Hôm nay,  

Người Thanh Niên Tự Lập

21/10/200800:00:00(Xem: 189104)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Tác giả: Nguyễn Lê

 

Bài số 2437-16208514-vb3211008

 

Tác giả Nguyễn Lê đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Định cư  tại Philadelphia, PA, ông bà là người đầu tiên mở nhà hàng ăn Việt Nam tại đây. Bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau, từ kinh nghiệm làm ăn, đời sống xã hội, tới nền nếp gia đình. Riêng những bài viết về kinh nghiệm mở nhà hàng ăn tại Hoa Kỳ rất được bạn đọc quí trọng.

 

***

 

Tuấn là một thanh niên tự lập.  Gương mặt quắc thước, cằm bạnh, mắt sáng, tóc để dài, nước da sạm nắng dày dạn phong sương.  Tuổi Tuấn chừng 30 trở lại, nhìn hình dáng bề ngoài trông rất ngầu.  Người bình thường không dám bắt chuyện làm quen, sợ bị đồng hóa với lớp người không lành mạnh.

 

Khi biết Tuấn, nói chuyện với Tuấn thì Tuấn không phải lớp người nhìn bề ngoài lầm tưởng như vậy.  Tuấn nói năng lễ phép, biết người trên kẻ dưới.

 

Không biết Tuấn qua Mỹ trong diện nào"  Chỉ thấy Tuấn đứng bán đồ điện tử, đồ chơi con nít và một số dụng cụ điển tử như ống loa, cassette, DVD, computer v.v...  Tuấn đứng bán hàng nói năng lưu loát, giá cả phải chăng, mặt hàng toàn đồ mới nên được sự tín nhiệm của khách hàng.  Tuấn luôn luôn bận cả tay lẫn mồm miệng.

 

Tuấn nhờ gian hàng đó nuôi được hai con, 1 trai, 1 gái và thúc đẩy khuyến khích vợ Tuấn đi học trở lại và đã tốt nghiệp ngành y tá điều dưỡng 4 năm

 

Vợ Tuấn tốt nghiệp ra trường, tiền bạc thoải mái nay đến lượt Tuấn cắp sách đến trường.  Nhờ chịu khó, siêng năng, miệt mài cộng thêm tính lanh lợi khi buôn bán, kinh nghiệm ngoài đời nên khi Tuấn bắt đầu đi học lại không thấy việc đèn sách là một gánh nặng, trái lại Tuấn rất thích thú và thấy sách vỡ, những bài giảng của giáo sư đại học là kinh nghiệm sống động, thực tế để áp dụng vào đời.  Sau 4 năm dùi mài kinh sử, Tuấn đã đạt được ước vọng ấp ủ từ lâu và cầm tấm bằng cử nhân thương mại 1 cách dễ dàng.

 

Nhìn lại những người cùng lớp tuổi, thấy họ không được cái may mắn như mình.  Tuấn đọc báo thấy 1 thanh niên homeless, ban đêm xếp hộp carton ngủ đường, ngủ chợ bến ngoài hàng hiên của khu phố chợ, ban ngày xin ăn.  Được nhà Chùa mở rộng cửa cho tá túc, cung cấp ngày 2 bữa ăn.  Ma quỷ đưa đường dẫn lối, người thanh niên đó nổi cơn điên, cầm con dao trong bếp đâm chém ông sư đến tuyệt mạng và cuối cùng thủ phạm bị kết án tù chung thân.

 

Một thanh niên khác đàn đúm ăm chơi, ngày quán café, đêm quán rượu.  Nhìn lại cuộc đời sau 30 năm trên vùng đất hứa, không có được mảnh bằng tốt nghiệp.  Nay đã ở tuổi ngoài 50, vẫn cơm đường, cháo chợ, a,b,c không có nhà, đi ở thuê.

 

Tuấn là một thanh niên khác người.  Say mê âm nhạc từ thuở nhỏ.  Tuấn tự học guitare và sáng tác nhạc.  Tuấn cho ra đời được 7, 8 CD nhạc không lời.  Những bản nhạc không lời khi nghe ta quên hết hiện tại, để tâm hồn thảnh thơi dẫn đưa ta tới một miền xa lạ, một khung cảnh đầy ánh sáng, lá vàng rơi lả tả của mùa Thu hoặc về một miền hoang lạnh, tuyết rơi phủ kín một vùng của một mùa đông đêm Chúa giáng sinh ra đời.

 

Tuấn mang những đĩa CD do mình sáng tác, mở ngay tại tiệm làm cho khách hàng say mê lắng tai nghe và mua CD của Tuấn mang về nhà tiếp tục thưởng thức khi màn đêm rủ xuống.

 

Tuấn thêm một đam mê nữa là mở phòng thu thanh để thỏa mãn một số yêu cầu của các bà hành nghề Nails, ban ngày nghe tân nhạc tại tiệm, ban tối tụ tập bạn bè rủ nhau ca hát karaoke.  Một số bà được bạn khen hay, khuyến khích tới phòng thu thanh, hy vọng để lại vài CD do chính mình ca, tặng bạn bè, thân hữu.  Tuấn nhờ vậy cũng quen biết được một số các cô, các bà, các ca sĩ mầm non.  Tuấn cũng mấy lần về Việt Nam học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp.  Mỗi lần về Việt Nam trở lại Mỹ, Tuấn lúc nào cũng là một ông chồng gương mẫu, yêu vợ, thương con.

 

Mộng kinh doanh buôn bán lúc nào cũng thôi thúc Tuấn bước vào sinh hoạt thương trường.  Mớ kiến thức ở nhà trường làm nền tảng để cho Tuấn tự tin, hy vọng đem ra thực hành.  Tìm hiểu thêm qua các bậc đàn anh đi trước, cộng thêm được những bằng chứng rõ ràng của mấy anh chị em bên vợ mở nhà hàng ăn thành công ở tiểu bang Florida và ở vùng lân cận.  Tuấn cũng tìm hiểu những nhà hàng ở ngay nơi mình cư ngụ, tìm hiểu địa điểm, phỏng vấn ngay mấy chủ nhà hàng hiện đang hành nghề v.v...

 

Rút kinh nghiệm thâu lượm được tại vùng đang cư trú, nhớ lại những bài học các ông thầy hướng dẫn ở đại học, Tuấn xếp đặt, trình bày chi tiết một business plan, một dự án chi tiết về kế hoạch kinh doanh để đệ trình cho các shopping malls, thuyết phục họ chấp thuận kế hoạch kinh doanh do mình hoạch định.

 

Ở Mỹ làm bất cứ việc gì họ cũng đòi hỏi kinh nghiệm.  Nhờ tự tin, kế hoạch sắp sẵn trong đầu để chuẩn bị trả lời những câu hỏi của người trong ban giám đốc cho mướn cơ sở kinh doanh.  Tuấn thuyết phục được họ.  Nhờ những trình bày kế hoạch rõ ràng, chi tiết có lý và hấp dẫn thuyết phục, họ đã để Tuấn thuê với giá rẻ, lại ứng thêm mấy chục ngàn đô la để Tuấn sửa chữa cửa tiệm rộng tới 7,000 square feet.  Tuấn lại được miễn trả tiền thuê trong vòng 5 tháng để Tuấn dư thì giờ thiết kế một nhà hàng khang trang, lịch sự, và xây cất theo kiểu Á Đông với background là tre, trúc và  cá Koi nhàn tản bơi lội trong hồ.

 

Tiền đâu ra để Tuấn thực hiện kế hoạch quy mô như vậy"  Vẫn kiến thức thu hoạch được ở nhà trường, Tuấn thuyết phục được nhà bank cho mượn $200,000 đô qua căn nhà thế chấp.  Dư dả tiền bạc, Tuấn đích thân bỏ công sức điều khiển thợ thuyền thiết kế bên ngoài, bên trong tiệm ăn tại một shopping sầm uất phía đông bắc ngoại ô thành phố Philadelphia.

 

Qua kinh nghiệm của những bậc đàn anh đi trước, Tuấn học được bài học là "Linh hồn của nhà hàng là phần đầu bếp."  Nhờ khéo tay, lanh lợi và uyển chuyển, Tuấn học được kỹ thuật nấu nướng, điều khiển nhân viên và cách xếp đặt các dụng cụ trong bêp sao cho thuận tiện, dễ dàng để khi hành nghề, các đầu bếp không mệt mỏi chạy qua chạy lại khi cần đồ để nấu nướng.  Một số người dự tính mở nhà hàng, ghé qua thăm Tuấn thấy cách xếp đặt, trình bày phía trong nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp rất thoải mái cho các nhân viên làm việc trong bếp.

 

Trong dự tính, Tuấn thoáng nghĩ có thể dàn dựng xong, khai trương, điều hành rồi lại tiếp tục đi xa hơn trong việc kinh doanh mở nhà hàng.

 

Điểm qua những thành công sáng chói vượt mức của các nhà hàng Lee's Sanwiches bên Cali, các nhà hàng Kim Sơn liên tục bành trướng hết tiệm này đến tiệm khác tại thành phố Houston và phụ cận.  Tuấn thấy phấn khởi bắt đầu theo chân các bậc huynh trưởng mang lại hãnh diện cho cộng đồng người Việt rải rác đó đây trên đất Hoa Kỳ.

 

Qua báo chí, truyền thanh, truyền hình và mạng lưới Internet, Tuấn còn được biết nhiều người Việt ở lớp tuổi Tuấn đã thành công mỹ mãn âm thầm và vô danh nên Tuấn ấp ủ mộng theo chân các bạn đồng lứa tuổi.

 

Nguyễn Lê

Ý kiến bạn đọc
04/10/201822:28:03
Khách
Bai viet hay, nhung ket cuc la dau? Sao khong noi chi ca ve ket qua cua viec mo nha hang het vay??!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến