Hôm nay,  

Tờ Đơn Ly Dị

02/02/200900:00:00(Xem: 137537)

TỜ ĐƠN LY DỊ

Tác giả: Lưu Thái Dzo
Bài số 2522-16208599 vb220309

Tác giả tên thật Hoàng Huy Năng, sinh năm 1934, cựu sĩ quan VNCH và cựu tù chính trị, diện HO 5, định cư tại Houston từ 1992, hiện là Uỷ Viên Xã Hội Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Tập Thể ở Houston. Trước 1975, tại Việt Nam, ông đã cộng tác với nhiều báo quân đội và cho tới nay đã xuất bản 5 tập thơ và 1 tập truyện ngắn tại Hoa Kỳ. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ tư của ông.

***
Tôi nhớ vào một chiều thứ bảy hạ tuần tháng 10 năm 2006, tôi được Quân dẫn đến một Địa Chỉ mới lạ ở vùng Bắc thành phố Houston, Texas. Tôi  hỏi anh về lai lịch và hoạt động của cơ sở tọa lạc tại đây, cũng như về mục đích chuyến đi thăm. Nhưng anh chỉ nói ngắn gọn:  rồi sẽ biết !
Chúng tôi được người đàn ông da đen gác cửa hướng dẫn mọi thủ tục giấy tờ ghi danh cần thiết trước khi lên cầu thang lầu 2, đi vào một căn phòng khá rộng, ở đó đã hiện diện khoảng trên dưới 30 em trai còn rất trẻ, đa số là Mỹ đen và Mễ, chỉ có duy nhất một em Việt Nam chừng 34, 35 tuổi. Em chào chúng tôi, gọi Quân bằng Bố và tôi bằng Bác. Tôi ngạc nhiên, sững sờ vì đã biết em từ lâu. Đó chính là Quốc, thứ nam của anh Quân, bạn đồng tù cải tạo với tôi và qua Mỹ định cư  tại Houston, sau tôi ba năm.
Quân và tôi đến phía cuối căn phòng. nơi đặt những dãy ghế dành cho thân nhân các em. Chúng tôi ngồi vào ghế, sẵn sàng dự thính buổi sinh hoạt đặc biệt của các em, khai mạc vào lúc 6 giờ chiều. Người điều khiển chương trình là một phụ nữ Mỹ trung niên, da trắng. Nơi dãy ghế chúng tôi ngồi đã có một số "dự thính viên" đến trước. Họ cười nói, trò chuyện  bằng tiếng Anh hoặc Tây Ban nha.
Đúng giờ quy định, bà điều hợp viên ngỏ lời chào mừng thành phần thân nhân các em gồm có: "bà xã" các em và bố mẹ hoặc đại diện (đối với những em còn độc thân) , đồng thời bà cho biết chương trình tổng quát của buổi sinh hoạt. Phần chính yếu và quan trọng là  các em  lần lượt  đứng lên tường thuật chi tiết con đường được gọi là "Bước Ngoặt Vào Đêm Đen" của mỗi em...
*
Địa Chỉ mới lạ kia (mới lạ đối với tôi ) là một Trung Tâm Cai Nghiện ma túy mang tên "Barbara Jordan Health Care Center" ở số 4514 Lyons Ave  -  Houston-TX 77020, nằm về phía đông bắc thành phố Houston. Trung Tâm chia làm hai khu vực : một dành cho nam giới, và một dành cho nữ. Bệnh nhân vào đây, bắt buộc ăn ở nội trú,   với  biện  pháp  canh  gác  khá  nghiêm  ngặt  để  tránh  trường  hợp  bỏ  trốn. Quốc mắc bệnh nghiện từ giữa tháng 6 năm 2006. Sau nhiều lần khuyên bảo, thúc giục, cháu mới chịu vào Trung Tâm để chữa trị. Bố mẹ và các anh, chị Quốc đã đi thăm nuôi nhiều lần., đồng thời, được mời tham dự những sinh hoạ nằm trong  chương trình cai nghiện . Các bệnh nhân được cấp phát thuốc men , cho ăn uống miễn phí, tham gia các buổi tập thể dục thể thao và vui chơi, giải trí lành mạnh. Tuy nhiên, đó chỉ là những phương tiện phụ, những phương cách thứ yếu trong tiến trình chữa lành. Điều quan trọng, có tính quyết định bệnh nhân được lành hay không, là ý chí của đương sự. Nói cách khác, người nghiện được khỏi bệnh là hoàn toàn do chính bản thân mình tự chữa lấy. Vì thế, thời gian ở Trung Tâm lâu, mau, không được ấn định trước. Chừng nào "Thân Chủ" khỏi bệnh thì Trung Tâm cho đương sự về.
 Từ lâu, giữa hai gia đình Quân và tôi, đã có mối thân tình keo sơn. Nhưng không hiểu sao, Quân che giấu mãi, không sớm tiết lộ nỗi đau buồn  to lớn khi có một đứa con sa vào vòng nghiện ngập" Chúng tôi ở khác thị trấn, cách nhau khá xa, lại quá bận rộn, nên ít gặp thăm nhau. Tuy nhiên, qua điện đàm thường ngày, tôi  không hề nghe Quân thông báo tin buồn như kia. Vì thế, tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy Quốc trong Trung Tâm cai nghiện.
Buổi sinh hoạt đang diễn ra trong bầu không khí sôi động, cởi mở. Thỉnh thoảng những  tràng pháo tay vang dậy , kéo dài . Đến lượt Quốc phát biểu ý kiến. Tôi chăm chú theo dõi câu chuyện của Quốc từ đầu đến cuối. Bằng Anh Ngữ, với một giọng nói nhỏ nhẹ, trầm buồn và cách phát âm khá chuẩn, Quốc tường thuật như sau:
Năm 1994, Quốc cùng bố mẹ đi định cư tại Hoa Kỳ, theo diện HO. Trước đó,  một anh trai  và hai chị gái của Quốc đã vượt biên và được chấp thuận cho nhập cư, sinh sống tại thành phố Houston, Tiểu Bang Texas.  Năm 2001, Quốc lập gia đình với Thúy Hạnh, và cuối năm 2004,  hai người có với nhau một con gái, đặt tên Thúy Hồng.  Cơ  sở  làm  ăn  của vợ chồng Quốc là một tiệm Grocery nhỏ ở vùng ngoại ô phía bắc thành phố Houston . Tiệm nằm sâu trong khu chung cư Mỹ đen và Mễ. Từ ngoài xa lộ đi vào tiệm, khoảng cách xa khoảng 10 phút lái xe. Giữa khoảng cách đó, có những ngã ba cách nhau vài chục feet. Tiệm nầy, Quóc sang lại của ông bà K. là người Việt Nam, qua Mỹ hồi xảy ra biến cố 30-4-1975. Khách hàng của tiệm hầu hết là những gia đình thuộc chung cư.  Quốc và Thúy Hạnh thay phiên điều hành việc bán hàng . Nhưng từ khi có bé Hồng, chỉ một mình Quốc đứng bán.
Vào những buổi chiều tối, nhất là cuối tuần, Quốc thường thấy một gã Mỹ đen và một anh Mể, trạc tuổi trung niên như Quốc, đi tới, đi lui trước cửa tiệm nhiều vòng và dòm ngó bên trong thật lâu. Một hôm, Quốc nhớ vào khoảng tháng 5 năm 2006, gã Mỹ đen đi  một mình. Hắn ung dung bước vào tiệm , lấy mấy gói thuốc lá, rồi vôi vã đến quầy trả tiền trong
lúc khách hàng chỉ thưa thớt vài người , chậm rãi lựa hàng nơi các dãy đặt gần phía ngoài cữa chính tiệm. Tên Mỹ đen vừa trả tiền, vừa móc trong túi áo sơ mi cũ, màu xám đậm, lôi ra một gói giấy nhỏ, giơ lên trước mặt Quốc và nói:  mầy thích thứ nầy không" Nó làm mầy happy vô cùng tận.Thử xài đi! Tao biếu mầy đó! Không lấy tiền đâu! Quốc chưa kịp phản ứng gì thì tên Mỹ đen đã tung gói giấy kia qua khung cữa quầy trả tiền, vào bên trong. "Món Hàng" rớt xuống đậu trên mặt chiếc bàn con, nơi Quốc đang đứng tiếp khách. Nói và làm xong vụ việc vừa kể, tên Mỹ đen bước nhanh ra cữa.
Quốc ngừng nói. Tiếng vỗ tay của cử tọa lại vang lên, nhất là từ mấy dãy ghế ngồi của người lớn, thân nhân của các bệnh nhân. Vài phút trôi qua. Quốc tiếp tục chia sẻ. Vẫn giọng trầm buồn, truyền cảm, dễ thương, Quốc xưng "Em" với cử tọa :
- Kính thưa quý vị và quý bạn,
Hơn một lần, em được một số chủ tiêm Grocery thân quen cung cấp tin tức về tệ đoan xã hội Mỹ nói chung, trong đó có những tổ chức tàng trử, buôn bán ma túy đủ loại . Ban đầu, chúng làm ăn kiểu "cò con", rồi tiến dần đến quy mô lớn, trải rộng đều khắp các thị trấn, thành phố. Chúng điều nghiên địa bàn hoạt động và tìm đối tượng đầu độc thích hợp. Địa bàn là các tiệm bách hóa ở  khu vực xa xôi, hẻo lánh, nhưng đông dân cư. Đối tượng là tầng lớp thanh thiếu niên nam nữ, tuổi "choai choai", trong người luân lưu máu ưa thích  mạo hiểm, phiêu bạt, giang hồ.
Bằng vào những tin tức nói trên, cộng thêm mấy câu "chào hàng"úp úp mở mở của tên Mỹ đen lúc hắn đứng tại quầy trả tiền, em biết chắc bên trong cái gói giấy kia là gì rồi. Ngoài ra, em cũng biết ý đồ của tên Mỹ đen là tìm cách tiếp cận,  gạ  gẫm,  dẫn dắt  em  vào đường  hút xách.  Do đó, em  vứt ngay gói giấy vào sọt rác.


Trong tuần lễ đó, tên Mỹ đen đến tiệm em 2 lần nữa. Hắn lặp lại những lới nói cũ. Nhưng em vẫn vứt bỏ gói giấy đựng chất bột trắng. Đến lần thứ tư, phần vì tò mò, phần vì muốn thử nghiệm xem chất bột trắng kia là thư thiệt hay chỉ là hàng "dỏm", nên em không ngần ngại cất giữ gói giấy   trong  ngăn kéo bàn. Từ lâu, em có thói quen hút thuốc lá 3 số 5 . Bố mẹ và vợ em khuyên  bảo, nhưng em  chưa bỏ hút được. Tin tức về  tổ chức buôn bán ma túy còn cho em biết phương cách đầu tiên để "sập bẩy con mồi nghiện xì ke ma túy", là dùng chất bột trắng cocaine nhét vào phía đuôi điếu thuốc . Em bắt đầu cuộc trắc nghiệm.
Điếu đầu tiên  chưa gợi  hứng thú gì .  Nhưng  điếu thứ hai đem lại ít nhiều   hưng phấn. Rồi những điếu kế tiếp, qua hơi khói lan tỏa, đã gây mê, làm cho em khoái lạc. Toàn  trí, toàn thân em cảm thấy nhẹ nhàng, bay bổng chơi vơi . Em thèm hút những điếu thuốc có nhồi nhét chất bột trắng. Độ thèm càng ngày càng gia tăng. Ngày nào không hút thì em cảm  thấy  mệt  mỏi, uể  oải  trong công việc. Ngược lại, ngày nào có hút thì sảng khoái, vui thích. Cơn nghiện đã đến với em.
Em giấu bố mẹ, vợ con, và tự nhủ sẽ bỏ hút. Nhưng không sao bỏ được, trong lúc đó, tên Mỹ đen đến tiệm em nhiều lần hơn để tiếp tế chất bột mà em phải trả tiền sòng phẳng. Hắn dọa nếu em không trả, hắn sẽ nói cho gia đình em biết. Đã có lúc, em dự định tố cáo vụ việc, nhưng lại sợ hắn và đồng bọn trả thù bằng cách sát hại hoặc gây thương tích cho em. Dần dà, cơn nghiện lên đỉnh cao khiến em bỏ bê công việc, và nhiều ngày, trở về nhà thất thường. Từ đó, bố mẹ và "bà xã" em phát hiện "tội ác tày trời" của em. Thúy Hạnh vật vã, khóc lóc, van xin em cố vùng lên, tự chữa trị bằng ý chí, quyết tâm. Có hôm, em về nhà, bị cơn nghiện hành, em nằm lăn ra trên nền gạch. Thúy Hạnh ôm con nhỏ, ngôi bên cạnh. Hai mẹ con khóc rống lên. Bố mẹ em lái xe đến nhà em, hỏi thăm diễn biến  bệnh tật của em. Trước thảm cảnh ấy, hai ông bà già cũng òa lên khóc .  Đầu tháng 8 năm 2006, gia đình 2 bên nội, ngoại, gồm tứ thân phụ mẫu và các anh chị, tỏ chức một cuộc họp thu hẹp để bàn thảo kế hoạch giải thoát em khỏi xích xiềng nghiện ngập. Một bạn thân của gia đình đã cho bố em biết về trung tâm cai nghiện mang tên Barbara Jordan. Do đó, cuộc họp đi đến quyết định: bán ngay tiệm Grocery của em để cắt đứt liên lạc với tổ chức cung cấp ma túy. Đồng thời, đưa em vào trung tâm Barbara để cai hút. Em đồng ý bán tiệm hoặc cho anh trai hay 2 chị gái em khai thác, nếu họ muốn. Nhưng em quyết liệt khước từ nhập trung tâm Barbara. Em coi đó như một cuộc đi ở tù. Thúy Hạnh đêm ngày rỉ rả tâm sự với em, từ dịu ngọt, nhỏ nhẹ, đến cáu gắt, nặng lời. Nàng hăm dọa giao bé Hồng cho  bà  nội,  rồi  bỏ  nhà  ra  đi.  Nhưng em một mực chống lại việc vào Trung tâm cai nghiện, dù chỉ trong thời gian ngắn.
Cuối cùng, Thúy Hạnh  đánh máy một đơn xin ly dị, ký tên nàng, rồi bắt em cùng ký. Nhưng em không chịu ký. Em vô cùng sửng sốt, đứng đờ người một lúc lâu. Nước mắt bổng dưng trào ra. Em yêu Thúy Hạnh, yêu bé Hồng,  yêu mái ấm gia đình. Em không thể và không bao giờ nghĩ đến chuyện ly dị.
Không đầy 24 tiếng đồng hồ, sau cuộc họp gia đình, Thúy Hạnh bế bé Hồng, lặng lẽ ra đi, không nói với em một lời. Em gọi bố qua nhà em, và  đồng ý cho bố lái xe đưa em đến trung tâm Barbara Jordan, mang theo tâm trạng buồn đau, bối rối, hoang mang, pha lẫn nỗi  ân hận to lớn vì đã để cho sự việc xảy ra quá trầm trọng và nhanh chóng.
Buổi sinh hoạt tiếp diễn. Sau Quốc, các bệnh nhân khác đứng lên trình bày ca riêng của mình. Trong phần kết bài tường thuật, ai cũng hạ quyết tâm vượt thắng tất cả khó khăn trở ngại để sớm rời khỏi trung tâm.
 Quân và tôi đi với Quốc  xuống tầng dưới, ra sân chơi, đứng trò chuyện một hồi lâu. Quốc tiếp nhận từ tay bố những món quà gồm thức ăn và vật dụng linh tinh. Cháu buồn rầu hỏi chúng tôi tin tức của Thúy Hạnh và bé Hồng vì trong lần thăm nầy cũng như những lần trước, không hề có mặt vợ và con gái. Quốc hy vọng rằng Thúy Hạnh chỉ đưa ra một giải pháp  nhắm thử thách ý chí Quốc mà thôi.
*
Hai tuần trước ngày Lễ Giáng Sinh 2007, Trung Tâm cai nghiện Barbara cho Quốc "xuất trại" vì bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục.
Quân và tôi đưa xe đón Quốc. Quân làm tài xế, lái chiếc Toyota Camry, tôi ngồi bên cạnh tài xế, còn Quốc ở băng sau. Thấy Quốc khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, tươi mát, chúng tôi hết sức vui mừng, tranh nhau hỏi han cháu đủ chuyện. Nhưng cháu chỉ quan tâm đến vấn đề duy nhất là tình trạng của Thúy Hạnh và bé Hồng. Mãi đến bây giờ, Quốc vẫn chưa gặp mặt  vợ con. Lần nào được tiếp xúc với thân nhân thăm nuôi, Quốc cũng hỏi thăm tin tức , hoàn cảnh của vợ và con gái. Tất cả đều trấn an Quốc và nói rằng Thúy Hạnh và bé Hồng chỉ trở về, chừng nào Quốc  hoàn  toàn khỏi bệnh . Không thân nhân nào tiết lộ chỗ ở của hai mẹ con.
Chiếc Toyota Camry đã nuốt hai phần ba chặng đường  từ Trung Tâm Barbara đến tư gia của Quốc. Gần ngày Giáng Sinh, nên  tại khu vực gia cư của Quốc, nhà nào cũng trang hoàng đủ kiểu, đủ loại đèn điện trước cữa  và vườn hoa  bên cạnh. Đêm xuống dần. Hằng trăm, hằng ngàn bóng đèn màu  cháy sáng, đem đến cho khu gia cư môt bầu không khí ấm áp, lành thánh, tạo sức mạnh thần thiêng , nâng bổng tâm hồn người tín hữu  lên với Thượng Đế nhân kỷ niệm hơn hai ngăn năm ngày sinh của Ngài.
 Chiếc xe ngừng lại trước cửa chính nhà Quốc.  Một số thân nhân đã chờ sẵn để đón ba người chúng tôi vào nhà giữa tiếng reo mừng, cười nói rôm rã và tiếng vỗ tay dồn dập. Bà Kim, mẹ ruột, và bà Hiền, nhạc mẫu của Quốc chạy đến cầm tay Quốc dắt vào chiếc bàn dài, lớn, trên đó đã bày la liệt cao lương mỹ vị. Các anh, chị  hai bên nội ngoại, cũng như một số bạn thân của Quốc cũng đã tự động ngồi vào vị trí quy định nơi bàn tiệc.
Quốc đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác, và ngỏ ý muốn vào phía trong thay quần áo. Nhưng Quân và hai bà mẹ chận lại,  đẩy cháu tới ngồi một trong ba chiếc ghế có chữ "Dành Riêng" đặt đối diện nhau , ở hai bên chiều dọc bàn tiệc, phía giữa. Bỗng, đèn trong phòng tiệc vụt tắt  khoảng ba giây, rồi bật sáng lại. Từ trên lầu, Thúy Hạnh và bé Hồng xuất hiện trong dạ phục màu hồng  rực rỡ. Hai mẹ con từ từ đi xuống. Những tràng pháo tay thi nhau nổ, kèm theo những tiếng chúc mừng bằng ngoại ngữ: Merry Christmas! Happy New Year  Trước khi ngồi vào ghế "dành riêng", Thúy Hạnh và bé Hồng chạy đến, đứng sát bên Quốc.
Cả ba người ôm nhau, khóc thành tiếng. Bé Hồng rụt rè nhìn Quốc một lúc, có lẽ vì lâu ngày không thấy bố, nên bé mắc cở"  Nhưng sau đó, bé đòi Quốc bế lên, và Bé liến thoắng nói : Daddy đừng đi nữa! Ở nhà với Mommy! Thúy Hạnh âu yếm nhìn Quốc. Nàng  cầm một chiếc phong bì dán kín, và, vừa  trao cho Quốc, vừa dí dỏm nói: Đây là "Bản Án Treo" dành cho anh! Quốc bóc phong bì, cầm tờ đơn ly dị do Thúy Hạnh đánh máy. Tờ đơn  chỉ có một chữ ký duy nhất của nàng.  Toàn thể thực khách đồng loạt hô vang: Đốt đi! Đốt ngay đi! Quốc toan dí sát tờ giấy coi như "Bản Án Treo" kia vào ngọn bạch lạp trước mặt, trên bàn tiệc. Nhưng sợ ngọn lửa sẽ làm cháy  khăn bàn, Thúy Hạnh giật lấy tờ giấy đem đến góc phòng tiệc thiêu hủy ngay trên sàn gạch.
LƯU THÁI DZO

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến