Hôm nay,  

Chuyện Một Người Mỹ Thật Thà (Tiếp Theo)

23/07/200800:00:00(Xem: 222787)
Tác giả: Phương Lan
Bài số 2359-16208435-vb4230708

Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California,  đã nhận giải danh dự Viết về nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 4 tác phẩm đã xuất bản: Tiếng dương cầm (truyện dài); Anh mới biết yêu lần đầu (tập truyện), Còn chờ một kiếp sau (tập truyện), Bốn mươi năm cuộc tình (tập truyện). Ngoài văn chương, sở thích của bà là dàn dương cầm, đã có 2  CD độc tấu nhạc  cổ điển và tân nhạc. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

***

Ngưng một lúc như để suy nghĩ, Sam ngập ngừng đề nghị:

- Vì vậy anh Phan này! Vợ tôi nó muốn, nó yêu cầu anh dạy nó tiếng Anh"

Đã có kinh nghiệm, lần này tôi dứt khoát từ chối:

- Tôi rất tiếc không thể nhận lời anh được, tôi không có thì giờ.

Sam năn nỉ:

- Mỗi tuần một buổi thôi mà"

Tôi cương quyết:

- Nửa buổi cũng không dược, tôi sắp thi rồi.

Sam buồn rầu:

- Thôi vậy, nhưng lúc nào rảnh, anh sang chơi nói chuyện cho vui. Tội nghiệp, tôi đi làm suốt ngày, nó ở nhà một mình cũng buồn.

Nói xong, Sam bắt tay chúng tôi ra về. Thằng Lịch nháy mắt với tôi:

- Sao không nhận lời" Số mày đào hoa lắm dấy con ạ.

Tôi nổi khùng:

- Sư mày, có giỏi nhào vô, tao nhường dấy

Nó le lưỡi rồi chuồn mất. Tưởng thế là yên, nhưng - lại chữ nhưng quái ác - một hôm tôi vừa ló đầu về dến nhà dã bị thằng Ẩn chặn ngay tại cửa:

- Mày đi đâu mà mất mặt" Người ta tìm mày từ sáng dến giờ dã ba lần rồi dấy.

Tôi ngạc nhiên:

- Người ta là ai" Tìm tao có việc gì"

- Cô Lài, cô ấy đang đau nặng, nghe đâu bị thằng chồng đánh đập gì dó...

- Có can dự chi dến tao"

- Không can dự, nhưng mày cũng nên tội nghiệp người ta một tị.

Tôi cáu:

- Không tội nghiệp gì hết, tội nghiệp mụ rồi ai tội nghiệp tao" Mày tội nghiệp mụ sao mày không sang"

Ẩn cười hề hề:

- Rõ thối! Mày học thuốc nên người ta mới nhờ, tao học văn khoa chả lẽ sang đọc thơ cho nó nghe à" Hay bảo thằng Lãm sang giảng cho nó nghe về vật lý nguyên tử"

Tôi phì cười:

- Ừ nhỉ, mà sao nó không đi bác sĩ"

- Tiền dâu mà đi" Thằng chồng nó ghen, bỏ bê từ lâu có cho tiền bạc gì đâu. Thôi, mày cũng nên vì lòng nhân đạo, lương y như... kế mẫu.

-   Tao còn đang đi học, đã thành kế mẫu hồi nào"

Tuy miệng tôi nói vậy nhưng trong lòng cũng thấy tội nghiệp, thấy người bị nạn mà không cứu, còn đâu là tinh thần Hippocrates" Thế là lòng trắc ẩn xui khiến tôi nên giúp đỡ kẻ hoạn nạn, vả lại nó đau nặng như thế chắc không thể động cỡn được, nghĩ vậy tôi mạnh dạn bước sang nhà y thị.

Cửa không khoá, tôi vừa đẩy nhẹ một cái là mở toang, ánh sáng tràn vào buồng ngoài, buồng trong tối om, thị Lài nằm trên một cái giường kê tận cuối phòng. Tôi cẩn thận nên để cửa mở toang, nhờ ánh sáng từ buồng ngoài chiếu vào, tôi nhận thấy thị Lài bữa nay không son phấn, mặt mày sưng húp và một vết tím bầm nơi gò má. Thấy tôi, thị oà khóc:

- Thằng Sam nó đánh em đó, nó ghen vì bắt gặp em ở trong khách sạn với ông anh họ.

- Chị có đau lắm không" Có chỗ nào bị gãy xương không"  Sam đâu"

Thị vẫn nằm yên trên giường, chăn đắp tới cổ, rên rỉ:

- Nó đi biệt rồi, em nằm liệt giường hơn một tuần nay không dậy dược, đau dầu quá, cứ trông thấy ánh sáng là nhức dầu không thể tả, anh đóng dùm em cái cửa.

Thấy thị có vẻ dau nhiều, tôi quên cả đề phòng nên chạy ra khép cửa, thị nói với theo:

- Anh phải cài chốt lại, khép không, không ăn thua, gió thổi là nó bung ngay.

Tôi cài cửa và quay vào:

- Chị uống thuốc men gì chưa" Bây giờ trong người thấy thế nào"

- Thế nào à" Hí hí sướng ghê lắm!

Tôi giật thót người, ả ngồi bật dậy nhanh như cái lò xo, mắt ráo hoảnh, những giọt nước mắt cá sấu hồi nãy biến đâu mất. Con yêu tinh đã hiện nguyên hình, nó nhảy phóc một cái đã tóm được tôi, đu ngay lấy cổ:

- Phen này đố chạy đàng trời! Ha ha ha, không làm vậy sao bắt được cưng" Gớm, làm bộ dữ!

Dưới sức nặng của ả, tôi ngã phệt xuống giường, ả ôm chặt nghiến, ép sát bộ mặt phèn phẹt của ả vào mặt tôi, ả vừa hôn chùn chụt vừa nói giọng dả dớt:

- Nao ơi! cưng dễ thương quá chừng, mê cưng chết đi dược. Đừng sợ, để em dạy cho, bữa nay em làm... cô giáo.

Tôi ú ớ xong không thể mở miệng ra được và đầu cứ lắc qua, lắc lại để tránh cặp môi dầy và tham lam của con quỉ cái. Nó dùng chiến thuật thần tốc giựt mạnh một cái, chiếc áo sơ mi của tôi đã đứt hết cúc, tôi vừa sợ vừa tức, luống cuống mãi mới túm được tóc thị giựt thật mạnh. Bị dau, ả buông lơi tay ôm, thừa dịp tôi tống cho ả một đạp, ả ngã bắn xuống dất, ả không giận mà còn cười sằng sặc:

- Hi hi hi, trông cưng tức cười quá, coi ngộ quá đi mất! Em mê những con nai tơ như cưng lắm, cưng có biết càng làm vậy trông cưng càng hấp dẫn không" Đã bảo đừng sợ mà. ..

Bỗng ả ngưng bặt vì có tiếng dập cửa:

- Mở cửa, mở cửa mau Lài ơi!

Tiếng  anh chàng Sam... Thôi chết rồi, trời xui đất khiến làm sao mà hắn lại trở về đúng lúc này, tình ngay nhưng lý gian làm sao mà chối cãi" Ai thấu cho nỗi oan của tôi hả trời" Phen này chắc tránh không nổi cái chết. Tôi run lẩy bẩy nhìn quanh tìm chỗ trốn, thị Lài mặt cũng tái mét, dảo mắt thật nhanh rồi chỉ cái tủ aó lớn, tôi chui tọt ngay vào. Bên ngoài Sam đấm cửa rầm rầm, thị Lài kéo vội tấm khăn giuờng cho thẳng rồi hắng giọng:

- Từ từ đã nào, làm gì nhặng lên, người ta đang ngủ.

Nói xong ả xỏ chân vào dép, lẹp xẹp ra mở cửa, Sam ùa vào nhà như một cơn lốc, hắn bế bổng vợ lên xàng quay một hồi rồi mới dặt xuống, miệng ríu rít:

- Nhớ Lài quá, không xa Lài dược. Hứa với tôi di, đừng di với ông anh họ nữa!

Thị vùng vằng:

- Đánh người ta gần chết rồi còn. .. sao không đi luôn đi"

- Thôi mà, tại tôi ghen quá. Sam dỗ dành, để tôi sẽ đền bù cho em, tôi sẽ cho em thật nhiều tiền.

- Tiên nhân cha mày, bây giờ mới đưa. Tiền dâu" Đưa ngay đi rồi muốn gì hãy nói.

Sam cười hề hề:

- Thong thả đợi tôi lấy quần áo di tắm cái đã.

Nói xong hắn dợm bước về phía cái tủ áo, thị Lài hốt hoảng:

- Đừng, đừng. ..

Xong không kịp, Sam dã kéo toang hai cánh cửa tủ và một cảnh dở khóc dở cười hiện ra: một thằng dàn ông đang đứng trong dó, ngực trần, áo đứt hết cúc, tóc tai bù xù ướt nhẹp mồ hôi vừa vì sợ vừa vì bị đứng quá lâu trong tủ kín, đôi mắt lạc thần và mặt thì trắng bệch không còn một hạt máu. Sam khựng lại, hắn trố mắt nhìn rồi dơ tay khều nhẹ một cái, tôi đã rớt ra khỏi tủ, hắn nhấc lấy tôi nhẹ nhàng như một chú King Kong nhấc một con chuột cống, đặt xuống đất, hắn ngắm nghía tôi một lúc rồi chợt phá ra cười, hắn cười hồng hộc, cười sằng sặc, tiếng cười nghe thật rùng rợn. Tôi bủn rủn đứng không muốn vững, miệng lắp bắp:

- Anh Sam! Anh nghe tôi nói... anh phải dể tôi giải thích. ..

Sam vẫn cười sặc sụa, hắn xua tay lia lịa:

- Khỏi, khỏi cần giải thích, tôi hiểu cả rồi.

Tôi càng run bắn, nghĩ thầm hắn hiểu mà hiểu thế nào chứ" Trời ơi! Hắn sắp dở trò gì d8ây" Hắn sắp làm gì tôi bây giờ" Tôi rùng mình nhìn thân hình nặng 350 pao của hắn, còn tôi, một tên học trò trói gà không chặt, chỉ cần xơi của hắn một đấm, một đấm thôi cũng đủ về chầu ông bà gấp. Thôi rồi, đời mình sắp chấm dứt tại dây, nghĩ thương cha thương mẹ rồi tự giận mình khi không lại nghe lời xúi dại của thằng Ẩn để tự rước lấy một cái chết lãng nhách.

Sam từ từ bước về phía tôi, tôi sợ hãi lùi dần, lùi dần... sát vách tường, không thể lùi thêm được nữa, tôi nhắm mắt chờ số phận. Sam bế bổng tôi lên, hắn bồng tôi nhảy tưng tưng vừa cười thật lớn:

- Ha ha ha! Anh hoá trang giỏi lắm, coi giống hết sức!

-"""

Sam nắm lấy tay tôi xiết chặt, giọng cảm dộng:

- Tôi hiểu rồi, anh tốt lắm chưa ai tốt như anh, thấy tôi bỏ đi anh sợ vợ tôi buồn bỏ nhà theo trai, anh làm hề chọc cho nó vui, anh chui vào tủ doạ ma nó. Ha ha ha... anh giống lắm, trông anh giống hệt xác chết.
 
Hắn quay sang vợ:

- Có phải không em cưng"

Con dâm phụ từ đầu màn kịch chỉ đứng chôn chân một chỗ, mặt tái như gà bị cắt tiết, bây giờ cũng đã hoàn hồn trở lại, nó nhảy ngay đến bá lấy cổ chồng hôn chùn chụt, miệng liến thoắng:

- Darling đoán giỏi lắm.

Màu hồng đã trở lại trên mặt tôi, chưa bao giờ tôi thấy anh Sam ngây thơ và đáng yêu như lúc dó, tôi thành thật:

- Anh Sam! tôi thương... hại anh lắm.

Sam nhè nhẹ xô vợ ra, hắn vỗ vai tôi niềm nở:

- Tôi biết, tôi biết .. Như vầy nhé, để ăn mừng ngày tôi trở về làm hòa với vợ tôi, chiều nay chúng ta di nhậu, tôi mời, OK"

- OK !

Phải đấy, tôi nhủ thầm, phải đi nhậu chứ, phải ăn mừng tôi thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Cám ơn Trời Phật, cám ơn anh Sam ngây thơ của tôi.

Tết năm dó, Dũng, Hoàng, Ẩn đều về quê cả, chỉ còn tôi và Lịch ở lại nhà trọ. Lịch ở lại Sài Gòn để lo đám hỏi với người yêu của nó, còn tôi phải ở lại để chuẩn bị cho ngày thi thực tập vào mùng tám Tết.

Chiều ngày 30, trời đã chạng vạng tối, tôi đang sửa soạn để nấu nướng thì có tiếng gõ cửa, như mọi ngày, giờ này là giờ Lịch trở về nên tôi rửa tay và vội vã ra mở cửa, nhưng không phải Lịch mà là thị Lài. Thị chạy tuông vào nhà, thở hổn hển, nói líu cả lưỡi:

- Lạy anh cứu em, nó mà bắt được em bây giờ thì nó giết em chết, tại nó bảo nó đi vắng một tuần mà mới ba ngày đã mò về...

Thế rồi không kịp chờ xem tôi có dồng ý hay không, thị đã chạy ào vào phòng tắm, đóng  cửa thật chặt. Tôi đứng như trời trồng, chưa kịp có phản ứng gì thì Sam đã lù lù hiện ra ngay cửa, hắn gầm lên:

- Có con Lài ở dây không"

Tôi lắp bắp:

- Không có, làm gì có, mà chuyện gì vậy"

- Nó phản tôi, con điếm, nó cứ rình tôi di vắng là ngủ với trai. Có người bảo tôi nó đang ở nhà anh"

Tôi ấp úng chối:

- Không, đã bảo không có thật mà.

Sam cười gằn:

- Để tôi di xét cái đã.

Hắn hùng hổ di khắp các phòng, mở tung các cửa, mở tung các tủ áo, nhòm cả vào gầm giường, không thấy gì hết, hắn lù lù di xuông bếp... Tôi sợ quá, trống ngực đánh thùm thụp vì phòng tắm, phòng vệ sinh dều ở cả nhà bếp. Sợ quá hoá liều, tôi dơ tay cản hắn lại:

- Anh không có quyền xét nhà tôi.

Sam gạt tay tôi ra, hắn phăng phăng tiên đến trước cửa phòng tắm, chợt hắn cúi xuống nhặt lên một cái gì. .. Tôi giật thót người, trời ơi, một chiếc giày cao gót! Nhưng không giống như chiếc giày của cô bé Lọ Lem trong truyện cổ tích đời xưa, chiếc giày của con khốn nạn đang đem họa dến cho tôi và cả cho nó nữa. Có bút nào tả xiết nỗi kinh sợ của tôi lúc đó" Tôi đứng ngay đơ như trời trồng, cổ họng tắc lại. Sam lầm lỳ cầm chiếc giày lên ngắm nghía:

- Quả tang, hết chối nhé"

Miệng tôi cứng ngắc không nói được, Sam ẩy lưng đun tôi lên nhà trên, tôi đi theo tay đẩy của hắn như một thằng người máy, một tên tử tôi đi theo cai ngục dắt đến máy chém. Sam ấn tôi ngồi xuống ghế, cười gằn:

- Hừ, còn dấu diếm mãi! Anh không thật thà, hả" Trả lời cho tôi biết cái gì dây"

Hắn dơ chiếc giày ngang mặt tôi, dứ dứ vài cái. Cố gắng lắm tôi mới mở miệng dược, nói cà lăm:

- Anh Sam! thật, thật. ..tình, tôi, tôi. .không. .không..không. ..

Hắn chợt phá lên cười, nheo mắt: 

- Tôi biết, tôi hiểu hết. Anh không muốn tiếp tôi vì đang có bạn gái trong nhà" Anh cho rằng tôi phá đám nên anh cau có với tôi, anh xấu tính lắm. ..

Thở đến phào một cái, đưa tay lên chặn ngực cho tim bớt đập, tôi cười gượng:

- Thật chẳng có gì dấu dược anh.

Sam nhìn tôi nháy mắt, giọng riễu cợt:

- Tôi cũng ghét có người phá đám.

- Vậy. ..thông cảm"

Sam cười, đưa tay ra bắt:

- Thông cảm chứ, ngày cuối năm mà. Thôi tôi về nghen, chúc anh vui đêm nay.

Tiễn hắn ra khỏi cửa, tôi còn bàng hoàng không hiểu sao mình lại thoát chết lần này mặc dù quả thật là oan Thị Kính. Con khốn nạn vừa chui ra khỏi phòng tắm đã chạy lại quẹt má tôi mà rằng:

- Bớ cưng, lai tỉnh, lai tỉnh! Thằng nhọ di khỏi rồi, đừng sợ.

Tôi rùng mình ra khỏi cơn bàng hoàng, nhìn con khốn nạn đang sửa tóc, sửa tai, tôi không dằn dược cơn giận, chỉ tay ra cửa, quát lớn:

- Cút ngay!

- Cút thì cút chớ, làm gì dữ vậy"

Nó chu mỏ hôn gió đánh chụt một cái rồi ngoe ngoảy đi ra, tới cửa, nó còn quay lại hẹn với:

- Mai thằng nhọ phải vô cắm trại, lần này thì chắc chắn trăm phần trăm, em sẽ sang chúcTết cưng.

Tôi thót tim, ối mẹ ơi! nó dọa hay thật thì tôi không biết, nhưng ở đây nguy quá bởi vì nếu mai không sang thì mốt hoặc một ngày nào đó nó cũng sẽ sang, nếu có cuộc đụng độ lần nữa thì tôi chết là cái chắc, bởi vì may mắn đâu có quá tam ba bận" Chốn này không phải là nơi an toàn nữa rồi, không thể ở thêm một ngày nào nữa.

Sáng sớm hôm sau, khi tiếng pháo của ngày đầu năm còn đang nổ đì đùng, tôi lẳng lặng gói ghém tất cả sách vở, quần áo rồi không dám giã từ  bà con lối xóm, tôi dông một mạch dến nhà chú tôi, nói là để ăn Tết với chú, tôi ở lỳ nhà chú tới ra giêng mới nộp đơn xin vào trọ học tại Đại học xá Minh Mạng.

PHƯƠNG - LAN

Ý kiến bạn đọc
03/06/201922:34:11
Khách
phần 2 này vui thật , chàng Sam chắc là của hiếm trên đời
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,955
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.