Hôm nay,  

Vui Buồn Thưở Ấy.

18/10/200800:00:00(Xem: 331003)


Người viết: Khôi An

Bài số 2434-16208511-vb7181008Khôi An sang Mỹ đầu năm 1984 .
 Hiện nay cô là cư dân cuả Bắc California.
 Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử tại Intel Cooperation.
 Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô.
 Mong Khôi An tiếp tục viết thêm.
***

 

Thấm thoát mà muà Thu lại về .
 Không khí se se lạnh của những ngày đầu thu đi đôi một cách lý tưởng với vị đắng duyên dáng và hương thơm nồng đượm của một tách café nóng.
 Vì thế tiệm café Starbuck ở gần nhà tôi càng thêm mời gọi và ấm cúng.
 Tôi yêu những buổi sáng rảnh rỗi hiếm hoi, ngồi trong tiệm nhẩn nha thuởng thức café và ngắm người qua lại .
 Ngay đối diện tiệm là một trường đại học, vì thế tiệm luôn đông khách sinh viên.
 Tuổi trẻ lúc nào cũng xinh đẹp, đầy tin yêu và sức sống.
 Nhìn họ, tôi như thấy lại hình ảnh của chị em tôi gần hai mươi lăm năm về trước.

Ngày đó, tôi và cô em kế mới đến Mỹ .
Vưà qua những ngày đói khổ ở Việt Nam, và vưà thoát khỏi tay cướp biển Thái Lan trong đường tơ kẽ tóc, trong mắt chúng tôi xã hội bình an, đầy đủ ở Hoa Kỳ quả là chốn thần tiên.
 Vì thế, dù phải đối phó với nhiều thay đổi trên miền đất mới và một chuơng trình học khá gay go chúng tôi thấy vẫn còn .

 dư sức lực để làm việc kiếm thêm tiền gởi về Việt Nam giúp gia đình còn kẹt lại.
 Tuổi trẻ sôi nổi với những "mộng với tay cao hơn trời" (*), cho nên giờ nhìn lại quãng thời gian đó quả là có lắm chuyện dở khóc dở cuời .

Ngày đó, chúng tôi học ở trườ ng đại học cộng đồng (community college).
 Thời đó máy vi tính cá nhân còn chưa có, nói gì tới Internet.
 Để giúp sinh viên tìm việc, nhà trường có một tấm bảng với chữ "JOBS" thật to dán bên trên.
 Các nơi có việc làm chỉ cần liên lạc với truờng, họ sẽ đuợc dành cho một góc nhỏ để ghim mẩu quảng cáo "Cần người" trên tấm bảng.
 Đám sinh viên Việt Nam chúng tôi gọi đó là "bảng Jobs".
Ngoài giờ học tôi và em gái đều làm việc trong Math Lab, nơi sinh viên có thể ghé qua để tìm câu trả lời cho một bài toán hóc buá hay nhờ giảng lại một vài lý thuyết chưa hiểu rõ.
 Việc làm trong Math Lab tưong đối nhẹ nhàng nhưng chỉ được vài giờ mỗi tuần vì ngân quỹ Work Study (vừa làm vừa học) có hạn mà lại phải chia đều cho đám sinh viên nghèo.
 Vì vậy chị em tôi đi thăm "bảng Jobs'' rất thường xuyên.
 Trong mắt chúng tôi "bảng Jobs" cũng buồn vui theo muà.
 Vào cuối Xuân và đầu Thu công việc thuờng lác đác, bảng vắng vẻ, quạnh hiu.
 Khi Hè sang hay Đông tới, bảng tưng bừng sinh khí với hàng loạt công việc ngắn hạn, muà Đông nhiều nhất là việc tính tiền và sắp xếp hàng hoá trong các thuơng xá, còn muà Hè thì phần lớn là công việc trong các khu giải trí.
 Hè đầu tiên chị em tôi cũng theo bạn bè xin việc làm trong khu giải trí Great America.
 Nhưng vì còn chân ướt chân ráo, chúng tôi nộp đơn hơi trễ.
 Hôm đi phỏng vấn, hầu hết mọi việc đã có người nhận, chỉ còn những việc nặng.
 Người quản lý phòng tìm người, một thanh niên Mễ cao lớn và nhanh nhẹn, nhìn chúng tôi bằng đôi mắt do dự.
 Rồi như không nỡ từ chôí vẻ mặt tràn trề hy vọng của hai chị em tôi, anh ta dẫn chúng tôi đến chỗ có việc làm còn sót lại.
 Trời! đến nơi tôi mới hiểu đuợc nguyên do sự ngập ngừng cuả anh ta.
 Công việc là giữ xe cáp cho hành khách lên xuống.
 Ai đã từng đi chơi ở Great America chắc đã biết loại xe này.
 Xe có hình dáng giống như một cái giỏ khổng lồ, chưá được 6 người khách và di chuyển trên sợi dây cáp bắt ngang khuôn viên cuả cả khu giải trí.
 Hành khách đi bộ mỏi chân cứ việc lên xe cáp, đi lủng lẳng trên cao, nhìn xuống phong cảnh vui nhộn bên dưới, thật là thích thú.
 Nhưng thích thú là nói về phần hành khách, còn phiá nhân viên thì.

 chẳng vui tí nào.
 Khi xe vưà ngừng, một nhân viên phải giữ xe lại, không cho xe đụng mạnh vào thanh cản và ngừng lúc lắc để hành khách lên xuống dễ dàng và nhanh chóng, nhuờng chỗ cho tốp khác đang chờ đợi.
 Muà hè công viên thưòng đông nên chuyến xe nào cũng chưá đủ 6 nguời.
 Tuy miệng giải thích công việc, ánh mắt cuả anh quản lý vẫn không dấu được vẻ nghi ngờ khả năng cuả chị em tôi.
 Cũng chẳng trách đuợc anh ta, bất cứ ai nhìn vóc dáng mảnh mai cuả chúng tôi bên cạnh chiếc xe tròn vo, nặng chịch chắc đều có cùng ý nghĩ.
 Tôi lắng tai nghe, miệng "OK" lia liạ nhưng trong lòng suy nghĩ lung lắm.
 Công việc nặng quá, từ chối thì dễ, nhưng không lẽ mới xin việc làm lần đầu tiên mà chịu thua dễ dàng vậy" Phen này tôi phải áp dụng câu "khỏe dùng sức, yếu dùng mưu", phải biết chọn lúc ra tay.
 Giữ xe lại sớm quá sẽ mất nhiều sức, mà níu trễ quá thì xe đâm sầm vào thanh cản.

 Khi tới phiên tôi thử, tôi đã nhắm đuợc khi xe chạy ngang lằn sơn nào là "thơì cơ hành động".
 Ngay lúc đó, tôi chụp lấy thành xe, dùng hết sức nặng bốn mưoi ký lô cuả toàn thân đu vào chiếc xe ngược chiều nó đang di chuyển.
 Trưóc ánh mắt ngạc nhiên của anh quản lý và cả em gái tôi, chiếc xe ngừng lại khá êm ái! Chắc anh quản lý tưởng tôi có võ! Thế là tôi được nhận làm trong khi em gái tôi phải đi về.
Nhưng.

 đúng là "phước hoạ khôn luờng", hè năm đó trong khi tôi vật lộn với mấy chiếc xe cáp, em tôi tìm được việc làm ở một tiệm bán bánh ngọt.
 Đến đây phải mở ngoặc nói thêm một chút về cô em gái đảm đang cuả tôi.
 Trong suốt 2 ngày lênh đênh trên tàu vượt biển, em tôi nằm vùi vì bị say sóng quá nặng.
 Vì thế lúc nào tôi cũng có ý nghĩ mình vừa lớn tuổi hơn vừa mạnh khỏe hơn, phải lo bảo bọc cho em.
 Nhưng từ khi sang Hoa Kỳ em tôi vụt lên như diều căng gió, học cũng giỏi mà làm việc thì nhanh nhẹn, tháo vát, cộng thêm tính tình hiền lương và tận tâm ít ai bằng.
 Tiệm bánh nơi em làm ai cũng trầm trồ khen em làm việc bằng hai nguơì, và sau một thời gian ngắn em đã trở thành cánh tay phải cuả cô chủ tiệm!Về phần tôi, nhiều hôm làm ca trễ, ra về khi công viên đã đóng cưả, cả người bải hoải, nhìn bóng mình xiêu vẹo, cô đơn trong bãi đậu xe vắng tênh, đôi khi tôi cũng thoáng buồn cho số mình.

 vất vả.
 Cũng may, sau hơn một tháng, tôi tìm được việc ở khu khác trong Great America.
 Chẳng biết kỷ niệm với xe cáp có giúp đôi tay tôi thêm "rắn chắc" hay không, nhưng chắc chắn nó đã cho tôi bài học đầu tiên trong đời đi làm trên nước Mỹ: khi đi tìm việc đừng nên tự ái hão mà nên cố gắng tìm việc hợp với khả năng để có thể làm đuợc lâu dài.
Nhưng bài học đầu tiên có lẽ vẫn chưa đủ nên con đường sự nghiệp của tôi vẫn còn nhiều lận đận
Sau mùa hè làm việc "giữ xe", tôi quyết định chỉ tìm việc nào hợp với sở trường cuả mình.
 Lúc đó là đầu thập niên 80, phong trào phim bộ Hồng Kông đang trở thành một sinh hoạt tưng bừng trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
 Các hãng chuyển âm làm việc ráo riết vì khách hàng trông chờ phim từng ngày.
 Thế là trên báo Triều Thành hiện ra những mẩu quảng cáo cần các giọng nam, nữ chuyển âm phim bộ.
 Nhớ lại có tới mấy người bạn ở trường từng bảo tôi có giọng nói "dễ nghe", lòng tôi lại nhen nhúm một hy vọng mới.
 Làm công việc chuyển âm cũng vui mà lại nhẹ nhàng chân tay, có lý quá! Đó là chưa kể cơ hội tham gia trong những phim mà tôi cũng rất thích nhưng không có thì giờ xem.
 Biết đâu tôi may mắn được nói cho những vai nữ yêu kiều như Cô Long (Tiểu Long Nữ) trong Thần Điêu Đại Hiệp hay quận chúa Triệu Minh trong Cô Gái Đồ Long.

 Biết đâu&Thế là một ngày cuối tuần đẹp trời, tôi uống môt ly nước chanh thấm giọng rồi đi xin việc.
 Sau khi lướt qua lá đơn tôi đã điền cẩn thận, chị trưởng nhóm chuyển âm đưa tôi một tờ giấy bảo đọc thử.
 Hít vào một hơi dài, tôi lấy giọng trầm bổng đọc những lời đối thoai với tất cả khả năng diễn tả của giọng nói từng được khen là "gợi nhớ Hà thành cuả những ngày xưa thanh lịch".
 Đọc xong, tôi liếc mắt đo luờng phản ứng cuả chị và thấy nét mặt chị không có vẻ gì hứng khởi cuả ngưòi mới khám phá một "mầm non đầy triển vọng".
 Chị nói "Giọng em ăn microphone, em đọc rõ ràng, nhưng vì em nói giọng Bắc nên chỉ hợp vai nào nói thiệt ít thôi".
 Hơi thất vọng nhưng tôi vẫn cố vớt vát "Thí dụ như vai gì hả chị"" "Thì như vai tì nữ nay người bán hàng.

" Thế là tôi đành.

 đi về.
 Đã sắm vai tì nữ mà còn phải ngôì chờ thật lâu để đưọc nói một câu (và dĩ nhiên tiền thù lao thì tỷ lệ thuận với những lời nói hiếm hoi này), tôi xin thua! Trên đường về, tuy không vui nhưng tôi cứ tủm tỉm cười cho cái.

 ngốc cuả chính mình.
 Dù không xem phim nhiều nhưng đáng lẽ tôi phải nhận thấy là giọng chuyển âm chính trong phim bộ luôn là giọng Nam.
 Tôi sinh ra ở Sài gòn, giọng Bắc là gốc nhưng giọng Nam cũng nói hoài với bạn bè, vậy mà lúc đi xin việc lại không để ý.
 Để tự an ủi, tôi đã rút ra bài học thứ hai: trước khi đi phỏng vấn xin việc, nên nghiên cứu về việc đó càng nhiều càng tốt.
 Như thế mình sẽ chuẩn bị đúng chỗ và tăng cơ hội thành công.
Trong một thời gian dài sau đó tôi đành yên phận với công việc làm trong Math Lab và kèm thêm Toán cho các bạn sinh viên trong trường.
 Có lẽ tôi có khiếu dạy học, vì qua việc làm này tôi đã có nhiều bạn mới.
 Một anh bạn nguời Afganistan gọi tôi là "cô giáo nhỏ" ("little teacher").
 Một cô bạn nguời Phi được điểm cao trong bài thi cuối năm đã mời tôi một bữa ăn ở nhà hàng Nhật.
 Đó là lần đầu tiên tôi đuợc ăn trong một nhà hàng sang trọng có đầu bếp vưà nấu vưà biểu diễn tại bàn.
 Tuy vậy, tôi vẫn mong có một việc làm nhiều giờ hơn và trả cao hơn mức lương tối thiểu cuả chương trình Work Study.


Một hôm, tôi thấy trên bảng Jobs có một quảng cáo từ một đại lý xe hơi: cần một cô thư ký thông thạo tiếng Anh và tiếng Việt.
 Thật là chưa có công việc nào thích hợp hơn! Tôi lập tức đi xin việc và đuợc nhận.
 Nhiệm vụ cuả tôi là giúp cho khách hàng Việt Nam điền các mẫu đơn cần thiết trong việc mua xe, sắp xếp và lưu trữ các hồ sơ theo mẫu tự tên cuả khách hàng.
 Boss của tôi l à một người đàn ông Việt Nam trạc hơn bốn mươi tuổi, ăn nói nhanh nhẹn, vóc dáng lịch sự trong những bộ vest may khéo.
 Ngày đi làm đầu tiên tôi diện bộ quần áo thanh nhã nhất (chả là ông boss bảo phải ăn mặc chỉnh tề để tiếp xúc với khách hàng) và đến sớm.
 Đi dọc theo hành lang của đại lý xe hơi bằng những bước chân nhẹ nhàng như có cánh, tôi thấy ước mơ đuợc có một việc làm văn phòng cuả tôi đã trong tầm tay với.

 Chỉ vài ngày sau tôi đã quen việc ngay.
 Có vài mẫu đơn tôi đều rành rẽ và hầu hết khách hàng tôi gặp đều lịch sự.
 Khi khách hàng thuơng luợng với ông boss ngoài bãi xe, tôi ngấp nghé theo dõi và mong cho hai bên thuận mua vưà bán để ông boss tôi làm ăn khấm khá và tôi có việc lâu dài.
 Chỉ có một điều làm cho niềm vui cuả tôi không trọn vẹn là công việc này .

 hơi nhàn.
 Tôi làm hai buổi chiều trong tuần cùng với ngày thứ Bảy.
 Hầu hết những ngày trong tuần đều thưa khách, mà tôi lại quen làm việc liên tay từ những năm tháng nhọc nhằn ở Việt Nam.
 Thế là cái văn phòng nhỏ cuả tôi và ông boss ngồi chung được tôi dọn dẹp sạch làu làu.
 Sau đó tôi đọc đi đọc lại các quyển quảng cáo xe trong khi chờ khách tới.
 Có một anh bạn Việt Nam ở trường nghe tôi kể về chỗ làm vắng vẻ đã đem cả nhà lại xem xe.
 Tội nghiệp, nhìn nét mặt hí hửng của anh khi dẫn cả một phái đoàn gồm cha mẹ và ba bốn anh em đi vào, tôi hiểu là anh đã mất nhiều công thuyết phục lắm.
 Thời đầu thập niên 80, chuyện người Việt đi mua xe mới ở hãng bán xe còn hiếm lắm, nói gì tới gia đình bạn tôi vưà mới sang Mỹ.
 Vậy mà cả gia đình anh đã ghé thăm để cổ võ cho tôi; tình bạn, tình nguời đằm thắm đó đã thành một kỷ niệm mà tôi nhớ mãi.

Công việc nhàn làm tôi băn khoăn mặc dù boss tôi không có vẻ gì phiền về những lúc tôi rảnh rỗi.
 Nhưng vài tuần sau đó ông boss gọi điện thoại bảo tôi đừng đến vì ông không cần người nưã.
 Tôi chào ông, trong lòng hơi buồn nhưng cũng thấy nhẹ nhàng vì thật sự tôi thấy ông cũng không cần người gíup cho lắm, tôi cũng không muốn ông phải bớt thù lao để trả luơng cho tôi .

Chia tay với việc làm ở hãng bán xe không bao lâu thì tôi cũng rời thành phố Milpitas đã trở thành quen thuộc để chuyển lên trường mới ở một thành phố khác.
 Từ một "trường làng" nay vào hệ thống đại học cao nhất cuả tiểu bang California, chị em tôi không dám làm thêm nữa mà phải dồn sức học để giữ điểm.
 Điểm ra trường là thước đo chính khi các hãng tuyển người, chúng tôi biết thế nên cố gắng hết mình.
 Hai năm học đi qua khá tốt đẹp và chẳng bao lâu chúng tôi lại hồi hộp chuẩn bị cho những buổi phỏng vấn dành cho sinh viên sắp tốt nghiệp.
 Hệ thống Đại học cuả Hoa Kỳ thật tuyệt vời, ngoài việc rèn luyện kiến thức, các trường còn sắp xếp cho các hãng đến tận nơi để tuyển nguời.
 Thế là bên cạnh những buổi lên giảng đường và những giờ miệt mài trong thư viện, chúng tôi còn ghi tên xin gặp nhiều hãng.
 Vì có nhiều ngưòi ghi tên nên những buổi phỏng vấn kéo dài tới mấy tuần, ngày nào cái hành lang nhỏ trong khu tìm việc cũng tấp nập sinh viên ra vào hoặc ngồi chờ tới lúc đuợc gọi vào gặp đại diện cuả các hãng đang làm việc trong dãy phòng nhỏ.
 Không khí tuy hơi căng thẳng nhưng sôi nổi và vui .
 Ngồi chờ tới phiên mình, đôi khi tôi lắng nghe những cảm xúc ngổn ngang trong lòng và tôi luôn cảm thấy một niềm quý mến và biết ơn với nước Mỹ.
 Xứ sở này đã giang tay đón chị em tôi, đã rộng lòng nâng đỡ cho chúng tôi cơ hội vươn lên, từ hai cô bé "thuyền nhân" chưa bao gìơ nhìn thấy cái máy vi tính cho tới ngày hôm nay đang cùng ngang vai thi thố khả năng với mọi sinh viên khác.

Phỏng vấn tại trường chỉ là vòng loại, sau đó đại diện mỗi hãng lưạ ra một số ngưòi ưng ý để mời tới hãng tham dự cuộc tuyển lựa chính.
 Lần đó hai chị em tôi đuợc mời tới phỏng vấn ở mấy hãng khá lớn cuả vùng thung lũng điện tử.
 Chúng tôi tuy vui nhưng cũng lo âu, hồi hộp chẳng khác nào các sĩ tử ngày xưa sắp về kinh đô ứng thí.
 Ngoài việc ôn bài chị em tôi còn nhắc nhau những kiến thức nho nhỏ thu nhặt được từ ngày còn chầu chực trên đảo chờ phỏng vấn sang Mỹ, thí dụ như khi nói chuyện và cả lúc lắng nghe ta nên nhìn thẳng vào người đối diện để chứng tỏ sự kính trọng và quan tâm tới điều họ nói .
Tôi được một ngươì chị họ tốt bụng cho một bộ váy và áo vest màu đen để mặc đi phỏng vấn.
 Bộ áo lịch sự, lẽ ra là khá đẹp nếu đi cùng với áo sơ mi màu hồng phấn hay kem sữa.
 Nhưng cô bé nhà quê - tôi - lại "diện" chiếc áo sơ mi trắng viền đen mượn cuả dì tôi.
 Giờ nhớ lại ngày ấy tôi còn phải bật cuời, chắc trông tôi chẳng khác gì một nhân viên nhà quàn!Buổi phỏng vấn đầu tiên là ở Cypress Semiconductor.
 Anh chàng ra đón tôi, cũng là kỹ sư chính trong buổi phóng vấn, là một thanh niên Mỹ đẹp trai, tóc vàng, mắt xanh, cao ráo, lịch lãm trong chiếc áo sơ mi hồng nhạt và quần xám tro.
 Anh rất lịch sự nhưng có lẽ chưa quen tiếp xúc với các cô gái Á Đông nhỏ bé nên khi đi qua khoảng sân rộng, anh vẫn sải buớc làm tôi phải hấp tấp đi theo muốn hụt hơi trên đôi giầy cao gót.
 Hãng Cypress chuyên làm về bộ nhớ (memory) và thời gian đó kỹ nghệ về memory cuả Mỹ mới chớm hồi phục sau một trận thua choáng váng vì không cạnh tranh kịp vơí các hãng Nhật.
 Có lẽ vì thế hãng Cypress làm việc rất chăm và tuyển nhân viên rất kỹ .
 Kỹ sư mới ra truờng như tôi là một vị trí tương đối thấp mà có tới năm nhân viên cao cấp cùng nhau tuyển chọn.
 Cũng may thời đó tôi còn trẻ, hăng hái và lanh lẹ.
 Những năm tháng miệt mài trong phòng thực tập, trong giảng đường, và thư viện quả đã giúp tôi qua được buổi tuyển lưạ khá gay go.
 Điều làm tôi nhớ nhất là tôi được mời trở lại lần thứ hai để gặp ông tổng giám đốc - Chief Executive Officer (gọi tắt là CEO) - cuả hãng.
 Ông nổi tiếng trong kỹ nghệ điện tử thời đó, xuất thân là một kỹ sư giỏi rồi trở thành một tổng giám đốc làm việc rất cần mẫn và hiệu quả.
 Chuyện ông ta sắp xếp thì giờ để tìm hiểu từng ngươì truớc khi tuyển họ vào đội ngũ hãng ông đã làm tôi rất thán phục cách làm việc cuả hãng và hiểu được vì sao Cypress thành công lớn sau này.
Cuộc phỏng vấn ở National Semiconductor tôi không nhơ' rõ lắm, chắc có lẽ vì nó nằm ở giữa cho nên không lưu lại nhiều ấn tượng.
 Intel là hãng tôi gặp cuối cùng.
 Thơì đó Intel đang đầy triển vọng tươi đẹp nhờ phát minh ra bộ óc cực nhỏ (microprocessor) cho máy vi tính cá nhân.
 Nhưng Intel cũng nổi tiếng là " ông chủ" nghiêm khắc và khó tính.
 Thật là "danh bất hư truyền", cuộc phỏng vấn kéo dài sáu tiếng đồng hồ, tôi ngồi trong một phòng họp và lần luợt sáu ngươì đến nói chuyện.
 Sự sắp xếp này làm tôi nhớ đến những trận đánh liên hoàn mà truyện kiếm hiệp gọi là "xa luân chiến", và tôi không khỏi mỉm cười.
 Buổi phỏng vấn khá gay go, có những câu tôi không thể trả lời ngay mà phải "bẻ nhỏ" câu hỏi để giải quyết từng buớc một.
 Nhờ thế tôi vưà có thêm giờ suy nghĩ vưà cho thấy khả năng phân tích vấn đề cuả mình ngay cả trong trường hợp không có câu trả lời hoàn hảo.
 Giờ ăn trưa tôi đi cùng hai người quản trị nhân viên (managers).
 Họ rất vui vẻ nhưng tôi vẫn phải cẩn thận những câu trao đổi tưởng như là chuyện phiếm cũng có thể là để tìm hiểu thêm về tính tình cuả ứng viên.
Hai tuần sau đó tôi đã nhận đuợc thư mời cộng tác cuả cả ba hãng.
 Có lẽ vì có "duyên nợ" và cũng vì thích học hỏi thêm về kỹ thuật mới, tôi đã chọn Intel dù luơng bước đầu thấp hơn hai hãng kia tí xíu.
 Em tôi cũng nhận việc ở một hãng làm máy vi tính ở gần Intel.
 Thế là chị em tôi lại khăn gói quay về thành phố cũ.
 Về lại chốn xưa, trong lòng chúng tôi lâng lâng vui.
 Và như thế đó, hơn bốn năm sau ngày ngơ ngác, dò dẫm từng bước xuống máy bay ở phi trưòng San Francisco, chúng tôi đã trở lại để cùng chung sức vun đắp "thung lũng điện tử", miền đất đã bao dung chào đón và cưu mang chị em tôi.

Ngày tháng thoi đưa, chẳng bao lâu nưã con tôi cũng đến tuổi vào đại học.
 Cũng nhờ nước Mỹ đầy cơ hội nên vợ chồng tôi đã dành dụm đuợc chút tài sản, cho nên các con tôi chắc không phải vưà học vừa làm như tôi ngày xưa.
 Tuy mừng cho các con nhưng tôi không bao giờ thấy buồn tủi về những tháng ngày đầu tiên của mình trên đất Mỹ.
 Ngày đến đây hai chị em tôi chỉ có mười đô la phòng thân trong đáy túi xách cùng với những câu chuyện thuở hàn vi của Bố Mẹ tôi vưà chạy loạn vừa học trong thơì chiến tranh Việt Pháp.
 Những câu chuyện đó đã cho chúng tôi gương cố gắng, niềm tự hào và nguồn an ủi trong những lúc khó khăn.
 Tôi hy vọng rằng câu chuyện vụn vặt cuả tôi, một ngươì trong thế hệ thứ nhất di cư sang Mỹ, cũng sẽ giúp khuyến khích các con cháu tôi để chúng nhận thức ra rằng chúng vô cùng may mắn đuợc sinh ra và lớn lên trên một đất nuớc thanh bình và dân chủ.
 Tôi thiết tha mong một ngày nào đó các con tôi sẽ chung sức với thế hệ cha anh để trao lại cho những ngươì kém may mắn món quà cơ hội, món quà vô giá mà đất nuớc Mỹ đã trao cho chị em tôi.
KHÔI AN(*) Trích nhạc phẩm Nỗi Lòng Người Đi - Nhạc sĩ Anh Bằng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,003,167
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến