Hôm nay,  

Người Anh Thuở Nọ

27/05/200900:00:00(Xem: 101740)

Người Anh Thuở Nọ

Tác giả: BaTê Phú Nhuận
Bài số 2625-16208702- v452709

Theo bài viết, tác giả Ba Tê Phú Nhuận là cư dân tiểu bang Washington State. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong Ba Tê Phú Nhuận tiếp tục viết và vui lòng bổ túc vài dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

***

Tôi là cô gái lai Pháp. Khi xưa má tôi đi nấu ăn cho Pháp và có thai với một người lính Pháp.
Má tôi lúc đó không có nhà và phải đi làm và ở nhà người ta nên gởi tôi cho mợ Hai, má của anh để nuôi tôi dùm. Chừng đôi tuần, một tháng má tôi lại ghé thăm đưa tiền cho mợ Hai để nuôi tôi.
Anh là con một của cậu và mợ Hai. Tính anh ít nói từ lúc nhỏ. Lúc nào tôi cũng thấy anh ở nhà trên, hết cầm cuốn sách rồi lại ôm cây đàn. Ít khi nào anh nói với tôi lời nào.
Anh trắng trẻo và đẹp trai rất dễ thu hút đám con gái cùng xóm. Phải nói là mợ Hai chỉ muốn anh tập trung vào việc học và anh cũng ham học thiệt. Hết học ở trường rồi anh lại đi học thêm Anh văn ở các trường nổi tiếng khi xưa như trường Ziên Hồng, Khải Minh và cả các lớp ở Hội Việt Mỹ nữa. Về nhà thì hết học bài rồi thì anh mở máy hát dĩa lên nghe nhạc và tập đàn theo.
Một thời gian sau tôi theo má tôi sống vì bà có mướn được căn nhà riêng, lâu lâu tôi và má tôi mới đến thăm cậu mợ Hai. Lúc đó anh đã lên đại học và mấy năm sau thì vào Thủ Đức rồi được đưa sang Mỹ du học. Lúc đó tôi đã trở nên một cô gái lai xinh đẹp và có dịp giao du với xã hội bên ngoài. Tôi xin được một chân bán hàng trong PX cho đơn vị Mỹ ở Long Bình. Với máu mê nhạc ngoại quốc sẵn có nên tôi thường giao du với giới ca nhạc và sau này quen với John, cũng là một người lai Pháp và sau này là chồng tôi.
John cỡ trạc tuổi của anh, đã có một đời vợ. Thời kỳ quân đội Mỹ sang phục vụ ở Việt Nam, John là chuyên viên kỹ thuật âm thanh yểm trợ cho các ban nhạc đến trình diễn cho các đơn vị Mỹ ở quanh Sài Gòn. Cũng nhờ đó mà ngày 30 tháng 4 tôi được John đem theo lên chuyến máy bay chở các quân nhân ca nhạc sĩ Mỹ ra Đệ Thất hạm đội đang đậu chở ở ngoài khơi.
Sang Mỹ, nhờ có khiếu về điện tử, trong những ngày đầu ở tiểu bang Calif, John đi lục lọi các khu phế liệu điện tử để chở những TV hư về ráp sửa để bán cho dân Mễ quanh vùng để sinh nhai. Còn tôi thì nhờ dạn dĩ và tiếng Anh khá rành nhờ khi còn làm ở PX nên tôi đi học nghề chia bài kiếm được cũng khá tiền. Nhờ đồng vợ đồng chồng nên chúng tôi khá lên từ từ và khi có được đứa con gái thì chúng tôi đã mua được căn nhà ở một khu thuộc giới trung lưu.
Khoảng năm 86, má tôi vẫn còn ở bên nhà vì tôi chưa bảo lãnh được. Một hôm tôi nhận được thư của má tôi có nói là anh có ghé qua thăm và cho biết là anh mới bị đi cải tạo về. Tôi mừng lắm và nhắn với má tôi cho anh biết số phone của tôi để liên lạc nhưng bẵng đi nhiều năm tôi không liên lạc gì được với anh.


Rồi đến năm 92 tôi được biết là anh đã vượt biển và qua được đến Mỹ đang ở tiểu bang Washington. Tôi mừng lắm và thường liên lạc với anh qua điện thoại và biết là anh đang tiếp tục đi học. Tôi khuyên anh là nên kiếm một việc làm để có tiền nuôi thân và giúp cậu mợ Hai bên nhà chớ còn đi học thì biết lúc nào mới làm ra tiền. Tôi thuyết phục anh xuống dưới Cali này ở nhà tôi để đi làm vì John có rất nhiều việc như vậy thực tế hơn. Một thời gian sau anh nghe lời tôi xuống Cali để tìm cơ hội sống.
Ngày ra đón anh ở phi trường John Wayne, tôi thấy anh già đi, lúc đó anh đã bốn mươi tư tuổi rồi, không còn đẹp trai nhưng vẫn còn vẻ thư sinh như xưa và vẫn còn cái tính trầm ngâm ít nói.
Lúc đó má tôi đã qua, gặp lại anh, má tôi rất mừng và luôn nhắc đến chuyện xưa của ba má anh. Rồi anh cũng đi làm với John nhưng tôi thấy anh không thích hợp với loại công việc chân tay và thiên về kỹ thuật của John.
Trong thời gian ở nhà tôi, tôi đưa anh đi chơi, gặp gỡ những người quen thân của tôi ở dưới này đa số họ đều có cơ sở hay nghề nghiệp vững chắc và thấy hình như anh không mấy thích hợp có lẽ vì mặc cảm sao đó. Tôi cũng đưa anh đi chơi nơi này chỗ nọ, đi xem xi-nê và nghe nhạc vì biết anh cũng thích nhạc ngoại quốc như bọn tôi. Tôi to nhỏ rằng anh nên lập gia đình để có con cho cậu mợ vui vì anh cũng đã lớn tuổi rồi.
Cỡ chừng sáu tháng sau đó anh quyết định trở về nơi cũ để tiếp tục đi học. Tôi thật sự không hiểu anh nghĩ như thế nào lại tiếp tục đi học để sống một cuộc đời đến trường đói rách khi anh đã lớn tuổi như vậy. Rồi không biết khi anh học xong có chỗ nào mướn không nhưng anh đã nhất định như vậy.
Vài năm sau tôi biết là anh đã ra trường và có việc làm và về Việt Nam để cưới vợ. Nghe tin này tôi rất mừng cho anh. Tôi gọi điện chúc mừng anh và nói anh dẫn vợ xuống dưới này để chơi nhưng điều đó đã không xảy ra. Bây giờ tôi mới nhận ra là anh có mục đích và con đường đi riêng của anh khi sang được bên Mỹ này.
Con đường anh chọn không giống con đường của tôi vì anh ra đi để tìm tự do và đó là mục đích chính. Có lẽ vì tôi chưa từng phải bị trải qua những đày ải , khổ nhục vì chế độ phi nhân và được đi khỏi xứ một cách dễ dàng nên tôi không biết quý tự do như anh chăng"
Mới đây tôi được biết là anh vừa hoàn tất xong quyển truyện kể về những lần mình vượt biển bán sống bán chết thoát khỏi được chốn đọa đày để người Mỹ đọc và biết thế nào là cái lao khổ hiểm nguy sống chết của những người Việt liều chết bỏ xứ vượt biển bằng thuyền đánh cá mà họ đượïc thế giới biết qua cái tên là "Boat People".
Anh tâm sự với tôi là quyển sách này là đứa con tinh thần của anh và anh rất mãn nguyện là đã liều chết vượt biển để có ngày viết ra nó, để cho cậu mợ được hài lòng ở cõi bên kia là anh đã làm được điều đáng làm khi sang được bên này mà không làm phụ công lao hy sinh và lòng kỳ vọng của cậu mợ đặt vào anh. Không biết sao bỗng dưng tôi cảm nhận được sự mãn nguyện thật là to lớn của anh.
Tuy đây chỉ là một quyển sách nhỏ nhưng nếu tôi nghĩ thêm chút xâu xa về con người của anh thì có lẽ đây mới là mục đích có giá trị đúng thật mà anh đã quyết định cho đời mình khi anh quyết định nhiều lần leo lên ghe, bị bắt lên bắt xuống, để vượt biển ngày nào.

BaTê Phú Nhuận, WA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,955,835
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.