Hôm nay,  

Một Thời Ở San Diego

11/10/200900:00:00(Xem: 118869)

Một Thời Ở San Diego

Tác giả: Võ Trang
Bài số 2752-1628823- vb8101109

Tác giả 56 tuổi, cư dân San Diego; Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Ky, là người vừa nhận giải danh dự dành cho  tác phẩm đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2009.  Ba bài viết của ông hợp thành một tự sự ba hồi: Ký ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân tại Huế; Tiếp theo là tâm trạng của một trí thức gốc Việt tại Mỹ, vừa biết ơn quê hương thứ hai, đồng thời cũng vừa "hận người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình"; Và sau cùng là "một thoáng hạnh phúc" tìm thấy từ nước Mỹ tử tế không chỉ với đồng loại mà với cả muôn loài. Bài viết mới là tự sự về một thời sinh hoạt báo chí và suy nghĩ tại San Diego.

***

Tác phẩm là tác giả" - hay tác phẩm và tác giả"  Tôi đọc cái tựa đề  nhiều lần vì kỷ niệm cứ hiện về, như gần, như xa mà thoáng một cái đã gần 10 năm"
Câu chuyện bắt đầu bằng một buổi gặp mặt thân hữu tại nhà chị Tường Vi và anh Nguyễn Khắc Nhân, thời đó là chủ nhiệm tuần báo Người Việt San Diego.  Anh Nhân thường hay có họp mặt bạn bè báo chí.  Chị Vi là người bình dị, hiếu khách nên chúng tôi được "rủ" qua chơi nhiều lần.... 
Đó là lần đầu tiên tôi gặp anh Nguyễn Xuân Hoàng, tác giả của tập truyện dài "Người Đi Trên Mây" đăng trên tuần báo này.  Thuở ấy tôi còn rất hung hăng, rất thích tranh luận hơn thua nên cứ ép anh Hoàng phải "trực diện" với vấn đề:  Có thể nào tác giả sản xuất cái không phải  ý tưởng của mình dù là trong những hư cấu" Trong cuộc đời hiện thực, có tác gỉa đã phản bội tác phẩm của mình hay ngược lạị có nên cho tác giả cái giá trị của tác phẩm dù có thể đó chỉ là một "trò chơi" của tư duy"  - hay nếu một con quỉ cũng có thể cầm thánh kinh để giáo huấn loài người thì xã hội này không cần những bậc chân tu nữa! vân vân... Nhưng anh Hoàng thì hình như vì lịch sự nên cố né tránh để khỏi phật lòng tôi. 
Về sau, trong ấn bảng nguyệt san Thế Kỷ 21 kế tiếp đó, anh có gởi tặng tôi 1 cuốn.  Trong lời tựa của nguyệt san có một đoạn nói về cuộc đối thoại này, như một ký sự, không có kết luận...  Giờ đây, những kỹ niệm bên lề của cuộc hơn thua  đã trở thành giá trị hơn chính cuộc hơn thua nhiều. 
Trở lại chuyện xưa... Tôi bắt đầu quen gia đình chị Tường Vi và anh Nguyễn Khắc Nhân vào khoãng năm 1982.  Sau khi nhận thức được con đường trở lại trường Y ở Hoa Kỳ không còn hiện thực nữa, tôi đã quyết định chuyển nghành và gấp rút thu ngắn học trình mới. Đại học ở Mỹ có nhiều cái lạ lùng và quả thật khai phóng. Vào thời đó, học sinh nếu tin tưởng vào khả năng của mình thì có thể "challenge" với nhà trường để xin được miễn 1 số yêu cầu và tôi đã được miễn khoãng 15 semester units cũng nhờ "challenge" với vị Department Chairman. Để dễ dàng hội đủ yêu cầu của học trình và giảm thiểu lệ phí ghi danh, tôi ghi thêm nhiều lớp General Electives ở trường San Diego City College vào ban đêm và vào mùa hè. Tại đây chúng tôi quen chị Vi và anh Nhân. Một thời gian ngắn sau đó anh Nhân ra tờ Người Việt San Diego. Có lần anh tâm sự anh chị chỉ có 400 đồng để ra nghề!  Về sau tôi có nghe nói anh chị Trần Dạ Từ và Nhã Ca khi khởi sự tờ Việt Báo có còn ít hơn thế nữa.
Nhưng có lẽ chúng tôi trở nên thân hơn là nhờ 2 bà xã của 2 gia đình, là những cao thủ trong lãnh vực shopping, nhất là khi có "on sale"  ... Mỗi năm cứ đến mùa Giáng sinh là bà xã và mấy đứa nhỏ nhà tôi như cứ loạn lên vì những tin tức về "on sale". Điện thoại tới tấp mỗi ngày. Nhiều ngày phải thức khuya dậy sớm để đi sắp hàng cũng vì "on sale"... Gia đình tôi có thói quen chia quà cho nhau trong đêm 24 tháng 12. Quà được sắp chồng lên nhau cao như một ngọn núi nhỏ bên cạnh cây Noel. Mẹ tôi là "chủ show", gọi tên và phân phát quà cho cả đại gia đình... cái đống núi nhỏ đó, cái gía của nhiều tháng làm việc vào cả trước lẫn sau mùa Giáng Sinh là đều nhờ "công lao" của các bà xã qua các trao đổi "kiến thức" về shopping tại Mỹ!...
Thuở ấy tôi cũng có người anh ra tờ tuần báo Sống Mới ở San Diego. Chúng tôi đã âm thầm yểm trợ cho anh qua những bài sưu khảo, dịch thuật, bình luận... Thuở ấy chỉ có một "software" để đánh tiếng việt là VNI, rất mắc mà các kiểu chử không phong phú như bây giờ để "lay out" tờ báo. Tôi phải bỏ tiền mua thêm những professional software để tự sữa kiểu chử . Lay out thì chủ yếu là tự tay "cắt- dán" chứ không có thể dùng các software như bây giờ. Học làm báo, lay-out và viết bài, tôi đã  có dịp nghiên cứu thêm cách viết văn của các tác giả trên Newsweek, Time,... và đã tìm thấy ở tờ NewYork Time một cách viết các bài bình luận được bẻ thành những đoạn ngắn với các tiểu đề được ghi đậm nét khiến cho bài viết rõ ràng, ý tưởng dứt khoát...
Có những bài thơ, văn viết khó hiểu thật,  một phần vì tôi chưa đủ trình độ để cảm nhận. Nhưng có người nói với tôi sỡ dĩ nó khó hiểu vì nhiều khi chính người viết cũng không thật hiểu mình đang muốn nói gì!  Tôi cứ tưởng là họ cố tình mĩa mai một cách kín đáo mà thôi. Trong lần họp bạn Y-Nha74 tháng 7 vừa rồi chúng tôi có mời một số giáo sư trường Y Khoa ngày trước và tình cờ trong chuyện trò, tôi nhắc lại câu nói này trong lãnh vực giảng dạy... Thật hơi sững sốt khi một giáo sư nỗi tiếng, một vị thầy củ của tôi nói rằng sỡ dĩ bài giảng khó hiểu vì chính người giảng cũng không hiểu họ cần nói gì!
Có những nhà văn mà tác phẩm chính là cuộc đời nên đọc và xúc động theo từng biến chuyển của cuộc đời tác giả. "Người tù khổ sai" của Papillon, "Tầng đầu địa ngục" của Solzenitsyn, Đại Học Máu của Hà thúc Sinh, Giải Khăn Sô cho Huế của Nhả Ca,  ... và rất nhiều tác phẩm khác. Có lẽ vì tự nó đã là cuộc đời nên với tôi nó sống động mà không cần phải khéo léo trau chuốc.


Lần thứ hai  qua Paris vào năm 2000 tôi đã nhất định yêu cầu một người bạn củ phải đưa tôi đi uống cáfé ở khu "Quartier Latin", trước cổng đại học Sorbonne đã rêu đen để xem mình  may mắn có cảm giác nào của Sartre"(1)... Lá vàng thỉnh thoãng bay ngang qua quán café ở vĩa hè rồi theo gió cuốn mất ở tận cuối đường.
....
Muà Thu Paris,
Lệ ướt đôi mi,
Hẹn em quán nhỏ,
Hẹn em quán nhỏ,
Chờ mong em chín đỏ trái sầu...
...
Chịu thôi!  quả là quá sức mình để tưởng tượng về một thế giới của ý niệm từ giới hạn của 4 bức tường đại học.
Nhưng có 2 nhà văn ngoại quốc đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về ranh giới của tranh luận Tác Giả - Tác Phẩm. Một Nietzsche (2) đã làm rung chuyển cả hệ thống triết lý cổ điển Tây Phương vào thế kỷ thứ 19 và một Hemmingway(3) êm đềm như dòng sông trước khi ra biển...
Trong tác phẩm "Hoàng Hôn Của Những Thần Tượng hay là  Làm Thế Nào Để Triết Lý Với Cái Búa", ông Phạm Công Thiện, bằng một giọng văn mạnh như sấm sét, đã phát họa lý luận đã phá của Nietzsche với tất cả các triết gia cổ điển Tây Phương, từ thời Platon, Aristote(4) cho đến Descartes(5)... như một lưỡi gươm sắc bén khôn tả của hiệp sĩ Phù Tang: một nhát là trọn vẹn, tận gốc... Tình cờ, có lần tại Đan Mạch, tôi đọc được một đoạn viết về đời tư của Nietzsche mà có chút suy nghĩ. Tôi kính trọng tư tưởng của các vĩ nhân. Tôi thán phục những tư duy sâu sắc của họ nhưng vẫn tự vẫn hỏi, với tất cả dũng mãnh trong tư duy và với tiếng tăm vang dội như vậy, Nietzsche cũng như một số triết gia khác đã thật sự tìm được gì để thành tựu cho chính mình trong con đường đi tìm chân lý và hạnh phúc   hay "viết chỉ là để đâm nổ mặt trời""
Tác giả thứ hai,  Hemmingway thì lại cho tôi một cái cảm giác ngược lại... Giã Từ Vũ Khí, Ngư Ông và Biển Cả... Tại sao những lời văn hài hòa, êm dịu như vậy lại có thể đi cùng với con người đầy mặc cảm vào cuối đời". Dù ông đã viết các tác phẩm này trước khi căn bệnh tâm thần bộc phát nhưng tại sao trong một tâm hồn hiền lành qua các tác phẩm lại mang ảo tưởng sợ hải vì có người cứ theo đuổi giết mình" - để rồi trong tuyệt vọng và phẩn uất ông phải tự sát" Cái vô thức nào đã bộc phát vào cuối đời và đã phản bội chính ông"  Tôi thấy đở đau đớn hơn khi đọc 1 tài tài liệu khác nói rằng vì phát giác mình dần dần mất trí nhớ ông đã quyết định chấm dứt cuộc đời khi còn tự chủ được... Ah! nếu thế thì ông Hemmingway can đãm và vĩ đại thật - và nếu ông có thể viết lại được cả cái cảm nghĩ vào thời điểm đó thì theo tôi, sẽ là một cống hiến rất có giá trị cho nhân loại.
Khi được tin chị Vi bị bệnh mất trí (Alzheimer  s) tôi đã không tin hay cố tình không tin. Vài lần qua nhà chúng tôi chơi, chị còn cười cười cho hay chị đã bắt đầu quên chổ đậu xe hay thỉnh thoãng còn quên cả lối về. Nhưng chị vẫn tử tế, hoà nhả và hình như là vẫn "sắc sảo" trong các tiết mục "on sale"... Căn bệnh tiến triển nhanh thật. Chỉ trong một thời gian ngắn qua thăm lại chị ở nhà thì chị đã không còn nói ra tiếng được nữa. Nhiều lần chúng tôi thấy chị như muốn nói cái gì đó nhưng không ai trong chúng tôi hiểu được gì cả. Tôi nghe người ta nói những người bị bệnh Alzheimer  s quên cái gần nhưng vẫn nhớ những cái xa, những kỹ niệm xa xưa...Tôi thì thỉnh thoãng quên cả hai nên chắc là không bị loại bệnh này. Tôi có người bạn là một nữ Bác Sĩ ở Virginia noí rằng trong tâm lý học có một trạng thái gọi là "repression" nghĩa là có người khi gặp phải một chuyện gì đó mà họ không muốn chấp nhận thì tự nhiên trong tiềm thức của họ sẽ xóa bỏ hoàn toàn chuyện đó (như chưa từng xảy ra). Chuyện xưa tôi không còn cách nào để xóa bỏ nên chỉ còn cách xua đuổi, như một trốn chạy chính mình... Anh tôi đóng cửa tờ Sống Mới dù chúng tôi đã bỏ nhiều tâm huyết vào đó.  Rồi anh Nhân cũng từ bỏ tờ Người Việt San Diego vài năm sau đó, khi đi khi về nên chúng tôi rất ít có cơ hội gặp mặt. Đã 2 năm("), từ ngày chị Vi qua đời thì vợ chồng chúng tôi không còn thường qua nhà anh chị nữa. Thỉnh thoãng đi ngang thấy nhà hoang vắng im lìm mà thoáng chút ngậm ngùi... Thời gian trôi qua nhanh thật!. Mỗi lần "đánh dấu" thì đã thấy khoãng cách 10 năm dễ dàng. Có những kỷ niệm tưởng như mới hôm nào mà giờ đã vô cùng xa xăm, xa như trong tận cùng của vũ trụ mênh mông, có những vì sao mà dù đã tắt từ hằng triệu năm, vẫn còn lấp lánh về địa cầu mỗi đêm.
. . .

Con người đặt ra ngôn ngữ để mong dễ dàng truyền đạt cảm nghĩ và để được cảm thông. Nhưng ngôn ngữ đã lừa dối họ và chính họ có khi cũng đã dùng ngôn ngữ để lừa dối"  Tôi có nghe các Thầy giảng rằng, vì sợ loài người cứ chấp vào ngôn từ mà không thấy được ý nghĩa nên sau cả  49 năm thuyết pháp Đức Phật đã phải dạy rằng "ta chưa hề nói lời nào".
Cũng từ lâu rồi tôi không gặp lại anh Nguyễn Xuân Hoàng. Khi viết bài này tôi có vào Internet để kiểm chứng một số tin tức và đã tìm lại được khuôn mặt của anh trong 1 ảnh nhỏ khổ căn cước... Còn nhận ra được dù một phần tóc phía trước trán đã bạc. Thời gian trôi qua nhanh thật! Có lẻ Tác Giả và Tác Phẩm có cái khác nhau thật. Có lẽ cái khác nhau lớn nhất là tác gỉa rồi cũng ra đi nhưng  tác phẩm thì vẫn còn ở lại, để ghi dấu những cống hiến cho đời. Và phải chăng chỉ vì những cống hiến cho đời, làm đẹp cho đời mà tác giả có giá trị"
Võ Trang

(1) Sartre (Jean-Paul Sartre, 1905-   1980), triết gia người Pháp, người đề xướng thuyết hiện sinh (Existentialism).
(2) Nietzsche (Frederich Nietzsche, 1844-1990), triết gia người Đức.
(3) Hemmingway (Ernest Hemmingway, 1899-1961), văn sĩ  người Mỹ
(4) Plato (427- 348, trước Thiên Chuá giáng sinh), Aristote (384-   322, trước Thiên Chuá giáng sinh), 2 triết gia Hy lạp.
(5) Descartes (René Descartes, 1596-1650), nhà toán học, triết gia người Pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,984,785
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Nhạc sĩ Cung Tiến