Hôm nay,  

Kết Hôn Để Qua Mỹ

18/09/200900:00:00(Xem: 181057)

Kết Hôn Để Qua Mỹ

Tác giả: Mai Hồng Thu
Bài số 2730-16208801- vb691809

Tác giả là cư dân San Jose.  Hai bài viết về nước Mỹ gần nhất của cô đã được phổ biến là "Chồng Tếch Vợ Ly"; “Cái Bát Mạ Vàng”. Bài mới nhất là một cách nhìn khác, được người viết ghi chú như sau: “Có những cô gái Việt theo chồng theo diện kết hôn qua US, cũng đã hát bản Lầm! Chuyện sau đây ghi nhận một số tình tiết từ thực trạng, tên nhân vật không phải tên người thật, xin chia xẻ cùng bạn đọc.”

***

Tôi quen Nga trong một lần chạy xuống khu VN dạo chơi và ghé một chỗ sửa xe chủ là người VN để thay nhớt xe cho rẻ thay vì đem xe vào dealer như mọi khi. Trong lúc chờ đợi họ làm xe thì tôi và Nga cùng ngồi ở phòng tiếp tân nhâm nhi đọc mấy cuốn báo VN như người ta vẫn thường làm. Đọc chán mà xe vẫn chưa xong, chúng tôi quay qua nhìn nhau cười cầu tài và bắt chuyện tán dóc theo kiểu mấy bà xẩm chợ Hồng Kông bên hông Chợ Lớn.
Nói chuyện một hồi thì tôi mới biết là Nga cũng ở cách đấy gần 2 tiếng lái xe, cuối tuần chạy xuống đây chơi và thăm gia đình một người quen . Vì ở xa khu người Việt, cho nên thời đó chúng tôi gặp ai cũng tỏ vẻ thân thiện tình thương mến thương. Chúng tôi ngây thơ chơi cái trò kết bạn bốn phương, trao đổi số phone và hẹn ngày tái nạm.
Từ đó tôi và Nga bắt đầu thân nhau, cuối tuần nào rảnh là hẹn nhau ở khu người Việt, tôi lái xe một tiếng Nga lái xe hướng khác cũng gần một tiếng rưởi mới tới nơi; rồi cùng nhau hẹn thêm một ông anh bà con của Nga ra quán ăn xong lê la cà phê ngồi bù khú cho qua những ngày cuối tuần theo phong cách Việt chứ không chắc chúng tôi thành Asian Blond mất...
Nga hơn tôi khoảng 5 tuổi, lúc đó đã qua tuổi băm nhưng nhìn vẫn còn trẻ. Tuy Nga không đẹp tuyệt trần nhưng nhìn sáng sủa và có dáng. Nga lanh lợi và đang làm ở một hãng nhỏ làm về kẹo chocolate, nghe nói rất cực nhưng rành nghề nên ông chủ chỉ đì tiền lương chứ không tiết kiệm những lời khen giả dối nên Nga vẫn phải cong lưng làm hoài .
Thỉnh thoảng Nga hay đem những cây kẹo Chocolate có hình những bông hoa hay con thú rất đẹp rất dễ thương tặng cho chúng tôi. Kẹo Nga làm khéo đến nỗi chỉ để nhìn chứ không nỡ cắn ăn, dù lúc đó tôi rất khoái sô cô la Mỹ .
Bạn với bè, ăn với nhậu, nhiều khi khoái khẩu cười đùa, tôi nào có biết đâu...
"Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo, Lan Huệ sầu đời, trong héo ngoài tươi ..."
Đến một ngày lễ tôi thấy Nga đi chung với một ông khoảng 50 tuổi, ngoại hình lề xề, ăn mặc xốc xếch, da mặt đỏ hồng cái kiểu ăn da non của mấy người bị bệnh cùi, cùng chúng tôi đi dạo... chợ trời .
Theo lời bác Ti, mẹ anh Thanh, anh họ của Nga, người đàn ông ấy là người chồng bảo lãnh Nga qua đây, vừa mới ký giấy ly dị xong ngày hôm ấy.
Thì ra bấy lâu nay Nga hay chạy xuống khu người Việt không phải là đi chơi bời đàn đúm gì, mà là chạy đôn chạy đáo nhờ vả người ta để được an toàn bỏ chồng mà vẫn hợp pháp ở lại Mỹ .
Từ ánh mắt ngạc nhiên của tôi, cho đến lúc nghe bác Ti  khen:
-Tao thấy thằng An chồng mầy cũng hiền đó chớ, sao lại bày đặt ly dị làm chi vậy con. Ăn ở phải có đầu có đuôi, con ạ!
Thế đấy, khổ thay cái thân gái lấy chồng Việt Kiều, nó nuôi gia đình, nó bảo lãnh qua đây, chỉ cho đường đi nước bước. Giờ đủ lông đủ cánh, nhưng có miệng mà lại cũng như câm. Có lẻ vì ấm ức lâu ngày, lại quê độ với tôi, một người dưng nước lã nhìn nàng với  ánh mắt tò mò mà không dám hỏi, Nga bắt đầu phản chiến tố khổ ông chồng già.
Nga nói một cách ấm ức khi chỉ có riêng 2 đứa tôi:
-Mi biết không, tao cũng muốn ở với ổng luôn cho rồi, qua Mỹ rồi thì mới biết đá vàng. Một thân một mình tao tưởng phen này thôi kệ hy sinh cứu gia đình mà cả nhà ổng đâu có để cho tao yên. Tao nhịn nhục chờ đến ngày được ly dị mà không có tiền chi phí phải lạy lục năn nỉ thằng cha luật sư Mỹ nói tiếng Việt không rành còn tao tiếng Anh cũng chỉ quơ quơ mà tao cũng chơi luốt vì con mẹ thư ký đâu có thèm giúp tao đâu mi.
Trong bụng tôi thì cũng công nhận ông chồng Nga cũng hiền thiệt. Nhưng nhìn mặt ổng đỏ hỏn mất cảm tình, kiêm theo cái kiểu đệm ù mẹ ù cha của hắn thì cũng hơi khó nuốt thiệt.
Rù rì tâm sự mấy bận thì tôi được biết thêm về chuyện của Nga. Nga kể gia đình nàng ở Việt Nam nghèo rớt mồng tơi nghèo rơi con mắt, chỉ còn lại cha già ốm đau bệnh hoạn mà anh chị người nào lập gia đình cũng lo cơm 2 bữa chưa xong, con cái ốm tong bù lăn bù lóc lấy gì để mà lo cái trò "nước mắt chãy ngược" đâu chứ .
Nga thấy cái gương anh chị rồi bị ám ãnh mãi nên không muốn ôm tình yêu uống nước lã trong cái thời buổi nhiễu nhương Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều. Nga nhất quyết không chịu lấy chồng nghèo dù đã lỡ thất thân và có một đứa con gái với 1 người bạn trai cũ thời mới lớn.
Bon chen miết Nga cũng tạm ổn định có việc làm văn phòng, tuy không dư dả nhưng cũng phụ giúp cha già và đứa em gái, cùng con gái cơm áo qua ngày.
Rồi thần tài gõ cửa khi ông An đến văn phòng nàng làm giấy tờ gì đó, thấy Nga vui vẻ và hoạt bát nên tự xưng là Việt Kiều và ngỏ ý rủ nàng đi chơi. Cơ hội ngàn vàng dể gì có mà phải suy nghĩ đắn đo. Vì trót dấu với mỗi người là có con riêng nên Nga đành phải bỏ con lại và theo chồng qua Mỹ theo diện mới hứa hôn mà thôi.
Từ ngày đặt chân đến Mỹ, Nga không được đi đâu ra khỏi nhà, cái kiểu lấy chồng hưởng phước, khỏi bị dãi nắng dầm mưa, chỉ cần đủ sức để cho ông chồng thoả thích là nhất rồi.
Chuyện vợ chồng nhỏ như con thỏ đang ăn cỏ đó, Nga nói thôi ráng đi cho qua cơn, thằng chả già rồi có "một cú bảy mạng" đâu nên đành ráng, con đường mình chọn đâu dám trách ai.
Nhưng muốn cũng khó yên. Nga than là cả dòng họ nhà nó từ lớn đến bé, cả những đứa cháu ăn chưa no lo chưa tới nó cũng ụ mẹ ụ cha, moi móc ông bà mình ra mà chửi xéo.
Nga nói cay nhất là ở đó người ta đua nhau đi học nail học tóc, Nga năn nỉ hoài mà chồng nó không cho đi học kiếm tiền phụ gia đình, sợ nó tạo phản . Tiền gởi về cho cha thì ít ỏi, tiền chi tiêu thì không có một đồng, đi đâu ổng cũng trả tiền, ổng hỏi tao cần tiền làm gì .


Vậy mà mỗi cuối tuần gia đình bên chồng bu lại chửi thằng chồng ngu, mà bảo lãnh nó qua, nó ăn hết của chẳng thấy thảo với con cháu gì cả.
Nga kể, lúc đầu nàng còn ngây thơ, tưởng mình làvợ nên rủ rỉ rù rì thỏ thẻ than thở với chồng:
-Sao anh lại để cho bọn con anh A chị B hổn với em vậy, em làm tròn bổn phận chứ có giống như chúng nghĩ đâu mà sao anh không giải thích dùm em"
Ông chồng ầm ư cho qua, không còn ngọt ngào như những ngày tháng từ Mỹ về VN đưa em đi chơi, hỏi không đúng lúc nó đem ông bà mình ra tế thì khổ. 
Khi qua Mỹ chồng Nga qua cách nói chuyện với gia đình lời qua tiếng lại thường ngày trong nhà mới lòi ra là con nít con nôi cũng ù cha ù mẹ thả dàn. Thân cô thế cô  ở Mỹ, lỡ leo lưng cọp, Nga đành phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" nhưng trong bụng cứ khấn thầm cầu trời làm sao cho đừng tới ngày cuối tuần, cũng như tên tử tội không muốn giờ tử hình đến mau qua.
Nếu nói án lưu đày chờ ngày phóng thích thì với Nga, đúng ngày cho phép được hợp pháp định cư là ngày phóng thích. Con đường đã chọn không có lối quay về, U turn là xe đụng cái rầm chết tươi vì dư luận, gia đình xấu hổ bỏ xứ đi luôn chứ chả chơi . Mà phải nói, nếu có tiền gởi về cho cả nhà bỏ xứ đi chắc nhiều cô cũng dám về lắm. Ngặt nổi cha mẹ anh em ở quê hương nào có biết đầu đuôi góc ngọn ra sao, gọi về chưa nói được câu tâm sự nào là đã bị hối thúc "đầu tiên tiền đâu, đâu hả"" cho nên Nga đành tẩn mẫn tần mần có đồng nào gởi hết về đồng đó, chưa biết cầm tờ trăm đô lâu hơn 1 ngày trong tay. Nga kể:
- Từ ngày lấy ổng, tao toàn là mặc quần áo Good will với đi shopping chợ trời không đó, y như bửa đi với mi đó thấy không" Sướng hơn VN một bậc!
Nga bật cười chua chát:
-Hận nhất là ổng nghe lời mấy đứa cháu ổng lôi ông già tao ra chửi. Ổng nói Ở Mỹ có hái ra tiền đâu mà cứ gọi phone về hoài, tiền đâu mà đòi gởi về liên tục như đòi nợ vậy, tôi nuôi bà sung sướng vậy mà than cái gì!
Nga nói cả ngày đi ra đi vô không biết tương lai mù mịt như thế nào nhiều lúc quẫn trí muốn tự tử chết đi cho rồi mà không có tiền mua thuốc chuột, có tiền cũng không biết đi đâu mà mua!
Nhất là những lúc nghe bên nhà chồng xoi mói nói như cố ý cho Nga nghe :
-Chú/cậu đừng cho bả đi đâu hết coi chừng bả hư. Ráng đì bả cho nhiều sau này bả bỏ đi khỏi lỗ vốn!
Khốn nạn thay, ông An còn trả lời một cách vui vẻ:
- Để đó coi ai lỗ thì biết. Có ngon lấy thẻ xanh rồi bỏ tao đi, tao kiếm con khác mấy hồi, trẻ hơn nó!
Bởi ta nói, nghe sao mà cạn tàu ráu máng nên Nga- dù đã chọn tiền không chọn tình - còn chút nghĩa coi như cũng như mây khói bay xa vuột tầm tay.
Nghĩ lại coi như một chuyến "đi buôn không lỗ thì lời, đi ra cho biết mặt trời, mặt trăng " .
Trăng ở Mỹ nó có tròn có đẹp hơn trăng VN hay không" Mà sao những ngày tháng đầu nơi đất khách, cùng người chung giường không chung mộng, không khí hình như không đủ oxy cho con người để thở chờ ngày đổi mạng!
Dù sao con đường đời cũng không có đường cùng, con ngõ hẹp tối tăm sau đó có người VN dọn tới ở và Nga đã lân la làm quen . Thì ra người ta muốn đạp mình xuống mà mình cứ cuối đầu cho họ đạp thì họ càng làm tới đạp thêm cho mấy cú chớ chẳng có phút giây nào chịu chạnh lòng thương cho người thấp cơ hơn họ.
Sau khi Nga học hỏi dò la biết được nhiều điều về đời sống ở Mỹ qua những người Việt chung quanh thì ông An bắt đầu lại thỉnh thoảng xuống nước xin lỗi xin phải để được vui vẻ cùng nàng. Biết rằng còn phải nhẫn nhục cho tới ngày xin được thẻ xanh cho nên Nga cũng ráng lúc kéo lúc buông cho bớt căng thẳng. Lâu lâu nổi cơn ông An cũng còn hùng hổ ra oai cái kiểu:
-Liệu hồn chứ không ông cho chúng tống cổ về VN ngay lập tức nhé!
Tình cảm không bồi đắp từ con số O nay trở thành số âm, mà ngày càng dài bao nhiêu lê thê tủi nhục bao nhiêu thì con số âm thù đời thù đàn ông càng lớn càng sâu càng đậm bấy nhiêu .
Nga đã âm thầm đi học Anh Văn, học lái xe, đi làm thêm lặt vặt mặc kệ lúc ông An biết được có phản đối, có chửi rủa xung thiên kiểu nào thì cũng đã xong rồi. Nga nói, thân mình không lo chờ thằng bốn lạng nó lo thì cha già chết đói trên giường bịnh trong khi mang tiếng có con gái là Việt kiều!
Cuối cùng thì ông An cũng phải nhượng bộ hùn thêm tiền cho Nga mua một chiếc xe để làm chân đi. Nga nói lúc đó nhờ chị hàng xóm rủ đi làm hãng gà theo công xuất, làm nhiều lãnh tiền nhiều, bàn tay đau buốt cứng đơ vì những mảng gà đông lạnh nhưng nghĩ đến tương lai thì Nga đành phải cắm đầu cắm cổ mà làm mong sao cái check lãnh ra con số lớn hơn được chút đỉnh . Vậy mà cũng phải ngữa tay xin thêm tiền, mới đủ tiền sắm xe chạy đó đây, tìm đường thoát nạn . Cái nạn lấy chồng VK đi Mỹ khỏi tốn 30 ngàn đô!
Nga nói huỵch toẹt: Thì đó, thực tế nó phũ phàng vậy mà, đừng có ở đó mà tưởng bở!
Trong chuyến giao dịch mua bán hôn nhân này, chưa ngã ngũ ai là người lời kẻ lỗ . Chỉ biết sau khi đã cầm cái giấy li dị trên tay, giống như cô gái lầu xanh cầm cái giấy chuộc thân làm lại cuộc đời, Nga mới phát giác ra mình còn thiếu nợ nhà băng gần 20 ngàn. Thì ra bấy lâu nay ông An mượn đầu heo nấu cháo, cà thẻ thả ga tiền máy bay tiền cash advance để có tiền bảo lãnh Nga qua Mỹ. Mới đầu ông toan tính sau này Nga sẽ đi làm giúp ông trả nợ, nhưng sau đó nghe gia đình xúi dục nói vào nói ra sợ Nga bỏ ông nên ông ta cứ lì ra không dám cho Nga đi học nghề hay làm ăn gì hết. Chính vì một mình ôm số nợ to trong khi lương quèn không đủ ăn nhậu nên ông bị gia đình mắng nhiếc và đâm ra bực mình trút hết lên mình Nga. Sau đó vì sẵn cùi không sợ lở, ông ta applied đủ loại thẻ dưới tên của Nga và đắp qua đắp lại, dấu bớt đi một mớ tiền, đến ngày khó ở không lấy thêm được xu nào thì số nợ đã lên tới mấy chục ngàn. Khi đó ông để thí cho thành bad credit và Nga cũng bị vạ lây!
Lúc này Nga mới vỡ lẻ là tại sao ngày trước ông ta cười khẩy nói để đó coi ai lỗ rồi biết. Vậy đó. Em đã lầm theo anh sang đây! The end.

Mai Hồng Thu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,082,391
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến