Hôm nay,  

Bạn Hãy Gọi...

18/02/200900:00:00(Xem: 342530)

Bạn Hãy Gọi...

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 2536-16208613 vb421809

Tác giả đã dự viết về nước Mỹ từ 2002 với nhiều bài viết  đặc biệt. Ông là cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, đến Mỹ theo diên HO và hiện định cư tại Greenville SC. Bài viết mới của ông kể chuyện xe bị bể bánh trên đường mùa đông, gọi 911 và được sự trợ giúp vui vẻ.

***
Năm giờ bốn mươi sáng, trời tối đen như mực vì là mùa đông, như thường lệ, tôi vẫn lái xe đi làm. Đó là thói quen, vì khi đến nơi, tôi vẫn còn lối 45 phút để ngủ trong xe, ngay cả mùa đông cũng vậy.                                           
Nơi tôi làm là hãng B.., do người Đức đầu tư, mà nói đến hãng của người Đức là phải nói đến các quyền lợi mà người giúp việc được hưởng và theo như tôi được biết, nếu đem so sánh với các công ty của người Mỹ thì các quyền lợi này tốt hơn nhiều. Cùng một công việc tương tự,  các công ty Mỹ khác chỉ trả số lương trong khoảng 9 tới 10 đồng một giờ thì tại đây, hãng B... trả cho công nhân ngay khi mới vào làm số lương  hậu hĩnh hơn nhiều.
Đã vậy, cứ mỗi 3 tháng thì lại có một số tiền thưởng để tặng cho công nhân, khiến ai nấy cũng cảm thấy thoải mái. Còn gì vui hơn chăng"
Đến khi về hưu thì công nhân có 2 nguồn tài chánh để yên tâm dưỡng già, đó là tiền lãnh ở Sở An Sinh Xã Hội và ở Quỹ Hưu Trí của hãng B... Còn gì yên tâm hơn chăng"
Còn nói về ngày phép, trong 3 năm đầu tiên, công nhân mới vào làm mỗi năm được 10 ngày phép có lương cộng với 5 ngày nghỉ cá nhân, dành khi bị bịnh, có trả lương, chưa kể đến hơn một tuần lễ nghỉ Giáng Sinh và các ngày lễ khác.
Sau đó, từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm được thêm một ngày phép có lương và một công nhân với 25 năm làm việc có được một tháng phép có lương để có thể ngao du sơn thủy tới khắp mọi miền trên thế giới mà không cần quan tâm đến thời gian.
Giờ ăn trưa thì hãng tặng không cho 20 phút, đây là một số tiền không nhỏ, nếu đến cuối tháng cộng với số tiền lương.
Đây là một số tiền không: "sờ " thấy, cảm thấy được, thế nhưng nó chỉ hiện diện khi người công nhân cần đi đến các công, tư sở để lo giấy tờ hay đi khám bệnh vì khi rời khỏi hãng lúc 3 giờ chiều thì người ta có đủ thời gian để ung dung tới nơi và tại nơi đến người ta vẫn dư thời gian để nơi đây lo cho mình.
Nói đến không khí làm việc trong hãng thì thật là thoải mái, bất cứ ai cần đến sở làm trễ đều được thỏa mãn để có thời gian đưa đi con đi học, đi nhà trẻ, hay đi khám bệnh và sẽ  ra khỏi hãng trễ để bù vào khoảng thời gian đã mất vào buổi sáng, nếu vẫn muốn để dành 5 ngày bệnh để có dịp xử dụng vào dịp khác. Vậy thì còn gì hơn"
Đối với người tị nạn Việt Nam đí theo diện HO tức là đến Mỹ từ năm 1990 trở đí, nếu so sánh với các đồng hương may mắn thoát khỏi Việt Nam vào tháng 4/75, đã mang trên lưng câu: "Trâu chậm uống nước đục" thì khi đến Mỹ, tuổi đời đã chồng chất lại thêm gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền phải giải quyết ngay nên không có thì giờ để theo học một nghề chuyên môn, thì hãng B...quả thật là nơi: "Nước trong" vì chỉ cần hai bàn tay cộng với sự chịu khó thì vẫn có thể ung dung đi đến tuổi hưu một cách nhẹ nhàng. Còn nơi nào hơn chăng"
Lái xe đi làm sớm, đường xá thênh thang, tránh được cái cảnh phải bám đuôi chiếc xe chạy như rùa bò đằng trước, thật dễ chịu. Nhưng kìa, xe đang chạy ngon trớn thì đột nhiên tôi nghe thấy tiếng rào rào và một mùi khét lẹt lọt vào trong xe. Biết có chuyện không ổn, tôi cho xe đậu vào lề đường, mở đèn báo nguy, xuống xe, đi vòng quanh xe, để xem chuyện gì xẩy ra, thì trời ạ, bánh xe phía sau, bên phía hành khách bị bể.
Chiều hôm trước, khi coi truyền hình, trên đài có báo động là sáng sớm hôm sau trời đổ tuyết, thế nhưng, khi lái xe để đi làm, có lẽ gió đã đổi hướng nên không thấy tuyết rơi, chỉ có điều là sức gió mạnh vô cùng.     
Đó mới là điều đáng sợ vì trời sẽ lạnh lối hơn 10 độ, so với sự dự đoán thời tiết, khi có gió, và quả thật khi trở vào trong xe mở nút để sưởi ấm thì hai bàn tay tôi đã lạnh cóng, run lẩy bẩy, không mở nổi cái nắp của cái điện thoại cầm tay, vị thần hộ mệnh của những người lái xe trên đường đi làm hay đang lái xe xuyên bang để du lịch.
Làm gì đây, tôi tự hỏi" Nhà của con gái tôi, cách nơi chiếc xe của tôi bị bị bể bánh lối 35 dặm Anh và sáng ra cháu còn có nhiều việc phải làm để đưa 3 đứa con đến trường.                  
Tôi tự hỏi một lần nữa và cũng không tìm ra câu trả lời cho thỏa đáng nhưng việc đầu tiên là tôi phải gọi vào hãng để báo tin là tôi sẽ đến trễ, nếu không, theo như nội quy, thì tôi sẽ bị cho nghỉ việc. Tôi mở cái nắp của cái điện thoại cầm  tay, các ngón tay vẫn cóng vì lạnh và khó khăn lắm mới  bấm xong tên của ông C..., viên giám thị mới, trên bàn phím, để trên mặt kiếng của cái điện thoại hiện ra số điện thoại của ông C..., thì lạ chưa, cái số này không  hiện ra.
Tôi nhớ rõ ràng, trước khi đi Cali vào dịp Giáng Sinh, để đề phòng trường hợp phi cơ bị trễ do thời tiết hay do bất cứ lý do nào khác tôi đã cho số điện thoại của ông ấy vào máy của tôi rồi mà, nhưng, vốn cẩn thận, tôi vẫn giữ số điện thoại của ông K..., vị giám thị cũ, để có thể dùng khi cần đến, chứ không xóa đi và quả thật sự lo xa này không phải là vô ích.                                                                                                              


Tôi bèn bấm số ông K..., viên giám thị cũ, để nhờ ông ấy thông báo dùm cho ông C..., sau đó tôi gọi cho con gái của tôi, và cháu đã cho tôi một ý kiến  tuyệt vời mà vì trong lúc lúng túng, bối rối tôi đã không nghĩ đến. Con gái tôi nói:
"Bố thử gọi cho 911 xem sao, con nghĩ là họ có thể giúp được mà, bây giờ gần 6 giờ sáng rồi, con sửa soạn cho mấy cháu đi học, rồi con và chồng con sẽ chạy lên đó giúp bố. Bố cứ gọi đi xem sao."
  Đến đây tôi xin ra ngoài đề tài một chút vì có thể độc giả không ở nước Mỹ khi đọc bài này không biết 911 là gì, chức năng của cơ quan này ra sao.    
  Người  viết xin được nói rõ là 911 là phòng trực 24 trên 24 giờ của Cảnh Sát trên toàn nước Mỹ. Phòng trực này có nhiệm vụ nghe điện thoại khẩn cấp của dân và khi nhận được điện thoại kêu cứu thì lập tức phái nhân viên Cảnh Sát đang tuần tra gần nơi xẩy ra biến cố tới liền để giúp đỡ người bị nạn.
  Để giúp điều hành cơ quan này, mỗi người dân đều phải đóng góp một số tiền lối từ 40 đến 45 xu Mỹ một tháng, một số tiền có thể nói là rất nhỏ nhưng dịch vụ này lại có hiệu quả vô cùng vì khi người dân cần là Cảnh Sát hoặc sự giúp đỡ sẽ có liền. Số tiền này được tính vào hóa đơn điện thoại hàng tháng vì ở xứ Mỹ này không dịch vụ nào là "chùa" cả.
Có thể nói không ngoa rằng câu nói nổi tiếng: "Một chính phủ vì dân,do dân, bởi dân " đã được thể hiện một phần nào trên thực tế qua việc làm của cơ quan 911, với dịch vụ giúp người dân an tâm trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với người Việt Nam ta, và có lẽ ngay cả người Mỹ cũng thế, việc gọi cho cảnh sát  thường là việc bất đắc dĩ, thế nhưng, trong trường hợp này không còn cách nào khác.                                                       
Bây giờ, cực chẳng đã cứ thử gọi xem sao. Xem họ có giúp gì được không. Vả lại, đây cũng là một kinh nghiệm sống, thật sống động cho những ngày tháng sống lưu vong trên đất Mỹ này.
Hàng ngày, đi làm tôi vẫn thấy xe cảnh sát tuần tra đi lại, phía sau đuôi xe, có 3 chữ mà tôi chỉ nhìn kịp  một chữ mà thôi thì chiếc xe này đã thoáng nhanh  mất hút. Đó là: "Caring,..." nên hai  chữ cuối cùng thì  tôi không nhận ra. 
  Như thế, chỉ  với một chữ: "caring" thôi  cũng đủ để làm tôi vững bụng nên  gọi liền. Chữ này tôi tạm dịch sang tiếng Anh là: "quan tâm hoặc chăm sóc". Phía bên kia đầu giây nói là tiếng của một nhân viên trực, bà ta hỏi tôi thật đầy đủ chi tiết, rồi nói:
"Ông cứ chờ, sẽ có người đến giúp."
Lối 30 phút sau một chiếc xe vận tải nhỏ từ từ dừng lại gần chỗ tôi đậu xe. Chiếc xe này là của Sở Giao Thông Vận Tải của Tiểu Bang, vì đoạn đường mà xe tôi bị bể vỏ nằm trong tầm yểm trợ của Sở này nên cơ quan 911 đã yêu cầu nơi này cho xe tới giúp. Bước xuống xe là một thanh niên to lớn, vạm vỡ, anh ta và tôi trao đổi vài câu xã giao thường lệ và anh ta hỏi thăm chi tiết cùng là quan sát chỗ bánh bể. 
Ngay tức thì, anh ta móc ra cây đèn bấm chiếu ánh sáng vào chỗ bánh xe bể, tôi mau mắn tháo chiếc bánh xe bể và nhanh nhẹn lắp chiếc vỏ phòng hờ vào vị trí, dùng chân đạp mấy con ốc cho thật chặt, sau đó, đưa chiếc vỏ bị bể vào chỗ của chiếc vỏ phòng hờ.                                       
Đến đây, mọi sự tưởng như là đã xuôi chèo mát mái, nhưng một trở ngại bỗng xẩy ra ngoài sự dự đoán của tôi, cái dây bằng thép để giữ chiếc vỏ bể bị nghẽn không vào hết khi tôi xiết con ốc.
Thế là, tôi lại phải tháo lỏng con ốc ra, lấy chiếc vỏ bể ra khỏi gầm xe và để vào trong xe, sau đó quay về phía anh ta rồi nói:
"Cám ơn ông nhé, ông có thể đi được rồi, còn chiếc dây bằng thép không vào hết, ông cứ để tôi lo."
Anh ta khích lệ:
"Tuy nó không vào hết nhưng ông vẫn chạy được mà!"
Tôi trả lời:
"Ông cứ để tôi lo mà. Ông yên tâm, cám ơn ông."
Chừng 30 phút sau, con gái và con rể của tôi tới, sau khi làm một vòng quan sát chiếc xe và chiếc dây bằng thép nằm dưới gầm xe, lắng nghe tôi nói về sự trở ngại, con rể tôi nói:
"Bố kéo căng một đầu sợi dây cho con, trong khi con xiết con ốc."
Thế là, sợi dây ngoan ngoãn từ từ vào hết trong khi con rể tôi xiết con ốc.
Khi tới hãng, tôi hỏi xin ông C...., viên giám thị, số điện thoại để cho vào cái điện thoại cầm tay của tôi, thì trời ạ, tôi đã cho vào rồi, nhưng lại cho vào bằng họ chứ không phải bằng tên của ông ấy nên khi bối rối, tôi bấm tên chứ không phải họ của ông ta, nên số điện thoại của ông ấy đã không hiện ra.
Nếu bạn chưa gặp phải trường hợp như tôi đã trải qua, thì bài này theo tôi nghĩ sẽ là một tài liệu hướng dẫn để trong tương lai, khi bạn gặp trường hợp tương tự.                                                                                                              
Bạn hãy gọi 911 ngay, đừng chần chờ gì nữa. 911 sẽ có cách giúp bạn trong lúc khó khăn và  luôn luôn nhớ là 911 là bạn của bạn khi cần đến.
Người Mỹ chả có câu: "A friend in need is a friend indeed" đó sao, trong trường hợp này quả thật câu nói trên không sai một chút nào và tôi xin tạm dịch là: "Một người bạn trong lúc cần đến  thì thật đúng là người bạn"
  Bạn cũng nên có một cái túi dành cho việc này, trong túi đó, theo tôi, sẽ gồm một đôi găng tay bằng da loại mềm, một cái đèn pin xử dụng loại pin AA, một cái nón bằng len để sẵn sàng dùng tới khi cần.
Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,598,696
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến