Hôm nay,  

Bà Ơ…i…i…i…!

27/03/200900:00:00(Xem: 873780)

Bà ơ…i…i…i…!

Tác giả: Phan 
Bài số 2571-16208648- vb632709

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài tuần này của chàng là một chuyện tình già. Mong Phan tiếp tục cho bài mới.

***
"Bà ơ…i…i…i…! Lấy cho tui miếng băng keo coi bà! Nhanh lên"
"Mèng ơi! Oâng chảy máu tay nữa rồi hả""
"Hồi tui giộng búa vô thì chưa Mới chảy tức thì, hà!"

"Mèng ơi! Oâng đóng cái gì nữa vậy" Đóng cái gì…hổng ra cái gì mà toàn là đóng vô tay, vô chân không hà! Đưa coi!... Mèng ơi! Ngày nào ông không chảy máu thì ông không ăn cơm được hả""
"Hổng có à! Tiếc mớ ván vụn thì làm mấy cái ghế ngồi đó mà."
"Ghế.nhà chưa đủ ghế sao ông" Oâng đóng một cái ghế thì hết hộp băng keo, hơn tiền đi mua cái ghế."
"Bà nói quá! Tui tiếc mớ ván vụn thằng Hai nó bỏ. Tui đóng mớ ghế để có ai tới chơi thì ngồi. Đóng xong cái này thôi ạ! Khổ cái, đóng xong. Cũng chưa hết ván mà miếng ván sau lúc nào cũng đẹp hơn miếng ván trước! Thì tui đóng cái nữa Tui đóng cái ghế này đặc biệt à! Cho bà ngồi."
"Tui ngồi hết mớ ghế ông đóng cho tui thì từ sáng tới tối không giáp. Khỏi mần công chuyện gì nữa sao ông""
" Nói nghe ha bà! Mấy miếng ván vụn này thiệt tốt vậy đó. Nhớ hồi hoà bình bên mình hôn! Kiếm miếng củi không ra. Cơ man, ở đây! Coi thằng Hai nó liệng! Miếng nào miếng nấy vừa trân cái đít. Tui lắp ba miếng là thành cái ghế cóc, ngồi chơi…Già rồi bà ơi! Làm cái này, cái nọ cho nó vui chứ coi tivi hoài có nhiêu đó chiếu đi chiếu lại cho tốn điện chứ được gì đâu""
"Oâng đóng ghế đủ đầy cái kho rồi! Có ai ngồi tới đâu mà đóng, rồi chất, rồi chuột làm ổ trong kho thì dọn ra, rồi dọn vô cho chuột làm ổ. Ai bắt ông cực thân vậy chứ" Trời nóng muốn chết mà không ở trong nhà cho nó mát. Đóng lụp cụp suốt ngày ngoài sân cho dập tay, dập chân"
"Bà bà bà! Đừng có băng chặt quá! Làm sao máu lưu thông. Băng vết thương là vừa tay thôi cho da nó thở. Bà băng cho người ta như bó bánh tét. Tui chỉ bà bao nhiêu lần rồi mà hổng nhớ giùm tui, hà."
"Thì để tui băng lại. Mà thôi. Lỡ rồi, tháo ra tháo vô nó đâu dính nữa! Chút tới ngón kia thì tui băng lỏng lỏng"
"Thôi. Bà vô nấu cơn đi. Băng ngón này thì trù ngón kia! Hổng biết sao mà!"
Oâng Tư-đóng ngồi ôm ngón tay tê tê mình ên ngoài sân. Coi lại cái búa sao lúc này ưa trợt" Đúng là đồ trợt búa như người ta nói! Đầu búa láng o vầy thì sao không trợt" Nghĩ lung, ông mài đầu búa xuống xi măng cho nó nhám. Trợt. Ngón kế
"Bà ơ…i…i…i…! Lấy cho tui miếng băng keo coi bà! Nhanh lên"
 "Mèng ơi! Tui nói rồi mà"
"Thôi đừng nói nữa! Băng lỏng lỏng giùm cái!"
"Thì ông đưa mười ngón tay ông ra đây cho tui băng luôn một lần. Tui còn đi mần công chuyện. Oâng kêu tui miết tui rối mù, hà. Hổng làm được gì với ông!"
 Bà Tư-nấu băng xong cho ông Tư-đóng ngón thứ hai trong ngày. Bữa nay, ổng hơi đắt hàng, chưa tới cơm trưa mà đã qua ngón thứ hai. Được cái thịt ổng lành, không làm độc nên cái mới chồng lên cái cũ, thét quen. Bà yên tâm vô nấu.
Nấu hai bữa ăn cho con cháu mà đứa thích ăn cá, đứa thích ăn thịt nên tới hai món kho. Đứa ăn khổ qua xào sống sống, đứa đòi chín rụp nên xào hai lần. Đứa ăn canh chua phải cay mới đã, đứa không ăn cay thì cũng không dễ òm! (Bởi nấu xong, múc ra hai tô, một tô bỏ ớt một tô không thì đâu còn gì ngon nữa!) Ớt phải bỏ trong lúc nấu thì canh chua cay dịu, mới ngon. Nên cũng nấu hai lần canh. Thương lắm! Bà Tư mới nói cho vợ thằng Hai biết bí quyết! Hổng biết nó nhớ hay quên mà hôm nào nó nấu canh chua thì nó bỏ ớt sau cho tiện. Phải như con gái dễ nói, đằng này con dâu, bà ngại
(Nấu xong mấy món chính cho hai bữa cơn gia đình gồm ba thế hệ. Bà Tư lại nghĩ đến con cháu gái biếng ăn nên nấu thêm nồi chè đậu xanh, bột bán cho nó ăn thêm chứ thôi con nhỏ khẳng khiu, xanh mét - đẹp cái nỗi gì con gái thời nay cứ thi nhau nhịn ăn tới còn có da bọc xương. Nhớ thằng cháu trai, mới bị bồ đá. Bà Tư lại đi bắc nồi nấu trái la hán quả cho nó uống tiêu sầu, hạ hoả! Chợt nhớ dây dưa leo sai trái ngoài sân - làm gì cho hết" Bà Tư sắp dao thớt ra để chuẩn bị làm hũ dưa mắm để giành cho tháng tới lạnh giá cũng có cái ăn.) Ngày nào, bà Tư cũng làm việc hơn mười tiếng đồng hồ loanh quanh cái bếp mà không hết nỗi lo cho từng người trong nhà. Chắc tại số bà cực, bà thường nói thế để quên đi tuổi già.
Ngoài sân. Oâng Tư-đóng bỏ búa. Xém được trăm cái ghế. Phải như đem về Việt Nam được thì mấy người bán gánh, bán hột vịt lộn ở đầu ngõ tha hồ mà mừng! Thể nào không kêu ơi ơí…"Cho con vài cái nha ông Tư." Oâng Tư nghĩ…Con bà nó! Hồi hổng cần mần ra tiền nữa thì mắt mũi tèm lem, làm sao mần tích phước được chứ! Sao ông trời hổng hiểu cho ai" Mà ngồi không thì sao nó buồn vô vọng! Ngồi nhìn trời thì trời ở đâu cũng vậy! Nắng bên mình với nắng bên đây một màu mà sao nắng bên này mắc nhớ nắng bên kia. Buồn đâu trong bụng buồn ra. À! Buồn không có tiếng ai qua ngõ "Đóng gì nữa vậy, ông Tư""; "Hôm nay ông Tư không đi đóng đâu hả, ông Tư"" Nhớ mà thương cái xóm nghèo đứt ruột.
Oâng Tư ngồi nhìn cái sân cỏ bên hè đã lót gạch Tàu cho sạch, khỏi cắt cỏ. Cả thiên gạch đỏ au, thiệt là đẹp mắt! Nhưng cái thằng Hai nó lót gạch như đi ăn cướp! Ai đời lót gạch ban đêm. Nhìn không ra hàng lối gì ráo trọi! Cục cao cục thấp. Lót gạch mà không căng chỉ nhợ làm mực thì làm sao ngay hàng thẳng lối" Oâng Tư phân vân. Gió đầu thu về mát rượi. Mình lót lại cái sân gạch này chắc kịp trước trời trở lạnh hôn ta" Kịp mà. Làm gì không kịp! Có chừng thiên gạch chứ nhiêu!
Oâng Tư dẹp búa, đinh với mớ ván vụn vô kho như để giành việc khi qua mùa lạnh. Oâng quyết làm lại cái sân cho nó đáng tiền gạch thì phải thẳng boon, đều trân mới đã con mắt. Oâng vô nhà uống ly nước lấy sức.
***
"Bà ơ…i…i…i…! Tui nói rồi nghen. Sao bà cứ kể cho tụi nhỏ nghe chuyện giặc dã đời xưa chi cho tụi nó sợ. Nghe bà thét! Hổng đứa nào dám về Việt Nam nữa đâu""
"Tui nói cho tụi nghe. Hồi đời xưa, máy bay của Tây nó bắn bên sông, bên xóm ông nội tụi con tới xập Đình. Chắc vậy nên ông nội không cũng hổng bình thường."
"Bá nói cái gì" Tui nói bà đừng kể chuyện giặc dã thì bà nói tui…sao chứ" Tây nó bắn nhà bà mà lần nào bà kể, bà cũng lộn là nó bắn nhà tui. Tui nhắc bà lần cuối là nói thì nhớ hẵn nói. Ít nhứt cũng phải nhớ tui nhắc bà với chứ!"
"Oâng nói mới ngược! Tây nó bắn bên này sông thì sao xập Đình bên kia sông" Nó bắn bên xóm tui thì sao xóm ông phải qua sông, qua xóm tui, ở tạm. Nó bắn nhà tui…thì tui còn cho ông tới cưới tui hôn" Nó bắn bên xóm tui thì sao xập Đình bên xóm ông. Cách con sông chèo lả dầm, chứ bộ gần."
 "Thì thì chim bay còn lạc, nói gì máy bay! Chiếc đó bay lạc qua bên xóm tui, bắn bậy trúng bạ mới xập Đình. Có vậy cũng hổng biết!
Để ông nội kể cho tụi con nghe: Nhà ông nội bên này sông, nhà bà nội bên kia sông. Hồi Tây nó oánh với Nhật! Đâu một ngàn chín trăm hồi đó. Máy bay của Tây nó bắn bên sông chết biết nhiêu người, nhà cửa xụp rụm hết vậy đó! Có một chiếc bay lạc qua bên này sông, nó bắn xụp cái Đình bên xóm ông nộïi. Bà nộïi bay nhớ lộn hoài mà ông nộïi nói đâu nghe."
"Vậy! Tui hỏi ông" Mà thôi. Tui đi mần công chuyện chứ hơi đâu ngồi cãi với ông tới khuya không rồi! Hổng cho ai kể để mình kể. Chết một nói mười."
"Tại bà nhớ lộn đó!"
Bà Tư nhìn theo ông Tư trở ra sân. Oâng thu dọn ván vụn, búa, đinh vô nhà kho. Bà mừng thầm vừa hết hộp băng keo mà chưa kịp mua hộp mới. Bà lo nấu bữa cơm thứ một triệu cho con cháu nên không thời giờ dõi mắt theo chân ông già ưa cãi, ưa thích dạy người ta phải vầy phải vầy! Mà hổng có cái nào là phải như Người không ân hận vì có làm cái gì sai bao giờ mà ân với hận! Ổng làm lụng quen tay tới chết mới là ngưng nghỉ. Biết ông, hiểu ông nên thương ông từ hồi giặc Tây nó bắn xóm ông tan tành. Cả gia đình phải chạy giặc qua bên này sông - nhà bà, thì hai người mới quen nhau. Oång ở miết bên này sông nên tưởng nhà bà bên kia sông, bên xóm Đình Oâng. Mà hổng chừng nhà bà bên xóm Đình Oâng thiệt như ổng nói ạ nghen! Có dịp về coi lại nhà mình bên này sông hay bên kia sông với ổng một chuyến, coi ta. Mà sao dạo này ưa cắc cớ dư,õ hà. Bữa nay chịu ngưng tay một ngày thì mai làm gấp đôi - không biết mai tới cái gì" Tay chân lúc nào cũng có dán băng keo.


Bà xong được bữa cơm đã mừng. Rửa cái mặt cho thảnh mảnh rồi kêu ông vô ăn cơm. Chưa kịp dọn cơm lên bàn thì
"Bà ơ…i…i…i…!
"Hết băng keo rồi!"
"Hổng cần. Bà ra đây! Bà ra đây!... Coi tui làm đẹp hôn nè"!"

"Trời đất qủy…thần…ơi! Oâng lột hết gạch lên làm cái gì chứ hả" Oâng tính phá nhà hả ông""
" Bà coi đi. Cả thiên gạch Tàu là bao nhiêu tiền của, mà thằng Hai nó lót gạch ban đêm như đi ăn trộm. Không ra hàng lối gì ráo trọi. Tui lót lại cho nó ngay ngắn, phẳng phiêu…cho đẹp mà bà."
"Oâng ơi!... là ông ơi! Thằng Hai nó sợ ông mần gạch - nặng lắm! Rồi ông đau lưng nên nó mới mần đêm để ông nghỉ. Bây giờ, ông lột hết lên thì tối nay nó cũng khỏi ngủ. Nó lót lại nữa cho coi, chứ đâu cho ông mần nặng được. Mà ngoài này là cỏ, nó bỏ cỏ - lót gạch là có chỗ cho ông ngồi chơi sạch sẽ, thì ông ngồi chơi thôi. Đâu phải phòng khách đâu mà cần lót gạch cho đẹp, cho ngay…"
"Nói như bà đâu được! Ai tới chơi, người ta cười tui không biết mần sao bà" Bà coi đi, tui mới lót lại khoảnh kia, phẳng hôn""
"Hông."
"Bà còn nhớ cái khoảnh đó, trời mưa bị trũng nước, hôn" Tui kéo vòi nước ra, tui dội cho bà coi còn ngập nổi hôn nha"..."
"Thôi.thôi.thôi ông đừng có bày tới ống nước ra nữa, ông ơi!"
"Tui mần công chuyện, tui đâu phải con nít mà bà nói tui bày"
"Oâng vô rửa tay ăn cơm đi đã! Trưa trờ trưa trợt rồi!"
"Bà coi cho tui coi. Cái lối gạch bên này nó ngay chưa vậy bà" Nắng nó chóa con mắt tui"
"Oâng cạy tới cái lối bên đó nữa hả""
"Tui mần lại rồi đó! Đẹp hôn" Ngay hôn""
"Hông."
"Bà à nha! Tui không biết bà đi làm mắt kiếng chi cho tốn tiền rồi không đeo. Tui căng chỉ nhợ để lót lại từng cục gạch mà bà nói không ngay"
"Oâng ơi! Cục kia kìa! Như cái răng lòi sỉ, tự nhiên bỏ hàng đi chơi một mình. Cục kế bên lồi lên cả lóng tay, trời chạng vạng mà ra đây thì vấp té chết nghe ông. Kìa! Cục đó đó sao không nhảy vô vách chơ lơ vậy được"!..."
"Bà vô lấy cục phấn trong học tủ máy may ra đây! Cục nào không ưng thì đánh dấu để tui biết đường sửa lại, chứ cả thiên gạch tui nhìn một hồi đỏ lè hết trọi. Tui biết đâu là đâu"
"Oâng vô rửa tay, ăn cơm giùm tui đi ông! Để thằng Hai nó về, nó lót lại đi ông. Oâng mần hết mớ gạch này thì ông bệnh cho coi. Oâng để yên cho tụi nó đi mần đi ông!..."
***
 Thằng Hai được làm đêm không lương một bữa. Ai biểu làm con ông Tư-đóng chi cho đáng đời. Sáng ra, ông Tư hài lòng với cái sân gạch phẳng phiêu, ngay boon. Coi đã con mắt. Mấy chậu kiểng chưa ngay thì ông Tư kê lại có hàng có lối. Sao đời bây giờ. Không ai tôn trọng trật tự gì nữa! Như chậu này che mặt chậu kia một cách bất lịch sự vầy thì làm sao coi được! Oâng Tư kê lại hàng chậu kiểng như lập lại trật tự cho cái xã hội thiếu giáo dục - ai muốn đứng đâu đứng rồi hô hoán - Tự Do.
 Sáng nay không cần đi mua cái chậu nào vì không cái nào bể, làm ông Tư vui. Oâng nhìn hàng chậu có tôn ti trật tự mà hài lòng. Oâng chướng mắt với mớ thùng nhựa của con Hai không ngay hàng thẳng lối. Nó đem về chi mớ thùng nhựa mà không bỏ vô kho cho gọn, để đây chi cho nước mưa đọng đầy, nuôi muỗi hả con Hai này" Oâng Tư đổ ráo! Rửa mớ thùng, rồi cất vô kho cho nó. Tối qua nó thức theo thằng Hai đặng lót gạch lại cũng tới khuya lơ. Tội nghiệp.
Bà ơ…i…i…i…! 
Bà Tư hoảng hồn ra lẹ, để thôi ổng cạy gạch nữa thì chết thằng Hai (con đẻ của bà).
"Gì mà tản sáng đã kêu om xòm vậy ông""
"Cái bùi nhùi, tui dắt ở chỗ này, đâu rồi""
"Giáp bờ rào, có hơn chục cái bùi nhùi của ông thì sao tui biết cái nào là cái nào""
"Cái bằng xơ mướp chứ hổng phải đồ chùi soong. Tui rửa mớ thùng của con Hai. Sao nó đem về chi mà không bỏ vô kho. Để đây nước mưa đọng với lá cây, bụi bặm…nuôi muỗi không hà!"
"Mèng ơi! Oâng đổ hết nước mưa của nó rồi hả" Nó đem thùng về để hứng nước mưa, để giành tưới mấy giò lan thì ông đổ hết của người ta rồi! Oâng rửa miết mà đồ nhà này hư hết. Cái nào cũng mòn hết tại ông rửa chứ xài có nhiêu đâu!"
"Ai biết nó hứng nước mưa mà không nói! Thì tui rửa cho sạch sẽ mớ thùng rồi kéo vòi đổ đầy lại cho nó. Bà tìm cho tui cái bùi nhùi xơ mướp, đi bà."
"Oâng ơi! Nước mưa khác nước vòi, ông ơi! Thiệt tình. Đổ hết của người ta vậy hà!"
"Không mưa sao có nước" Nước nào hổng nước mưa. Tui nói cho bà nghe mưa xuống chỗ trũng thành hồ, nắng làm bốc nước hồ lên thành mưa xuống hồ."
"Thôi. Tui năn nỉ ông bỏ đó đi. Vô ăn sáng rồi chở tui đi chợ."
"Thứ bảy rồi hả bà""
"Oâng mần không lương nên đâu biết thứ bảy"
"Tui trông à nghen! Thứ bảy đi chợ để nói chuyện với ông gìa chờ vợ đi chợ như tui cũng vui lắm chứ! Còn lấy báo về đọc nữa nghe bà. Đi chưa"
***
 "Bà ơ…i…i…i…!
Tui nói bà bao nhiêu lần rồi! Tui đổ xăng thì bà xuống đây. Tui chỉ bà đổ xăng. Bà cứ ngồi miết trong xe thì làm sao biết đổ xăng""
"Tui hổng biết lái xe, mà ông cứ bắt tui học đổ xăng để làm gì""
"Để biết đổ xăng! Ở Mỹ mà không biết đổ xăng, sao được bà""
"Đã nói là tui hổng biết lái xe thì học đổ xăng để làm chi"
"Cái gì hổng biết thì phải học chứ để làm chi! Bà xuống đây bà xuống đây"
"Tui không xuống! Tui hổng mượn ông chở tui đi chợ nữa".
 Thứ bảy nữa rồi! Một tuần tình nhạt phai như nắng thu phai, như lá thu phai dù không thiếu tiếng: "Bà ơ…i…i…i…! Cái câu: "Oâng vô ăn cơm" trỏng không như nói với ai đâu! Nghe sao mà xa vắng như muà thu lá bay
Sáng nay thứ bảy trời trong, ông Tư thay đồ sẵn để chở bà Tư đi chợ. Bữa nay còn xăng vì đổ một lần thì qua tháng mới đổ lần sau. Vậy mà…'giận hờn nhau chi để rồi luyến nhớ…' ông Tư nhìn theo xe con cháu nội chở bà Tư đi chợ. Oâng Tư!
Gió mùa thu về lơ thơ tóc trắng, ông Tư  ngồi ngó nắng lo xa…"Sao bả đi lâu dữ vậy cà"" Thôi. Mình coi như ra chợ để lấy báo chứ hơi đâu thèm đón mà làm tàng. Oâng Tư đi coi cửa trước cửa sau đâu đó đã khoá cẩn thận. Mới tính ra xe thì tiếng xe người về! Hai bà cháu mua hết chợ người ta, tay xách nách mang, ông Tư tính ra xách phụ thì cơn gì hổng biết! Nó trào lên lồng ngực nghẹn ngào quá cỡ! Ông Tư đi nằm.
Cửa phòng ông Tư bộ nắm cửa mục rồi sao mà không nghe ai mở" Nắng xế trưa cồn cào dữ rồi nha! Khi đói, người ta nghĩ tới cơm. Sao ông Tư chỉ thèm nghe hai tiếng: "Oâng ơi!" như thèm vợ hồi nào…Nhưng lỡ leo lưng cọp rồi! Biết tính sao đây"
Cỡi luôn.
Tới đâu thì tới
Đồng hồ nhà mình mà nghe như nhà ai bên vách bính boong "Nhà mình bên này sông hay bên kia sông vậy ta"" Đứng bên này thì thấy bên kia bờ xa lắm! Qua sông phải chèo lả dầm, xuất mồ hôi hột Qua bên kia thấy lại bên này xa lắc xa lơ Tây bắn xập Đình bên này sông hay bên kia sông" Bả qua mình hay mình qua bả" Duyên phận đâu mà tự Tây bắn mới gặp nhau! Hồi đó, bả đẹp ác liệt à nha ông Tư đang hỏi mình quê ở đâu thì có tiếng: "Oâng ơi!" đơn giản quá mà sao nghe như lên trời!   
Nắm cửa phòng xoay mở. Oâng Tư xoay mặt vô vách chứ không trả lời. Tay ai chưa rờ trán đã biết ông bệnh gỉa!
"Oâng hổng khoẻ trong mình, rồi hả ông""
"Kệ tui."
"Tui tính để ông nằm. Nhưng con dao lụt quá, tui mần công chuyện hổng được!...".
Cứ vậy mà thương cái người biết gãi lưng! Gãi đúng chỗ ngứa mới kỳ tình. Trời ơi! Cái nệm với cái mền, nó nóng tới muốn chín người ta luôn mới kêu!
Ông Tư lừ đừ ra bếp. Con dao nằm chỏng chơ bên cục đá mài khô róc khô ran…"Bà ơ…i…i…i…!
Tui nói bà bao nhiêu lần rồi" Bà lại đây! Bà lại đây! Tui chỉ bà lần chót là…là…phải lót cái khăn dưới cục đá mài chứ mặt bàn bếp thì trơn, bà đẩy con dao đi, nó trợt vô tay bà sao" Dao nó biết lụt với cá với thịt chứ lúc nào nó hổng bén với tay chân bà. Đá mài thì phải nhễu nước chứ cục đá khô queo thì mài tới năm thìn bão lụt nào cho bén được con dao"
"Ông dặn tui không được mài dao thì tui sắp sẵn ra đó cho ông chứ tui có mần gì đâu!"
"Ừ. Tui nói bà nghen"
"Thôi. Oâng không khoẻ thì ăn tô cháo tui mới nấu, cho nóng đi, rồi mài"
Ông Tư còn giận nên không trả lời. Mà sao cái cẳng biết đi tới nơi cần đến! Cái đít biết ngồi đúng chỗ cần nhau. Oâng Tư ngồi xuống bàn ăn là câu trả lời!
Mới thứ bảy trước tới thứ bảy này mà bảy trang báo "Chuyện Vỉa hè". Thử tưởng tượng hết hai mươi năm trên nước Mỹ của ông Tư thì biết bà Tư mới chánh hiệu "anh hùng dân tộc". Chứ không đủ kiên cường thì làm sao sánh nổi ông Tư"! Thử tưởng tượng một ngày không còn ai gọi: "Oâng ơi!" thì ông Tư chắc đi tìm sáu miếng ván để tự đóng cho mình…! Và ngày nào không còn ai gọi: "Bà ơ…i…i…i…!" thì bà Tư làm gì cho hết thời gian còn lại.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,327,777
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.