Hôm nay,  

Tứ Quý Đầu Năm

29/01/200900:00:00(Xem: 214088)

Tứ Quý Đầu Năm

Tác giả: Nguyễn Lê
Bài số 2519-16208596 vb512909

 Tác giả Nguyễn Lê đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Định cư  tại Philadelphia, PA, ông bà là người đầu tiên mở nhà hàng ăn Việt Nam tại đây. Bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau, từ kinh nghiệm làm ăn, đời sống xã hội, tới nền nếp gia đình. Riêng những bài viết về kinh nghiệm mở nhà hàng ăn tại Hoa Kỳ rất được bạn đọc quí trọng. “Từ Quí Đầu Năm” là bài viết mới nhất của ông, kể tiếp chuyện của bốn ông bạn già lạc quan.

*
Ngày lễ Giáng Sinh và Tân Niên vừa qua, sinh hoạt đường phố vắng lặng, thỉnh thoảng một vài chiếc xe hơi phóng qua con đường rộng thênh thang.
Không khí ngày lễ trái ngược hẳn với phong cảnh nhộn nhịp, tấp nập, với những người bộ hành tuôn ra phố xá đông nghẹt để hưởng lễ mừng Chúa Giáng sinh xuống trần thế và ăn mừng ngày tân niên tại Việt Nam.
Tứ quý chúng tôi năm nay gặp gỡ ôn lại kỷ niệm đã qua và nói về tương lai của nước Mỹ với Tổng Thống da màu đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc.
Ngày lễ năm nay ông Nhị Quý không có mặt vì ông được đàn con cháu đua nhau mời bố mẹ về nhà chúng để hưởng không khí gia đình.
Ông Nhất Quý thì lúc nào cũng quý tình bạn bè. Khách tới nhà, ông bà mừng rỡ, nét mặt vui tươi thể hiện rõ ràng trên khuôn mặt. Ông tiết lộ ông và một ông bạn vẫn tiếp tục mua sổ số đều đều từ ngày đặt chân lên đất Huê Kỳ. Hai ông kết một vài con số và cứ thế tiếp tục mua, hy vọng sẽ trở thành triệu phú và hứa với nhau ai trúng số sẽ mua tặng cho bạn 1 căn nhà mới tinh.
Đề cập đến quý tử độc nhất của ông nay đã đổi job sang tận vùng thung lũng điện tử San Jose, California, ông mong có cháu bế nhưng quý tử của ông lập gia đình đã gần 3 năm vẫn chưa chịu sinh con; Trái lại, 2 vợ chồng chúng nuôi 1 con chó Fox, mặt dữ tợn như bà chằng lửa. Ngày lễ năm nay con ông và cô vợ không về thăm ông vì cậu bận rộn với công việc săn sóc cho gia đình bên ngoại hết lo cho ông ngoại, bà ngoại lại lo cho anh chị em bên vợ. Hai ông bà muốn lấp khoảng trống cô đơn, vắng vẻ vào dịp lễ nên mời chúng tôi tới nhà đãi tiệc với món gà tây bỏ lò ăn với khoai nghiền và các đồ phụ tùng của món gà tây.
Ông bạn Tam Quý vừa ngồi vào bàn tiệc là đã sáng tác được nhiều bài thơ với nhiều thể loại khác nhau. Đặc biệt ông nhớ các bài thơ của ông lời lẽ chọn lọc, đầy ý nghĩa diễn tả lại tâm sự mỗi khi gặp những hoàn cảnh khác nhau.
Ứng khẩu, ông tuôn ra một lúc hai bài thơ mà tôi mau mắn dùng tốc ký ghi lại được có một bài:

Còn sống bao lâu nữa
Để mà khổ, mà sầu
Mà giận phiền, tiếc nhớ
Mà vớ vẩn không đâu!

Còn sống là còn vui
Vui vì còn trên đời
Vì đời vẫn còn đẹp
Đời đẹp quá đi thôi!

Nghe xong bài thơ ngũ ngôn bát cú ông Nhất Quý nói với ông Tam Quý sao không chịu gửi Việt Báo để bà con chia xẻ ý nghĩa cuộc đời. Ông còn nói ông Tam Quý ích kỷ làm thơ thưởng thức một mình. Ông bạn ứng khẩu thành thơ tiết lộ ông không muốn nổi tiếng như một nhà thơ đã lừng danh với những bài thơ chửi chế độ Cộng Sản làm băng hoại, tan hoang một xã hội tốt đẹp của tổ tiên để lại cho hậu thế. Ngày lễ năm nay ông được cô con gái yêu quý đưa bố mẹ đến nhà bạn chia xẻ những kinh nghiệm, những ấp ủ tận đáy lòng nhân ngày vui cuối năm.
Chúng tôi được dịp cười xả láng, cười chảy cả nước mắt vì quá vui, quá nhộn với tình tiết của nhiều câu chuyện được ông chia xẻ trong buổi tiệc.


Ông yêu quý cô con gái một cách đặc biệt. Mỗi buổi sáng, con ông đi làm, ông đến căn chung cư săn sóc nhà cửa và con mèo yêu dấu cho cô con gái đã đáp ứng nguyện vọng của cả một đời của ông. Ông đã săn sóc, để ý tới các nhu cầu của con từ nhỏ tới lúc ra trường kiếm được việc làm đúng sở thích, được chủ thăng thưởng dài dài, bạn đồng nghiệp quý mến. Cô tậu xong căn chung cư, mua chiếc xe BMW cắt chỉ đi làm việc hàng ngày mãi tận tiểu bang Delaware. Chiếc xe Ford trước cô cũng mua mới toanh tặng lại bố mẹ để đi hằng ngày.
Tiền bạc thong thả, cô săn sóc các nhu cầu cần thiết của bố mẹ, thỏa mãn tối đa, shopping các món đồ ưa thích của bố mẹ để báo hiếu.
Ông bà Tứ Quý vừa được bạn bè chia xẻ kinh nghiệm nóng hổi. Bà con Việt Nam bên Mỹ hàng năm lại trở về quê ăn Tết đông nghẹt. Vé máy bay cứ tăng không xuống mặc dù dầu xăng đã tuột xuống còn $1.40 một gallon thay vì $4.00 một gallon vào tháng 7.
Các ông các bà Việt kiều về quê ăn Tết, ai cũng lận trong người tối thiểu từ 5 ngàn đô trở lên với toàn giấy 100 đô, cáo cạnh thơm phức.
Bọn gian manh đánh hơi chặn các xe chở hành khách chứa toàn bà con cô bác với nét mặt hân hoan, xanh mặt khi bị bọn cướp dí súng, lột sạch tiền bạc, đồ trang sức v.v... và dọa bác tài nếu phản ứng sẽ được đưa về chín suối, gặp ông bà nội ngoại cùng tổ tiên.
Kinh nghiệm đau thương xảy ra tháng 11 vừa qua tại vùng Upper Darby, ngoại vi của thành phố Phila, tiểu bang PA cho gia đình ông Phạm Hoa đã được báo chí và mạng lưới toàn cầu đăng đầy đủ.
Nhà chức trách đã bắt được thủ phạm, không những khảo của giết người mà còn là thủ phạm nhiều án mạng. Báo chí, TV gọi thủ phạm là con vật dã man, tàn bạo, hắn được liệt vào hàng xúc vật (animal) với nhiều án tích nhưng lạ thay, hắn vẫn được thả tự do và vẫn do thú tính, hắn lại gây thảm cảnh cho nhiều gia đình.
Bà con bảo nhau từ nay phải cẩn thận đề phòng. Lên xe hơi, khóa cánh cửa, trước khi về nhà ngó trước nhìn sau để ý kẻ gian theo dõi, cướp bóc bạo hành. Ở nhà có chó berger thì thả cho chạy quanh nhà, bảo vệ gia chủ hoặc cải alarm báo động trong nhà để được yên chí lên giường.
Năm nay nhân ngày lễ, cậu con trai của ông bà Tứ Quý thay mặt bố mẹ tặng quà, tặng hoa cho các bạn bè của bố mẹ mãi tận New Hampshire, Glendale, CA. Cậu gửi thiệp thăm hỏi mấy gia đình thân thiết hy vọng sẽ được lọt vào mắt xanh của các công chúa người Mỹ gốc Việt và biết đâu năm 2009 ông bà tứ quý lại có sui gia và năm 2010 lại có cháu bồng.
Phần ông bà Tứ Quý xông đất tân niên Dương Lịch bằng các chuyến viếng thăm các cụ tuổi gần đất xa trời. Các cụ sống thọ có cụ gần 100 tuổi.
Cụ 94 mỗi ngày uống đủ thứ thuốc trị cao máu, tiểu đường, xưng nhiếp hộ tuyến, phản ứng thời tiết (allergies) v.v...
Cụ vẫn sinh hoạt bình thường bên cạnh đàn con cháu đông đảo. Có gia đình con cháu mãi tận Florida lên thăm 2 cụ mỗi năm. Cụ Nam Cali năm nay trời cho cũng ở tuổi 92. Con trai trưởng làm việc ở Bắc Cali, lâu lâu mới về thăm cụ. Ba người còn lại cư ngụ gần nhà nhưng không săn sóc được cho cụ vì bận kiếm sống, trả nợ áo cơm. Chẳng may cụ bị bệnh phải vào nhà thương điều trị. Cụ may mắn thoát khỏi cơn bệnh ngặt nghèo. Các con cụ để cụ vào nhà dưỡng lão để được săn sóc sức khỏe và cơm nước hàng ngày.
Cụ vùng New Jersey năm nay cũng sấp sỉ 90. Lúc còn trẻ, cụ tình nguyện làm thư ký cho nhà thờ Methodist. Buổi ban đầu tị nạn, chúng tôi được cụ giúp đỡ chở xe đi làm, đi học, đi chợ, v.v... Khi chúng tôi tới thăm cụ, cụ đã phải dùng xe lăn đón tiếp chúng tôi.
Một năm nhìn lại với tổng thống Bush con thuộc đảng Cộng Hòa gặp toàn xui xẻo, mặc dầu ông đã giữ cho dân Mỹ được cuộc sống an lành sau 7 năm không xảy ra 1 vụ khủng bố năm 2001.
Năm 2009, toàn dân Mỹ kỳ vọng ở tổng thống tân cử Obama sẽ đưa nước Mỹ trở lại thời kỳ hưng thịnh 9 năm về trước.
Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,082,391
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến