Hôm nay,  

Father’s Day: Cha Tôi

12/06/200900:00:00(Xem: 116925)

Father’s Day: Cha Tôi

Tác giả: Danny Trinh
Bài số 2640-16208717- v661209

Tác giả là cư dân California. Bài viết của ông có phần hồi ức thời thơ ấu rất đặc biệgt. Bài gửi đã lâu, nay được phổ biến nhân mùa Father’s Day. Mong tác giả sẽ dòn dịp viết tiếp.

*** 

Tôi vẫn thường gọi người cha ruột yêu quí bằng nhân xưng đại danh từ “Ba” ngay từ lúc bé trong gia đình!
Tôi được nghe kể lại rằng thủa nhỏ tôi là đứa bé rất èo uột, khó nuôi. Trong gia đình, anh và chị của tôi lúc còn bé đều bị bệnh nặng mà mất sớm. Khi tôi ra đời, ba má  tôi rất lo lắng. Ông bà nghĩ rằng, ma quỷ đang quậy, nhập vào tôi và vô cùng vất vả để bao vệ mạng sống cho đứa con èo uột.
TRỊ BỆNH MA NHẬP
Một trong những cách để cứu mạng sống là ba má tôi đã đem hay "bỏ" tôi ra ngoài đường và nhờ người ở làng kế bên "lượm" đem về làm con nuôi. Tôi cũng được xỏ (Pierce) một lỗ tai bên phải để đeo một khoen bằng đồng như phụ nữ, dưới ống chân có mang một cái kiềng bằng đồng bóng loáng và ăn mặc quần áo như đứa con gái.  Cóù lẽ đây là một cách đánh lạc hướng "Ma Quỷ về bắt hồn" hay các thân nhân đã chết trở về nhà để dẫn các người thân cùng về bên kia thế giới với họ, cũng không thể nào nhận ra diện mạo hay tên họ thật của tôi.  
Vì bị bệnh nặng lâu ngày ảnh hưởng đến thần kinh  nên tôi thường hay bị bệnh "Mộng du" về đêm, một hiện tượng đi rong chơi trong giấc ngủ, nhưng rất may là tôi không có đi trên mái nhà hay trên các ngọn cây trong đêm tối.  Mộng du là một hiện tượng bệnh về thái thức, vì Vô thức đẩy mạnh Thức năng khiến hồn hành động theo vô thức; khi thức năng mạnh thì thể xác không còn là vật nặng nề nữa.  Do đó, thêm một cách khác mà ba má tôi hy vọng cứu và phục hồi trí nhớ là khắc (xâm) trên trán (Tattoo) và trên cánh tay hình Thập tự rồi đem tôi "ký bán" như ký giấy bán một món đồ gì, nhưng thực tế là đem tôi gởi cho một chùa trong làng trông nom. Ông bà nghĩ rằng, ma quỷ đang quậy, nhập vào tôi và nó sẽ không dám đến chùa mà "lộng hành".  Vì thế, mỗi ngày, tôi được ngồi dưới một Đại Hồng Chung (Chuông đồng to lớn) treo cao cách đầu của tôi một mét và luôn có một vị sư tụng kinh gõ chuông cầu nguyện được phục hồi trí nhớ; làm như thế để lỗ tai của tôi lúc nào cũng nghe tiếng chuông ngân vang hòa lẫn tiếng tụng kinh ê- a của vị sư trụ trì.  Lời kinh và tiếng vang của Đại Hồng Chung ấy có một uy lực để "trục" hay xua đuổi con ma nào đó đang quấy phá trong tâm trí  và trả lại "linh hồn thơ ngây" của tôi.
Đến nay, các dấu khắc (xâm) vẫn còn trên người và lỗ tai tôi vẫn còn có thể "đeo" hay mang các đồ trang sức phụ nữ; đây cũng là một  mode của nhiều bạn trẻ thời đại hiện nay; ngoài ra, tôi có cảm tưởng tiếng chuông ấy vẫn còn vang vọng đâu đây trong tiềm thức như để nhắc nhở tôi luôn tỉnh và thức giác lý đạo.  Kể từ ngày ấy, linh hồn tôi đã thực sự đã được "giao lại" cho nhà chùa như một hình thức được qui-y cửa Phật; tôi là đứa con của nhà chùa, một chủng tử của Phật, là Phật tử.  Xin cảm ơn ba má đã cho con hạt giống từ bi ngay từ thời thơ ấu!
BỆNH THƯƠNG HÀN
Ông nội tôi là một thầy thuốc bắc (Đông Y sĩ) và có tiệm bán thuốc nên đã chẩn bệnh và "hốt" cho tôi uống hơn hai trăm (200) thang thuốc gia truyền để trị bệnh, ngoài ra còn thêm những thứ sâm nhung... bổ dưỡng quí giá đắt tiền trong ngành nghề mà ông biết.  Ngày nào cái "siêu đất" dùng để nấu thuốc cũng ở trên bếp than nóng cho các "nước nhất, nhì và ba". Cứ ba chén nước sắc còn lại một chén thuốc; tôi phải cố gắng nhắm mắt, bịt mũi để uống hết chén thuốc đắng ròng rã gần một năm dài.  Thuốc Bắc quả có công hiệu về lâu về dài cho lục phủ ngũ tạng vì thế sức khỏe của tôi đến ngày hôm nay dù đã từng hao phí rất nhiều khi còn trai trẻ và trong các trại tù lao động của Cộng Sản, nhưng so với người cùng tuổi thì tôi vẫn còn khỏe hơn nhiều người. 
Ngoài ra, ba má tôi cũng đưa tôi đi bác sĩ để khám và trị theo Tây- Y và được biết đó là căn "bệnh thương hàn". 
Đầu thập niên năm mươi (40- 50), trình trạng Y tế phòng ngừa và chẩn đoán bệnh cũng như thuốc men trị liệu còn giới hạn, thiếu thốn, nhất là ở vùng nông thôn Việt Nam.
Tôi còn nhớ là đã được đi lên tỉnh để khám bệnh và chích thuốc chỉ có một lần mà tôi cảm thấy khỏe và hết bệnh, nhưng tôi cũng không quên cái cảm giác đau ở mông cho lần chích thuốc đầu tiên vào lúc 5 tuổi tại phòng mạch của ông ta.  Hình ảnh không gian phòng mạch, cô y tá, vị bác sĩ và cả tiếng khóc của tôi khi bị chích thuốc đau năm nào cũng chưa phai nhòa trong ký ức!  Không biết là tại ông bác sĩ này giỏi, "mát tay" hay là cái duyên may đã làm cho tôi hết bệnh.
SỐNG XA NHÀ 
Tôi không tin lắm vào "Số mệnh" hoặc sự khắc kỵ của người con với cha mẹ như thế nào, nhưng đúng là ngay từ nhỏ tôi đã không được sống  với ba má và các em của tôi một cách liên tục. 
Khi bệnh thương hàn vừa thuyên giảm, ba má lại gởi tôi sang ở nhà người bác để tiếp tục uống thuốc Tây (mặc dù hai nhà ở sát vách) và nhờ các anh chị (con người bác) chăm sóc.  Sau hơn một năm, ngoại tôi ở xóm trên (cách nhà tôi 500 mét) đem tôi về ở chung với bà.  Tôi còn nhớ là bà thường cho tôi ăn cơm gạo lức với muối mè, hoặc ăn với nhiều tép tỏi sống và tôi cũng không hiểu ăn như vậy để trị bệnh hay là đó là cách ăn uống của bà tôi.  Mỗi buổi tối, bà thường hay dẫn tôi đến các am trong làng để đọc kinh và lạy Phật.  Ông ngoại tôi bị Việt Minh sát hại, nên bà ngoại tôi phải sống âm thầm một mình với câu kinh tiếng kệ; các cậu và dì của tôi đều có gia đình ở các tỉnh xa duy chỉ có má tôi là ở gần nhưng không ở chung nhà.  Ngoại tôi lúc ấy vào khoảng 60 tuổi, luôn trầm lặng, hiền từ ít nói.  Tôi không thể nào quên hình ảnh bà hằng đêm ngồi trên cái ghế ở giữa trời để trì kinh, mắt khép lại, miệng thì thầm niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" lâm- râm và trên tay lúc nào cũng có xâu chuỗi Bồ Đề màu nâu bóng loáng để lần từng hột.  Khuôn mặt bà trông rất phúc hậu, miệng bà nhỏ và túm lại để thấy cái mũi cao và dài; đầu bà không để tóc và được choàng một cái khăn nâu, có lần tôi đưa tay sờ trên đỉnh đầu bà thì thấy một lỗ trũng sâu ngay tại huyệt Bách Hội, tò mò hỏi thì bà chỉ cười mà không giải thích.
Sự lưu lạc thời thơ ấu của tôi vẫn chưa chấm dứt, sau nhà ngoại, tôi lại được "thuyên chuyển" đến nhà ông bà nội để giúp đỡ ông đang bị bệnh.  Ông cố nội tôi gốc người Quảng Đông bên Trung Hoa sang Việt nam lập nghiệp vào những năm đầu thế kỷ 19; Ông đã chọn Nại là nơi an cư lạc nghiệp cho gia tộc họ Trình. Nại quả thật là nơi có phong cảnh hữu tình, có dòng sông êm đềm thơ mộng mang theo tính biển mặn của Đại dương đi sâu vào đầm Nại rộng lớn, một nơi có nhiều tôm cá, hải sản... nuôi sống nhiều ngư phủ của các vùng chung quanh là Tri Thủy, Phương Cựu, Hộ Diêm, Tân An, Khánh Hội... ngoài ra, Nại được bao bọc che chở bởi các dãy núi thấp phía Bắc như núi Đá Chồng, Cà Đú, Tri Thủy, Tân An; phía Tây là các cánh đồng phì nhiêu mầu mỡ tiếp giáp các vùng Hò- Rò, Nại Giữa; về hướng Nam là đường lên tỉnh PhanRang. Lưu thông tiện lợi, không khí mát mẻ, đất đai mầu mỡ, địa lý thuận tiện có lẻ là những lý do mà ông cố nội tôi chọn Nại là quê hương thứ hai của ông.


Đến ở nhà ông bà nội, trước tiên là dịp để tôi giúp ông trong việc đi đứng, vệ sinh, sau đó, cũng là cơ hội để tôi học hỏi được nhiều cách bào chế thuốc Bắc tại nhà.  Thuốc Bắc là những dược phẩm từ các lá, rễ cây thuốc được phơi khô từ bên Trung Quốc chở sang ViệtNam và các tiệm thuốc Bắc mua về cắt nhỏ cho dễ cân đo, đóng gói; một số khác thì được biến chế như tán nhỏ, nấu thành các cây thuốc tễ... mà chúng ta thường hay gọi là "Cao đơn hoàn tán". 
Sau khi ông nội tôi mất, tôi được trở về sống với cha mẹ cũng chỉ có thời gian ngắn từ năm lớp Đệ Thất đến hết năm Đệ Ngũ (Từ lớp 7 đến lớp 9) thì được ba cho đi Sàigòn học.  Tôi trọ học tại nhà của người cậu, ở khu Bà Chiểu.  Ba tôi đã đặt lòng tin hoàn toàn vào tôi ngay từ lúc ấy!  Tôi muốn ghi danh học thêm môn nào cũng được và toàn quyền sử dụng tất cả món tiền mà ông cho hằng tháng.  Không phụ lòng mong đợi của ba má, tôi đã cố gắng học và còn tận dụng tất cả thời gian để học nhạc, học đàn Guitar, học võ Thái Cực Đạo, học thêm Anh văn và Toán Lý Hóa song song với chương trình Trung học.  Kết quả kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp, tôi đã đạt được xếp hạng bình thứ, một hạng khá cao vào thời điểm ấy; đó là một điều đã làm cho ba má tôi vui và hài lòng nhất tại quê nhà.   
Sau bốn năm xa nhà, tôi trở về Phanrang học để thi tiếp Tú Tài 2 trong hai năm và sau đó tôi vào lại Sàigòn để ghi danh vào Đại Học Luật khoa.  Nhưng lúc ấy có lệnh Tổng Động Viên của Bộ Quốc Phòng nên tôi phải vào quân đội vào năm 1969. Những năm tháng trong quân đội càng làm cho ba má tôi lo lắng nhiều hơn, nhất là những lúc chiến sự nóng bỏng.
SAU THÁNG TƯ 1975
Sau khi cộng sản chiếm trọn miền Nam năm 1975, tôi là một trong số hàng triệu người người tù không có bản án, lao động khổ sai, ăn uống thiếu thốn, bịnh tật vì không đủ thuốc men chữa trị.   Tuy trong cảnh khó khăn, gia đình tôi cũngcố gắng gói ghém bằng tất cả "cây nhà lá vườn" để đi "thăm nuôi" tôi.
Ngày ra tù gần cuối năm 1982, tôi được trở về nhưng giấy ra trại lại không cho ở Sàigòn vì hàng chữ  "trục xuất khỏi thành phố" và nếu tôi trở về nơi quê quán, ba tôi nói, "nguy hiểm con có thể bị địa phương trù dập, trả thù", do đó tôi đành phải sống không "Hộ Khẩu" nơi sài gòn, tha phương cầu thực cho đến ngày rời khỏi ViệtNam. 
Khi đi Mỹ theo chương trình định cư tị nạn, tôi nghỉ rằng chắc mình sẽ không còn cơ hội để về quê hương thăm lại ba má, các em và bà con thân bằng quyến thuộc của mình. 
Đến nay, đã hơn mười năm định cư tại Mỹ, một đất nước văn minh và kinh tế phồn thịnh nhất thế giới, nhưng riêng tôi vẫn chưa có được một cuộc sống ổn định tại xứ người.  Ba má tôi thường liên lạc qua điện thoại và ông nói với tôi rằng, "Con đừng có lo lắng nhiều cho ba má và các em; con hãy ráng lo cho gia đình con để có một cuộc sống vững vàng trước đã..."
Hằng ngày, ba tôi tuy đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn còn đạp xe đạp ra bãi biển Ninh Chữ gần nhà để tắm biển cùng các bè bạn của ông trong làng, sau đó về nhà ăn cơm trưa và nghỉ ngơi; buổi chiều thì ông đi bộ từ nhà đến nhà người cô của tôi (người chị của ông) thăm viếng, rồi ông tiếp tục đi ngang ngôi chợ trong làng để đến các nhà bạn bè ông và mãi chiều tối thì ông đi bộ về nhà cho cơm tối. 
Thình lình, một đột biến đã xẩy ra, ba tôi không hiểu vì sao đã uống "lộn" chai dầu hôi (Diesel) mà tưởng rằng chai nước lọc để trên bàn. Tưởng sẽ qua, nhưng hai ngày sau, chất độc thấm sâu vào gan phổi... làm ông nóng sốt mê man và khó thở. Gia đình tôi phải đưa ông vào bệnh viện tỉnh Phan Rang để cấp cứu.
Được tin cấp báo, lòng tôi đau thắt nhưng vì một số trở ngại, không thể tức khắc bay về quê nhà chăm sóc ông.  Sau ba ngày bị hôn mê, ba tôi được cứu tỉnh, rời khỏi bệnh viện, nhưng sức khỏe ông ngày một xấu đi, ăn uống rất ít, giảm trọng lượng cơ thể nhanh, đi đứng rất khó khăn.
Khi tôi thăm hỏi, nói chuyện qua điện thoại, mặc dù ba tôi đang bệnh nặng, ông vẫn tỏ ý không muốn tôi về nước mà  chỉ mong chính ông sẽ có dịp "đến Hoa Kỳ chơi dù có chết nơi ấy cũng không sao". Nghe ông nói, tôi ráo riết xúc tiến thủ tục bảo lãnh ba tôi sang Hoa Kỳ để thăm các con cháu, nhưng ba tôi đã không thể chờ đợi thêm nữa.
Đứa cháu gái (con gái lớn của em gái tôi) trên đường từ nước Mỹ về với sứ mạng của gia đình là sẽ tổ chức bữa tiệc chay để mừng ông được "Đại thọ".  Ngày cháu về, thấy ông đang khỏe mạnh trở lại nên má tôi và một số các em đã thuê xe cùng đi Sài-gòn đón cháu từ Mỹ về.  Không dè khi xe đón cháu về đến Phan-thiết (cách Phan-rang 150 kí lô mét) thì ba tôi ở nhà đã  quá mệt mỏi và không thể chờ đợi lâu thêm, nên ông có nói một câu bất hủ, "Về thì kệ mụ nội nó!" rồi ra đi một cách êm ái trên tay các em của tôi, một giấc ngủ nghìn thu vĩnh biệt cõi trần.
VĨNH BIỆT BA
Ba tôi mất là một mất mát to lớn cho gia đình chúng tôi! Má tôi sẽ cô đơn khi vắng bóng ông, các em tôi thiếu đi một người cha nhân ái, các cháu tôi thiếu mất một người ông đáng kính, trong tộc họ thiếu một người trưởng tộc; bà con, bạn bè, hàng xóm, láng giềng và làng xóm vắng bóng một người mà họ thường kính mến.  Quả thật, khi thấy số người đông đảo đến thăm viếng thắp hương cầu nguyện vong linh ba tôi được siêu thoát, tôi mới thấy được cái tình hay ơn nghĩa mà họ dành cho ba tôi!  Một đại diện đã đọc điếu văn và kể những "công đức" của ba tôi đối với làng xóm.  Trước 1975, ba tôi đã từng giữ chức hội trưởng bóng tròn nhiều năm trong làng. Là người gây dựng tinh thần thể dục thể thao cho làng xã, chính ba tôi cũng đã đoạt huy chương bơi lội trong cuộc thi cấp tỉnh.  Ông giữ chức Hội trưởng hội phụ huynh học sinh tiểu học, có công đóng góp và xây dựng thêm nhiều phòng học cho các học sinh.  Thời chiến tranh, ông đảm trách chức vụ trưởng ban thông tin dân vận xã Khánh Hải, một công việc rất nguy hiểm đến tánh mạng cho ba tôi ở những vùng nông thôn.  Ba tôi cũng là người lãnh trách nhiệm trông coi việc trùng tu và tổ chức lễ hội cho ngôi đình làng Dư Khánh và chùa Ông trong làng... Làng thì có đình làng; một làng có nhiều xóm như xóm trên, xóm dưới, trong, ngoài và xóm giữa; mỗi xóm thì có chùa và miễu thờ nhiều vị thần... ba tôi là một trong những người có công xây dựng, tu bổ nhiều nhất cho các lăng miếu này, ngoài ra, ba tôi còn có tài làm ông "Mai," như Ông Tơ Bà Nguyệt tại thế cho nhiều cặp vợ chồng trong khắp xóm làng.
 Thật đáng tiếc là tôi đã không có mặt trong giờ phút lâm chung của người cha già yêu quí.  Tôi rất ân hận vì không làm tròn những ước vọng trước khi mất của ông như, không đưa được ông sang Mỹ.  không thu xếp được cho các cháu nội, ngoại được ở trong vòng tay của ông.                                                     
Thưa Ba, Ba đã ra đi nhưng những lời ba dạy về đạo lý luôn thấm sâu trong huyết mạch, xương cốt của con.
 Danny Trinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến