyer và Mrs Lawyer. dù  biết  rằng 2 tiếng  Cảm On không  có  nghĩa  gì  đối với 2 vị này.
 T. L

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,711,842
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến