Hôm nay,  

Tết Hải Ngoại, Tết Quê Nhà

01/02/200900:00:00(Xem: 215346)

Tết hải ngoại, Tết Quê Nhà

Tác giả: Trần Đông Thành
Bài số 2521-16208598 vb810209

Tác giả là cư dân San Jose, công  việc: Income Tax Services. Ông đã góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt nam 2007, với bài  "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Bài viết mới nhất của ông là chuyện ăn tết hải ngoại, nhớ tết quê nhà.

***
Sau ba ngày tết mùng 1 mùng 2 mùng 3 ở Mỹ tức là hết ngày chánh diện của bộ mặt tết Nguyên Đán rồi, ôn lại những ngày đã qua tôi và kiều bào ở hải ngoại được hưởng hương vị gì trong ba ngày xuân, cảm quan những thú vị gì ở xứ người"
Người Việt chúng ta ở khắp nơi trên nước Mỹ, dù đất rộng tôi không đi đủ khắp mọi nơi 50 tiểu bang nhưng cái tết truyền thống Việt Nam dù ở nơi nào đồng bào cũng tổ chức cái tết linh đình giống hệt như nhau. Tôi ở San Jose thuộc California thì dùng nơi này làm điển hình kể lại khung cảnh tết nơi đây làm tiêu biểu.
Ngày tết ta ở đây mọi công ty đều mở cửa, mọi người đều phải đi làm. Tết đến qua diễn đàn của khu thương mại có bày trí bông hoa chưng bán tấp nập. Một dịp cho "Business" kiếm "Income". Các gian hàng trưng bày hàng bánh ít, bánh chưng, bánh tét, pháo bông, thiệp xuân... Nhưng không khí tết không nô nức như cái tết đúng nghĩa của người Việt Nam thời còn ở quê nhà sinh động và náo nhiệt. Lơ thơ vài hãng xưởng cho công nhân gốc Á châu nghỉ  tết đón xuân nhưng lại áp dụng phương án pay roll "Holliday without pay". Nhiều người Việt đành chấp nhận điều kiện tiên quyết đó nghĩa là có sự hy sinh, chịu bóp bụng không lãnh lương.
Lúc này, kinh tế Mỹ đang suy thoái,  nên cái tết ở hải ngoại cũng váng vất âu lo. Bề ngoài, mặt mày hớn hở nhưng không hiếm trường hợp  "ngoài xanh trong héo". Ra phố bà con mình "ngoại thể "cũng chưng diện bảnh bao, hàn huyên nói cười vui vẻ.
Ở hải ngoại đồng bào mình còn giữ tục lệ chúc mừng nhau trong ba ngày xuân. Gặp đồng hương ai cũng vui tươi chúc mừng năm mới. Và tùy đối tượng già trẻ mà có lời chúc tụng thích hợp:
Đối với người lớn tuổi:                    
"Trước thềm năm mới con kinh chúc ông bà được mạnh giỏi và sống lâu trăm tuổi"
Với tuổi trẻ hoặc buôn bán:
"Chúc anh chị vui trẻ mãi và làm ăn phát tài" 
Cố tạo ra quang cảnh tết ở quê người, cộng đồng Việt Nam có tổ chức hội chợ tết, người mình quy tụ rất đông. Trong khuôn viên chợ tết có nhiều gian hàng buôn bán thức ăn uống với các bảng hiệu rất quen thuộc để gợi lại ký ức về Sài Gòn, tên tuổi các tỉnh lỵ ở Việt Nam năm xưa còn gắn bó như Phở gà lòng trứng non ở đường Hai Bà Trưng, bánh bèo bì Mỹ Liên ở Chợ Búng, hủ tiếu Nam Vang Nguyễn Thiện Thuật, phở Bắc đường Pasteur, nem Thủ Đức, hủ tiếu Mỹ Tho, bánh canh Trảng Bàng, cháo lòng Chợ Đệm...  Các thức ăn thuần túy Việt Nam như bì bún, chả giò, cơm bì sườn nướng, cá kho tộ, canh chua, lẩu, thịt bò bảy món. Quán hàng nào cũng đông thực khách có lẽ đồng bào mình muốn nhân cơ hội này ẩm thực để hâm nóng lại thức ăn đặc sắc của quê hương. Đây cũng là dịp để giới thiệu các món ăn mới lạ và đặc sắc của dân mình tới các tâm hồn ăn uống của người ngoại quốc.
Hội chợ tết có một phần trình diễn và giới thiệu tết Á đông rực rỡ cho người ngoại quốc giải trí và thưởng thức các trò chơi ngoạn mục rất Á đông trong ba ngày xuân: Nhiếp ảnh, âm nhạc, võ thuật, bóng bàn, rao lô tô, lắc bầu cua cá cọp, cải lương Nam bộ, hát chèo cổ Bắc phần, trống quân...  Đi vòng quanh chợ tết chừng nửa ngày hoặc mất một ngày cho những người tha thiết với không khí tết và sau đó họ đưa gia đình vào các quán phở, hủ tiếu ăn uống rồi về. Thói quen người Việt Nam, mọi người ăn no nê để tiếp nối năm sau "không" sợ bị "đói"!
Phần trong nhà, các gia đình Việt Nam thường có lập bàn thờ uy nghi với vài cây nhang hương khói "la đà" nhưng không phải nhà nào cũng giữ được tập quán đó, chỉ có những gia đình có ông bà cha mẹ "truyền thống, trên nói dưới nghe" mới đủ quyền hạn tổ chức cúng bái gia tiên.
Nhiều gia đình còn giữ ý nghĩa tết là cha mẹ lì xì bao đỏ cho con cháu mừng và hưởng nhiều may mắn. Ở Mỹ tôi ít thấy tụi nhỏ quỳ đốt hương cúng vái tổ tiên. Nếu có, tôi nhìn và có cảm nghĩ chúng làm cho vừa lòng cha mẹ, làm lấy có mà thôi.
Nhiều gia đình lợi dụng dịp này được thì giờ thảnh thơi nhờ con cháu hay đi xe bus đi xa để thăm bạn bè ở xa. Ở Mỹ bà con hay bạn bè thân thích không gặp nhau thường. Năm mười năm không gặp nhau là thường. 
Ngày tết tôi hớn hở ra đường chỉ gặp Mỹ, Mễ, Thái, Tàu, Đại Hàn... đến các khu thương mại Việt như khu Lion, Plaza, Senter hoặc Centerymore (Bắc California) mới có dịp gặp đồng hương ra đó chơi tết. Nơi đây lúm xúm các sòng bài 13 lá, tài xỉu, lắc bầu cua "chạy". Cảnh sát bố ráo bắt đỏ đen ở các xóm nhà lá mở sòng bài không giấy phép.
Tôi đi một vòng quanh các khu thương mại để quan sát và đồng thời thưởng thức ba ngày xuân hải ngoại. Sau đó tôi về nhà cảm thấy nhung hơn những ngày đồng bào tôi rước chúa xuân ở nước tôi, nước Việt Nam thân yêu.
Tết ở Việt Nam âm hưởng đậm đà, không khí náo nức và rộn rịp, đầy đủ tính chất phong lưu và sắc thái không khí tết.
Thượng đế hởi! Cho chúng con ba ngày tết"


"Bàn thờ bày ra cơm, canh, chè, rượu"
"Bánh ít, bánh chưng, bánh tét với bún chả giò"
"Thịt cá ê hề đầy nhóc một nồi kho"
"Đón ông bà về bửa cơm canh thịnh soạn"
"Bà con sáng say chiều xỉn đến tối mò"
"Ông bà về!  Ba ngày tết vung văng vung vẻ"
Cha mẹ ôi! Không còn buồn phiền và quên những nỗi lo"   
 Nhớ quê nhà trước ngày tết tụi nhỏ "lòng xuân phơi phới" lấy vải chấm tro lo chùi lư hương bằng đồng cho thật sáng. Anh chị đốn quài chuối cúng bàn thờ. Ông bà rọc tàu lá chuối hột gói bánh tét. Công việc chuẩn bị cho tết nhộn nhịp và vui tươi. Cả nhà không ai bảo ai tất cả đều ý thức việc mình phải làm để giúp ông bà cha mẹ "một tay". Mỗi người một trách nhiệm phải lo tròn trước tết.
Mùng một tết từ thành thị đến thôn quê đâu đâu cũng pháo nổ tì tạch. Ngày đầu xuân báo hiệu qua cánh hoa mai vàng rực, nở rộ trong bình hoa xinh đẹp đặt trên bàn thờ ông bà trang trọng với, khói hương nghi ngút tỏa rộng trong nhà tưởng chừng lạc vào cảnh tiên miền thượng giới.
Nhà nhà khánh tiết tranh ảnh hay câu đối và treo bông thắt tụi màu hoa sặc sở, hoa đăng từ con người đến cảnh vật. Các gian hàng bày bán đủ các loại hoa với sắc hồng thơm ngát. Quán xá đường phố trưng bày nhiều kiểu hàng mới lạ rất khích động khách đi chợ tết mua vui. Đèn đường thiết kế mỹ thuật, sáng trưng, chớp nháy xanh đỏ vàng tím trông rất đẹp mắt. Người người vui tươi ai cũng mặc quần áo mới đi xông đất. Đâu đâu cũng rộn ràng pháo tết. Rồi lân rồi phụng có cả ông "Địa" cầm quạt phe phẩy đùa giởn với khách đi đường. Khung cảnh tưng bừng và náo nhiệt! Thật vui thay!
Tết đến nhà ai cũng sửa sang xinh đẹp bằng cách sơn phết lại cho trông thấy mới mẻ. Đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, bàn được trải giấy bông lịch sự. Ba ngày tết là thời gian thong thả để mọi người có dịp nghỉ ngơi đi thăm bạn bè. Tập quán tết nhà nào cũng đãi khách bánh chưng bánh tét. Ở vùng quê Việt Nam người nhà hay đãi khách bánh tráng cuốn thịt luộc. Khách tới nhà xông đất nhằm bữa cơm ông bà hối con cháu mau dọn cơm dưa vá cá kho để đãi khách. Bánh dày bánh chưng là món ăn đặc biệt của Trung và Bắc hiếu khách.
Ở đồng quê người dân suốt năm suốt tháng lam lũ, bà con ra khỏi nhà họ hay mặc đồ ba ba trắng, mang guốc vông rất giản dị, đi bộ hoặc xe máy đi xông tết. Đến nhà người nào thì đầu tiện tự động đến bàn thờ tổ tiên đốt nhang vái lạy ông bà, tự cảm nhận tổ tiên của người hàng xóm cũng là tổ tiên mình nên cung cách van vái rất thành tâm. Sau đó,  khách xề ra ghế giữa trang trọng ngồi uống trà quế với chủ nhà, cùng nhau trò chuyện vui vẻ. Thường họ trao đổi nhau về kinh nghiệm mùa màng; việc cúng thờ Thần Miểu trong làng cho dân làng được phước lành, no cơm ấm áo, thăm hỏi nhau về sự học tiến bộ của con cháu để khuyến khích. Trẻ con trong nhà ra mừng tuổi khách. Khách sẵn bao lì xì đỏ chúc mừng con cháu "Mạnh giõi đầu năm tới cuối năm". Không khí vui tươi, cởi mở nhưng khuôn phép lễ nghi.
Thành thị người ta mặc y phục tây đi giày lịch sự khi đi chợ tết hay đến nhà xông đất bạn bè. Mọi người ai ai cũng giữ cung kính lễ nghĩa từ cung cách xã giao đến ngôn ngữ đều giữ ý tứ. Không bao giờ có tiếng lớn hay lời qua tiếng lại không đẹp với người láng giềng.
Trong nhà cha mẹ tránh rầy la và tuyệt đối không bao giờ đánh đập con cháu để nhà hên trọn năm nhờ con cái dễ dạy và ngoan ngoản. Đối lại con cái cũng hết lòng tôn kính ông bà cha mẹ
"Kính lão đắc thọ"
"Có đức được đức"
"Thương người như thể thương thân"
Lúc nào, thời điểm nào ông bà cũng dạy dỗ con cháu con người có tổ tông:
"Ao có bờ, sông có bến"
Khuyên con cháu giữ nền:
"Đường mòn nhân nghĩa không mòn"
Học trò rủ nhau đi chúc tết thày cô theo phép tắc cổ kính:
"Mồng một thì tết mẹ cha".
"Mồng hai cha mẹ vợ, mồng ba tết thày"
Dầu tết ở quê nhà hay ở hãi ngoại nhà nhà đều có cúng quảy theo tập tục "Thỉnh" ông bà về nhà ăn tết với con cháu. Hết mùng 3 cả nhà cúng tiễn biệt đưa ông bà "về dưới"!.
Xa quê hương lâu,  ăn tết ở Mỹ tôi cảm thấy vô vị,  ăn tết chỉ 3 ngày là phải đi làm đầu tắt mặt tối.
Việt Nam ta có câu ca dao tục ngữ:
"Tháng giêng là tháng ăn chơi"
Tháng hai trồng đậu tháng ba trồng cà"
Và câu đối hấp dẫn:
 "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ"
"Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh"               
Tôi tiếc hoài khung cảnh êm đẹp và sinh động đó, mơ ước của tôi là xem lại hình ảnh tết, một bức tranh đẹp tuyệt vời. Thú vị và hưởng thụ. Lúc nào lòng tôi cũng ấp ủ muốn được về quê mình "Ta về ta tắm ao ta" thưởng thức cái tết đầy đủ ý nghĩa của nó. Một cái tết có tính cách truyền thống "Mỗi năm ông đồ già" với "Năm ba câu đối đỏ". Tôi thích sống và chia sẽ nổi vui buồn với đồng bào tôi, không khí sống động và vui tươi rất phấn khởi ở Việt Nam.
"Nhớ ngày tết đến quê nhà"
"Nhớ Sài Gòn cũ la cà chợ đêm"
Bới lại tro tàn năm cũ tôi thấy lòng nao nao nhớ nhớ thương thương cái tết Việt Nam, dư âm bừng dậy trong lòng tôi đậm đà một khung cảnh đầy màu sắc tươi vui thi vị và, tôi không quên lịch sử nước nhà anh hùng Nguyễn Huệ đại thắng quân Tàu nhân ngày tết Nguyên Đán Việt Nam.     
 Trần Đông Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,275,839
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến