Hôm nay,  

Tâm Điểm: Múa Bút Cùng Hoàng Thy

22/08/200900:00:00(Xem: 16937)

Tâm điểm: Múa bút cùng Hoàng Thy

Hình: Hoàng Thy (áo đỏ) đứng lên trong sự vỗ tay của khán giả

Viết Về Nước Mỹ, một công trình văn chương lịch sử đồ sộ ghi chú lại những kinh nghiệm của hàng ngàn người di cư ra hải ngoại đã được tổ chức hồi tuần qua tại hội trường Việt Báo trong không khí trang nhã, ấm cúng. Chủ tịch học khu Garden Grove, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân đã nhận xét : “Chúng ta phải tiếp tục gíup đỡ con em trên con đường học vấn. Giải thưởng này là một khích lệ lớn để các em tiếp tục phấn đấu trên con đường văn chương và nhân bản.”
Như mọi năm tiếu chí chọn bài của giải năm nay dựa trên những tác phẩm không chỉ sự có sức hút sáng tạo, lạ lẫm trong lối hành văn mà còn chủ yếu xoáy vào những ý nghĩa hướng thượng được đúc kết ở mỗi câu chuyện. Tác giả trẻ nhất trong năm chính là Hoàng Thy đến từ Oregon khi cô vừa tròn mười chín. Một người vừa giàu cảm xúc, vừa đầy ý tưởng. 
Việt Báo: Chào Hoàng Thy và chúc mừng bạn đã đến được với giải Viết Về Nước Mỹ năm nay. Thy có thể cho biết cảm tưởng của bạn sau khi biết tin mình nhận giải"
Hoàng Thy: Có thể nói là khá bất ngờ. Mình thấy rất vui khi nghe tin này từ mẹ của mình. Một phần nào đó cũng cảm thấy tự hào khi được góp công ghi nhận lịch sử của gia đình mình vào trang lịch sử người Việt hải ngoại.
Việt Báo: Đây có phải là lần đầu tiên Thy nhận giải viết văn"
Hoàng Thy: Thưa không, sang đây định cư từ năm 2007 và hiện cư trú tại bang Oregon mình cũng đã từng nhận một giải thưởng vinh dự từ cuộc thi viết văn do tập đoàn Target tổ chức dưới tựa đề “Letters to authors about literature” (tạm dịch: Những lá thư gửi đến các tác giả về văn chương). Lúc đó mình đoạt giải nhất tiểu bang và giải danh dự quốc gia.
Việt Báo: Khi đặt bút viết “Mẹ, Khổ Qua và Đường Mòn Oregon” bạn lấy cảm hứng từ đâu"
Hoàng Thy: Gọi là đặt bút thì không phải, mình thì quen đánh vi tính hơn. Mình lúc ấy nghĩ đơn giản là viết về tình yêu dành cho nước Mỹ. Ở đây mình được đi học, chịu khó chịu khổ một tí dẫu sao cũng đỡ hơn ở quê hương khi cơ hội thăng tiến rất hiếm hoi. Kế đến là mình cũng muốn phần nào đó chia sẻ tâm tư của mình, về tình thương mình dành cho cha mẹ.


Việt Báo: Như vậy ý của bạn là viết văn là một cách để giải tỏa, để tâm sự những cảm nghĩ mà văn hóa người Á Đông không quen bày tỏ với “bậc trên.” Thay vì diễn đạt qua lời nói, Thy sử dụng ngòi bút của mình...
Hoàng Thy: Đúng vậy, mình đã hình thành thói quen tập viết từ hồi học lớp hai lớp khi bắt đầu tập tành viết nhật ký. Đến nay thói quen ấy vẫn còn và đó cũng là lý do mà mình cảm thấy hứng thú khi viết.
Việt Báo: Không phải là nhà văn chuyên nghiệp, nhưng văn của bạn khá cởi mở, theo kinh nghiệm của mình viết văn hay cần những điều gì"
Hoàng Thy: Mình đánh máy cũng thành thạo và ý tưởng lúc nào cũng có trong đầu sẵn nên hành động viết trở nên khá dễ dàng theo thời gian. Như bạn thấy ở câu chuyện mình viết cũng nói lên một chặng đường bao gồm những quan sát và ghi chú trong khoảng thời gian từ lúc ở Việt Nam sang đến Mỹ. Mình viết đều đặn và cũng viết được bằng hai thứ tiếng.
Việt Báo: Vậy bạn thấy sự khác biệt nào giữa viết tiếng Anh và tiếng Việt"
Hoàng Thy: Ừm...khác biệt chính không phải là ngôn ngữ mà chính là đối tượng người đọc. Khi viết tiếng Việt thì mình chỉ nghĩ đến độc giả là người Việt Nam. Còn khi sử dụng tiếng Anh thì mình không chỉ giới hạn chỉ người Mỹ mà đủ mọi sắc dân trong đó có cả người Việt Nam.
Việt Báo: Bạn có nguyện vọng nào cho tương lai"
Hoàng Thy: Mình hy vọng một ngày nào đó, Viết Về Nước Mỹ sẽ được dịch sang bản Anh ngữ và những thứ tiếng khác vì đây là một công trình có tính quy mô và xuyên suốt. Hy vọng điều đó sẽ xảy ra trong một tương lai gần.
Việt Báo: Hy vọng điều đó sẽ xảy ra trong một tương lai gần. Mình hơi đi ra ngoài đề một tí, nhưng cảm nghĩ của bạn như thế nào khi đạt chân đến Little Saigon"
Hoàng Thy: (cười) Cũng thú vị. So với Saigon Việt Nam phố xá ở đây sạch sẽ hơn và con người cũng lịch sự hơn. Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt này lại rất ấn tượng với một người lạ lẫm như mình.
Việt Báo: Xin cảm ơn bạn đã có buổi chia sẻ này và chúc bạn thành công trên mọi phương diện!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,465,549
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến