Hôm nay,  

Giấc Ngủ Không Yên

14/05/200900:00:00(Xem: 138414)

Giấc Ngủ Không Yên

Tác giả: Hồ Ngọc
Bài số 2613-16208690- vb551409

Tác giả tự sơ luợc tiểu sử: Sinh ngày 1/1/1937 tại Huế. Tuổi thiếu niên: đi học; tuổi thanh niên: đi lính; tuổi trung niên: đi tù hay đi cải tạo cũng thế; tuổi ngũ niên: đi hát ô; tuổi lục niên: đi cày và tuổi thất thập thì đi... bộ và đi... bác sĩ.  Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông: “Còn Trời Còn Đất”. Sau đây là bài thứ hai.

***

Tôi không còn nhớ rõ hồi thời VNCH có bao nhiêu tỉnh, bao nhiêu thành phố. Khi qua đến Mỹ, tôi để ý thấy gần như  mỗi tỉnh, mỗi thành phố, mỗi quân trường hay học viện v.v... đều có một hội đồng hương, ví dụ hội ngộ Ban mê thuột, đồng hương Bạc liêu, ái hửu Pétrus Ký, ah không quân, tù ca Xuân phước v..v... nhiều quá đến nổi mỗi cá nhân có thể là thành viên của nhiều... hội.
Địa điểm họp hội thường chọn chỗ nào tiện lợi cho đa số hội viên tham dự, ví dụ như ở California  chọn Little Saigon hay San Jose, ở Texas thì Houston chẳng hạn. Chương trình họp hội quanh đi quẩn lại cũng chào cờ, hội trưởng báo cáo tình hình năm qua và những kế hoạch cho năm tới, đôi khi bầu bán ban tổ chức, chúc thọ quý vị cao niên, sinh hoạt văn nghệ, nghèo thì cây nhà lá vườn, tài chánh kha khá mướn thêm ca sĩ chuyên nghiệp, xổ số giúp vui, kế đến là phần ẩm thực v.v.. Chung chung là như thế.
Trong mấy lần họp hội đồng hương hay ái hữu, tôi thích nhất là lâu ngày gặp lại bạn bè để... tâm sự, hay đúng ra là để... trò chuyện. Xin khoan hãy ghép tôi là người... lắm chuyện hoặc là ưa ngồi lê đôi mách. Này nhé, diện tích của nước Mỹ này đo được 9.83 triệu cây số vuông và dân số đã lên đến 306 triệu người, đất rộng người đông như thế mà có ai ngờ rằng mặt giáp mặt, tôi đã gặp được một thằng bạn ... cố tri thời còn học chung cours enfantin, cours préparatoire, cách nay trên 65 năm không nhỉ" Khó lắm, phải không" Vậy mà nhờ cái hội họp đồng hương như thế này, tôi đã gặp nó, và nó đã gặp lại tôi. Nó cùng tuổi tôi, con nhà giàu, ba mẹ tôi cũng thuộc loại khá giả; đi học nó thuộc loại thông minh, còn tôi cũng khá xuất sắc, hai đứa luôn tranh thứ hạng số 3 và 4 học sinh giỏi của lớp - không bao giờ "địch" nỗi với "thằng" số 1 và số 2, tụi nó một phần lớn tuổi hơn, một phần nó thuộc loại ... thần đồng rồi, đầu hàng, chịu thua, không cách nào mà compete với tụi nó được. Cho tôi xin khất lại đoạn này để dành cho một bài viết khác, có đủ hỷ nộ ái ố v..v..
Như tôi đã thưa chuyện là họp hội đồng hương như thế này, tôi cũng vui, cũng thích, vì nhiều khi, với cái thâm niên như hiện giờ, bảy mươi ba tuổi đời, lại ở xa Little Saigon, cũng không biết phải làm gì với cái tuổi xế chiều, cái tuổi hoàng hôn bên bờ lưu lạc, ở nhà chỉ biết đi ra đi vô, lặt tỉa vài chiếc lá vàng trong giàn hoa kiểng, thôi thì chịu khó lái xe đến nơi tha hồ gặp bạn bè chuyện trò, lai rai một vài chai bia, tỉ tê, tâm sự...
Có rất nhiều chuyện để nói với nhau trong những dịp như thế này, vui có, buồn có, nổ ít nổ nhiều, ở gần kho đạn Thành tuy hạ, Long bình thì tạch tạch, đùng, ở gần lò nguyên tử trên freeway 5 thì tiếng nổ nghe... chát chúa hơn, nhưng nghe riết thành quen, như những tiếng pháo giao thừa, tiếng trống múa lân, tiếng a ka năm Mậu thân chẳng hạn. Tết, hoặc múa lân mà không nghe pháo nổ thấy buồn buồn và thiêu thiếu một cái gì ấy. Hay đi hành quân, giết giặc, không nổ súng thì xem như không thâu được chiến lợi phẩm vậy mà. Tôi xin kể một câu chuyện rất...tầm thường sau đây, lẽ dỉ nhiên là có kèm theo vài tiếng nổ nhẹ như tiếng súng ...hơi bắn chim,  bắn sẻ, trong một buổi hội đồng hương của tỉnh Kontum mà tôi tham dự, gọi là chút đóng góp nho nhỏ... viết về nước Mỹ.
- Anh Giáo đâu, chú Thu đâu" Có vụ này khó giải quyết đây.
- Xin mời, tập họp, mời tất cả thành viên ban tổ chức, anh chị em lại đây, bàn tính chuyện này đi.
- Gì đó nữa. Làm gì mà có vẻ quan trọng lắm vậy"
- Đâu cần Kontum có, đâu khó có bà con Dak Bla mà, đừng lo, đừng ơi ới.
- Chuyện nhỏ mà lớn. Kẹt, kẹt.
- Gì đó nữa, nói đi. Đông đủ rồi nè.
- Có chuyện này không biết tính sao. Ăn uống thì xem như xong xuôi rồi. Bàn ghế cũng đã sắp xếp tất cả vào kho club house rồi, đồ đạc, salon, mỗi người mỗi tay đã sắp lại y như cũ. Họ để đâu, mình để vậy. Clean up cũng hoàn tất.
- Vậy là quá tốt. Tụi mình đã đồng ý với nhau rồi, ai phần hành nấy, mỗi người phụ một tay là xong ngay.
- Còn câu chuyện này. Đồ ăn đồ uống còn dư đều thồn hết cả vào bao nylon đen rồi. Vỏ bia chai, cô ca, la ve nước ngọt cũng đã nhét đầy ứ vô bao cả rồi. Hơn cả chục bao để trong phòng kia kià. Bây giờ làm sao mà đem đi... liệng vào thùng rác đây"
- Đồ ăn, thức uống xài không hết, sao không chịu hỏi ai muốn "to go" thì ... tu, chứ đem quăng nó làm chi cho nặng vậy" Heo quay này, bánh hỏi, mì xào, chả giò còn ngon quá mà sao không tu, không gô. Uổng phí của trời.
- Tu một mớ rồi, gô cũng một mớ rồi đấy chứ.
- Ở club house hay trong khu mobile home này không có container chứa rác à"
- Làm gì có. Toàn là ông già, bà già ăn uống đâu có bao nhiêu. Rác của họ mỗi tuần không quá một bao. Xe rác thứ tư mới đến lấy đi.
- Thì giử nó lại đây. Sáng sớm thứ tư đem ra trước nhà cho xe nó lại lấy.
- Nhưng mà giử và để lại ở đâu"
- Thế thì ngày thường rác trong nhà của anh để đâu"
- Trời đất ơi, tui đã nói rồi, rác ở đây, mỗi nhà chỉ chừng không đầy một bao thôi. Hôm trước, khi mới dọn về đây, bà xã tui mua một hộp tôm tươi, lấy lưng kho tiêu, còn bỏ đầu bỏ đuôi trong bao nylon liệng trong thùng rác sau hè. Gặp nắng Santana này chỉ hơn một ngày thôi là làm cho đầu tôm ươn sình lên, "ni bo" nó lên văn phòng báo cáo và gọi vệ sinh cứu hỏa đến điều tra xem có ...xác chết ở đâu đây mà hôi thúi quá. Rốt cuộc nó tìm ra cái thùng rác của nhà tôi. Mắc cỡ muốn chết. Tôi bảo bà vợ tui kể từ nay, hể mà có đầu tôm ruột cá, hay bạng nhạng bầy nhầy là chịu khó bỏ vào trong tủ lạnh, rồi đợi đến ngày đổ rác hẳn đem ra. Còn bây giờ, kia kià, một đống khổng lồ chình ình ra đó kià. Cái đống ... xà bần ấy mà để ở đây là nó kiện tui thúi đầu.
- Chứ làm răng bây chừ" Ai có ý kiến chi không"
- Bỏ nó lên xe, rồi tìm ở gần đâu đây cái container bự chứa rác, đợi tới tối rồi quăng nó lên chứ khó gì.
- Ý kiến hay đấy.
- Nhưng xe nào, xe đâu, xe của ai đây"
Mọi người đều cùng có chung một câu hỏi. Tất cả đều nhìn nhau, dọ ý. Không một ai phát biểu ý kiến. Xe ai và ai tình nguyện chở cái ... gia tài để lại ấy bây giờ" Đó là câu hỏi làm ray rứt  các hội viên trong ban tổ chức.
Bà con gốc Kontum qua đây không nhiều lắm, vì là một tỉnh nhỏ trên miền cao nguyên heo hút, nhưng nhờ sinh trưởng hay tạm trú trên một vùng "đia linh nhân kiệt" sống và hít thở cái không khí trong lành hội tụ của con sông Dak bla chảy ngược về hướng tây, thêm ngọn núi cao Ngok Linh vời vợi, nên đa phần khi ra nước ngoài đều được ơn Trên phù hộ cho ăn nên làm ra. Ngoài nhà cao, cửa rộng, công ăn việc làm job tốt, con cái cũng đều đổ đạt thành danh, xe hơi xữ dụng cũng toàn loại de luxe không à, không xe nào giá dưới 40 k. Có những đồng hương đang hưởng tiền già, tiền bịnh mà con cái cũng mua tặng cho các bậc sinh thành - để tưởng thưởng công lao ... cõng tụi nó qua đây -  nào là Cadillac super, BMV, Infiniti v..v.. Xe nào xe nấy nước sơn mới tinh, bóng lộn còn phảng phất hương nhụy gợi cảm của xe vừa xuất xưỡng. Riêng cá nhân tôi, chiếc Van Previa mua cuối năm 1993, lúc mới qua Mỹ, với màu beige tình tứ khêu gợi nay đã ngả sang qua màu bạc phong trần như mái tóc bồng bềnh không bao giờ biết xử dụng cây lược của chủ nhân nó. Có lẻ bản tính quen thói "sao-cũng-được" hay... "lùi xùi" cố hửu của cá nhân tôi nên tất cả mọi con mắt của các đồng hương rất thân thương đều ...dồn vào tôi một cách chăm chú. Tôi cảm thấy lúng túng và linh tính báo hiệu cho biết "có-cái-gì" không  được ổn sắp đến đây rồi.


- "Anh đưa cho tôi chìa khóa, tôi lái xe vào cho gần để chất lên cho tiện"
Lệnh lạc kiểu đó thì than van, rên siết, cũng kỳ. Để vuốt ve tự ái và chứng tỏ ta đây cũng còn chút quyền lực, tôi nói :
- Bảo tụi nhỏ cột chặt đầu bao cho kỹ, sắp xếp lên xe cho nó gọn gàng, đường trường xa lắm đó. Từ đây mà lái về Oceanside mất hơn tiếng đấy.
Đồng hương tuần tự ra về - hưá hẹn ngày đại hội tới - họ hug nhau, nắm lấy tay nhau không muốn rời, ai nấy bịn rịn như còn lưu luyến nhớ thương.
Phần tôi, cũng lên xe, nổ máy, đạp ga, và đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn... Hơn 70 tuổi đời, một mình dong ruổi lái chiếc xe van, trong đêm tối dặm trường, nhớ đến phút giây gặp lại bạn bè sau bao nhiêu năm xa cách, tay bắt mặt mừng, kể chuyện nắng chuyện mưa, chuyện Charlie, Tân cảnh, chuyện săn nai bắn cọp, chuyện bẻ măng, lội rừng sau 1975 v..v.. Nhưng những bao rác trong xe không để mình yên thân. Đủ thứ mùi khác thường đang bay vòng vòng, bay là đà, bay cuồn cuộn trong xe đây" Mùi này phải là mùi thịt heo ba rọi được ướp với ngũ vị hương, với sả, với mè , và có pha thêm chút rượu trắng rồi đem nướng lên xong thoa một tí mỡ hành. Đúng rồi, hồi chiều  nhớ có thưởng thức món bánh hỏi, thịt  nướng. Mùi gì nữa" - Nước mắm. 100 phần trăm, nó đây rồi, không chối cải vào đâu được. Hương vị quốc hồn, quốc túy mà. Mùi này nó đã bám trụ, nó đặt "hộ khẫu thường trú" vào da ta, vào thịt ta, vào xương ta ngay từ thuở lọt lòng... mạ. Đi năm châu, bốn biển, không chịu bỏ nó ở nhà, mà cứ ráng... gùi nó theo. Quên sao được. Còn mùi gì nửa đây" Sao lại khen khét. Thì ra là tôm chấy với củ hành phi - để ăn với bánh bèo. Mùi chanh, mùi giấm, mùi tỏi của món gỏi sứa tôm thịt. Mùi cà ri nị, mùi cà ri dê nấu giả cầy, ăn vào bổ ... thận. Còn mùi gì nửa mà ... hăng hăng thế này, à, mùi bột của bánh bao, mùi khai của bia, la de uống còn đang dang dở. TRỜI ƠI LÀ TRỜI, chở làm chi cái búa tạ, cái của nợ, cái của trời đánh thánh đâm có đủ hầm bà lằng ... mùi vị như thế này, hở Trời" Giận quá, vói tay nhấn "on" nút cassette, hy vọng lời ca tiếng nhạc phụ giúp tống khứ phần nào cái giận lẫn cái ngu ấu trỉ, cái u mê đần độn của mình.
Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi không ngừng, Hà nội, ra Trung ...
Thôi, dẹp, dẹp, khi đất nước tôi thanh bình là tôi, dù có ngu si tối dạ đến mấy đi nửa, cũng biết bắt chước cái cột đèn, nếu mà đi được là đã đi ra khỏi nước từ lâu chứ đâu có dại gì ở lại, đứng trơ ra đó, trêu gan cùng tuế nguyệt, kết thân, kết nghĩa, kết " đồng chí" với cái đói, cái nghèo...
Nhắc đến cái đói và nghèo, nhớ có lần nghe Thầy giảng bài - thầy kể câu chuyện " có một anh học trò nghèo - nghèo đến nỗi mỗi ngày chỉ có đủ tiền mua một ổ bánh mì không. Ăn bánh mì không hoài cũng ngán, anh học trò mới có sáng kiến là mỗi lần ăn bánh mì, anh đạp xe đến đứng trước cửa hàng bán thịt nướng. Vừa ăn bánh mì, vừa ... hít hít mùi thịt nướng ở trong tiệm bay ra. Nhờ vậy mà anh học trò đã nuốt trôi được ổ bánh mì không cúa mình. Cứ mỗi lần ăn bánh mì là anh đạp xe đến tiệm và... hít tô phe free cái mùi thịt nướng ấy". Câu chuyện không dừng tại đây. Chủ tiệm bán thịt nướng đâm đơn đi kiện và yêu cầu toà bắt anh học trò phải trả tiền ... hít thịt ấy. Kể chuyện xong, thầy hỏi: "Nếu các em là quan toà, các em xử vụ này như thế nào"" Đợi một hồi lâu không có câu trả lời nào thoá đáng, thầy giảng tiếp: Quan toà xử vụ án này bằng cách mượn của anh học trò đồng bạc cắc - nghèo quá mà, làm gì có bạc chẵn - rồi ném nhiều lần xuống bàn, xong phán với anh bán thịt nướng: "Tiếng leng keng vừa phát ra là số tiền của anh học trò nghèo đã trả cho anh rồi đấy"
Nghĩ vẩn, nghĩ vơ, vậy mà xe cũng đã chạy đến chỗ phải đến. Đây là khu kinh doanh nhỏ, một industrial park. Một vài shop đều có chung một container khoảng 3x2x2m, có nắp đậy để chứa rác, chứa đồ phế thải. Tôi cày 2nd job tại đây, mỗi chiều trước khi xong việc, công nhân thu gom rác đem liệng vào thùng, đợi đến thứ ba có xe lớn đến xúc đổ đi. Đồng hồ chỉ quá 12 giờ khuya. Không còn ai trong khu vực này, chỉ trừ... một ông bô lão - chữ Việt, đánh máy bỏ dấu rõ ràng, xin đừng đọc thành ... một ông bố láo - mặc bộ vét xanh đen, thắt chiếc cà vạt màu - giống như vừa đi tham dự một đại hội nào đâu đó mới về - đang lom khom, lụi cụi, khệ nệ, khó khăn ...vác từng bao nylon đen trong chiếc xe của mình rồi hì hà hì hục  cố sức quăng và ném lên thùng rác. Một hai bao đầu, trong người còn khỏe, nên bước đi còn nhịp nhàng hăng hái, vừa làm, vừa huýt sáo một, hai, ba chúng ta đi lính Cộng hoà, mấy bao sau, sức người có hạn, yếu dần, những bước chân thấm mệt, chậm chậm, run rẫy và lảo đảo... -lúc này, mệt quá, thở không còn ra hơi nên cũng đã ...câm miệng, ngưng ... hút gió rồi - vậy mà vẫn thấy như ráng gồng mình, chịu khó, quyết tâm cố gắng. Ai đó, mới trông mới thấy mà đã đem lòng nhơ nhớ thương thương, là cái lúc này đây. Chỉ trông chỉ thấy cái bóng đen mờ mờ ảo ảo đang tìm cách leo lên thùng, dùng chân đạp đạp  những bao rác cho nó lún xuống sâu hơn để còn lộ thêm nhiều chỗ trống, gió khuya hiu hiu thổi nhẹ đong đưa chiếc cà vạt của "nhỏ mọi gốc huệ", một thục nữ Kontum hiện là designer và chuyên vẽ tranh trên lụa ở Paris biếu tặng nhân dịp ghé qua thăm Cali. Đâu đó xong xuôi, bóng đen lại mò mẩm tìm chỗ để trèo xuống, và lại tiếp tục khuân vác mấy bao còn lại cho đến hết, xong xuôi mới đậy nắp container, lái xe về nhà.
Thở một hơi dài thoải mái... để tưởng thưởng công lao ... vác ngà voi của mình, liền mằn mò ngón tay bấm nút, tìm nhạc.
Làng tôi, có cây đa cao ngất từng xanh, có con sông ...
  Bài hát ni nì, cứ mỗi ngày tui nghe nó thường xuyên, có chi mô nà, rứa mà không biết mần răng túi ni hổng biết vì sao, khi nghe hát, tự nhiên, tôi thấy nhớ Việt nam vô cùng. Nhớ cây đa bến cũ, nhớ con đường cái quan, nhớ cái ...cầu tre lắc lẻo, nhớ con đò nhỏ năm nao mãi  lặng lờ  trôi trên giòng sông mưa trong nắng đục. Ôi, nhớ ơi là nhớ.
Giã từ quê cha đất tổ, 17 năm phiêu bạt, lạc chợ, trôi sông. 17 muà đông biệt xứ tôi dẫn một bầu đàn thê tử đi hát ô tha phương cầu thực. Mới   đây    thôi    mà. Chào tạm biệt nam việt thân thương với mớ tóc muối tiêu hôm qua, nay vội biến màu sương tuyết. Cố gắng nhuộm đi, nhuộm lại, nhuộm hoài mà nó cứ mãi trắng ra. Nhớ năm nào đó,  sau 1975 khá lâu, tôi thấy rõ ràng một trung đoàn ... người ốm tong ốm teo như bộ xương cách trí, già có trẻ có, đàn ông đàn bà, con nít gái trai, mặt mày thất tha thất thểu, chùm nhum xung quanh một đống rác công cộng rộng khoảng nửa sân vận động cạnh xa lộ Biên hoà, áo quần dơ dáy tả tơi, tay cầm một cái bị, tay cầm một cây soi nhọn đi moi, đi móc, đi... bươi, đi bới, mò lượm từng bao nylon rách, thối mục lâu ngày, những thỏi sắt nhỏ, những vỏ chai, những miểng nhôm vụn, để đổi lấy miếng ... cơm. Mới đây, đọc báo, nghe nói có cả đoàn tàu, đoàn xe, chở rác... nhập cảng... lậu vào Việt nam qua ngả Cambodia. Trời đất qủy thần ơi, tội về ai nên mới ra nông nổi"
Về đến nhà, tắm rửa, kỳ cọ xong, lau mình, mặc bộ đồ ngủ xa tanh Thượng hải mát rời rợi của con dâu thứ mua tặng lúc hai  vợ chồng nó đi hưởng tuần trăng mật năm ngoái ở Trung quốc. Đâu đó xong xuôi, cô đơn, lững thững ra quày rượu, tự rót cho mình một chung  nhỏ Rémy Martin, nốc một hơi cạn ly rượu mạnh nồng và thơm ngon vào để cố dỗ giấc ngủ, vậy mà...không hiểu sao, lên giường với nệm ấm chăn êm, lăn qua, trở lại mà vẫn cứ trằn trọc, chập chờn,  giấc ngủ không ... yên.
Hồ Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Nhạc sĩ Cung Tiến