Hôm nay,  

Ba Mẹ Vẫn Còn Mãi

15/06/200900:00:00(Xem: 132961)

Ba Mẹ Vẫn Còn Mãi

Tác giả: Hà Kim
Bài số 2643-16208720- v261509

Hà Kim là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1950, giáo viên tại Việt Nam, theo chồng định cư ở Mỹ diện HO năm 1995, hiện là cư dân San Jose (Bắc Calif). Cuối tháng Sáu 2007, bà thay gan tại bệnh viện Stanford. Bốn tháng sau ngày rời bệnh viện, bà viết bài "Again, America, Xin Nói Lời Tri Ân”  kể lại đầy đủ kinh nghiệm của người đã đi qua "ba bước thay gan." Sau đây là hai bài viết mới nhất của Hà Kim, nhân mùa Father’s Day đang tới.

***
 
Pedro, ông bạn đồng nghiệp người Mexico một hôm hỏi Kim:
- Này Kim, tháng 5 có Mother's Day.   Tháng 6 này có Father's Day; xứ tôi và xứ Mỹ có cùng ngày.  Thế còn ở Việt Nam n""c bà có hai ngày này không".
Kim hấp háy đôi mắt, không biết trả lờI sao, cố gắng tận dụng hết khả năng tiếng Anh của mình, Kim giải thích:
- Ở Việt Nam ngày nào cũng là ngày tạ ơn cha mẹ.  Mỗi sáng mời ba mẹ một ly café, một tách trà nóng.  Mỗi buổi trưa, chiều dâng ba mẹ mâm cơm còn nghi ngút khói thơm.  Mỗi tối chuyện trò cùng ba mẹ để Ba M" không cảm thấy cô đơn. Đó không phải là ngày nào cũng là ngày báo đền công ơn cha mẹ đó sao".
Pedro tròn mắt, ngạc nhiên nhìn Kim và hỏi lại:
- Nhưng ở đây, mình bận đi cày suốt ngày, làm sao..."
Kim đồng ý:
- Vâng, thì bận lắm, mệt quá nhưng nếu có tấm lòng, ta vẫn có thể sắp xếp thì giờ để chăm sóc cha mẹ già.  Chỉ cần ta đừng quên..., ta còn mãi nhớ...

*
Quả đúng vậy, làm sao Kim có thể quên những ngày tháng sống đoàn tụ bên Ba Mẹ, những ngày thân ái xưa.  Dù đã trưởng thành, có chồng con mà Ba Mẹ hãy còn là bóng mát cổ thụ để gia đình nhỏ của Kim nương náu cho đến ngày đi Mỹ định cư.  Và cũng bởi mãi nhớ mà hằng năm, Kim đều trở về thăm Ba Mẹ.  Kim không đi shopping mua sắm quần này, áo nọ thời trang, không nữ trang hột xoàn nhỏ lớn, dành dụm tiền cho một mục đích duy nhất 'được trở về thăm Ba Mẹ.
Lần đầu tiên về thăm, bước vào phòng khách đông đảo người thân vui mừng chào đón, Ba ngắm nghía Kim:
- Con có vẻ Mỹ hoá rồi!
Ba vẫn mãi mãi là ông già mẫu mực phương Đông, Kim cầm tay Ba, bàn tay già nua gầy yếu quá.  Kim rưng rưng lệ trả lời:
- Không, con không Mỹ hóa đâu Ba! Con vẫn nhớ những lời Ba dạy dỗ.  Con mặc quần tây, áo sơ mi kín đáo chứ có mặc đầm ngắn củn cởn đâu.  Con vẫn là con gái của Ba như ngày nào cơ mà!
Mẹ móm mém cười mà nước mắt chảy dài, nhiều lần nhắc mãi câu:
-Nước nhà độc lập, tự do, hạnh phúc mà nhà nhà chia ly. 
Đành đoạn trường chia xa nhưng mỗi năm, đại gia đình  Kim còn có dịp đoàn tụ đầy đủ.  Ba Mẹ già là điểm tựa để đàn con tung cánh quay về. 
Lần thứ hai gặp lại, Mẹ gầy trơ xương, có phải vì mãi thương nhớ các con cháu ở xa"  Mẹ đang cảm phổi nặng, đôi chân run rẩy không đi được nữa, Kim gồng sức ẵm Mẹ ra sofa mà lòng ngậm ngủi thương cảm.  Còn Ba, Kim phải quàng vai dìu từ bước đi, Ba không còn nhớ mặt con gái nữa.  Trí nhớ của Ba mười phần đã mất hết tám.  Vậy mà được Kim lau mình, thay quần áo, Ba lẩm bẩm:
- Già sống chi cho nhục!
Kim thống thiết kêu:
- Ba ơi, Ba đừng nghĩ vậy.  Ba lo cho tụi con biết bao nhiêu nay các con đền đáp bao nhiêu cho vừa hở Ba".
Kim hay réo, gọi đùa chị:
- Chị Tư, con hiếu thảo, hãy mau đến lau phụ, mặc áo kẻo Ba lạnh.
Mắt lờ đờ nhìn hai con gái, Ba cảm động:
- Con cháu Ba đứa nào cũng hiếu thảo, tìm một đứa bất hiếu không ra.
Ôi! Dù quên gần hết sự đời nhưng trong tận cùng đáy lòng Ba luôn kỳ vọng tốt đẹp vào đàn con cháu của mình.
Ngày Mẹ mất, Kim không kịp về dự lễ tang, Ba không đi được bước nào nữa.  Tim đau nhói và nước mắt đong đầy, mỗi ngày Kim thầm hỏi hoài 'chẳng lẽ Ba mình không còn biết gì rồi mình không về thăm nữa".  Về thôi... về thôi để gặp Ba, có thể là lần cuối cùng.'

*
Thế là chỉ 7 tháng sau, Kim lên chuyến bay lần nữa.  Ba hầu như không còn cảm nhận điều gì.  Mỗi sáng, trưa, chiều, Kim đút cho Ba từng muỗng sữa Ensure, từng  muỗng cháo cá xay nhuyển.  Hôm nào thoáng mát, Kim đỡ Ba ngồi xe lăn, đẩy Ba ra trước sân nhà nhìn xe chạy, người qua lại.  Ba chỉ ngồi gục đầu buồn bã.  Kim phải réo gọi hỏi thăm:
- Ba ơi, sao Ba không ngẩng đầu nhìn ngoài đuờng, xem có vui không" Ba nhớ gì mà muốn nằm hoài" Con gái út Ba tên gì vậy" Nó bỏ Ba đi Mỹ, Ba có giận nó không"
Ba đã mất hết trí nhớ, vậy mà trong tiềm thức Ba vẫn còn nhớ, vẫn khoan dung:
- Ba nằm hoài nhớ Má con.  Không, Ba không giận con gái út đâu.
Tình cha ngất cao như ngọn Thái sơn nhưng có ngọn núi nào đủ cao để Kim ngẩng đầu đo được cho bằng tình cha dành cho Kim".
Còn một tuần nữa, Kim phải quay về, Ba đột ngột không nuốt được, nằm mãi trong cơn mê.  Có phải Ba mong muốn ngày ra đi của Ba có mặt đứa con gái Ba thương nhất nhà"


Kim nắm chặt tay Ba như muốn truyền đi hơi thở, sức sống của mình.  Và bên giây phút hấp hối của Ba, Kim thầm thì trong niềm tuyệt vọng: Ngày con còn nhỏ bé, mỗi lần con bệnh, bàn tay Ba đã đặt lên trán con suốt đêm để thăm dò độ nóng lạnh, đã cỏng con trên vai đưa đi bác sĩ.  Ba đã truyền cho con sức sống và tuổi lớn khôn. Giờ phút nầy, con không có cách nào cứu Ba được, Ba ơi!
*
Quỳ trước di ảnh của Ba, Kim khóc nức nở như đứa bé con năm tuổi ngày nào vòi vĩnh Ba mặc cho áo đầm mới cùng cho về thăm Nội ngày Tết hay đòi Ba mua cho bằng được con búp bê lớn biết mở mắt nhắm mắt thay cho đứa em mơ ước của mình.  Những hình ảnh ngày xưa yêu dấu dường như đang cuồn cuộn chạy ngược về trong đôi mắt đẩm lệ của Kim.  Chừng như mới hôm qua, hôm kia thôi, nầy đây, ông trung niên oai phong luôn vận quần tây đen, chiếc cà vạt xanh thẩm thắt xinh đẹp buông dài trước áo sơ mi trắng phẳng phiu, ánh mắt sáng quắc nghiêm nghị nhưng lại luôn kèm nụ cười bao dung chan chứa tình người.  Ông luôn giúp đỡ mọi người, bà con xóm giềng; càng thân thiết, thương yêu, dang đôi tay rắn chắc bảo bọc vợ con.  Này đây, cụ già tóc bạc phơ với bộ bà ba trắng khoan thai, đã từng ôm choàng vỗ về người thiếu phụ trẻ khóc chồng vào tù không hẹn ngày về:
- Đừng khóc, đừng khóc, con gái của Ba. Đừng làm Mẹ con rối trí, còn có Ba Mẹ ở cạnh con đây mà!
Nầy đây, những nụ hôn đớn đau tiễn bước con cháu đi xa mà cụ nghĩ không còn sức chờ gặp lại.
Khi cây đuốc từ bàn tay người con trai châm vào, ngọn lửa thiêng trong lò thiêu rực sáng, cũng là lúc Kim cắn chặt môi, nuốt giòng lệ chảy vào tim, đôi vai oằn xuống nhận cơn đau, gắng sức dặn lòng 'nín khóc để hương linh Ba ra đi nhẹ nhàng, siêu thoát.'
Ngước nhìn những mảng mây trắng lững lờ trôi trên bầu trời cao xanh lơ, dường như Kim nhìn thấy lần cuối Ba mình đang bay...bay chầm chậm về một nơi vĩnh hằng nào đó.

*
Sáu tuần nghĩ phép qua nhanh, Pedro vui mừng gặp lại Kim kèm lời nhận xét:
- Trông bà buồn thảm quá! Gầy và đen ra!.
Ông cũng không quên chia xẻ mất mát to lớn của bà: 'Tôi hiểu nỗi đau của bà, Kim ạ!  Ngày Ba Mẹ tôi mất, tôi cũng đã đau tột cùng, bây giờ nhìn lại hình là tôi khóc ngay.'
Kim tức tưởi kể lể:
- Cha mẹ chăm sóc mình cực nhọc biết bao nhiêu, ít nhất là mười năm đầu, giờ mình phụng dưỡng lại có bao ngày đâu Các Người đã ra đi.  Tôi luôn nghĩ vậy nên dù có khó nhọc mấy tôi cũng vượt qua.  Hình như..hình như tôi vẫn cãm thấy mình còn nhiều thiếu sót, vẫn ân hận mình chưa lo đầy đủ.
Pedro nhìn Kim thông cảm:
- Qua bà, tôi thật sự hiểu lòng hiếu thảo của người Việt Nam.  Theo báo cáo của sở xã hội Mỹ, hằng năm có 5 phần trăm người già bị ngược đãi, bằng nhiều hình thức như mắng nhiếc, bỏ bê không chăm sóc, xua đuổi ra khỏi nhà, thậm chí còn bị đánh đập tra khảo của cải nữa, bà có biết không"  Tôi mong muốn người Mỹ, Mễ, Việt Nam, tất cả mọi người trên thế giới đều có suy nghĩ như bà để người già không còn bị ngược đãi nữa.  Bậc cha mẹ trọn đời hy sinh cho con cái phải đuợc đền đáp công ơn một cách xứng đáng, phải không bà"
Kim đồng ý:
- Tôi cũng ước ao như vậy.  Người già hẳn sẽ ấm lòng hơn khi được ngủ trong căn phòng của mình bấy lâu nay, hẳn sẽ vui tươi hơn khi được uống ly café sữa do con cháu dâng đến.  Bởi vậy, hãy để họ được ở lại ngôi nhà của mình dưới sự chăm sóc chu đáo của tất cả con cháu đến khi nào không thể được nữa mới đưa họ vào viện dưỡng lão.  Khi cha mẹ mất đi, con cái sẽ không còn cơ hội chăm lo nữa nên bây giờ hãy tận lực mình để mai sau đỡ phần ân hận, phải không Pedro, ông bạn thân mến của tôi".
Pedro không quên nhắc nhở Kim:
- Hãy gìn giữ sức khoẻ, Kim nhé! Rồi mọi việc cũng qua đi.  Cuộc sống là như vậy, ta phải phấn đấu vươn lên, bà có hiểu vậy không".
Kim vô cùng cảm động và chân thành cảm ơn Pedro.
*
Một năm sau ngày Ba Mẹ mất, Kim mới thoát ra được cơn trầm uất sầu thảm.  Cơn đau có êm dịu hơn nhưng chắc chắn vẫn còn mãi nổi nhớ...nhất là mỗi lần con gái Kim so sánh:
- Mẹ ngồi cộng sổ, đếm tiền dáng giống y chang Bà Ngoại hoặc 'Mẹ bắt đầu cằn nhằn, lẩm cẩm giống y chang Bà Ngoại rồi.' 
Hay những lần tập thể dục, Kim như nghe lại giọng nói của Ba: 'Hãy tập thể dục mỗi ngày cho được khoẻ mạnh, đó là cách trả nợ bản thân.'
Hoặc qua lời người em họ: 'Chị có phong cách quyết đoán giống y Cậu Tư'.'  Nhìn lối nói chuyện của anh Ba, bàn tay mặt lúc nào cũng phất phất  giống Ba hoặc nghe lời lẳn nhẳn suốt ngày, cùng gương mặt xương xương của chị Tư giống Mẹ... đâu đâu dường như Kim cũng thấy lại hình ảnh của Ba Mẹ mình.  Không biết từ lúc nào, Kim thôi cũng đành... cũng đành chấp nhận một triết lý sống để được an bình trong tâm hồn: 'Cuộc đời quả ngắn ngủi, và vô thường.'
Hôm nay, thắp nén hương trầm trên bàn thờ Ba Mẹ, Kim khấn nguyện: 'Hãy giúp con tăng cường nghị lực sống, Ba Mẹ vẫn còn mãi trong mỗi trái tim, giòng máu các con, Ba Mẹ ơi!'
Hà Kim

Ý kiến bạn đọc
21/11/201720:29:45
Khách
Cảm động làm sao!
“Con ra đời có mẹ cha là trời cao biển lớn bao la. Từng ngày qua giữa tuổi ngọc ngà con là nụ hoa bé nhỏ trong nhà. Nhờ ơn cha, nhờ nghĩa mẹ con khôn lớn trong muôn lời ca...”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,082,391
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến