Chàng “YES-NO” Và Ông Luật Sư
Tác giả: Nguyễn Thái Lai
Bài số 2799-1628870- vb4120209
Tác giả tên Nguyễn thái Lai, sinh quán Trà Vinh, trứơc 75 là giáo chức, quân nhân VNCH. Ông đến Mỹ từ đầu thập niên 80’, định cư tại Sacramento, và được một Luật sư Mỹ có lòng giúp lo cho gia đình đoàn tụ. Hiện là một cao niên hưu trí ờ Sacramento, tác giả cho biết ông viết bài này để cảm tạ Luật sư Mull, vị ân nhân của gia đình ông.
***
Vượt biên chỉ có hai cha con, khi vào đất Mỹ, tôi mong muốn được định cư tại Los Angeles, nhưng nơi đến lại là Sacramento. Tại đây, tôi phải làm thủ tục: Khám sức khoẻ, xin trợ cấp; kiếm truờng học cho con đi học... Phần tôi, thì sở xã hội chỉ định truờng cho tôi đi học Anh văn và tìm việc làm. Sau khi ổn định, thì cái lo khác lại đến. Tiền trợ cấp xã hội cho hai cha con chỉ đủ để ăn và trả tiền phòng.
Không có tiền để gởi về Việt nam, tôi phải đi tìm cái gì làm thêm sau giờ học. Tôi xin đi rửa chén vào buổi chiều ở nhà hàng Việt nam. Chủ không nhận làm nửõa buổi. Tôi xin đi bán tiệm. Chủ tiệm cho tôi tập sự truớc. Ba ngày tính tiền vẫn bị lộn hoài, Phần vì nguời Mỹ nói tôi nghe chữ đuợc chữ mất. Nguời da màu nói càng khó nghe. Phần Anh văn tôi còn dở, phần đi về tới nhà quá khuya, tôi đanh xin nghỉ sau ba ngày tập sự dù chủ chưa lên tiếng đuổi.
Sở tìm việc dẩn tôi di nhận việc phụ bếp cho một nhà hàng. Mùi thịt cá, mùi xào nấu làm tôi óí. Tôi phải chạy vô chạy ra phòng đông lạnh, vừa ở nhà bếp nóng, chạy vô phòng đông lạnh, rồi chạy ra nóng làm tôi ớn lạnh. Làm đuợc ba ngày, tôi bỏ việc, rồi đến sở tìm việc nhờ xin việc khác. Họ không chịu còn báo cáo là tôi không nghe lệnh. Sở xã hội ngưng tiền trợ cấp. Tôi phải di khiếu nại. Mất hết một tháng tiền mới đuợc lảnh lại. Vì vậy chuyện tìm việc làm để khỏi bị lôi thôi đối với tôi là uu tiên một.
Sau giờ học, tôi đi đọc bản thông báo để, mong tìm ra công việc thích hợp cho mình. Một hôm, tôi đọc thấy: "Tìm nguời phụ giao báo ngày Chủ nhật, 10/hr, gọi Mr Jone, ph one:..."
Về tới nhà tôi gọi ngay dù tôi rát sợ nói chuyện điện thoai với Mỹ. Tôi gặp ông Jone tôi nói là tôi rất dở tiếng Anh nhưng cầân việc làm, ông này nói thật chậm là sáng ssớm Chủ nhật 4 giờ sẽ gặp tôi taị đia chỉ...X. Ranco Corđova.. tôi nhờ lập lại địa chỉ rồi tắt máy.
Hỏi thăm đừơng đến chỗ hẹn. Người quen không ai biêt vì cũng chỉ là dân mớùi tới Sacto. Đang lo thì may có nguời quen nhắc: Anh là lính mà sao không dùng bản đồ.
Đến ngày hẹn, ba giờ sáng tôi thức dậy truớc đồng hồ ré, măc 3 lớp áo mà còn thấy lạnh. Đuờng đi vắng và lạ nhưng một giờ sau tôi cũng tới được nơi hẹn, ngồi trong xe chờ mà hồi hộïp. Hơn 4 giờ thì có một chiếc xe truck chạy tới gần bên, mở cửa hỏi tên tôi. Tôi xuống xe chào Jone. Nguời Mỹ này nói sơ qua công việc toi làm là: "Ngồi sau xe, cầm báo sẵên sàng, y chỉ nhà nào là nhảy xuống vụt báo vô gần hàng ba. Jone còn chỉ cho tôi cách đeo bao ny lông truớc ngực để rảnh tay ôm báo cho nhiều. Bao ny long chỉ dùng khi có nhà nào vụt ở ngoài cho đừng uớt. Tôi lên ngồi phía sau xe truck. Thùng xe đầy báo. Tôi cầm tờ báo lên xem nặng thế nào. Jone bảo tôi cầm, ôm ít nhất mỗi lần 4 tờ. Mỗi khi xe ngừng, tôi nhảy xuống chạy vụt báo theo sự chỉ dẩn. Lúc thì vụt bên phải lúc vụt bên trái, lúc leo cầu thang đi lên khu chung cu, đôi lúc trợt chân muốn té.. Ôm báo chưa quen rớt lên rớt xuống. Vụt báo thì rớt không đúng chỗ. Nguời chủ lái xe nhanh, thắng gấp, lúc quẹo phải lúc quẹo trái ngồi ở bửng sau tôi phải nắm chặt mà con xuýt té mấy lần. Độ khoảng một giờ thỉ tôi muốn ói, chóng mặt. Tôi muốn kêu ông chủ ngừng xe cho tôi xuống nhung tôi tự nhủ lòng: Ráng lên, ráng lên,bỏ cuộc hoài sao"
Vụt xong được tờ báo cuối cùng tôi mừng trong bụng mà mặt tái mét, nói không ra hơi. Mr. Jone đưa tôi 30 dồng và nói: 20 dồng tiền công, 10 đông thuởng. Mầy là nguời đuy nhất theo tao bỏ hết xe báo, nhiêu nguời dã bỏ cuộc nửa chừng.. Ông này hẹn tôi trở lại vào Chủ nhật tới cũng vào giờ này.. Tôi liền tử chốùi vì lý do xa quá, mà việc chỉ có 1 lần 1 tuần. Trên đừờng lái xe vềø nhà tôi chợt nghĩ nếu mình đi bỏ một mình có lẽ dễ chịu hơn. Vấn đề là làm sao tìm cho mình job báo riêng đây"
Khi đi học tôi mang ý định này hỏi Bà thầy dạy Anh văn. Bà cho tôi địa chỉ nhà báo Sacramento Bee. Khi tìm ra đuợc văn phòng báo Bee, tôi nhậân đuợc route báo cách nhà20 phút lái xe.
Ngày đầu đi nhận việc, có nguời chỉ dẫn, manager giúp chỉ cách côt báo, cách bỏ báo, tìm địa chỉ. Vậy mà cha con tôi bỏ xong 120 tờ báo mất 3 giờ mới xong. Tuy mệt nhưng tôi không bỏ cuộc.
Manager dạy tôi khi nhận việc bỏ báo:
- Dậy sớm, bỏ xong truớc 6 giờ
- Bỏ ở hàng ba, không vụt đại ở ngoài sân
- Phải có bao ny lông khi mưa
Manager nói nhiều quá tôi không nghe và hiểu hết nên phải tự tìm hiểu thêm bàng cách hỏi mấy nguời đang giao báo. Kẹt là lúc tôi đi giao báo thì không có nguời Việt nam, tôi đành phải hỏi mấy nguời Mỹ. Phần đông nguời đi giao báo là trẻ em báo chở tới tận nhà nên việc tìm nguới quen hỏi cung khó.
Sau khi xong báo. tôi chạy vòng vòng coi nguời khác bỏ thế nào thì thấy phần đông báo nằm ở hàng ba ở ngoài sân. Tình cờ tôi gặp một nguời đang vụt baó mừng quá nên làm quen ngay. Nguời nầy nói đừng có làm theo lời manager bỏ lâu lắm. Đứng ngoài vut đại gần nhà là được nếu nhà nào khó thỉ đem gần một chút, không sao đâu. Manager không nói gì đâu . Bỏ như vậy mới có ăn. Nguời này còn nói thêm mầy coi báo Union đó, bỏ ngoài sân uớt nhẹp có sao đâu.
Sau khi nghe nguời bạn giao báo này nói tôi chỉ nói cám ơn và tự nhủ lòng: Ai làm sao thì làm còn mình phải làm sao coi cho đuợc. Đừng để bị chê là bê bối, nếu thấy không có ăn thì đi tìm việc khác.
Giao báo đuợc 4 tuần, tạm quen nên có thì giờ nhìn khu mình đang giao báo. Khu này nhà lớn và đường xá đẹp hơn mây khu khác. Cuối tháng đi thâu tiền nhiềâu nhà mở cửa để khen và cho tiền thuởng rất hâu. Tiền công và tiền báo có 10 đồng mà tiền thuởng có nhà cho 50 dồng. Họ nói nhiều quá tôi không hiểu hết, chỉ thấy họ.. vui cuời và cho thêm tiền là tôi biết mình làm tốt rồi Khu tôi giao báo phần đông họ trả truớc nên việc đòi tiền rất dễ.
Một thời gian gian ngắn sau, trời vào Đông nên mưa gió lạnh lẽo. Tôi mặc 4 lớp áo, 2 lớp quần mới tam đủ ấm.
Một sáng nọ, trời mưa, tôi cũng đi giao báo như thuờng lệ. Tại một ngôi nhà lớn, tay cầm tờ báo có bao ny lông tôi đi nhanh tới tận cửa nhà, để tờ báo sát cửa. Báo để nhu vậy, chủ nhà chỉ cần mở cửa khom xuống là lấy báo, không phải đi ra bị uớt. Đang đặt báo xuống, thình lình nghe tiếng mở cửa tôi dòm lên thì thấy một nguời Mỹ trắng, khoảng 50 tuổi, khoác áo ngủ trắng, đầu hơi sói. Nghe tiếng ông ta nói “Hi”, tôi càng quýnh thêm, không nói gì hết tôi vội đứng dậy quay lưng đi ra. Không nghe tôi nói gì hết, ông này mở cửa lớn ra, văn đen truớc nhà, rôi buớc ra nói: “Come in, Come in.”
Nghe như vậy tôi càng sợ. Tôi không quen và chưa gặp ông ta lần nào. Hơn nữa, giờ này còn sớm quá, mới 5 giờ sáng. Vô nhà làm gì đây. Vô nhà Mỹï, rủi có chuyện gì... Nghĩ vậy, tôi nói với ông ta: “I have a lot of paper”. Không biết nguời này có nghe được tiếng Mỹ cuả tôi không, mà ông ta nói môt hơi dài, tôi chỉ nghe được mấy chữ sau cùng “Plea come back!”
Nghe nhu vậy tôi đoán là ông ta muốn mình trở lại. Tôi vôị quay ra xe tiếp tục giao báo. không nói tiếng nào cả. Vừa giao báo vừa suy nghĩ: Phải ông ta muốn mình trở lại không" Trở lại làm gì" Anh văn mình tệ quà làm sao đây" Khi ông ta yêu cầu trở lại, mình không nói gì là bằng lòng rồi, Nếu ông này nói lẹ, mình nhờ ông nói chậm lại chắc không sao. Trời đã tạnh mưa. Tôi quyết dịnh trở laị.
Vừa ngừng xe truớc cửa nhà, tôi thấy cửa nhà mở ra. Đúng là ông này có ý chờ mình. Tôi nghĩ. Lần này có thêm một bà Mỹ ốm cao tóc ngắn đứng cạnh ông ta. Hai ông bà nói:Good morning và ra dấu “Come in. Come in.”
Thấy tôi khom xuống tháo giày, ông Mỹ đã kéo tay tôi theo bà Mỹ đi truớc.
Đi vòng qua hai ba phòng gì đó thì tới một bàn ăn. Tôi đuợc đưa cho một khăn lớn lau đầu tóc, lau mặt. Trên bàn có ba caí đĩa, tách muỗõng, một diã lớn trung chiên, bacon,. diã bánh mì nuớng. Trong khi tôi lau cho đỡ uớt, ông bà đã ngồi và xớt đồ ăn ra ba đĩa rồi ra dấu cho tôi ngồi rồi bắt đầu ăn. Tôi không dám ăn vì ssợ mình hiểu lầm. Hai ông bà mời lần thứ hai tôi mới dám ăn chắc nên bắt đầu ăn. Tôi ăn thế nào mà hết diã truớc hai nguời này. Thấy tôi ăn mau, ông ta liền lấy điã đồ ăn xớt thêm. Không biết nói sao tôi tiếp tục ăn. Hết dia, ngẩn đầu lênthì thấy hai nguời nhìn tôi, Bà Mỹ nói:
“Do you like some more"”
Tôi nghĩ họ tử tế lịch sự quá, mỉnh phải trả lời đàng hoang. Tôi nghĩ trong đầu: “Dạ thưa bà không...”, rồi dịch ra tiếng Anh câu này nhu sau:
Yes, Madame. No. I don’t...
Nghe tôi nói vây ông Mỹ lấy dia dồ ăn xớt hết cho tôi. Đồ ăn vào đia làm sao lấy ra đây. Tôi phải ăn cho hết. Tôi ănvừa xong ba đĩa ông Mỹ lại hỏi tôi:
“Do you like some more"”
Tôi trả lời:
“Yes Sir. No, I dont...”
Đây là lần đầu tôi ăn sáng với Mỹ. Có lẽ ông bà chủ nhà này đoán ý là tôi đã quá no nên không nói gi thêm.
Ông rót cho tôi một tách cà phe rồi ra dấu cho tôi đi theo. Tới phòng khách, ông chỉ cho tôi ngồi ghế cạnh lò suởi. Thấy tôi không dám ngôi vì quần uớt, ông hiêủ ý nên lấy cho tôi một khăn lót lên ghế để ngồi. Xong đâu đó, ông bắt đầu nói thật chậm cho tôi hiểu, đại khái.
“Tôi tên là Mull, vợ tôi tên là Jean,” Ông ngừng một chút để tôi nói tên tôi, rồi tiếp: “Hơn tháng nay, mỗi õngày vợï chồng tao theo dõi mày hàng ngày khi mầy gíao báo cho gia đinh tao. Mầy là nguời duy nhất bỏ báo sát cửa nhà. Mấy nguời truớc vut đại vô, làm bể chậu kiểng, đụng cửa, bữa sớm bữa trễ, bữa quên. Vợ chồng tao thích cách làm của mày nên mời mầy vô ăn sáng.”
Tôi đoán ý như vây nên đôi lúc tôi dịch chữ "YOU" là mày là thằng xin vui lòng bỏ qua cho, vì tôi không biết dịch sao cho đúng. Rồi ông tiếp tục hỏi tội: Từ đâu tới" Quốc tịch" Tình trang gia đinh"
Mấy câu này tôi đuợc hỏi quá nhiều lần từ khi rời Viêt Nam. nên nghe đuợc. Tôi trả lời thật chậm, cho ông ta biết: Tôi là nguời Việt Nam Tỵ nạn Cộngsản, boat people. Tôi đến Mỹ 6 tháng, ở Phi, ở Mã lai hết một năm rưỡi. Vợ và con gái tôi còn ở Việt nam.
Ông Mỹ hỏi tôi sao tôi không đem vợ đi theo" Tôi nói là không có đủ tiền. Ông hỏi tiếp: Mầy có nhớ vợ con không" Tôi cuời và trả lời: Tôi rất nhớ. Tôi còn nói cho ông nghe là tôi có đến hôi USCC để nhờ làm giấy bảo lảnh vợ con sang Mỹ. Ông còn hỏi USCC là gì. Tôi chỉ giải thích đây là hôi Thiện nguyện giúp nguời tỵ nan. Tôi vừa nói vừa lo không biết ông có hiểu mình nói không nua õvi tôi có cảm tuởng là tôi nói tiếng Mỹ còn tệ hơn nguời Việt gốc Hoa ở Chợ lớn nói tiếng Việt rất khó nghe. Sau khi nghe tôi nói ông Mỹ này vuà nói vừa chỉ vaò ông ta:
- I am a lawyer. I will help you.
Tôi nghe chữ Lawyer là nghĩ đến... tiền. Tôi đâu có tiền mà trả cho Luật sư. Có ai làm không đâu. Nghĩ vậy tôi còn lo xa. Nói truớc khỏi mích lòng. Tôi liên nói:
- I have no money. Câu này tôi học thuộc nên nói không cần suy nghĩ.
Nói xong tôi càm thấy vô phép nên nói tiếp:
- Sir, I am poor but I need help.
Nói vậy tôi chỉ mong nếu ông ăn rẻ thì mình thử ráng lo. Nghe tôi nói ông liền nói tiếp;
- I don’t need your money.
Tôi nghe mà sợ mình nghe lầm nên không dám nói gi thêm. Ông Mỹ nói tiếp:
- Tomorrow, you bring all papers, I will help you. Now I go to work.
Tôi không dám nói gì thêm nên đứng dậy đi về cho ông đi làm.
Sau đó trong giờ học Anh văn về Question, tôi nhớ lại câu nói Yes Sir No nên đem chuyện nói cho cô giáo nghe. Cô này giải thích: Không muốn nữa thì nói: “No, I don’t”. Khi ai hỏi mà trả lời Yes nguời ta coi như là đồng ý, còn “Yes Sir, No” không ai biết mình muốn nói gì nên bị hiểu là Yes. Mấy bạn học Anh văn chung ngồi nghe chọc quê gọi tôi là: Anh chàng YES. NO.
Bài kỳ tới sẽ là chuyện Bảo Lãnh và Đoàn Tu.ï
Nguyễn Thái Lai