Hôm nay,  

Ông Ngoại Của Thu Đi Lấy Vợ

23/06/200900:00:00(Xem: 127815)

Ông Ngoại Của Thu Đi Lấy Vợ

Tác giả: Châu Hà
Bài số 2650-16208727- vb36239

Tác giả thuộc lớp tuổi 50’ hiện là cư dân tiểu bang Oregon và làm nghề đi giữ người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Tác giả kể về bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà “Ông Ngoại trong câu chuyện kể là có thật. Đó là ông anh của tôi. Cô dâu trong chyện kể là bạn thân của tôi. Tôi là bà mai, bà mối cho họ gặp nhau. Mong câu chuyện sẽ được bà kể tiếp.

***

Má của Thu kể: “Má chỉ thấy Ông Ngoại qua hình ảnh. Ông mất khi Má được một tuổi. Sau đó Bà Ngoại đi thêm bước nữa  (lấy chồng).”
Ông Ngoại hiện giờ của Thu là Ông Ngoại Kế (Step Grandfather). Bà Ngoại sinh cho ông chín người con. Cái ngày Dì Út e... e.. chào đời cùng ngày với Thu chào đời e...e... khóc. Thu là cháu Ngoại đầu trong nhà.
 Biến cố tháng tư đen 1975, Bà Thương chị ruột của Bà Ngoại cùng với bao nhiêu người ở Sài Gòn chạy giặc cộng sản. Sau bao năm ở Mỹ, Bà Thương đã có cuộc sống sung túc, nghĩ về người em còn quê nhà vất vả. Bà Thương bảo lãnh và “kéo” được gia đình Bà Ngoại qua Mỹ. Bà Ngoại của Thu khổ cực với đàn con nên nhìn già hơn Bà Thương nhiều, sau đó Bà Ngoại mất vì bạo bệnh.
 Bà Ngoại của Thu mất rồi, tóc của Ông Ngoại kế của Thu đã bạc lại bạc thêm, dáng đi của ông không còn dong dỏng cao nữa, lưng ông khòm xuống rồi, đèn trong phòng của ông không bao giờ tắt. Ông đi đi lại lại trong nhà nhiều lần làm Thu choáng mệt.
Ông thích ở cùng nhà với Ba Má của Thu, vì ông được chăm sóc chu đáo: nhắc ông ăn cơm, uống thuốc, đi tắm... Nhiều lúc Ba Má Thu bận rộn quên nhắc ông tắm. Muốn cho ông tắm Thu phải nói giỡn:
-Ông có muốn con gọi ông là “ông Ngoại ghẻ” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng"
-Là sao"
-Ông đi tắm đi nha, nha.
-Cha má mày.
Ngày cuối tuần của Thu:
-Ngoại đâu rồi Má" ông khách nào ngoài vườn vậy Má"
-Ông Ngoại chứ ai"
Thu ngạc nhiên: tóc ông nhuộm đen, trẻ và đẹp như tài tử ở Mỹ...
-Thu ơi, mai đưa ông ra Phi Trường, ông đã hốt hụi chết... mua vé rồi, ông về Việt Nam thăm họ hàng , bà con, làng xóm...
Ba Má của Thu bất ngờ! Ông đã chuẩn bị xong hết rồi" ngày mai ra Sân Bay sớm"
Ông, hùng dũng về Việt Nam một mình, trên ba chuyến bay dài... Thu nghĩ: có lẽ vì tiếng sét ái tình" nên chân ông có vẻ vững vàng hơn ở tuổi bảy mươi tư"

*
Từ sân bay Tân Sơn Nhất, ông đi Taxi đến thẳng nhà nàng ở Quận Một, SàiGòn, Việt Nam. Tóc của ông vẫn còn thơm mùi thuốc nhuộm, áo quần bảnh bao, tươm tất, ông ra mắt Ba Má vợ và cũng lần đầu ông được gặp mặt nàng.
Ông ngẩng cao đầu nhìn số nhà, nhà mấy tầng lầu cao quá, sao mà giống mấy cái hộp quẹt chồng lên nhau" Có tiếng chó sủa, năm con chó lận, nhảy lên song cửa sắt làm ông giật mình. Người giúp việc nhà ra mở cửa, một khoảng sân nhỏ xíu trước nhà nàng, nào là dĩa cơm của chó, lon nưóc, cơm rơi vãi lung tung, nước của con chó có mùi kỳ kỳ. Thêm một song cửa sắt nữa mới được vào nhà chính. Ông nghĩ: sao mà cái nhà này nhốt nàng của ông kỹ quá vậy" Đến bây giờ hơn năm mươi tuổi rồi nàng vẫn chưa có chồng.
Ông nóng ruột rồi, chỉ muốn gặp nàng ngay, cũng giống như những cuốn phim từ từ rồi vai chính cũng xuất hiện: nàng cao hơn ông một cái đầu, tóc cắt ngắn, da ngăm ngăm...
Ông:
- Nói gì đi chứ"
Nàng vẫn im lặng.
Ông:
-Đừng làm thất vọng!  Ba chuyến bay và Trời Sài Gòn nắng nóng...
Nàng:
-Đến tuổi này còn yêu đương gì nữa. Ba Má em muốn em đi Mỹ... hãnh diện với bà con, hàng xóm. Em cũng có một mối tình... anh ấy...
Ông ngắt lời nàng, năn nỉ và hứa: ông sẽ dắt nàng đi hết quãng đời còn lại...và hứa sẽ là cây súng thần công bắn cái anh chàng tình cũ ra khỏi đời nàng...


Ông muốn làm con đò đưa nàng qua sông, mặc dù con đò đã mục và lung lay.
Một tuần sau nàng nhận lời. Lễ Dạm Ngõ và Lễ Hỏi trước, hai cái Lễ này chỉ có mình ông là đàng trai và các giới chức sắc trong dòng họ của nàng, cái Lễ nào ông cũng phải lậy bàn thờ tổ tiên, rồi đến cha mẹ vợ, ông lạy xì xụp và khói nhang, khói đèn làm mắt ông cay mờ mịt...
Sau Lễ Hỏi, ông chắc chắn rồi, ông đã trao cho bà cái nhẫn vàng mà ông đã mua sau lần hốt hụi chết ở bên Mỹ (bây giờ Thu được quyền gọi nàng bằng bà rồi đó, phải không"). Còn hai tuần nữa ông mới về lại Mỹ, ông xin phép Ba Mẹ của bà cho ông dắt bà ra Hà Nội để bà gặp anh em, bà con bên chồng. Ba Mẹ của bà giữ kẽ không cho bà đi, bà tình nguyện đi, bà phá lệ phong tục nhà bà.
Trên xe lửa từ Sài Gòn ra Hà Nội có một đôi trẻ nắm tay nhau hoài à. Ông sợ bà bay mất, nên ông nắm tay bà mỗi lúc mỗi chặt hơn. Trên căn gác nhỏ xiú, ọp ẹp của Ông Cố muốn lung lay theo cái tuổi của ông, bà sợ ông Cố nghe dược tiếng gỗ kêu, bà mắc cỡ quá đi thôi, bà ôm một lúc ba cái gối, nhất định không chịu rời cái gối để ôm ông...ông tức quá trời, ông giựt phăng cái gối ra...
Khi về lại Sài Gòn, quận một, đôi má của bà luôn ửng đỏ. Bà yêu đời hơn, bà không còn gắt gỏng la mắng học trò như trước nữa, học trò lớp ba của bà ngơ ngác nhìn bà luôn mỉm cười bâng quơ.
Ngày mai, ông về lại Mỹ rồi, thời gian đi nhanh quá, ông thở dài. Đứng trong sân trường của bà Hiệu phó của trường:
-Ông nội, ông Ngoại ơi, xin ông ra ngoài sân chờ đón các cháu.
- Không, tôi đón cô giáo, vợ tôi.
*
Phi Trường ở Mỹ, Thu đón ông Ngoại về nhà. Về lại Mỹ, ông gấp rút làm thủ tục giấy tờ bảo lãnh bà qua Mỹ theo diện vợ chồng. Tháng đầu ông thư qua thư lại, gọi phôn hoài. Ông nhớ bà, bà nhớ ông, thư qua thư lại rồi phôn tới phôn lui tốn tiền quá và cũng mất thời gian, phải viết viết rồi dán tem, cầm cái phôn cũng mỏi tay nữa, ông mua cái computer rồi gắn cái cục gì đó trên màn hình để được nhìn thấy mặt nhau, được nghe giọng nói của nhau và ông khoe Thu:
- Hôm nay bà mày mặc cái áo đẹp quá!
Thu mừng vì ông không còn sốt ruột đi tới đi lui trong nhà nữa, ông ngồi lì ở computer để được nói chuyện với bà và được nhìn thấy bà mặc áo đẹp.
Tám tháng sau, Thu lại đưa ông ra Phi Trường về Việt Nam lần nữa. Lần về này là Lễ Cưới và đưa bà về Mỹ. Ông than thở với Thu:
-Tuần trước, ông lại hốt thêm một cái hụi chết nữa... Nhìn ông chậm chạp theo đoàn người vào cổng Phi Trường, Thu thương ông quá đi thôi. Thu gọi:
- Ông Ngoại! Ông giật mình quay lại:
-Gì vậy Thu"
-Ông nhuộm tóc và tắm chưa"
-Cha má cái con này, giờ hỏi tao tắm là sao"
 *
Ngày cuối tuần, trong căn nhà nhỏ của Ba Má Thu ở Mỹ, đông vui và nhộn nhịp...vì có các Dì, các Cậu của Thu ( một đàn gà chín con mà Bà Thương đã lãnh qua Mỹ) đã trưởng thành và thành đạt, bây giờ thêm rất nhiều con gà con con ra đời... một bầy gà xinh xinh, má ửng hồng nhao nhao đòi xem DVD Lễ Cưới của ông Nội, ông Ngoại.
Giống như một rạp chiếu phim, Cậu Lâm tắt hết đèn trong nhà, cả bầy gà im lặng, tiếng hát của ca sĩ nào đó trong phim: “Ôi! sáng hôm nay trên quê hương tôi...Ồ! nhà ai có con lợn quay...xôi đầy mâm, cau đầy buồng...” Chợt có nhiều tiếng con nít ré lên" Thu tưởng là cô dâu khóc" Đàn gà con con của ông ở Mỹ chứ ai đâu trong phim...
 - Ông Ngoại kìa, Ông Nội kìa... Sao tóc ông đen" Sao lưng ông còng" Sao ông xanh mét"...
Thu sẽ kể tiếp câu chuyện của bà Ngoại Kế của Thu khi bà theo ông về sống ở Mỹ.
Châu Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,323,006
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.