Hôm nay,  

Trái Tim Sư Tử

15/11/200800:00:00(Xem: 150488)

TRÁI TIM SƯ TỬ

Tác giả: Phạm Hoa Trắng
Bài số 2458-16208535-v7151108

Tác giả tên thật là Phạm Thị Huệ, sinh năm 1954, hiện là cư dân Santa Ana. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, với tựa đề "Tạ Ơn Trời, Nhớ Ơn Bác" để tưởng nhớ một ân nhân đã nuôi ăn, nuôi học cho tác giả, khi bà còn là một học trò nạn nhân chiến tranh.  Vị ân nhân đó là Đại Tá VNCH Trần Cửu Thiên, chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp.  Theo bài viết, bác Thiên đã qua đời trong nhà tù cộng sản. Nhờ bài viết tác giả đã gặp lại  vị ân nhân cũ: Cựu đại tá Trần Cửu Thiên, hiện là một cư dân cao niên mạnh khoẻ của California. "Sự sống trân quí" là đề tài bài viết mới nhất của tác gia.û

***
Tôi may mắn được xem một chương trình thế giới loài vật ở kênh TV số 72 về tình yêu của một loài sư tử vốn ưa ăn thịt người và động vật. Chương trình đó có tên:"Trái Tim Sư Tử". nguời phụ nữ làm phóng sự đó là người Mỹ, tôi không nhớ rõ tên cô ấy nhưng nhờ "TRÁI TIM SƯ TỬ" đã làm cho cô ấy, tôi và cả một bộ lạc ở rừng rậm Amazon phải rơi lệ ...
Trong một vùng núi đồi hoang dã, giữa muôn ngàn thú dữ chỉ chực chờ con mồi sơ hở để tấn công và ăn tươi nuốt sống. Có một chú nai con lạc mẹ đang ngơ ngác: "Mẹ ơi, mẹ ở đâu"". Trong nỗi lo sợ tột cùng, ngày giờ sinh tử đã đến, bỗng một con sư tử già phóng tới, nai con tưởng giờ chết của mình đã đến, nhưng không, bác sư tử kia vội vàng dũng cảm xông vào chiến đấu với con sói rừng bảo vệ cho chú nai con. Từ đó, nai con lúc nào cũng quân quẩn đi theo bác sư tử già và sư tử trở thành cha nuôi của chú nai con. Có lẽ bạn không thể tin được nhưng đó là chuyện có thật.
Ngày qua ngày, nai con càng ngày càng ốm vì thiếu sữa mẹ, bác sư tử không biết làm sao để dỗ dành nai con ăn thức ăn mà bác đã kiếm về và sư tử càng ngày càng già, nên không còn đủ sức để bảo vệ nai con. Một ngày kia, trong lúc bác sư tử đi kiếm thức ăn, nai con đang nằm trong nơi ẩn náu bỗng một con báo chồm tới vồ lấy nai con. Nghe tiếng nai kêu cứu, bác sư tử vội vàng quay lại nhưng đã muộn rồi, con báo đã lôi nai con đi xa. Bác rán sức đuổi theo nhưng vì sức cùng lực kiệt bác không thể đuổi kịp con báo, bác đành bất lực nhìn đứa con nai bé bỏng đang hấp hối trong nanh vuốt độc ác của loài báo. Bác đau đớn, lòng quặn thắt, khuôn mặt lộ ra sự hối hận tràn trề và dường như có một giọt lệ lăn dài trên khoé mắt. Từ đó, bác sư tử không còn tha thiết sống nữa. Mỗi buổi hoàng hôn, bác vẫn hướng về nơi đứa con thơ bé đã đau đớn ra đi. Bác vẫn ngậm ngùi, xót xa hằng đêm mơ về chú nai con yêu dấu ...
Trong thế giới văn minh hiện đại, con người có những ý tưởng tự do, ích kỷ, đó là nền văn minh của "sự chết". con người chà đạp lên nhau để sống, bán cả phẩm giá mình cho sự sống còn, bán con để lấy tiền nuôi thân và giết con để tự do, rảnh rỗi, hưởng lạc ...
Tôi còn nhớ một câu chuyện: Có một bà mẹ kia trong một cơn động đất, nhà cửa sụp đổ, bà và đứa con bị mắc kẹt trong một khoảng trống nhỏ dưới đống hoang tàn đổ nát. Sau vài ngày, bà không còn chút sữa nào để cho con bú vì chính bà cũng đuối sức vì thiếu lương thực và nước uống. Trước sự sống còn của đứa bé và vì tình thương mãnh liệt dành cho đứa con bé bỗng, bà quyết định dùng mảnh thuỷ tinh bể gần đó rạch ngón tay mình và đặt vào miệng con trẻ với chút hy vọng mỏng manh cuối cùng là con mình sẽ sống sót. Hành động của bà thật dũng cảm, cao cả và tràn ngập tình mẫu tử bao la, vô bờ bến. Đúng như bà mong ước và quả là một phép lạ, đứa bé đã được cứu thoát sau 7 ngày dưới lòng đất. Có lẽ Chúa đã cảm động trước sự hy sinh quên mình của bà mẹ và đưa tay gìn giữ đứa bé hoặc cũng có thể bà đã đến trước tòa Chúa cầu xin Ngài bảo vệ con mình. Đứa bé thật sự đã sống sót nhờ máu của mẹ nó, còn bà mẹ đã ra đi tự bao giờ, ngón tay còn nằm trong miệng đứa con. Đội cứu hộ mang em bé vào bệnh viện săn sóc và vài tuần sau bé đã khoẻ mạnh trở lại.
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Hổ dữ còn không ăn thịt con" nhưng ngày nay, trong nhiều nghịch cảnh, có không ít những thai nhi đã bị huỷ hoại  khi còn trong trứng nước, không một chút tự vệ. Thương thay những thai nhi bé bỏng, các em không thể chạy trốn, không thể chống lại hành động độc ác của bố mẹ và cũng không thể kêu lên một tiếng oan ức: "Mẹ ơi! Tại sao mẹ lại giết con""
 Xin hãy nói cho họ biết: khi một tinh trùng của người đàn ông kết hợp với một trứng noãn của người phụ nữ thì sự sống thai nhi đã bắt đầu từ đó. Vâng, kể từ đó thai nhi đã có một linh hồn chứ không phải đợi đến 3, 4 tháng mới có linh hồn. Nếu cha mẹ cho phép em được sinh ra thì chắc chắn các em cũng sẽ lớn lên, xinh đẹp, khôn ngoan và có tương lai rực rỡ như những người khác. Xin hãy giữ lại sự sống cho các em và để các em tự định đoạt cuộc đời của mình, xin đừng chỉ vì lợi ích nhỏ trước mắt mà vội vàng tước đi cuộc sống quý giá của các em.
Ngày nay, người ta cũng khám phá ra rằng: thai nhi ở trong bụng mẹ vẫn thích nghe nhạc, nghe lời âu yếm của cha mẹ, thích ba sờ lên nó khi xoa tay vào bụng mẹ. Những tiếng chửi rủa cuả người cha trong cơn say sẽ làm cho thai nhi buồn tủi, cô đơn, khi sinh ra đứa bé sẽ không được khôn ngoan, đôi lúc nóng nảy, quấy phá. Vì vậy, cha ông ta đã dạy: khi người phụ nữ mang thai, điều tốt nhất là hiền dịu, vui vẻ, yêu thương mọi người chung quanh thì những đức tính đó sẽ làm cho đứa bé sau này ra đời là một người đạo đức, yêu người, vị tha, thảo hiếu...


Vậy tại sao chúng ta không đón nhận con cái như một Hồng Ân của Thiên Chúa" Các thai nhi chẳng có tội tình gì cả, các em rất đơn sơ, ngây thơ đón chờ một cuộc sống mới thì tại sao chúng ta lại quá nhẫn tâm cướp đi hạnh phúc nhỏ nhoi của các em là được nhìn thấy ánh mặt trời, trong khi đó có biết bao cha mẹ đang phải tần tảo, hy sinh bản thân mình vì đàn con thơ.
Hôm nay, ở trên quả địa cầu nầy, có vô số linh hồn thai nhi đang lang thang vất vưởng vì chưa được một ai giải cho kiếp tội Tổ tông truyền. Tiếng khóc than oan ức của các em đang làm cho những nhà lãnh đạo tinh thần nhức nhối tâm can.
Tôi biết tại Việt Nam hiện nay, các cha dòng Chúa Cứu Thế đang dùng mọi nổ lực để giúp đỡ các bà mẹ trẻ nếu lỡ bồng bột cũng xin giữ lấy thai nhi, các ngài sẽ tìm cách giúp đỡ về vật chất để nuôi các em bé. Các bà trong hội "bảo vệ trẻ em" thường vào các bệnh viện phụ sản xin chị em phụ nữ giữ lại các thai nhi, các bà sẽ chăm sóc các em. Một số người đi lượm lặt thai nhi bị vất bỏ ở các trạm xá, đem về chôn cất trong các viên gạch nhỏ và xây thành ngọn tháp gọi là ngọn tháp thai nhi. Tôi tự hỏi: Liệu trong tương lai ngọn tháp đó sẽ cao đến đâu"
Và đây là một câu chuyện có thật tại Mỹ: Có một cô bé khoảng 16 tuổi, đang học high school ở một trường local. Trong độ tuổi hoa niên mơ mộng nhưng vì ảnh hưởng môi trường xã hội và ham chơi theo bạn bè trang lứa, cô lỡ bồng bột và đã mang thai. Tất cả mọi thành viên trong gia đình (cả cha mẹ cô) đều bắt buộc cô phải phá thai vì không muốn cô nghỉ học nhưng cô bé một lòng cương quyết:
- "Chẳng lẽ con không thể đi bán McDonal để nuôi con mình sao" Tại sao lại bắt con giết con của con" Nó có tội tình gì đâu! Con quyết bảo vệ nó!"
Và một em bé xinh đẹp, ngây thơ đã chào đời trong niềm vui của người mẹ trẻ. Cô bé vẫn tiếp t ục vừa đi học vừa đi làm kiếm tiền nuôi con.
Qua câu chuyện này, tôi liên tưởng đến những người mẹ Việt Nam, nhà con đông khổ sở nhưng vẫn chu đáo lo cho con ăn học nên người. Buồn thay! Có một số bà mẹ ngày nay đã quên đi nguồn cội và tinh thần Công - Dung - Ngôn - Hạnh của người phụ nữ Vi ệt Nam.
Ngày xưa ông bà, cha mẹ tôi đã sinh ra rất nhiều con, có gia đình đến 13 người, còn gia đình tôi có 8 người. Dù trong hoàn cảnh vật chất tùng thiếu, cha mẹ tôi vẫn hy sinh cho con cái. Từ 4 giờ sáng. mẹ tôi đã quảy gánh lên vai, bôn ba qua các ngõ chợ làng dể buôn bán. Cha tôi với ngọn đèn bão trong tay, chịu đựng cái giá lạnh mùa đông như cắt da thịt, ngày ngày ra sông đánh cá để đem về đổi lấy gạo cơm nuôi con cái học hành. Và giờ đây, chúng tôi đã khôn lớn, trưởng thành, biết thế nào là Chân, Thiện, Mỹ, có ai hư đốn gì đâu! Con cái có thành người hay không là nhờ lối giáo dục của cha mẹ và trường học. Cha mẹ là người hướng đạo, là ngọn đèn soi cho con cái, trường học là nơi đào tạo đức dục. Người học giỏi, thông minh mà không có phẩm chất đạo đức thì cũng chẳng là gì.
Gương các bậc tiền nhân để lại, chúng ta hãy noi theo, đừng quá lo về tiền bạc, sợ không lo nổi cho con hoặc không quan tâm đầy đủ đến các con vì có câu: "Trời sinh voi sinh cỏ", mọi sự đã có Chúa an bài, Ngài đã ban cho chúng ta con cái thì chắc chắn Ngài cũng sẽ giúp đỡ chúng ta trong mọi sự.
Tôi từng được nghe một câu chuyện: Có một người con trai đang tuổi lớn, cậu có tính ương ngạnh, hay bướng bỉnh cãi lời cha, đã nhiều lần bỏ nhà ra đi. Người cha bất lực, chán nản khi không biết dạy dỗ cậu thế nào. Một ngày kia, khi không dằn được cơn nóng giận, ông đã tát mạnh vào má cậu. Đứa con ngỗ nghịch nhìn cha với cặp mắt đầy oán giận và nó đã bỏ nhà ra đi như bao lần trước. Nhưng lần này nó ra đi thật sự, người cha ở nhà đợi chờ suốt 7 ngày không thấy con về. Ông bắt đầu lo lắng và vội đến một tòa soạn nhật báo xin đăng một mẫu tin nhỏ: "Baco! Con hãy tới tòa báo X. gặp cha vào lúc 3 giờ chiều ngày mai, cha đã tha thứ cho con rồi. Cha thương con nhiều lắm.". Chiều hôm sau, ông hồi hộp đến tòa báo mong rằng người con khờ dại của mình sẽ trở về nhưng thật không ngờ, khi ông đến nơi có tới 30 Baco chờ để gặp ông.
Đó là một gương trong muôn ngàn gương giáo dục của các bậc cha mẹ. Trái tim bao dung nhân hậu của cha mẹ sẽ chiến thắng lòng tự ái cuả các bạn trẻ. Xin đừng nói: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính", tất cả những gì ta dạy bảo và đối xử với các em sẽ trở thành nền tảng chính cho tính cách các em sau này.
Có lẽ các cha mẹ trẻ ngày nay không có thời gian để tìm hiểu về phương pháp tránh thai tự nhiên, không cần dùng thuốc, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tôi xin mách cho các bạn hai phương pháp mà tôi đã thực hiện thành công:
- Theo dõi chu kì kinh nguyệt cuả OGINO KNAUS.
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể: khi người phụ nữ đến ngày rụng trứng, thân nhiệt sẽ tăng lên từ 37ẮC đến 38ẮC hoặc từ 90ẮF đến trên 100ẮF. Trong giai đoạn này có thể thụ thai nên cần tránh chuyện vợ chồng nếu không muốn có con.
Đó là chút kinh nghiệm bản thân, xin gởi đến các bạn để chúng ta cùng nhau xây dựng thế giới tươi đẹp này tràn đầy tình thương và sự sống. Trong niềm tin của tôi, Chúa đã ban cho con người có sự sống tự nhiên và siêu nhiên, hơn hẳn mọi loài vật. Vì vậy xin mỗi người hãy trân trọng sự sống và nâng niu mọi quà tặng Chúa ban cho.
Phạm Hoa Trắng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,340,932
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.