Hôm nay,  

Người Anh Thuở Nọ

27/05/200900:00:00(Xem: 103143)

Người Anh Thuở Nọ

Tác giả: BaTê Phú Nhuận
Bài số 2625-16208702- v452709

Theo bài viết, tác giả Ba Tê Phú Nhuận là cư dân tiểu bang Washington State. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong Ba Tê Phú Nhuận tiếp tục viết và vui lòng bổ túc vài dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

***

Tôi là cô gái lai Pháp. Khi xưa má tôi đi nấu ăn cho Pháp và có thai với một người lính Pháp.
Má tôi lúc đó không có nhà và phải đi làm và ở nhà người ta nên gởi tôi cho mợ Hai, má của anh để nuôi tôi dùm. Chừng đôi tuần, một tháng má tôi lại ghé thăm đưa tiền cho mợ Hai để nuôi tôi.
Anh là con một của cậu và mợ Hai. Tính anh ít nói từ lúc nhỏ. Lúc nào tôi cũng thấy anh ở nhà trên, hết cầm cuốn sách rồi lại ôm cây đàn. Ít khi nào anh nói với tôi lời nào.
Anh trắng trẻo và đẹp trai rất dễ thu hút đám con gái cùng xóm. Phải nói là mợ Hai chỉ muốn anh tập trung vào việc học và anh cũng ham học thiệt. Hết học ở trường rồi anh lại đi học thêm Anh văn ở các trường nổi tiếng khi xưa như trường Ziên Hồng, Khải Minh và cả các lớp ở Hội Việt Mỹ nữa. Về nhà thì hết học bài rồi thì anh mở máy hát dĩa lên nghe nhạc và tập đàn theo.
Một thời gian sau tôi theo má tôi sống vì bà có mướn được căn nhà riêng, lâu lâu tôi và má tôi mới đến thăm cậu mợ Hai. Lúc đó anh đã lên đại học và mấy năm sau thì vào Thủ Đức rồi được đưa sang Mỹ du học. Lúc đó tôi đã trở nên một cô gái lai xinh đẹp và có dịp giao du với xã hội bên ngoài. Tôi xin được một chân bán hàng trong PX cho đơn vị Mỹ ở Long Bình. Với máu mê nhạc ngoại quốc sẵn có nên tôi thường giao du với giới ca nhạc và sau này quen với John, cũng là một người lai Pháp và sau này là chồng tôi.
John cỡ trạc tuổi của anh, đã có một đời vợ. Thời kỳ quân đội Mỹ sang phục vụ ở Việt Nam, John là chuyên viên kỹ thuật âm thanh yểm trợ cho các ban nhạc đến trình diễn cho các đơn vị Mỹ ở quanh Sài Gòn. Cũng nhờ đó mà ngày 30 tháng 4 tôi được John đem theo lên chuyến máy bay chở các quân nhân ca nhạc sĩ Mỹ ra Đệ Thất hạm đội đang đậu chở ở ngoài khơi.
Sang Mỹ, nhờ có khiếu về điện tử, trong những ngày đầu ở tiểu bang Calif, John đi lục lọi các khu phế liệu điện tử để chở những TV hư về ráp sửa để bán cho dân Mễ quanh vùng để sinh nhai. Còn tôi thì nhờ dạn dĩ và tiếng Anh khá rành nhờ khi còn làm ở PX nên tôi đi học nghề chia bài kiếm được cũng khá tiền. Nhờ đồng vợ đồng chồng nên chúng tôi khá lên từ từ và khi có được đứa con gái thì chúng tôi đã mua được căn nhà ở một khu thuộc giới trung lưu.
Khoảng năm 86, má tôi vẫn còn ở bên nhà vì tôi chưa bảo lãnh được. Một hôm tôi nhận được thư của má tôi có nói là anh có ghé qua thăm và cho biết là anh mới bị đi cải tạo về. Tôi mừng lắm và nhắn với má tôi cho anh biết số phone của tôi để liên lạc nhưng bẵng đi nhiều năm tôi không liên lạc gì được với anh.


Rồi đến năm 92 tôi được biết là anh đã vượt biển và qua được đến Mỹ đang ở tiểu bang Washington. Tôi mừng lắm và thường liên lạc với anh qua điện thoại và biết là anh đang tiếp tục đi học. Tôi khuyên anh là nên kiếm một việc làm để có tiền nuôi thân và giúp cậu mợ Hai bên nhà chớ còn đi học thì biết lúc nào mới làm ra tiền. Tôi thuyết phục anh xuống dưới Cali này ở nhà tôi để đi làm vì John có rất nhiều việc như vậy thực tế hơn. Một thời gian sau anh nghe lời tôi xuống Cali để tìm cơ hội sống.
Ngày ra đón anh ở phi trường John Wayne, tôi thấy anh già đi, lúc đó anh đã bốn mươi tư tuổi rồi, không còn đẹp trai nhưng vẫn còn vẻ thư sinh như xưa và vẫn còn cái tính trầm ngâm ít nói.
Lúc đó má tôi đã qua, gặp lại anh, má tôi rất mừng và luôn nhắc đến chuyện xưa của ba má anh. Rồi anh cũng đi làm với John nhưng tôi thấy anh không thích hợp với loại công việc chân tay và thiên về kỹ thuật của John.
Trong thời gian ở nhà tôi, tôi đưa anh đi chơi, gặp gỡ những người quen thân của tôi ở dưới này đa số họ đều có cơ sở hay nghề nghiệp vững chắc và thấy hình như anh không mấy thích hợp có lẽ vì mặc cảm sao đó. Tôi cũng đưa anh đi chơi nơi này chỗ nọ, đi xem xi-nê và nghe nhạc vì biết anh cũng thích nhạc ngoại quốc như bọn tôi. Tôi to nhỏ rằng anh nên lập gia đình để có con cho cậu mợ vui vì anh cũng đã lớn tuổi rồi.
Cỡ chừng sáu tháng sau đó anh quyết định trở về nơi cũ để tiếp tục đi học. Tôi thật sự không hiểu anh nghĩ như thế nào lại tiếp tục đi học để sống một cuộc đời đến trường đói rách khi anh đã lớn tuổi như vậy. Rồi không biết khi anh học xong có chỗ nào mướn không nhưng anh đã nhất định như vậy.
Vài năm sau tôi biết là anh đã ra trường và có việc làm và về Việt Nam để cưới vợ. Nghe tin này tôi rất mừng cho anh. Tôi gọi điện chúc mừng anh và nói anh dẫn vợ xuống dưới này để chơi nhưng điều đó đã không xảy ra. Bây giờ tôi mới nhận ra là anh có mục đích và con đường đi riêng của anh khi sang được bên Mỹ này.
Con đường anh chọn không giống con đường của tôi vì anh ra đi để tìm tự do và đó là mục đích chính. Có lẽ vì tôi chưa từng phải bị trải qua những đày ải , khổ nhục vì chế độ phi nhân và được đi khỏi xứ một cách dễ dàng nên tôi không biết quý tự do như anh chăng"
Mới đây tôi được biết là anh vừa hoàn tất xong quyển truyện kể về những lần mình vượt biển bán sống bán chết thoát khỏi được chốn đọa đày để người Mỹ đọc và biết thế nào là cái lao khổ hiểm nguy sống chết của những người Việt liều chết bỏ xứ vượt biển bằng thuyền đánh cá mà họ đượïc thế giới biết qua cái tên là "Boat People".
Anh tâm sự với tôi là quyển sách này là đứa con tinh thần của anh và anh rất mãn nguyện là đã liều chết vượt biển để có ngày viết ra nó, để cho cậu mợ được hài lòng ở cõi bên kia là anh đã làm được điều đáng làm khi sang được bên này mà không làm phụ công lao hy sinh và lòng kỳ vọng của cậu mợ đặt vào anh. Không biết sao bỗng dưng tôi cảm nhận được sự mãn nguyện thật là to lớn của anh.
Tuy đây chỉ là một quyển sách nhỏ nhưng nếu tôi nghĩ thêm chút xâu xa về con người của anh thì có lẽ đây mới là mục đích có giá trị đúng thật mà anh đã quyết định cho đời mình khi anh quyết định nhiều lần leo lên ghe, bị bắt lên bắt xuống, để vượt biển ngày nào.

BaTê Phú Nhuận, WA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Bài viết mới của ông là những hồi ức về Huế.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô danh cho tháng Tư 2018
Captovan hay Capvanto là bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết sau đây là câu chuyện thật về người lính trong tấm hình được đề cập trong bài “người yêu trâu điên”.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết sau đây của Ngọc Anh là những lá thư gửi người lính Thủy Quân Lục Chiến, thuộc một đơn vị có biệt anh Trâu Điên. Bài viết từng xuất hiện một lần trên tập san KBC Hải Ngoại mấy năm trước, nay được đăng lại với phần bổ túc trong kỳ tới bằng một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài mới, viết cho Tháng Tư Đen năm nay kể lại cuộc chuyện trò giữa tác giả Orchid Thanh Lê và hai nhà hoạt động cộng đồng tích cực tại hải ngoại: Nhà văn Chu Tất Tiến và Nhạc sĩ Lê Xuân Điềm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ức Mậu Thân. Ông sinh năm 1942 tại Huế. Qua Mỹ diện HO 21 định cư tại Thành Phố Tucson Arizona, hiện nghỉ hưu. Mong ông sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông là một hồi ức sống động về khu xóm bên cầu Bạch Hổ tại Huế Tết Mậu Thân, kể về người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống, chỉ chừa đầu cổ trên mặt đất để hành hình
Thay lời giới thiệu. Điện thư tác giả Captovan gửi Việt Báo Viết Về Nước Mỹ: Bài viết "Huế, Tôi, Mậu Thân" là của anh cựu Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8/TQLC Nguyễn Văn Phán, anh gửi cho Ban Biên Tập Đặc San Sóng Thần TQLC, nhưng thấy quý báo đang kêu gọi viết về Hồi Ức Mậu Thân nên chúng tôi xin phép anh để gửi đến quý báo đăng trước, BBT/ST chúng tôi sẽ đăng sau, coi như một lời chào của anh gửi đến đồng bào gốc Huế trong lúc anh đang chiến đấu... như 50 năm về trước anh chiến đấu với "thần chết VC" và anh đã chiến thắng và anh sẽ chiến thắng. Kính chào.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô. Hình ảnh tại Hội Tết Mậu Tuất, San Jose, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến