Hôm nay,  

Chuyện Của Đàn Ông

26/01/200900:00:00(Xem: 959599)

Chuyện Của Đàn Ông

Tác giả: Phan 
Bài số 2516-16208593 vb212609

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết đặc biệt của Phan dành cho ngày nguyên đán đầu năm Sửu.

***
Ai cũng ngỡ ngàng vì song hỷ lâm môn đã hiếm nói chi ba chuyện vui vô cửa trong năm. Bạn bè không biết dùng cụm từ nào trong tiếng Việt đủ để chúc mừng ông bà Thông. Trong một năm tròn mà ông bà có con gái lớn lên xe hoa về nhà chồng trong hoan hỷ của hai họ. Con trai kế tốt nghiệp Đại học hơn mong ước là cháu đã được mời làm việc cho chính phủ từ khi chưa ra Đại học. Cô con gái út bước vào Đại học với học bổng toàn phần.
Ba niềm vui làm ông bà quên ăn mất ngủ vì phiền bạn bè đi dự tiệc liên miên. Ông bà trả lời phỏng vấn của bạn hữu về cách tề gia sao mà hay vậy, thật đáng nghe!"Vợ chồng tôi xác định rõ là xé nháp đời mình ở quê hương thứ hai này và đặt hết tiền bấm thẻ vô tương lai con cái. - Cũng chưa đủ, chúng tôi dành nhiều thời gian chia sẻ với các cháu mọi chuyện, nên Ơn trên ngó xuống&" Cô con gái lớn được nghe tâm tình của cha mẹ ngay trong ngày cưới của mình nên giọt vắn giọt dài, những giọt nước mắt mà ai cũng muốn được khóc trong đời mình.
Chuyện ông bà Thông mời bạn bè đi uống rượu nhưng phải mặc áo vét tới ba lần trong năm làm hoảng hồn những người thích đùa, ai cũng phải coi lại mình trong quan hệ vợ chồng, vợ chồng với con cái vì sang đây đa phần những người đã lập gia đình bên Việt Nam đều nhắm vô tương lai con cái nhưng trật hướng, lạc đường cũng nhiều. Người không hiểu ông bà cũng có lời ra tiếng vào, nhưng thân hữu có thể mặc áo thun, quần jean tới bệnh viện thăm bà Thông với bệnh nan y. Nan y tới bảo hiểm từ chối, không chi trả cho bà nữa. Mấy cha con ông Thông dốc hết sức lo cho "linh hồn" của gia đình cũng không xong. Bà Thông vui chưa trọn cuộc đã theo Chúa về trời, để lại căn nhà trống hoác mỗi ông Thông vì con cái đã lớn nên chúng đi đường chúng. Ông buồn thấu xương khi vợ chồng chưa qua trăm tuổi, năm đó ông năm mốt và bà bốn tám. Tất cả những cơ cực của người vợ lính bà nếm trải không xót mảy may; người vợ tù cải tạo lội suối băng rừng đi thăm chồng lần nào cũng nghĩ là lần cuối vì không hy vọng được thấy ông ấy lần nữa! Ai có thể kiệt sức và suy sụp tinh thần hơn người tù cải tạo là suy nghĩ của bà nhưng ông trong khốn cùng lại sống bằng ý chí và tình đồng đội cũ nương nhau qua tháng ngày tăm tối của những người bị trả thù sau chiến tranh. Ông chia cho bạn tù từng giọt mồ hôi của vợ tôi ngoài đời nghiệt ngã là tán đường thẻ như chia nhau chút tình của em gái hậu phương thuở nào. Và đây, bi thuốc lào của người lính không quên cấp chỉ huy trong mọi hoàn cảnh. "Nó" ở tù lớn nhưng không quên tôi ở tù nhỏ vì tất cả chúng ta đã vô tù từ khi đồng minh tháo chạy! Bạn tù vui với tán đường, bi thuốc lào như viên kim cương trong tình đồng đội chốn lao tù. Họ về ngủ nghỉ để lấy sức khổ sai cho ngày mai vì đâu có người lính nào chết, họ chỉ đi qua những thử thách để tôi luyện can trường. Anh em đâu biết ông thức trắng với cơn đói trong tù mà thương về người vợ, người mẹ của ba đứa con ông trơ trọi giữa dòng đời phân biệt đối xử ở quê nhà sau "giải phóng". Rồi bà trở thành lao động chính trong gia đình ba con mà nuôi bốn đứa vì ông Thông hết đi lính thì đi tù, ra tù nhỏ chui vào tù lớn với cơ man phẫn uất...  Cùng đường phải đi, ngoài ý muốn cũng phải đi xuất cảnh vì con cái chứ ông ghét Mỹ phản bội đồng minh. Nhiều năm lơ mơ trên nước Mỹ vì không thích nghe vợ con khen Mỹ trước mặt ông. Ông ngày càng dấu kín tâm tư để làm tròn trách nhiệm với gia đình trong muộn màng mà vợ con ưa hiểu lầm là sang đây ông đổi tính! Trầm ngâm.
 Cho đến hôm con cái chẳng còn đứa nào ở nhà, ông đi làm về thấy cái bàn ăn hai người lung linh nến thắp. Bà Thông không xoàng xĩnh với những bộ quần áo cũ thường ngày do con cái bỏ ra thì bà mặc ở nhà để tiết kiệm. Hôm nay bà mặc áo dài, trang điểm nhẹ nhàng như phong cách cố hữu của bà từ ngày còn trẻ. Ông xúc động hỏi vợ: "Hôm nay ngày gì mà trịnh trọng thế hả em"" Lâu rồi bà Thông mới cười thật tươi như những ngày xưa, lâu lắm rồi bà mới diện lại cái áo dài truyền thống, tuy không còn đâu ra đó như xưa nhưng cũng đủ gợi lại trong ông biết bao kỷ niệm. Bà nói: "Hôm nay ngày ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, 19 tháng 06. Ông có muốn mặc quân phục, hát quốc ca thì đi thay đồ đi..."
 Ông vốn không hình thức nên cười xoà với vợ để say bữa rượu ngon nhất trong đời từ khi biết tới thứ nước thánh đắng cay. Bữa rượu này hình như ông đã có lần nói với người yêu, nói với bà khi còn hôn lén lên mái tóc người yêu lúc chia tay đâu đó trong Sài thành vì ngày mai anh đi...  Chiến tranh đã đem ông vào nơi gió cát mịt mù để người chờ bữa rượu tới mòn mỏi ở hậu phương. Nay tay cầm được ly rượu mơ mãi trong đời ở nơi xa lắc xa lơ, xa hơn cả vùng hoả tuyến với hậu phương xưa kia thì nước mắt tứa ra như máu. Ông bước ra ngoài nhà, tưới xuống sân cỏ mời bạn bè. Phút mặc niệm bắt đầu cho những người anh em đã khuất nơi chiến trường xưa; nơi lao tù thử thách lá gan đồng đội cũ, nơi lưu đày ngay trên quê mình, nơi tha phương ngộ cố tri mừng hơn trúng số... 
 Bà Thông cũng thả hồn về những tiền đốn heo hút khi bà đến thăm ông đôi ngày để thương ông hơn, tự hào về người trai chiến sĩ của bà. Tự hào về người chồng gãy súng nhưng luôn là người bạn tù tin cậy của đồng đội xa cơ. Bà cũng rưới ly rượu của mình cho những người đã khuất như tình em gái hậu phương với chiến sĩ không bao giờ thay đổi, làm ông lịm hồn trong ngày Đại lễ lặng thinh ở một góc trời lưu xứ sau mấy mươi năm chiến cuộc tàn.
 Ông trở vô ngồi uống chung ly rượu có vệt son môi trên thành ly nên say người đẹp, người đẹp say lính ngủ mê trong vòng tay đã già của tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên. Căn phòng lung linh nến thắp chỉ còn tình yêu của người vợ hiền trời đã ban cho. Ly rượu ước mơ thời tuổi trẻ trên quê hương khói lửa mịt mù, không ngờ được uống khi chiến trường xa đã xa, làm ông nhớ những bữa rượu với bạn bè sau một cuộc hành quân chưa dứt đã nhận lệnh hành quân tiếp nên uống vội để lại đi mà không biết ai về, ai ở lại nghe ểnh ương gọi tên anh trong cái nón sắt ngày nào...
 Người ta làm ra rượu là để ngửi nhưng hai ông bà đã uống tình nhau tới thâu đêm. Giữa khuya chợt tỉnh giấc, nhớ bạn bè, những ngày tháng cũ xa mù trong dĩ vãng...  một mình trằn trọc với đêm thâu, nghĩ gì đây trong vòng tay người bạn đời đã cho ông tất cả. Ông ngộ ra chuyện một người không thay đổi được lịch sử, những hoài bão lớn lao thôi đành cất kỹ trong lòng. Chí khí bất phùng thời chỉ còn dành để giữ mình, sống không vinh thì chết đừng để nhục vì rượu thịt và ba thứ phù danh nhơ nhớp của đời. Từ đó ông vui lên trong công việc hàng ngày để chia sẻ với vợ cơm áo quê người thì đã muộn. Một tay bà thiếu trước hụt sau vẫn lo cho gia đình hai bữa đủ để con cái yên tâm học hành. Nhưng người đàn bà của hai mươi năm nội chiến từng ngày đã xong nhiệm vụ với lịch sử thì cáo từ, để lại bao nhiêu thương tiếc cho người tham chiến và thế hệ chứng nhân lịch sử là con cái họ. Bữa tiệc hai người say mãi về sau.
Ông Thông đúng là ông "thông" từ sau tang vợ. Ông chăm sóc, ủng hộ tinh thần cô con gái út tới ra trường bằng hết những gì ông có thể. Ông trao cho cháu của hồi môn trong ngày Vu quy của con chính là tiền bảo hiểm nhân thọ của bà Thông vì cô con gái lớn đã yên bề gia thất, cậu con trai cũng đã ổn định tương lai, gia thất còn chờ người yêu xong Cao học.


 Ông gả chồng cho con gái út sau khi cháu ra trường. Các con nhìn ông ra về sau đám cưới thành viên nhỏ nhất trong gia đình. Chúng ngậm ngùi cho người cha tóc đã bạc nhiều vì cuộc đời lao lung, vì người bạn đời của ông đi sớm theo ý Chúa. Chúng thấy đời bất công, Chúa cũng bất công với người hiền lương như cha mẹ chúng nên sao lãng niềm tin làm ông nổi giận. Ông họp các con trước ban thờ mẹ chúng mà giáo huấn lần cuối trong tư cách người cha được kính nể.
 Sau thời gian sống âm thầm như chiếc bóng trong căn nhà mà từng người bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ...  ông về Việt Nam cưới cô gái mới tròn hai mươi mốt tuổi. Ông dư biết con gái út ông tốt nghiệp Đại học ở tuổi hăm hai; ông dư biết các con không nhìn ông nữa, nhưng ông là lính. Người lính không có hành động thừa vì sinh-tử cách nhau một làn đạn vô tình. Qua thời súng đạn họ hành động theo lương tri còn lại như khói súng bay đi để lại xác người đầy trên chiến địa.

***

Cuộc sống mới toanh của hai người hôn phối mà đi đâu người ta cũng thưa bác...  nhưng thưa chị -đi với bác. (Ông dửng dưng nhớ người cha vợ không dám nhận cái lạy tạ ơn dưỡng dục sinh thành ra cô dâu cho chú rể bên Mỹ về rước đi làm vợ. Nhớ thằng Trung sĩ truyền tin vác máy cho ông thuở nào, ông đã từng đá nó vì tội lãnh lương xong là dông đi ăn nhậu tới hết tiền mới chịu về đơn vị. Cũng nó, khi ông trong tù thì nó không đá lại vợ con ông để trả thù mà lén lút đưa tới cho bà thầy dăm lon gạo nấu cháo cho các cháu ăn đỡ. Cũng nó gởi vô tù cho ông bánh thuốc lào đã mua bằng những đồng tiền khuân thuê vác mướn ở bến cảng. Cũng nó, đãi ông bữa rượu sau khi ra tù bằng tiền đạp xích lô, đưa ông về nghỉ trong căn nhà không có cửa vì có gì để mất nữa đâu mà cửa nẻo cho mất công bên bờ sông Tôn thất Thuyết, gió lộng như lòng người gia chủ. Cũng nó, đổi đời nên nó chỉ huy ông kiếm sống ở Sài thành mà phụ vợ nuôi con. Nó không dám nhận của ông một lạy làm suýt đổ bể chuyện ông bày ra nhằm cứu nguy gia đình nó. Giờ ông đi bên con gái nó giữa phồn hoa đô hội xứ người mà canh cánh bên lòng về nhiệm vụ của lương tri. Chỉ cần một người mãi mãi coi ông là cấp chỉ huy đã đủ cho ông hoàn thành nhiệm vụ với lính của mình, đã đủ cho nguôi ngoa i trong cuộc sống lưu vong... )

 Cô gái sông Sài xanh như mạ non, bước vô căn nhà có máy lạnh chạy vo vo tưởng muỗi kêu. Cô biết đời mình khép lại trong vòng tay người đàn ông lớn tuổi từ đây nên ngoan ngoãn hơn là ương ngạnh. Tình thương yêu cô cố khơi dậy trong tim để đền đáp những gì ông đã ra tay cho gia đình cô qua cơn khốn khó, đói nghèo ở quê nhà. Nhưng không tìm đâu ra xúc cảm lứa đôi, trong cô chỉ có lòng kính trọng một ân nhân, thương mến một người già cô đơn chiếc bóng. Nhưng khi được ông chỉ cho căn phòng mà ông đã dọn sẵn cho cô, không phải là phòng ngủ của ông thì cô hơi ngỡ ngàng. Một thôn nữ nghèo xác xơ nhưng hiếu học nên hiểu biết! Lòng tự trọng không cho cô hỏi han...
 Mùa thu năm đó nhiều mây, mây bay về hướng quê nhà, mang theo bao nhiêu nỗi nhớ người thân của cô gái thơ ngây. Hai người ngồi ngoài patio nhìn mây bay vô định nhưng lòng người có đích đến hẳn hoi.
Ông nói với cô gái:
"Chuyện cưới hỏi để hợp thức hoá việc đưa cháu sang đây. Từ nay, tương lai của cháu trong tay cháu. Bác nói trước là bác tin bạn bè giới thiệu cháu có lòng muốn học hành để cải số thì bác giúp cháu. Bác sẽ lo cho cháu nơi ăn chốn ở tử tế để thực hiện giấc mơ chính đáng trong đời người. Nhưng nếu cháu ở đây sau thời gian làm quen cuộc sống hải ngoại, cháu xoay qua ham hố, học đòi. Thì bác, đưa cháu qua đây được, bác cũng có cách đưa cháu về lại Việt Nam."
Cô gái khóc hết nước mắt một lần để từ đó lao đầu vô ăn học. Những lá thơ quê nhà của mẹ, bạn bè cứ hỏi có con chưa" Hay tại chồng mi đã lớn tuổi nên...  Cô không còn thời giờ để trả lời thơ nhà thăm hỏi vì đi học, đi làm thêm ngoài giờ kiếm tiền gởi về nhà giúp gia đình. Ngay hai bữa ăn trong ngày cũng một tay ông nấu.
Ông là mẹ, là cha trong miếng ăn giấc ngủ, chỉ là chồng trên giấy tờ theo năm tháng qua đi. Cô có rảnh được chút thời gian trong tuần thì sang phòng ông dọn giường cho ông, thay quần áo cho bà Thông mà ông đã mặc vô cái gối ôm, đặt nằm bên cạnh ông. Có hôm cô đứng thật lâu trong căn phòng ngủ của hai vợ chồng ông Thông, nhìn chỗ ông nằm lõm xuống như vực sâu không đáy của sự cô đơn. Cô thương ông quá! Người đàn ông trong trái tim ước mơ của đàn bà. Đêm đó, cô sang phòng ông xin ngủ. Ông từ chối. "Cháu trẻ người non dạ. Bác hiểu lòng cháu, cũng là điều bác rất coi trọng và tin tưởng cháu sẽ thành công. Nếu cháu cũng tin bác thì bác nhắc nhở là cháu còn cả tương lai dài lắm trong khi qũy thời gian của bác cạn dần tới zero rồi. Bác sống trong mong chờ đi đoàn tụ lần cuối với vợ bác. Thời gian vô nghĩa còn lại trên dương thế, bác muốn trả ơn đồng đội cũ, lập công để có cái kể lể với vợ bác khi xum họp. Bác cũng nhắc nhở cháu là cháu còn cả một gia đình khốn khó bên Việt Nam. Cháu phải có trách nhiệm với gia đình. Trước mắt, hãy ráng học để có thể thực hiện được những dự tính trong tương lai... "
Thêm một lần, cô khóc hết nước mắt.
*
Từ ngày thấy bố có cô vợ trẻ, mấy người con ông Thông tránh về nhà thăm bố. Nhưng ngày giỗ bà Thông nên các con không muốn về nhà cũng phải về để thắp nén nhang tưởng nhớ người mẹ can trường.
Họ nhìn nhau khi nghe cô gái trẻ mời bố lên thắp nhang cho mẹ. Họ nhìn người cha mệt mỏi đã nhiều cho họ có hôm nay, những trái tim sinh ra từ lòng người mẹ chân tình trên ban thờ ngó xuống. "Mẹ mong các con hãy tin tưởng và thương yêu bố của các con thay mẹ..." Họ đã khóc thật nhiều khi cô gái trẻ đưa họ vô thăm căn phòng ngủ của cha họ, mẹ họ vẫn nằm bên cạnh ông chứ không phải cô.
 Những dòng nước mắt xót thương đồng loại của những người may mắn đã rửa hết khinh khi, hận thù với cô gái không may vì chính quyền trong nước chứ không phải lỗi cô. Sinh ra, cô đã sống trong hoà bình giả dối, đói nghèo tới lớn khôn nên nhắm mắt đưa chân cầu may thế thôi! Người ta lấy chồng Hàn may rủi thì cô cũng rủi may với một ông già cùng ngôn ngữ để mong cầu khá hơn. Cô không biết chuyện cha cô là người vác máy truyền tin trong chiến tranh xưa kia cho chồng cô bây giờ, mẹ cô không biết con rể là cấp chỉ huy của chồng mình hồi đó, xóm làng cứ khinh khi người lính cũ ham tiền nên gả con cho ông già vợ chết thật hay chết giả bên Mỹ thì ai biết được! Chuyện chỉ có hai người biết là cha cô với chồng cô, chuyện của đàn ông...  Những người chỉ yêu một cái nốt ruồi mà phải cưới nguyên cô vợ thì một bi thuốc lào của đồng đội gởi vô tù, vài lon gạo tình nghĩa với vợ con ông thời gạo châu củi quế...  ông trả nghĩa bạn bè, chớ coi như ơn.
 Nghe cô tâm sự, những người trẻ giao thoa bằng thứ ngôn ngữ gia đình. Họ ôm nhau khóc chung trong căn phòng hai người đã tạo ra họ nhưng họ hiểu mới một người-đám giỗ hôm nay. Cũng hôm nay, họ hiểu thêm một người là chính cha họ. Sau lưng họ, ông Thông đứng chơ vơ như người lính giã từ vũ khí trong tức tưởi nên mãi mãi về sau cô độc, thầm lặng trong đoạn đời thừa.

*

Cô gái sông Sài làm em út trong gia đình ông Thông là bữa tiệc mừng sau nhiều năm từ đám tang bà Thông. Bữa giỗ bà Thông năm sau, sau một năm cô Út ruột kèm cô Út nuôi học hành tới nơi tới chốn. Bữa giỗ kế tiếp, bữa tiệc trong mơ đã có sự hiện diện của gia đình cô gái, có hai người là cha mẹ vợ mà kêu con rể bằng ông thầy.
 Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Nhạc sĩ Cung Tiến