Hôm nay,  

Thứ Sáu Đen / Black Friday

17/12/200800:00:00(Xem: 195009)

Thứ Sáu Đen / Black Friday
 
Tác giả: Phúc Thiện Nhật
Bài số 2485-16208562-vb4171208

Tác giả tên thật là Phùng An, hiện là cư dân Westminster, Nam California, tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 1975, công chức VNCH. Từ năm 1975 đến 1979: Bán chợ trời. Năm 1980: Vượt biên đến Mỹ. Nghề nghiệp ở Mỹ: Electronic Technician. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là bài "Cơm Chỉ".

***
                                                                                                                                        
Mặc dù ngày "Thứ Sáu Đen" đã qua,  tôi muốn ghi lại vài điều vui nho nhỏ  trong ngày hôm ấy,  hy vọng quý vị có thể tiếp tục nở nụ cười  muộn màng cho vơi bớt sự lo âu trong thời đại suy thoái kinh tế toàn cầu đang đè nặng trên đôi vai mọi người.
Từ ngữ "Thứ Sáu Đen" ở Mỹ đã có từ lâu,  có thể từ khi chưa có cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản định cư tại Hiệp chủng quốc Hoa kỳ.   Tuy nhiên, những năm gần đây,  nhờ phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến rộng rãi đã làm ngày "Thứ Sáu Đen" tăng thêm phần hào hứng, vội vã,  náo nhiệt.
Thông thường hàng năm,  ngành thương mại ở Hoa kỳ,  ngày nào cũng có quảng cáo, 
chổ này bán "xeo" (on sale),  chỗ kia giảm giá;  đặc biệt,  những ngày lễ lớn quanh năm các khu "sốp-ping" cạnh tranh nhau bán "xeo" để thu hút người tiêu thụ.  Tuy nhiên,  ngày thứ sáu sau ngày lễ Tạ ơn (Thanksgiving) là ngày mở màn việc mua sắm của mùa lễ lớn trong năm. Mùa lễ mua sắm khởi từ ngày Thứ Sáu  cuối của tháng 11 năm nay sẽ kéo dài đến sau ngày New year năm yới. Ta quen gọi là mùa này là  "Holiday Season" hoặc "Greeting Season". Và đây cũng chính là mùa mua sắm. Mùa này mọi người tự nghĩ mình có bổn phận phải mua quà mừng Giáng Sinh và năm mới để tặng cho bà con,  họ hàng,  bạn hữu thân quen. Bổn phận này  đã trở thành truyền thống vui đẹp, nhưng thông lệ này cũng là cực hình với nhiều người. Bởi vậy mà Ngày Thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn hàng năm được đặt cho biệt danh là  Black Friday.
Trở lại ngày "Thứ Sáu Đen" năm 2008.  Trong thời gian bận rộn lo bữa tiệc ngày lễ tạ ơn,  tôi thấy ngày nào "bà xã" lấy thơ cũng mang vào cất giữ đầy đủ các loại báo "xeo",  "bà xã" đọc kỹ và giữ lại nhiều tờ,  mấy cha con tôi chẳng bận tâm vì từ ngày đời sống 2 người gắn liền với nhau,  việc chợ búa,  mua sắm những vật dụng linh tinh hầu hết do  "bà xã" đảm đang,  tôi chỉ có bổn phận mỗi 2 tuần mang về tấm "check" bốn hàng số để "bà xã" lo toan mọi việc là  niềm hạnh phúc trong tầm tay đối với gia đình tôi.
Bữa tiệc lễ Tạ ơn trong gia đình, "bà xã" trổ tài nấu nướng, làm những món ăn theo khẩu vị người Á đông,  vừa ngon,  vừa đậm đà mùi vị quê hương.  Sau bữa cơm tối, bà xã  đột nhiên thay đổi thời khoá biểu, việc bếp núc vừa xong,  nhỏ nhẹ nói :" mình đi ngủ sớm nghe anh".  Câu nói đường đột,  bất thường làm tôi loé lên ý nghĩ hơi lãng mạn,  hay là nhân dịp nghĩ lễ cuối tuần 4 ngày,  bà xã muốn . . . nhưng vội xua đuổi ý nghĩ ấy ngay; tuy nhiên, hơi thắc mắc vì thường ngày sau bữa cơm tối bà xã thích ngồi ở phòng  khách xem DVD Thuý Nga,  Vân Sơn hoặc Asia, thỉnh thoảng cũng xem phim bộ Hồng kông,  Đại Hàn hay Việt nam chờ mấy đứa nhỏ học bài đến gần nửa đêm nhưng hôm nay mới hơn 8 giờ đã nhắc nhở mấy đứa nhỏ làm xong "home work"chuẫn bị ngủ sớm.
Sự tĩnh mịch ở chốn phòng the trong ánh đèn ngủ dịu dàng,  thơ mộng,  bà xã thì thầm nói : "Ngày mai "Thứ Sáu Đen", em đã dặn thằng lớn (đứa con trưởng nam vừa tròn 18 tuổi) sáng mai ở nhà trông nom 2 đứa em,  ba má đi  sốp-ping sớm,  má không muốn cho 2 em con biết chúng đòi đi theo bận rộn lắm."  À,  thì ra,  hôm nay đi ngủ sớm vì ngày mai "Thứ Sáu Đen",  các Mall mở cửa sớm,  thời hạn bán "xeo" cũng chấm dứt sớm.
Nằm bên nhau chờ giấc ngủ,  vẫn nhỏ nhẹ ngọt ngào,  bà xã nói :" Ngày mai mở màn mùa mua sắm những ngày lễ cuối năm,  một năm chỉ có một ngày,  họ "xeo" nhiều chỗ và nhiều  thứ.  Hổm  rày em thu giữ (collect) báo "xeo" để dành,  có những món hàng ho giảm giá từ 75% đến 80% "ốp" lận.  Hôm nay em muốn anh  ngủ sớm sáng mai 4 giờ khuya dậy chuẩn bị đưa em đi kẻo người ta đến trước xếp hàng dài mình phải chờ đợi lâu những người vào trước mua hết hàng "xeo".
Những lời bà xã thủ thỉ bên tai trước khi ngủ,  tâm trạng tôi lẫn lộn vừa vui, vừa buồn.  Vui vì sự liên đới tình nghĩa vợ,  chồng  khi bà xã vui thì "ông xã" cũng vui;  buồn vì những khu sốp-ping mở cửa sớm quá làm mất giấc ngủ nhân ngày nghỉ cuối tuần.
Xe vừa ra khỏi sân nhà,  bà xã nói: "Em đọc trong các báo "xeo" và điện thoại hỏi các bạn,  khu sốp-ping nào cũng "xeo",  Mall nào cũng mở cửa sớm nhưng anh đưa em đến khu sốp-ping gần nhà kẻo trễ.  5 giờ khuya Mall mở cửa nhưng  2,  3 giờ sáng đã có người đến xếp hàng  vì số lượng hàng "xeo" ít và họ chỉ "xeo" đến 10 giờ sáng thôi."
Ra đến đường lớn,  tuy buổi sáng tinh sương nhưng đường phố đã tấp nập xe cộ,  có lẽ thiên hạ cũng cùng chung mục đích như chúng tôi.  Đến khu thương mại gần gũi trong cộng đồng,  chưa  tìm được chỗ đậu xe, đã thấy dòng người xếp hàng ngoằn ngoèo dài ra tận bãi đậu xe.  bà xã tỏ ra lo lắng bảo tôi dừng xe xuống nối đuôi xếp hàng tôi từ từ tìm chổ đậu xe vào sau,  Nàng không quên nhắc tôi đem theo chiếc xe tay (rolling cart) nàng thường xử dụng khi đi chợ trời. Nàng dặn dò: "Khi vào Mall anh đến tìm em tại khu bán ví xách tay phụ nữ,  nếu không thấy em,  anh đến khu bán áo,  quần "nhỏ" (under wear) của phụ nữ,  em sẽ ở quanh quẩn 2 khu đó trước khi vào khu bán áo  quần và dụng cụ làm bếp."  Tôi chỉ trả lời một tiếng ngắn,  gọn: "ô kê", vội chạy xe tìm chỗ đậu.
Vừa thấy tôi đến khu bán bóp xách tay phụ nữ, bà xã đưa 2 bóp xách đắc ý vừa mới chọn  cho tôi xem,  khoe:" 2  bóp này em thích lắm,  cái lớn khi đi xa em có thể mang theo đủ các loại phấn, son, nước hoa  hoặc những thứ linh tinh em cần,  cái nhỏ trông xinh xắn,  dễ thương em cầm tay khi đi dạ tiệc hoặc họp bạn,  hội hè với anh,  nhìn đẹp và trẻ trung hơn."  Muốn bà xã có niềm vui trọn vẹn trong ngày "Thứ Sáu Đen",  tôi xem kỹ 2 chiếc ví xách tay,  khen :" Đẹp,  đẹp thật.  Em khéo chọn quá."  Tôi thầm thán phục đôi mắt thẩm mỹ và sự tính toán của bà xã.  Trước khi đưa 2 bóp xách cho tôi bỏ vào xe tay,  bà xã chìa 2 bảng giá cho tôi xem,  khoe :"Anh xem này,  giá bình thưòng  $75.99,  họ "xeo"  50% ốp,  hôm nay "Thứ Sáu Đen" họ bớt thêm $10.00,  em chỉ phải trả $ 27.99 cộng thêm tiền thuế.  Rẻ quá!  Giá này họ chỉ áp dụng từ 5 giờ đến 10 giờ sáng nay thôi,  nếu mình đi trể không mua được uổng lắm,  phải không anh"  Cái bóp nhỏ này giá rẻ hơn,  chỉ còn một cái thôi,  nếu em đến trễ họ "lượm" mất rồi."   Nàng vừa nói,  vừa mĩm cười mãn nguyện. Tôi cũng biểu đồng tình.  Bởi lẽ,  bất cứ đấng mày râu nào,  khi đã yêu "vợ"  phải chìu "vợ" thôi.  Vả lại,  đối với tôi sở thích của bà xã là quyết định tối hậu,  tôi luôn luôn tôn trọng cho vui cửa,  vui nhà,  mấy đứa nhỏ cũng vui luôn.
Màn một mua bóp xách tay đã qua,  tiếp theo màn 2 mua "đồ phụ tùng" (under wear) của phụ nữ.  Đây là màn chính trong vở kịch ngày "Thứ Sáu Đen".  Nhìn vào khu bán "đồ phụ tùng" của quý bà,  quý cô tôi phân vân,  ngại ngùng không biết nên theo bà xã vào xem hay đứng bên ngoài chờ đợi.  bà xã rảo bước đi trước,  nói với lại :"Anh theo em vào trong này,  khi em lựa chọn anh góp ý,  chọn xong anh giữ dùm em."  Được lời như cởi tất lòng,  tôi hiên ngang bám sát bà xã vào tận "khu rừng cấm". Nhìn khắp đó,  đây thấy toàn  những loại hàng "làm đẹp bên trong" cho quý bà,  quý cô,  có người gọi nôm


na là đồ trang trí "nội thất".  Họ gọi dí dỏm bằng cụm từ này có ý nghĩa bóng bẩy nghe
cũng gợi cảm,  dễ thương.  Nếu kiểu, cỡ đồ trang trí "nội thất"đẹp,  màu sắc thích hợp sẽ làm cho "nội thất" tăng thêm sức quyến rủ,  hữu tình.
Nhờ chiếc xe tay có 2 cái bóp xách kéo theo bà xã,  tôi  được dịp vào tận nơi,  nhìn tận mắt,  có lúc sờ tận tay những món hàng tuy quen thuộc nhưng cũng xa lạ đối với quý ông. 
Tôi đảo mắt nhìn quanh đó đây, ngoài tôi,  không thấy bóng dáng đấng mày râu nào khác ở khu vực này.  Quý bà hầu hết mái tóc đen, lác đác vài mái tóc nâu,  không có mái tóc bạc.  Đúng bên cạnh nhìn bà xã lựa chọn.  Ô!  Hàng hàng,  lớp lớp đủ màu,  đủ kiểu,  đủ cỡ (size).  Nếu ở nhà tôi chỉ thấy vài màu,  vài kiểu và .  .  . 1 cỡ thôi nhưng ở đây chưng bày  những kiểu,  cỡ (size) từ tuổi ô mai đến lớp tuổi trên,  dưới "ngũ tuần". Tôi nghe đâu đó có tiếng bàn tán,  hỏi han : "Má ơi,  kiểu  này giá thường $39.99 "xeo" còn nữa giá mua được không má"  Có tiếng trả lời :" Con mang  "cỡ" (size) số mấy,  nếu vừa và con thích,  mua đi,  sau 10 giờ họ không còn "xeo" nữa đâu."  Ôi! "Thứ Sáu Đen",  không biết mi đem đến cho ai niềm vui và cho ai nỗi buồn. bà xã và mọi người chăm chú lựa chọn,  tôi tha hồ dỏi mắt quan sát toàn khu,  nghĩ ngợi mong lung tìm niềm vui bằng sự tưởng tượng.  Tôi không biết những nhà vẽ kiểu thời trang cho quý bà,  quý cô căn cứ vào tiêu chuẫn nào,  nhìn thấy những mẫu mã thực ở đâu đã vẽ những kiểu thời trang độc đáo này,  kích cở ôm sát,  gọn gàng;  màu sắc đơn giản mặc vào nhìn vừa đẹp,  vừa quyến rủ.   
Bất chợt tôi nghe có tiếng gọi,  anh ơi,  bước lại gần, bà xã đưa trước mặt tôi một mớ "đồ phụ tùng" vừa lựa xong đủ màu,  trắng,  đen,  hồng,  bông,  sọc  bảo để trong xe tay đi qua khu bán quần,  áo trước khi đến khu bán dụng cụ làm bếp.
Lặn lội theo bà xã  hơn 3 tiếng đồng hồ trong Mall,  nhìn chiếc xe tay,  ngoài những thứ hàng đang "xeo" giá rẻ,  những dụng cụ làm bếp cần thiết cho gia đình, vài chiếc áo lạnh mùa đông cho tôi và máy đứa nhỏ cộng với những thứ linh tinh của bà xã  tôi ước tính tương đương gần hết 2 tuần lương có làm giờ phụ trội.
Hoạt cảnh trong Mall ngày "Thứ Sáu Đen" cũng vui đáo để. Có vài người bồng bế con thơ theo,  bà vợ trẻ vội vã mua,  sắm kẻo hết hàng "xeo" hoặc giờ "xeo" qua nhanh,  ông chồng trẻ vừa khệ nệ bưng nôi em bé,  vừa mang theo bình sữa,  tã,  khăn . . . bám sát theo phu nhân trẻ.  Vài gia đình đem cả "bầu đoàn thê tử" vào Mall như dạo chơi trong khu giải trí.  Lớp người vào trước,  mua đủ hàng nối đuôi nhau trước quày tính tiền, nhiều người ngáp ngắn,  ngáp dài vì sáng nay phải thức sớm. 
Nhìn đồng hồ đã gần 9 giờ,  hàng người nối đuôi nhau tính tiền từ từ dài thêm.  Tôi thèm ly cà phê buổi sáng như thường ngày nhưng đành nhịn thôi.
Vào sốp-ping Mall phải xếp hàng,  ra khỏi sốp-ping Mall cũng xếp hàng.  Không biết  doanh nhân nào đã nghĩ ra cách quảng cáo giảm giá oái oăm, tạo cho người tiêu thụ tâm lý tranh dành,  vội vã đi mua sắm. Nghe nói hàng năm đều có tai nạn chết người xảy ra vì vụ này. Vậy mà...
Thời gian xếp hàng chờ trả tiền,  tôi thầm nghĩ vẩn vơ,  mỗi năm chỉ có một ngày "Thứ Sáu Đen",  nếu tuần nào cũng có "Thứ Sáu Đen" chắc ngân quỷ của nhiều gia đình cũng . . .  "Đen" (theo nghĩa tiêu cực) luôn.
Ra khỏi bãi đậu xe đã gần 11 giờ,  trên đường về trời đã sáng hẳn,  cơn buồn ngũ không còn hành hạ tôi như buổi sáng sớm lúc ra đi. Thoáng nhìn bà xã ngồi bên cạnh,  tuy sáng sớm vội vả đi chỉ trang điểm qua loa nhưng sắc diện vẫn đẹp mặn mà ở lớp tuổi "tứ tuần" ,  tỉnh táo và vui hẳn hơn thường ngày (không phải nịnh đầm đâu nhé),  mở cell phone có loa phóng đại (loudspeaker)) gọi hỏi thăm bạn be :
- Hello,   chị Nancy  đó hả"
- Hello,  chào chị Dung.  Làm gì mà gọi giờ này "bà""
- "Mình" đang ở Mall về.  Hôm nay "bà" có đi sốp-ping không"
-  Đang ở trong Mall đây.
-  "Bà" mua được gì chưa"
- Tại "ông xã" đưa đi trể quá,  giờ này còn đang lòng vòng chưa mua được gì cả.
- 5 giờ sáng "tui" đánh thức "ổng" dậy,  "ổng" cứ nằm lăn qua,  lăn lại đến hơn 7 giờ mới ra khỏi nhà.  
 -    "Bà" mua được nhiều không"
-   Nhiều.  Có món họ giảm đến 80% lận.
 -   Trời!  Ở Mall nào mà rẻ quá vậy"
 -   Mall gần nhà "mình" nè. Tội nghiệp "ông xã" "mình",  thức khuya,  dậy sớm đi làm cả tuần,  có ngày nghỉ "mình" cũng bắt "ổng" dậy lúc 4 giờ khuya đưa đi sốp-ping.  "Mình" vừa đánh thức "ổng" dậy liền còn vui vẻ nhắc : "Em nhớ mặc áo lạnh kẻo xếp hàng ngoài Mall chờ đợi lâu,  lạnh lắm."
-   Ở đây nhiều thứ họ cũng "xeo" tận cùng luôn nhưng "tui" đến trể,  những người đi sớm họ mua hết đâu còn đến lượt mình.
-   Uổng quá há"  Nếu "ông xã" "bà"đưa đi sớm chắc "bà" mua đầy "cốp" xe chứ gì.
 -   "Bà" mua được nhiều đồ đẹp không"
-   Đẹp lắm.  Đồ của "ông xã" và mấy đứa nhỏ cũng có;  đồ nhà bếp cũng có; đồ của "mình" linh tinh đủ thứ,  nhứt là những món "đồ phụ tùng" của chị,  em mình nhiều kiểu mới, lạ đẹp như những kiểu bày bán ở Victoria  s  Secret dó.  Hôm nào có dịp qua đây cho xem "bà" sẽ mê luôn.
-   "Ông xã" "bà" chìu "bà" quá hén.  "Ông xã" "tui" thức khuya cở nào cũng được   nhưng dậy sớm không quen. Giờ này gần hết giờ bán "xeo" rồi.
- "Ông xã" "mình" "xố drách" (số một)  lúc nào cũng chìu "mình" và thương mấy đứa nhỏ miễn sao việc gia đình "mình" quán xuyến,  đảm đang  là "ổng" háp-pi" (happy).  "Ổng" là "nôm-bờ one" mà.
- "Ông xã" thấy "tui"không mua được hàng "xeo" hôm nay sợ "tui" buồn hứa kỳ sau sẽ dậy sớm chứ không "ngũ nướng" nữa.
 -   Còn vài tuần nữa đến lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch, "bà" kêu "ổng" chở đi mua bù lại.  Họ còn "xeo" dài dài mà,  "bà" tha hồ mua.
-   Hàng năm chỉ có ngày "Thứ Sáu Đen" họ "xeo" nhiều, lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch nhiều chổ cũng "xeo" nhưng không rẻ như hôm nay đâu.
-   Thôi,  bye nghen,  "mình" về gần tới nhà rồi.
-   Bye                      
Nghe mẩu điện đàm của bà xã tôi cũng mát lòng, mát dạ,  tự nghĩ,  thế hệ trước đây,  ông cha ta thường dùng câu "nâng khăn, sửa túi" nói lên hình ảnh người vợ hiền,  tam tòng, tứ đức. Ngày nay dùng khăn giấy nên không cần nâng khăn; Lãnh lương bằng chi phiếu, đi sốp-ping xài thẻ tín dụng, động tác sửa túi cũng lỗi thời;  Tuy nhiên, có bà xã  quán xuyến,  đảm đang trong gia đình cũng nói lên hình ảnh đẹp của người vợ hiền.
 Suốt tuần lễ trước ngày "Thứ Sáu Đen", mở hệ thống truyền thanh hoặc truyền hình,  đài nào cũng cổ võ cho ngày "Thứ Sáu Đen".  Chữ "Đen" hôm nay mang ý nghĩa lợi lộc. 
Màu đen ghi sự thắng lợi, thành công trong hệ thống kế toán của thị trường chứng khoán. Biểu thị phần lãi trong ngành thương mại cũng đươc ghi bằng màu mưc đen (theo sự mạn đàm của đài Little Saigon Radio trong một chương trình "Chào Bình Minh").
Thừ Sáu Đen, chữ đen ở Mỹ không đến nỗi như chữ  "Đen" trong tháng Tư mang nhiều kỷ niệm đau thương bất hạnh,  ly tán cho dân tộcViệt nam mà cộng đồng người Việt vẫn thường gọi là "Tháng Tư Đen". 
Ý nghĩ miên man của tôi vừa dứt,  xe cũng về đến nhà.  Mấy đứa nhỏ vừa mừng,  vừa lăng xăng phụ mẹ đem vào nhà những "chiến lợi phẩm" vừa thu được ở sốp-ping Mall bằng thẻ tín dụng.  Nhìn vợ con vui tươi, tôi cũng vui lây và tự hào về mái ấm gia đình của mình. 
Hy vọng ngày "Thứ Sáu Đen" sang năm tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu không còn là nỗi ám ảnh cho nhân loại để bà xã và mấy nhỏ có thêm "chiến lợi phẫm" nhiều hơn.
Phúc Thiện Nhựt  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,779,676
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến