Hôm nay,  

Lương Y Như Từ Mẫu

20/08/200800:00:00(Xem: 122566)
Tác giả: Thu Bồn
Bài số 2383-16208459-vb4200808

Tác giả là một bà mẹ sinh năm 1955, hiên là cư dân Houston, nghề nghiệp manicurist. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà kể về kinh nghiệm đi khám bệnh và cuộc giải phẫu trị ung thư tử cung mà chính bà vừa trải qua. Kích chúc bà vui khoẻ và mong bà sẽ tiếp tục viết.

***

Tôi định cư ở Mỹ được năm năm rưỡi theo diện đoàn tụ gia đình.

Cũng như đa phần những người trung niên khác, khi biết còn khoảng một năm nữa được đi định cư, tôi lao vào làm việc thật nhiều để mong có chút vốn khi qua xứ người và đồng thời cho các con đi học thêm Anh văn.

Đó cũng có thể là sai lầm bước đầu, theo tôi nghĩ, vì khi qua Mỹ các con tôi hội nhập rất nhanh trong cuộc sống mới.  Trong khi ấy, vợ chồng chúng tôi khá chật vật vì Anh văn kém.  Cuộc sống ở Mỹ cũng không chậm lại để chờ mình chạy cho kịp.  Vợ chồng tôi lại lăn vào công việc mới.  Những công việc nặng nhọc mà chúng tôi chưa bao giờ biết đến từ xưa đến nay.  Vì thế, dù rất cố gắng chúng tôi cùng đành bỏ cuộc sau hai tháng học ESL.

Tuy vậy, tôi vẫn giữ thói quen đi khám bệnh hằng năm như ở Việt Nam.  Như đã nói ở trên, vì Anh văn yếu nên tôi chỉ đi bác sĩ Việt Nam cho dễ nói chuyện dù income thấp và tôi ở trong Harris County nên được "thẻ vàng" để chữa trị.  Vì thế tôi đã tiêu tốn rất nhiều tiền tiết kiệm của mình.  Cho đến một ngày tôi gặp lại người bạn cũ.  Cô ngạc nhiên khi thấy tôi tốn những khoảng tiền khá lớn cho việc đi bác sĩ của mình và khuyên tôi hãy sử dụng thẻ vàng (gold card).

Nghe lời bạn, tôi bắt đầu sử dụng thẻ vàng.  Xin cái hẹn đầu tiên bằng thẻ vàng là cả một vấn đề, ít nhất là ba tháng.  Tuy nhiên, tôi lại may mắn (!) là blood pressure khá cao (170) nên được khám ngay. 

Bác sĩ khám tôi là giáo sư đại học Baylor.  Ông nói năng nhỏ nhẹ, ân cần và tạo được ở bệnh nhân một sự an tâm.

Thế rồi cách đây nữa năm, đường kinh nguyệt của tôi rối loạn.  Bác sĩ trấn an tôi đó chỉ là triệu chứng của tiền mãn kinh, nhưng cũng lấy cho tôi một cái hẹn khám phụ khoa khoảng bốn tháng sau.

Cầm tờ giấy hẹn, tôi linh cảm quá muộn.  Vì thế, tôi quyết định quay lại gặp bác sĩ gia đình để trình bày.  Đó là ngày thứ tư của tháng 12, mưa lớn và rất lạnh.  Tôi nhớ rất rõ vì chỉ ngày thứ tư mới có vị bác sĩ nữ chuyên khám phụ khoa tại trung tâm cộng đồng tôi thường đến khám.  Năm giờ ba mươi sáng chồng tôi chở tôi đến rồi đi làm.  Tôi thấy khoảng 6, 7 người đến trước tôi.  Có hai băng ghế dài để ngồi chờ nhưng ướt sũng nước mưa.  Chỉ có hai người đàn ông ngồi, còn tất cả co ro nép vào những cột nhà lớn để bớt lạnh.  Một trong hai người ngồi trên băng ghế là một thanh niên Mỹ khá trẻ, chỉ khoảng 25 tuổi và một chân phải bị bó bột.  Tôi nép vào góc cột cho đỡ lạnh bỗng thấy người thanh niên lấy ra một xấp báo cố hất mạnh cho những vũng nước trên băng ghế bắn ra xa.  Cuối cùng, người thanh niên lót những tờ báo còn lại trên băng ghế rồi ra dấu cho tôi đến ngồi. Xin nói cho rõ là những người đứng núp mưa toàn lại Mễ hoặc Mỹ đen. Có lẽ người thanh niên thấy vóc dáng bé nhỏ của tôi và tôi đứng chắc gió thổi bay chăng.

Cuối cùng tôi lấy được số thứ tự 4. (ba người có giấy hẹn.) Mặc dầu tôi cố trình bày tình trạng sức khỏe của mình tôi vẫn không được vào khám và cũng lời giải thích "Tiền mãn kinh" và đã có giấy hẹn! Tôi quay qua xin gặp vị bác sĩ gia đình. Tôi trình bày với ông tôi không thể chờ lâu hơn nữa. Và tôi hiểu ông, không làm gì hơn được vì lượng bệnh nhân đã đăng ký hết chỗ. Tôi chỉ xin ông tôi sẽ ra ngoài khám và nếu sức khỏe tôi có vấn đề thì cho tôi chữa theo chương trình người nghèo của chính phủ vì tôi không có tiền. Ông bác sĩ đồng ý những gì tôi yêu cầu. Vậy là tôi đi khám ngoài.

Đó là ngày mồng ba Tết âm lịch. Sau khi đã  chúc tết trong gia đình, họp mặt mừng năm mới, tôi đi bác sĩ và một ngày sau tôi biết mình bị ung thư tử cung.

Tôi đem kết quả xét nghiệm vào cho bác sĩ thẻ vàng. Gần như suốt ba tiếng đồng hồ, ông phải gạt hết những bệnh nhân khác qua một bên để ngồi trực tiếp xin những cái hẹn tiếp theo tại các bệnh viện để tôi làm những test trước khi được mổ.

Cuối cùng từ ngày biết mình mang bệnh đến lúc tôi lên bàn mỗ là một tháng rưỡi.

Có tiếp cận được hệ thống y tế cộng đồng ở Mỹ mới biết chúng ta đã may mắn thế nào khi đến ở đất nước này. Mặc dầu chỉ là một hệ thống khám bệnh cộng đồng mà đa phần bệnh nhân là những người nghèo, không có bảo hiểm chúng tôi được đối xử rất là chu đáo.

Các bác sĩ luôn tươi cười, nhỏ nhẹ và vỗ về bệnh nhân. Còn các y tá thì tận tâm, chăm sóc bệnh nhân kỹ lưỡng và làm những công việc nặng nhọc, dơ bẩn mà vẫn vui vẻ nhẫn nại.

Tôi nằm trên giường bệnh và nhớ lại ngày tháng còn ở Việt Nam -khi con tôi bị bệnh phải nhập viện. Tiền phải đút lót mới được khám. Y tá thì nguýt háy và luôn xẵng giọng (dầu tiền thì bỏ túi). Còn cử chỉ của họ thì không nhẹ nhàng chút nào. Mỗi lần thấy y tá đến sắp đỡ con tôi dậy là đã vội dúi tiền vào túi để con tôi được đỡ lên nhẹ nhàng.

Khi viết bài này tôi chỉ mới mổ xong nữa tháng. Lần đi tái khám đầu tiên tôi không gặp lại được ê kíp bác sĩ mổ cho mình. Tôi không biết làm sao gặp lại để nói lên lòng tri ân của mình.

Tôi sẽ không bao giờ quên khuôn mặt dịu dàng ân cần của nữ bác sĩ - trước giờ mổ đã nắm lấy tay tôi vỗ về và hứa mọi việc sẽ tốt đẹp.

Tôi sẽ không bao giờ quên những cô y tá người Mễ, đỡ tôi dậy đi vệ sinh hằng ngày và đã chăm sóc tôi như một người mẹ lo cho đứa con nhỏ chưa biết tự nó làm vệ sinh.

Bây giờ tôi đã định nghĩa được thế nào là "lương y như từ mẫu" tại một đất nước mà chỉ mới ở cấp y tế cộng đồng đã thể hiện được.

Xin cảm ơn nước Mỹ. Đất nước đã cưu mang và làm lành không những là vết thương tâm hồn của những người Việt lưu vong mà cả những vết thương thể xác cũng được lành lặn để được sống còn cùng gia đình và con cái.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến