Hôm nay,  

Lắc Lư

25/07/200800:00:00(Xem: 903183)
Tác giả: PHAN
Bài số 2361-16208437-vb6250708

Tác giả là một nhà báo phụ trách mục “Chuyện Vỉa Hè” trong Ca Dan Magazine, một tuần báo tại Dallas. Ông đã góp nhiều bài  giá trị và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2007. Sau đây, thêm một bài viết của ông.

***

Tôi ghé thăm ông bạn mà hồi trưa gọi điện thoại vào bệnh viện thăm ông, ông nói đang được vợ con đón về nhà. Bệnh tình của ông thuộc loại bệnh trả thù. Nguyên là những ngày đi tù cải tạo, người ta bắt ông làm việc quá sức trong điều kiện thiếu ăn, thiếu mặc, khủng bố tinh thần… nên hậu quả suốt đời mà từ chuyên môn tiếng Anh gọi là gì thì tôi không biết, chỉ biết tiếng Việt ông nói cho nghe là: "Ong bị viêm thần kinh cơ mãn tính". Căn bệnh của ông thì tôi biết từ hồi quen nhau đã nhiều năm, hễ trở trời thì ông đau nhức, nặng nhất là từ bả vai xuống rẻo xương sườn, mò ra cánh tay phải làm mất cảm giác và nhức tới xương, còn lại toàn thân ê ẩm chứ cũng không bình thường. Đau nhức theo ông tả thì giống như đau nhức cảm cúm (flu) nhưng đau nhức hơn nhiều, có khi đau đến phải đi bác sĩ để chích thuốc giảm đau cho bớt cơn đau chứ không trị dứt được vì hệ thần kinh cơ (bắp thịt) của cơ thể ông đã hỏng. Nhưng ông lại không thích bàn đến chuyện dã tâm trả thù làm gì vì người trả thù và người bị trả thù cùng nói một thứ tiếng. Ong bạn tôi hiền tánh nên ít cay cú dù ông đã phải chịu đựng những cú rất cay của thời đại ông là thời chiến tranh và hậu chiến tranh Việt Nam.

Tôi đi làm về đã tối hù nhưng cũng ráng ghé nhà thăm ông để tỏ lòng đời sau còn nhớ đến đời trước cho bớt tủi thân những người muôn năm cũ. Chị nhà mở cửa cho tôi, chị cho hay trong tiếng thở dài: "Chú làm ơn nói ông ấy giúp chị một tiếng… thằng con đã lau chùi bộ lư theo lệnh bố từ hôm ông ấy đang làm thì cánh tay không nhấc lên được nữa, phải đi bệnh viện. Thế mà xuất viện về, không ưng ý nên lại lôi ra garage chùi lại. Ngoài garage thì lạnh, ông ấy vừa khoẻ lại mà cứ ráng… không khéo lại đau, Chú ạ! Khuyên ông ấy giùm chị nhá. Ơ đây, lau chùi bụi bặm cho bộ lư là được rồi. Đâu cần đánh bóng đến bóng loáng bóng lộn lên làm gì!..."

Bà chị nói lê thê như đường về quê… tôi nghe quen rồi nên lơ là lắm! Tôi cứ bươn bươn ra garage để gặp ông bạn già. Tiện tay, xách luôn chai Remy uống dở trên bệ lò sưởi ra garage vì tôi cũng đang lạnh teo.

Hình ảnh mái đầu nhiều muối hơn tiêu, nối với xác thân còm cõi bằng cái cổ cò thảm hại, hai cánh tay trơ xương cứ cặm cụi dưới ánh đèn vàng lạnh lẽo ngoài garage, bạn tôi chậm rãi đánh bóng bộ lư đồng như đánh bóng một thời vàng son đã mất. Qua đôi kính lão trễ xuống hết cỡ, liệu có thấy lại quê hương đã xa trong bộ lư đồng"! Tôi mủi lòng nên làm một ngụm Remy cho bớt xúc động, đưa chai sang ông "làm ngụm cho ấm đi đại ka." Ong từ chối, "Anh mới ở bệnh viện về, uống gì nổi. Chú uống đi." Tôi lai rai Remy để sưởi lại bộ lòng đông đá; ông cứ cặm cụi đánh bóng lại một dĩ vãng đã xa. Có nói ông đem vào nhà làm cho bớt lạnh thì ông cũng chẳng chịu, lì như con trâu già ngang nghạnh đến phải nói lén chứ đâu dám nói hỗn với ông.

Rượu thấm, đuổi cái lạnh ra ngoài cơ thể, tôi xăn tay tay áo để giúp ông một tay cho nhanh. Ong không bằng lòng với cách làm mạnh tay cho rồi việc của tôi. Thì ra ông chùi lư là lau chùi kỷ niệm chứ không phải chùi lư tốc hành để mẹ cho chút tiền đi chơi với bạn bè như tôi thuở nhỏ. Ông khoan thai và thành khẩn như một tín đồ lau vật thánh. Giọng Bắc di cư của ông đều đều như người ta ru con…

"Hôm anh ra tù, cứ mong sao chóng về tới nhà để nhìn lại gia đình, vợ con. Về tới nhà thì lại mong sao cho chóng tối mà tòm tem, 7 năm xa vợ nó dâng lên đến óc. Nhưng khi con cái đã ngủ, vợ vật vờ ngáp vắn ngáp dài sau một ngày cơ cực. Trời đã khuya lơ khuya lắc tự bao giờ, anh không sao chợp mắt được dù anh cũng đã quá mệt với đường xa và đói khát. Trong bóng tối chập chờn của ánh đèn hàng xóm, đèn đường, xuyên qua cửa sổ, anh đi ra nhà trước, ngồi bất động trong không gian lặng thinh về sáng. Nghĩ đến 7 năm xa cách mà mủi lòng! Vợ chỉ còn một tay xách nặng, chỉ còn da bọc xương như ma trơi ngoài đồng. Hoá ra, anh đi tù, coi vậy mà mình yên tâm khi không còn hy vọng gì nữa, mình ngủ cho quên đói, chóng qua đêm để thấy mặt trời thì bớt lạnh, đói khát tính sau. Đâu như vợ ở nhà với bầy con thì phải nghĩ đến bữa chợ ngày mai, cơm gạo áo tiền cho bọn trẻ, khoản nào giành giụm để thăm nuôi chồng tù đày" Kể ra cơ man nào cho hết cơ cực của người vợ lính-thất trận.

Đêm. Anh ngồi nhìn căn nhà cha mẹ để lại với những kỷ vật gia đình đã lặng lẽ ra đi trong khoản thời gian anh ở tù như bộ ván, tivi, tủ lạnh, máy nhạc, radio… cái xe Vespa của anh cũng không còn. Anh không tiếc của vì khi dư giả thì sắm để phòng khi túng thiếu có cái bán mà độ nhật. Buồn nhất là cái tủ thờ cũng đã ra đi để đổi lấy cơm gạo cho con trẻ, để thăm nuôi anh trong tù. Bộ lư mà anh phải lau chùi, đánh bóng hàng năm cũng không còn hiện diện. Hình ảnh ông bà, cha mẹ anh được gắn lên vách với mấy cây đinh tong teo như anh vậy.

Căn nhà càng trống trải, anh càng thương vợ hơn vì biết lúc phải bán những vật thờ ấy đi thì người bán đau lòng đến đâu mà anh thì không chia sẻ được gì. Mỗi lần được thăm nuôi thì anh cứ mừng với quà gia đình, hương vị nấu nướng từ bàn tay vợ mình. Mừng hơn được thăm, được ăn trong hoàn cảnh đói khát là vợ mình chung thủy lúc mình sa cơ, chứ nhiều người bạn tù nhìn vợ bạn thăm bạn rồi ngồi khóc vì vợ mình đã sang ngang. Cảnh tù đày thì cơ man nào kể hết những xót xa, đau lòng…

Năm anh được ra tù cũng vào dịp tết. Được về nhà ăn tết với gia đình sau 7 năm tù đày mới tiếc nuỗi những cái tết trước đó, cứ vui bạn mà đi chơi cho thoả chứ có thiết gì gia đình, vợ con đâu! Ngày mồng một tết - năm anh về. Cúng ông bà, cha mẹ trên cái bàn ọp ẹp trải ny-lon. Duy mỗi con gà giò lớn hơn nắm tay mình chút xíu, cũng ốm trơ xương như gia chủ mà mang trọng trách to lớn hơn tầm vóc của nó nhiều lần là cả nhà dán mắt vào ngần ấy thịt tươi. Bình bông vạn thọ cuối chợ ba mươi buồn thê thiết như thần thánh đã bỏ loài người. Anh dâng hương tổ tiên mà không cầm được nước mắt. Vợ anh cũng lả chả nhưng là xin lỗi anh vì quá túng thiếu nên đã bán mất tủ thờ với lư hương. Nói gian không phải con người, anh biết thương vợ từ đấy. Mấy mặt con rồi mới thương, chứ hồi cưới nhau thì mình chỉ mê thôi! Đi lính mà cứ trông về phép để táy máy tay chân, đến chịu không nổi lính rừng thì đành cho cưới. Cưới vợ rồi thì lại đi biền biệt để khổ cho người ở lại làm dâu.

Hôm mồng một tết năm ấy. Cô em út của anh cũng nghèo rớt mồng tơi, nhưng nó còn giữ được ít vòng vàng mà mẹ anh cho nó của hồi môn hôm nó đi lấy chồng. Nó bán tuốt để dúi cho anh ít vốn liếng mà làm ăn, "làm lại từ đầu đi ông anh". Anh lang thang với cái xe đạp cũ, cũng là đi kiếm bạn bè xưa xem có làm được gì không" Bạn làm ăn được thì mình không gặp mà cứ lần đến nhà những bạn tù còn chưa được thả để động viên vợ con họ, gặp gia cảnh nào quá bi thương thì lại chia cơm sẻ áo nên tiền cô em cho để làm ăn mà chỉ thấy ăn chứ cũng chưa làm được gì. Đâu ngờ, ma đưa lối qủy dẫn đường anh lang thang ra khu Lê Công Kiều phụ chợ cho thằng lính cũ, vợ chồng nó có cái sạp bán đồ cổ mà chủ yếu là lường gạt khách Liên sô. Anh gặp kẻ cắp đưa ra chợ bán bộ lư - sao trông giống bộ lư nhà mình như đúc thế này" Bộ lư nhà anh có vết tích của anh trong đó. Lần anh cởi áo quất con dơi bay vào nhà, ai dè cái áo lôi bộ lư nhào xuống đất, gãy mất một tai lư. Bố anh khéo tay đến đáng nể, ông cụ không đưa đi hàn vì sợ xấu, ông cụ tự khoan, tự bắt bù-lon vào trong để khỏi thấy dấu hàn làm mất đẹp. Thật là chỉ có anh mới hiểu được bộ lư vì sao hai tai lư thì một bên đúc sẵn còn một bên gắn bù-lon. Không ngờ anh gặp lại bộ lư nhà mình ngoài chợ trời, thế là chút tiền còn lại mà cô em đưa cho làm ăn, anh mua lại bộ lư gia bảo đã lưu lạc như anh đi tù. Anh đưa được đúng bộ lư của gia đình về nhà thì ân hận khi thấy vợ anh thở dài… cô em ruột hay tin cũng không buồn nói đến người đi trên mây - nó gọi anh như thế mới văn vẻ làm sao!

Rồi thì mọi khó khăn cũng dần qua đi để anh lại được chùi lư mấy cái tết tiếp nối cho đến ngày anh đi xuất ngoại. Anh bảo vợ chồng cô em bỏ cái phòng ở tập thể mà chúng nó được cấp cho công nhân viên, chúng dọn về ở căn nhà cha mẹ để lại cho anh nhưng anh đi rồi thì cho lại em út chứ không muốn bán.

Năm năm đầu ở Mỹ, sau khi ổn định được cuộc sống mới, anh gởi tiền về cho cô em sửa sang lại nhà cửa, dù gì cũng là nhà từ đường mà cha mẹ để lại. Nó báo cho anh hay là chồng nó đã xin được việc làm mới. Làm đến phó giám đốc Công ty xuất nhập khẩu gì đó nên tụi nó khá rồi, đừng gởi tiền về nữa. Có về chơi được thì về. Vậy là vợ chồng anh về chơi, cũng vào dịp tết. Căn nhà không còn vết tích gì xưa cũ, căn nhà lầu ba tầng trên mảnh đất cũ đã làm anh tê tái trong lòng. Sự hào nhoáng tân thời nó kịch cỡm trong mắt anh dễ sợ, nhưng nói ra thì lại sợ em út nó buồn. Bây giờ, trên bàn thờ khảm xà cừ nhà ông Phó giám đốc Công ty xuất nhập khẩu nghi ngút trầm hương, hoa trái choáng ngợp - sa hoa lộng lẫy, rượu tây sắp hàng chói mắt nhân gian… cũng may là cô em khôn hồn không bán ve chai hay vứt bỏ bộ lư của anh, nó cho vào kho đồ cũ sau vườn.

Anh trở lại Mỹ với bộ lư nhiều kỷ niệm gia đình mà anh xem như kỷ vật của tiền nhân để lại. Những ngày giáp tết, anh lau chùi sự trân qúy riêng anh đến khi nào hết sức thì anh cho vô Chùa. Anh biết rõ con anh nó lau chùi vì sợ mẹ nó la rầy chứ lòng riêng đâu muốn. Anh cũng không muốn la rầy con cái vì mỗi thời đại, thế hệ, có những ý nghĩ khác nhau về gia đình và kỷ niệm…"

 Ông nghẹn ngào nên không nói nữa, tôi thấy tôi bâng khuâng trong đôi mắt xa xăm của người đàn ông buông thả giọt buồn xuống hai gò má tóp teo. Anh đèn vàng héo hắt trong không khí đông tàn, tôi đưa chai rượu sang ông. Bây giờ thì ông cầm, ngụm rượu không tốt cho sức khoẻ mà người ta cứ uống một cách tự nguyện khi đông tàn để hy vọng sang xuân ở cõi mơ hồ. Tôi ra về để đón xuân sang theo cách của tôi - cũng giống con ông trong thời đại iPot của chúng tôi là tất cả nén trong lòng, một vật nhỏ nhoi trong túi áo có sức chứa 160GB - tương đương với bốn chục ngàn bản nhạc nên không bao giờ có thời gian để lắng nghe những tình tự quê nhà; nỗi bi thống thầm mặc của tiền nhân, hậu thế… tôi lắc lư ra về đón xuân, năm ấy.

* lắc lư

 Ông cụ non vì phải sang xuân mới lên hàng thất thập nhưng không phải hồi trẻ trác táng mà ra nông nỗi. Ông ấy thua trận trong chiến tranh Việt Nam nên bị tù đày và chịu đựng sự trả thù của phe thắng trận hết 7 năm khổ sai. Thân xác già trước tuổi của ông bây giờ là bằng chứng cho những người viết sử có lương tâm.

 Ông ngồi nghe vợ con bàn tính về chương trình tết Nguyên đán trong gia đình tỵ nạn của ông, xong. Như mọi năm thì giờ này bộ lư trên bàn thờ Gia tiên đã sáng loáng, nhưng năm nay, ông không còn đủ sức khoẻ để đánh bóng quá khứ, nữa. Tổ tiên ông nhìn ông qua đôi mắt Lân bụi mờ nên ông khóc trong lòng vì nước mắt ứa ra được cũng đã cạn khô theo giòng thời gian phôi pha. Ong cụ ngồi bất động thật lâu trên ghế sofa, trong gian phòng khách vắng yên như chiến trường xưa sau khi đã im tiếng súng. Đêm đông tàn ngoài khung cửa sổ, thỉnh thoảng lại rít lên những cơn gió tàn đông bi ai, buốt giá. Nỗi cô đơn chiến cứ linh hồn ông đưa vào giấc ngủ chập chờn.

Đồng hồ trên tường nhẹ buông ba tiếng khô khốc làm ông thức giấc. Ý thức đầu tiên đưa ông về thực tại: Hôm nay là ba mươi tết. Những ngày ba mươi tết xa xưa gợi lên nụ cười thầm lặng khi ông nhớ đến lần đầu ông nắm tay ai trong giờ giới nghiêm! Một năm, con gái thời thượng ở quê ông chỉ được ở ngoài đường tới giờ giới nghiêm là đêm ba mươi tết với cớ đi Chùa hái lộc đầu năm. Con gái quê ông thường mượn vía Phật để mê trai, khi lậm rồi thì vái Phật che chở cho trai ngoài tiền tuyến, chứ em hậu phương thì chỉ cần anh tiền tuyến ôm ấp là đủ. Họ ăn chay song song với nói dối mẹ cha để gặp trai, họ cười ra nước mắt với trai… nhưng phải là trai thời loạn như ông vậy! Trai trốn quân dịch thì họ chê cười, con gái quê ông thấy bình dị lắm nhưng kiêu ngạo ngầm thì cao ngất Trường Sơn. Họ là tuyệt phẩm của chiến tranh trong chiếc áo dài ra thăm chiến sĩ nơi tiền đồn mỗi độ xuân về. Họ là tuyệt diệu của hoà bình - trên vai gánh nặng vượt suối băng rừng thăm trai thất trận…

Ông cụ thư thả đi bắc nước pha trà, đêm qua cụ bà vui cháu nên đã sang nhà con để ngủ với cháu một đêm. Vắng cụ bà một đêm thì cụ ông đã ngủ sofa, vắng cụ bà trong cuộc đời này thì ông ngủ đâu" Vắng cụ ông trong thời gian còn lại thì cụ bà làm gì có ai để cằn nhằn" Suy ra, cụ ông phải giữ gìn sức khoẻ, sống lâu cho cụ bà cằn nhằn chứ thôi lại tủi… "Bây giờ, tôi nói chẳng ai nghe!" Thế là sáng nay cụ ông giỏi hơn ngày thường - tự nhớ uống thuốc để giữ gìn sức khoẻ.

Có được ấm trà trong một sáng tàn đông đất khách, sáng ba mươi tết quê nhà làm cụ ông lên tinh thần nhớ nước non ngàn dặm ra đi. Nhớ cụ bà thời xuân sắc với gương mặt quanh năm mùa xuân. Cụ ông hên lắm mới lọt vô được đôi mắt giai nhân, phần cũng nhờ cha sanh mẹ đẻ cho gương mặt cụ ông thời nhỏ thuộc loại bảnh trai, phần phước ông bà ăn hiền ở lành đã để lại cho dâu ngoan rể hiền ăn đời ở kiếp với nhau được tới hôm nay. Ong cụ cảm khái tiền nhân nên đứng dậy thắp nhang bàn thờ Tiên tổ. Bộ lư mờ căm lại nhìn ông, đôi mắt Lân bụi mờ mà không than khóc, van lơn. Ong cụ đứng nhìn khói hương lan toả đến nhang tàn, xuất thần khấn vái bề trên khi tự biết mình đã sức cùng lực kiệt thì làm gì được khi lực bất tòng tâm.

  Những phút mềm lòng ấy qua đi, ông cụ khoác lên người cái áo lạnh máng sẵn ở thành ghế sofa. Công việc ông hoạch định trong lòng cũng không khác mấy đưa cha mẹ ra đồng, đưa người đồng đội im lặng trong poncho lên trực thăng để vĩnh viễn giã từ vũ khí. Ong bình thản ra garage lấy cái thùng carton dầy dặn nhất, đi lấy băng keo dán thật nhiều lớp cho chắc chắn vì công việc chỉ làm một lần trong đời thì không được sai sót. Đâu vào đấy, ông lại đi thắp hương lên bàn thờ Gia tiên để tạ lỗi với ông bà, cha mẹ, những tiền nhân trong gia phả nhà ông. Trong khói hương lan toả căn phòng vắng lặng, những tiếng động hiếm hoi, khô khan như liệm xác chết vô quan tài. Từng món lỉnh kỉnh của bộ lư được xếp vô thùng giấy carton, cuối cùng là cặp chân đèn mà cha ông đã từng lên đèn báo cáo Gia tiên hôm cụ cha cưới vợ cho con trai là cụ ông bây giờ. Cô dâu hôm ấy mới đẹp làm sao, chú rể thì oai phong lẫm liệt. Mấy chục năm rồi ta" Ong cụ hỏi mình như hỏi ai"... Đâu vào đấy, ông cụ ngồi nhìn bàn thờ trống trải rất thanh an, những đau buồn con người chỉ như hạt bụi, khi đem thả vào cõi vô biên của luân hồi như biển thì khổ đau không tồn tại vì vạn vật có sanh có tử, có bất có biến… ly trà sáng nay mới ngon lạ lùng, từng ngụm trà mang theo dư vị một đời vào cõi u u, nơi thương không ai biết; giận không ai hay là tịnh lòng sau tháng năm hỷ nộ ái ố với cuộc trần.

Đồng hồ điểm bốn tiếng, ông cụ không nhấc nổi cái thùng carton chứa cả bộ lư ra xe nên hì hục mãi. Ong, giỡ hết từng phần của bộ lư ra thảm phòng khách, ông đi lái xe ra trước nhà và khuân từng món ra xe. Cuối cùng, ông cũng ngồi được vào phía sau tay lái. Con đường từ nhà ra Chùa không hoan nghênh những người đi sớm nên chìm khuất trong sương đông giá buốt, gió đông tàn lất phất mưa bụi bay… ông cụ lái chuyến đời vất vả lắm mới tới được cổng Chùa. Không gian còn yên ắng, chưa tỏ mặt người vì mùa đông mặt trời biếng nhác nên ông cụ còn khối thời gian, ông từ tốn đặt cái thùng carton trống không bên cửa thiền môn thanh lặng, khuân từng món trong xe xếp vô thùng, từng món, từng món như máu thịt rứt ra khỏi cơ thể con người tự hủy chính mình. Ong hoàn thành ý nguyện dễ hơn dự tính vì sức lực còn nhiêu - xài hết một lần. Ong bình tĩnh ngồi vào sau tay lái xe mình mới nhớ miếng giấy ông đã nghĩ và viết lúc đợi hương tàn ở nhà lần cuối. Ong lại ra khỏi xe để dán miếng giấy lên thùng, rồi lặng lẽ rời xa nơi thanh tịnh.

 Vị sư già dõi mắt theo từng hành vi của khách vãng Chùa không bình thường. Bây giờ mới cất bước ra xem, sư đọc giòng chữ khó khăn "Hãy đem về nhà bạn để thấy lại quê hương khi mỗi độ xuân về. Cảm ơn người đồng hương tốt bụng đã nhận phần việc mà tôi không còn sức để làm." Đọc xong, Sư chắp tay, "Nam Mô A Di Đà Phật". Sư lắc lư vô Chùa để tụng kinh siêu thoát - cầu cho thí chủ lên đường Thượng lộ bình an.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ: Bà tên thật Nguyễn Lệ Chi, một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên thành phố Milpitas, Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà dựa trên những tình tiết có thật, tuy nhiên tên nhân vật đã được chỉnh sửa đôi chút để giữ sự riêng tư. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn và Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô từng góp nhiều bài và nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới kể về khu phố Việt ở Massachusetts, giống như Little Saigon ở California.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến