Hôm nay,  

Chuyện Buồn Thời Chiến Và Niềm Đau Nhược Tiểu

04/07/200900:00:00(Xem: 99314)

Chuyện Buồn Thời Chiến Và Niềm Đau Nhược Tiểu

Tác giả: Đào Như
Bài số 269-16208737- vb770409

Đào Như là bút hiệu của  Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005,  với các bài "Tự Khúc", "Dấu Chân Người Lính." Trước 1975, ông là một y sĩ phẫu thuật tiền tuyến. Định cư tại Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia bệnh tâm thần, và đã thành lập một câu lạc bộ đặc biệt để trợ giúp nhiều đồng hương và cựu chiến sĩ VNCH, cựu tù nhân cộng sản. Trang Viết Về Nước Mỹ hôm nay trân trọng giới thiệu hai bài viết ngắn của ông. Bài thứ nhất, một chuyện buồn,  phỏng dịch từ một blogger Mỹ. Và bài thứ hai, ghi chú về lời lẽ của cố Tổng Thống Mỹ Nixon, tài liệu ghi âm vừa được giải mật,  ông gọi là “bi ký”.

***

1.  Chuyện Buồn Thời Chiến

. . .

Lâu lắm rồi, người Mỹ cũng như người Việt, không ai muốn nghe lại những chuyện buồn về cuộc chiến đã lùi xa hơn 30 năm về trước. Chiến Tranh Việt Nam,  Vietnam War. Với người Việt và người Mỹ, từ ấy nghe thật ám ảnh, khơi dậy một quá khứ sai lầm, những trang sử đẩm máu của hai dân tộc Việt Mỹ. Ai cũng muốn quên đi quá khứ đau thương đó. Nhưng, thường tình con người khó quên được những kỷ niệm làm cho ta đau buồn. Trái lại nó thường xuyên làm cho ta trăn trở, thường xuyên réo gọi ta, lúc ầm ỉ, lúc bùng phát có lúc nguôi đi rồi lại cháy lên, như hỏa châu làm hực sáng một gốc trời quá khứ.
Cũng vì nỗi ám ảnh đó của hai dân tộc, cho nên thỉnh thoảng chúng ta lại tìm thấy trên mạng của các bloggers Việt, Mỹ, họ nhắc lại những mẩu chuyện ngắn buồn liên quan đến Chiến tranh ViệtNam -VietNam War. Một người bạn vừa chuyển tải đến tôi một chuyện cực ngắn anh tìm thấy trên mạng của Blogger Mỹ. Theo anh ấy nghĩ, đây là loại Chuyện Buồn Thời Chiến Tranh -Emotional Stories- từ một tác giả không tên.
Tôi xin mạn phép, phóng dịch truyện ngắn đó để cống hiến bạn đọc. Sở dĩ tôi làm việc này là  vì tôi nhớ lại câu nói thời danh của TNS Barack Obama trong bài diễn từ-Keynotes Speech- ông đọc tại Đại Hội Đảng Dân Chủ tại Fleet Center-Boston ngày 27-7-2004:
"...trong một thế giới đầy bất trắc, chiến tranh đôi khi cũng là một cách lựa chọn để giải quyết, nhưng chiến tranh không bao giờ được coi như cách lựa chọn tốt nhất ưu tiên hàng đầu...". Và sau đó ông tiếp tục lên án chiến tranh. Chiến tranh chỉ gây ra tang tóc, đổ nát, nghèo đói, lạc hậu. Chiến tranh gây thêm hận thù và ngộ nhận. Trong chiến tranh không có kẻ chiến thắng. Tất cả đều là nạn nhân của chiến tranh.  
Nếu quí vị đọc bài viết thấy có gì khó hiểu, vụng về trong phần diễn đạt tư tưởng, thì mong quí vị hiểu cho đấy là lỗi của người dịch chứ không phải lỗi của tác giả.
Và chuyện được phóng dịch như sau:

*
Chuyện kể về một chiến binh Mỹ chiến đấu tại Việt Nam, và cuối cùng anh cũng đã trở về với nước Mỹ. Từ San Francisco, anh gọi bố mẹ:
 - Thưa Ba Mẹ, con đang trên đường trở về nhà. Con xin Ba Mẹ cho con được phép mang một người bạn về nhà với con.
Và anh nghe bên kia đầu dây, ba mẹ anh trả lời:
- Như vậy thí quí hóa quá, Ba Mẹ cũng rất sung sướng được gặp người bạn của con.
- Nhưng, thưa Ba Mẹ, người bạn con bị thương khá nặng trên chiến trận, anh đạp phải bãi mìn, anh mất một cánh tay và một cẳng chân. Người bạn con không nơi nương tựa vì thế con muốn anh ấy về sống chung với gia đình mình.
- Con, Ba Mẹ thật hối tiếc khi biết chuyện như vậy. Có thể chúng ta sẽ tìm giúp cho anh bạn con một nơi nào đó cho anh ấy sống sau này.
- Không, thưa Ba Mẹ, con muốn anh ấy về sống chung với gia đình mình.
- Này con! Cha anh trả lời, con có hiểu những gì con đang đòi hỏi Ba Mẹ. Thật là một gánh nặng cho Ba Mẹ khi để một người tàn phế như vậy sống chung trong gia đình. Chúng ta có cuộc sống riêng để sống, chúng ta không thể nào để một người tàn phế như vậy sống chung, cuộc sống của chúng ta sẽ bị phiền nhiễu. Ba nghĩ con nên về nhà một mình và hãy quên người bạn ấy đi. Anh ta sẽ tự tìm được nơi để sống.


Nghe đến đây, người chiến binh gác điện thoại. Bố Mẹ anh không hay biết tin tức gì thêm về anh nữa.
Tuy vậy, sau đó mươi hôm, Bố Mẹ anh nhận được điện thọai gọi từ Sở cảnh sát San Francisco báo cho ông bà hay là người chiến binh, con trai của ông bà đã chết vì rơi từ một cao ốc mà theo cảnh sát họ tin là anh ta đã nhảy lầu tự vận.
Vô cùng đau đớn trước hung tin, cha mẹ người chiến binh liền bay sang San Francisco và họ được đưa đến nhà xác để nhìn xác con mình. Đúng là xác của người chiến binh, con trai của họ. Nhưng hởi ôi, cha me người chiến binh vừa biết được sư thật mà bấy lâu nay ông bà không ngờ là người con trai của mình chỉ còn có một cánh tay và một cẳng chân.../.
(Đào Như phóng dịch)

* * *

2. Và Niềm Đau Nhược Tiểu
. . .                                                           
Trung tuần tháng 6 năm 2009, không hiểu vì cớ gì, Cục Lưu Trữ Quốc Gia Hoa Kỳ lại tung ra đoạn băng ghi âm cuộc đàm thoại của cố Tổng thống Mỹ Nixon với cố vấn Kissinger và cố ý nhấn mạnh đoạn ghi âm trong đó Nixon đòi chặt đầu Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Nội dung bản tin này được phát tán sau đó vài ngày trên mạng các điện báo VOA, BBC, RFI... có đính kèm theo bức hình trong đó Nixon đứng nhìn... cái đầu của Trung Tướng Thiệu.
Chuyện Nixon -cũng như cố vấn  Kissinger của ông ta- xử sự ra sao với Việt Nam, là chuyện quá cũ, toàn thế giới và người Mỹ, ai cũng biết. Trước năm 1975, ngay khi việc ký kết hòa ước Paris mở đường cho cộng quân tiến chiếm miền Nam, Kissinger có lần thô bạo nói về Việt Nam Cộng Hoà:
“Sao tụi ấy chưa chết phứt đi cho rồi""
Khi nghe đài VOA ngày 24/6/2009 tường thuật lại nội dung của đoạn băng ghi âm trên, tôi cảm thấy tủi hổ và giật mình khi nhận ra mình chưa vượt khỏi thân phận người dân của một nước nhược tiểu, mặc dầu tôi đã là công dân Mỹ gần một phần tư thế kỷ.
Tôi nhớ đến câu nói thời danh của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: "Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ, làm bạn của Mỹ thì rất kho.ù"
Có phải chăng nhờ ý thức được như vậy mà cố Tổng Thống Thiệu tồn tại" Nghĩ mà vô cùng thương tiếc Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và hai bào đệ của ông.
Có một giai thoại giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu với cựu cố vấn trực tiếp của ông, Nguyễn Văn Ngân, tại ngoại ô London vào những năm 80 đã được loan truyền từ lâu. Theo tường thuật của ông Ngân, thì cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có lần tâp cô con gái út vừa lên 3 của ông, nói câu nói đầu đời: "Đời con có hai kẻ thù: Cộng sản và My.õ"
Không biết sự thật giai thoại này ra sao, nhưng sau khi nghe bản tường thuật của các đài VOA, BBC, RFI về đoạn ghi âm trên, vào ngày 24/6 vừa qua, tôi mới cảm nhận câu tập con nói của Tổng thống Thiệu, thật vô cùng thấm thía và đau xót cho 85 triệu đồng bào Việt Nam ta, đang quằn quại sống trong gông cùm của Cộng sản, của Chuyên Chính Vô Sản.
Có một điều ngạc nhiên Cục Lưu Trữ Quốc Gia Hoa Kỳ tung ra đoạn ghi âm trên đã khá lâu, tôi có ý chờ đợi, nhưng chưa thấy một phản ứng nào, dù cho là một phản ứng tiêu cực của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoai, tại Mỹ, nhất là phản ứng từ những người đã từng là Công thần của VNCH, dưới sự lãnh đạo của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Vì thế tôi mạo muội ghi vội đoạn bi ký này.

Đào Như

Có thể  coi lại  tin này tại:
-http://www.rfi.fr/actuvi/articles /114/article_3959.asp
- http://bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090624_nixon_tape_vn.shtml
-http://www.voanews.com/vietnamese/2009-06-24-voa14.cfm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,169,505
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.