Hôm nay,  

Mưa Lâu Thấm Đất

31/08/200900:00:00(Xem: 238691)

Mưa Lâu Thấm Đất

Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 2714-16208785- vb283109

Diệu Hương là tác giả đã hai lần được tặng giải thưởng viết về nước Mỹ. Với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô nhận giải danh dự 2001. Sau 4 năm liên tục góp thêm bài viết mới, cô nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005, với bài viết về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà trong dịp 30 lần thứng Tư tại Mỹ. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose.  Bài mới của cô viết về Mẹ, nhân mùa Vu Lan đang  tới.

***

Thế hệ của Ba Mẹ không còn "cổ hủ" như thế hệ ông bà, cho nên chỉ thỉnh thoảng bầy con mời được nghe những câu răn dạy bằng văn vần rất dễ nhớ từ bà nội hay bà ngoại,  chẳng hạn:
"Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời đức hạnh làm câu trau mình"
Nhưng Ba Mẹ, đặc biệt là Mẹ có lối dạy con kiểu "mưa lâu thấm đất", nghĩa là lập đi lập lại hoài đến một lúc nào đó, tự nhiên những điều giáo huấn sẽ
thành "chân lý" trong lòng bầy con  Mỗi lần Ba Mẹ khuyên răn, anh cả, chỉ khoảng mười tuổi lúc đó, vẫn lén lút thì thầm với bầy em là đã đến giờ nghe "kinh nhật tụng".
Hồi nhỏ xíu, Mẹ dạy chung cả bầy con mổi giờ ăn trưa hay ăn tối:
-Phải cố gắng học hành cho giỏi. Ba Mẹ không có nhiều của cải để lại cho tụi con, chỉ biết hết sức lo cho các con ăn học nên ngượi.  Phải học hành đến nơi đến chốn thì đời sống mới khá được, và mới giúp đỡ được người khác.
Bầy con, chưa đứa nào qua khỏi ngưỡng cửa Tiểu học, nghe thì nhiều nhưng hiểu chẳng đươc bao nhiêu, Nhưng vẫn cố gắng học hành vì những gói phần thưởng bọc giấy kiếng màu đỏ mỗi cuối niên học hơn là vì hiểu lời Mẹ dạy..
Lâu lâu Mẹ mở rộng "kinh nhật tụng" với những lời khuyên bảo "cao xa" hơn:
- Anh em như thể tay chân, phải biết đoàn kết bảo bọc cho nhạu. Phải biết kính trọng người già yếu và biết giúp đỡ nguời tàn tật.
Điều này còn mơ hồ hơn chuyện "phải học giỏi", nhưng bầy con vẫn giữ thói quen khoanh tay chào người lớn (vì Ba Mẹ nhắc), và thỉnh thoảng đặt những đồng tiền cắc năm đồng có hình bông hoa (là cả một "gia tài vĩ đại" với con nít lúc đó) vào tay những người ăn xin tàn tật. Tuy vậy, lâu lâu vẫn húc cùi chỏ vô  đứa ngồi bên cạnh, hay gõ đầu em khi Ba Mẹ vừa quay lưng
Lâu lâu cãi nhau với hai anh em bạn  hàng xòm, con trai chạy về nhà kéo thêm đứa em chạy ra để ... "biểu dương lực lượng", đễ yên tâm mình không bị "một chọi hai" chứ thật sự cũng chưa hiểu rõ "kinh nhật tụng" mỗi ngày nghe từ Mẹ
Lớn hơn một chút, Mẹ phân chia con trai, con gái riêng biêt. 
Với con trai, Mẹ khuyên răn:
-Làm gì cũng phải suy nghĩ,  Không bao giờ đành nhạu  Giải quyết mọi chuyện bằng cái đầu, không phải bằng tay chận Phải nhớ một sự nhịn là chín sự lành.
Với con gái, Mẹ thì thầm mỗi ngày:
-Con gái phải có ý tứ, đi đứng nằm ngồi gì cũng phải ngó trước ngó sau. Ăn nói phải giữ ý giữ tứ, không cười to nói lớn ở nơi công cộng.
Mẹ dạy kỹ như vậy, mà lâu lâu, con trai vẫn chia phe chơi đánh nhau với bạn bè; lúc đầu đánh chơi; sau hăng quá, đánh thiêt.  Tàn "cuộc chiến", anh em kéo nhau về nhà, lấy quần áo dài tay ra mặc, để che "dấu tích chiến tranh" trên bắp đùi, trêm khuỷu tay; và hậu quả của chuyện không nghe lời cha mẹ.
Con gái thì lúc vui quá vẫn thoải mái cười to,  phơi bày cả hàm răng sữa vừa mới mọc hãy còn lởm chởm chưa đều, và ăn to nói lớn không kém gì tụi con trại  Còn tệ hơn, lúc chơi đánh thẻ bằng  mười chiếc đũa tre thì ngồi bệt dưới đất, hai chân duỗi dài xòe ra thành một góc chín mươi độ, không còn nết na cần phải có của đàn bà con gái.
 Nhưng đúng là "mưa lâu thấm đất", mãi về sau này, lúc lênh đênh trên chiếc ghe mong manh giữa đại dương, nôn mửa đến cả mật xanh đắng nghét con gái vẫn ngồi ngay ngắn đàng hoàng vì ghe vượt biên chật cứng, mà cũng vì ngay cà giữa hiểm nguy, lời Mẹ dạy vẫn vâng vẳng bên tai "con gái đi đứng nằm ngồi phải giữ ý".
Thời gian Ba bị "học tập cải tạo" không biết ngày về, Mẹ vừa làm cha, vừa làm mẹ, như con gà mái, dù nhọc nhằn xác xơ, vừa xù lông che chở cho đàn gà con, vừa bương chải kiếm sống (với sự đỡ đần của ông bà ngoại và bà nội), không còn cò dịp dạy dỗ, khuyên răn các con mỗi ngày. Bữa ăn lúc đó, buồn bã, không có tiếng cười, tiếng nói như thời nhỏ dại.  Và khi mất rồi mới thấy quý, cả bầy con bỗng nhớ ;kinh nhật tụng" hơn bao giờ hết.


Không biết vì "bần cùng tất biến", tự nhiên khôn ra mà không đợi lớn, hay vì mưa lâu đã thấm đất, lời khuyên răn của Ba Mẹ thấm vào tâm hồn tự lúc nào không biết, cả bầy con  già trước tuổi, chửng chạc ra vì thấy sự vất vả của Ba Mẹ, vì thấy mình không còn dược học thêm lễ nghĩa từ học đường, nên những điều Ba Mẹ dạy năm nào thời thơ dại ngày càng rõ nét, hằn sâu vào tâm hồn
Bẵng đi rất lâu, một mình Mẹ xoay sở lo toan mọi thứ, không có giờ "đọc kinh nhật tụng" mỗi ngày cho con cái  Đến lùc bầy con vào tuổi niên thiếu,  không còn chọn lựa nào khàc, phải đi xa, băng qua cả một đại dương,  Trước lúc ra đi, Mẹ dặn dò từng đứa . Lần này, không còn là điều nói công khai trong bữa ăn có đông đủ cả Ba Mẹ và các con như năm xưa, mà là tiếng Mẹ thân yêu thỏ thẻ bên tai mỗi đứa con bên ngọn đèn dầu buổi tối, ảm đạm đen tối như tương lai con cái những người tù chính trị thập niên 80.
-Nếu đến được quê người bình yên, phải lo học hành thành người, phải luôn nhớ lời Ba Mẹ dạy. Anh chị em ở xa, không có Ba Mẹ bên cạnh lại càng phải đoàn kết, đùm bọc thương yêu nhau nhiều hơn.  Làm gì cũng phải suy nghĩ kỹ càng
Chỉ có vậy và chỉ được nghe một hay hai lần trước lúc ra đi, không còn phải nghe hàng ngày như thời thơ ấu, nhưng ví lớn hơn, có trí khôn, ý thức được hoàn cảnh của xã hội, của gia đình nên "mưa rào vẫn thấm đất".
Nhờ Mẹ thành tâm cầu nguyện, và hình như cả Phật lẫn Chúa chỉ trao cho con người gánh nặng mà con người đủ sức gánh, nên anh chị em nối tiếp nhau, lần lượt từng đứa đến được quê người, "vô sản” về của cải vật chất, nhưng giàu có vê tinh thần nhờ những lời khuyên "mưa lâu thấm đất" của Ba Mẹ năm nào.
Những năm đầu ở xứ sở tự do, không có quan hệ ngoại giao giữa hai quê hương, nên tưởng như không còn có ngày về, không biết đến thủa nào mới gặp được Ba Me.  Nhưng nhờ bận rộn, đầu tắt mặt tối với học hành và kiếm sống từ khởi điểm zéro, nên cả bầy con chỉ nhớ Ba Mẹ mà không buồn lắm.  Nhửng lúc gặp khó khăn thì tự nâng mình lên bằng "kinh nhật tụng" của Ba Mẹ suốt thời thơ dại.
Thập niên cuối cùng của thế kỷ hai mươi, quan hệ ngoại giao Mỹ Việt được tái lập, mặc dù vẫn không được ở gần Ba Mẹ nhưng đường dây điện thoại viễn liên đã đem được tiếng nói và lời khuyên của Ba Mẹ đến các con.  Lúc này nhửng lời giáo huấn, dù ngắn ngủi như mưa rào hay lê thê như mưa dầm đều có mang màu sắc tôn giáo vì Ba Mẹ đã ở ngưỡng cửa tuổi già.
- Mỗi năm cho Ba Mẹ xin một ít tiền, tùy lòng hảo tâm của mỗi dứa để Mẹ mua gạo cho người già, mua sách vở cho các em bé mồ coi  Mình có chén cơm ăn thì nên chia xẻ cho người khác vài muỗng cháo
Lúc đầu, mổi đứa gởi tiền về như yêu cầu của Me. vì muốn Mẹ vui, nhưng nhờ "mưa lâu thấm đất", những năm sau này, việc gởi tiền về giủp người không may ở quê nhà không chỉ là do "đơn đặt hàng" của Me. mà là tự nguyện, mà còn là niềm vui
Khi Ba Mẹ qua Mỹ thăm các con, lại có lời khuyên mới rất "hơp thời trang", đi trước cả   luật lệ:
- Lái xe phải cẩn thận, ngó trước ngò sau.  Khi lái xe thì không làm việc gì khác, không nói chuyện diện thoại...
- Có sống ở đâu đi nữa cũng phải giữ lễ nghĩa Việt Nam của mính, con người ai cũng có gốc, gốc phải tốt thì ngọn mới xanh dươc. Đừng sống đua đòi quá đáng khì chung quanh mình nhiều người vẫn còn khổ...
Bên cạnh đó vẫn là những câu "kinh nhật tụng" cũ rích nâm xưa:
- Anh chị em phải biết thương yêu đùm bọc nhau.
Nhưng ở tuổi nửa đời người, cả bầy con đều thích nghe, đều hết sức trân trọng những lời khuyên bảo được lập đi lập lại từ lùc có trí khôn đến tận bây giờ.  Những lời dạy quý báu mở đầu bằng động từ "phài" đã thấm vào tâm hồn từng đứa con tự lúc nào và đã giữ cho cả bầy con không bao giờ đi chệch về bên "trái"
Cũng ở tuổi nửa đời người, cả con trai lẫn con gái đều nhận ra rằng sau lưng mỗi người đàn ông thành công, không những chỉ có một người vợ khôn ngoan mà còn có cả một bà Mẹ tuyệt vời, kỳ quan đứng trên tất cả mọi kỳ quan đẹp nhất trên đời.
Nguyễn Trần Diệu Hương
(Với lòng biết ơn Ba Mẹ của 5H - Vu Lan 09))

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,290,508
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến