Hôm nay,  

Nữ Thần Tự Do Đang... Lằm Bằm!

28/06/200800:00:00(Xem: 171304)
Tác giả: Bình Thiên

Bài số 2337-16208413-vb7280608

Bài viết đặc biệt này được dành để mừng ngày họp mặt phát giải thưởng ra mắt sách Viết về nước Mỹ năm thứ 8, khai diễn chiều Thứ Bẩy 28 tháng Sáu 2008, tại Westminster Rose Center.

 Tháng Tư năm 2000, đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày  dân miền Nam phải bỏ nước ra đi, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ được phát động. Tác giả chiếm giải lớn nhất năm đầu tiên là ông Nguyễn Văn Luận, cư dân Worcheter, Mass. với bài viết “Người Tìm Tự Do và Tượng Thần Tự Do”. Đây là một hồi ký kể chuyện năm 1952, khi Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon thăm Hà Nội, có cậu học tró 15 tuổi được ông tặng một postcart in hình tượng Nữ Thần Tự Do. Ở lại miền Bắc, sau khi Cộng sản tiếp thu Hà Nội, cậu học trò xưa bị tù đầy, gia đình tan nát, hơn 25 năm sau mới có cơ hội vượt biển tới được nước Mỹ để di thăm Tượng Nữ Thần Tự Do. Chính là từ bài viết đặc biệt này, ảnh Nữ Thần Tự Do do nữ nghệ sĩ Kiều Chinh chụp dùm đã được dùng làm bìa sách  “Viết Về Nước Mỹ” và họp mặt phát giải thưởng ra mắt sách năm đầu tiên được tổ chức tại Thư viện Nixon ngày 29-11-2000.

Cuộc hành trình vượt biển của Tượng Nữ Thần Tự Do và tin tức cập nhật về bà được chọn để ghi nhớ ngày họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách mới “Viết Về Nước Mỹ năm Thứ 8.” Trân trọng cám ơn tác giả Bình Thiên. Mong ông tiếp tục viết.

Anh chị Năm thân mến,

Chà, thư kỳ này của anh Năm hơi lạ. Anh nói chị Năm lo dùm là hồi này nước Mỹ có vẻ không khá vì đọc báo thấy dân Mỹ lằm bằm than thở đủ thứ chuyện, từ nhà cửa sụt giá tới xăng dầu lên giá. Sau khi lo dùm nước Mỹ, không thấy anh Năm hỏi thăm bà con, bạn bè cũ mà lại đi hỏi thăm bà... Nữ Thân Tự Do. Thậm chí còn ngỏ ý lo lắng cho sức khoẻ của bả, không biết bọn khủng bố có để cho bả yên thân không.

Sau đây là những thông tin cả cũ nhât và mới nhất về cái bà mà anh Năm hỏi thăm.

*

Cuộc chiến tranh lập quốc của người Mỹ có thể còn gian nan, chưa chắc đã thắng được nước Anh để thành lập "The United States of America" - nếu không có người Pháp giúp vũ khí, tàu bè, và tiền bạc. Có những người Pháp như Marquis de Lafayette, lúc đó đã là vị sĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Ky, bạn thân của George Washington, là đồng minh đáng kính mến của tình bạn thân thiết - mà người Pháp không đời nào quên.

Gần 100 năm sau, 1865, cuối thời kỳ nội chiến Mỹ, nhiều nhà trí thức Pháp bất mãn chế độ áp bức của Nã Phá Luân Đệ Tam; họ khâm phục Hoa Kỳ trong việc thiết lập chánh quyền dân chủ, và thủ tiêu chế độ nô lệ sau khi thành công rồi, trong đó có nhà học giả, và là luật gia Edouart Rene Laboulaye, lãnh tụ đảng "Tự Do." Nhóm chánh trị này dấn thân, thiết lập một thể chế chánh quyền Cộng Hòa Pháp. Laboulaye gọi nước  Pháp và Mỹ là "hai chị em." Rồi ông bình luận:

-Nếu dân Pháp tặng dân Hoa Kỳ một đài kỷ niệm, làm vật thể để lưu hoài sự trường tồn độc lập, và đó cũng là ý niệm của chánh phủ Pháp muốn hiến tư tưởng tự do của nhân loại thì không phải tuyệt lắm sao"

Câu hỏi của Laboulaye đã đánh trúng tình cảm của nhà điêu khắc Frédéric-Auguste Bartholdi, 31 tuổi. Hạt mầm của tượng Nữ Thần Tự Do đã được gieo và nẩy mầm như thế.

Vào thế kỷ thứ 19, những công trình kỷ niệm công cộng phải to lớn. Đó là thời kỳ phô trương theo cảm hứng văn minh Hy-La. Phần lớn tượng đài phản ảnh trên trang phục hoặc theo kiến trúc cổ, gọi là phái tân-cổ điển [neoclassical]. Vì thế cho nên, Tượng Nữ Thần Tự Do được làm theo nữ thần Libertas - khuôn mẫu nhân cách hóa sự tự do của La Mã.

Tuy nhiên, nhân một chuyến du hành qua Ai Cập đã thay đổi lối vẽ của Bartholdi từ lớn và đơn giản - thành khổng lồ. Cũng do sự vĩ đại đầy huyền bí của kim tự tháp và tượng Nhân Sư [sphinx] đã hút hồn sự say mê của điêu khắc gia trẻ tuổi này. Bartholdi viết: "Anh mắt hiền từ, dửng dưng của chúng hình như không màng gì tới hiện tại, mà chỉ đăm đăm nhìn về tương lai vô biên."

Năm 1870 bắt đầu chiến tranh Pháp-Phổ, Bartholdi lúc đó là thiếu tá của quân đội Pháp; khi quân Đức thôn tính toàn vùng Alsace thì sáp nhập các cư dân ở đó thành quốc tịch Đức hết. Lúc này, chữ "tự do" mới thấm thía ý nghĩa với Bartholni. Laboulaye khuyên Bartholni nên đi Mỹ. Và Barthoni đóng vai thương buôn, đáp tàu qua Nữu Ước năm 1871, mang theo các thư giới thiệu của Laboulaye tới những nhà tai mắt Mỹ.

Cảnh Nữu Ước tráng lệ. Sáng tinh sương lóng ánh như viên trai, lộ vẻ huy hoàng phố thị bao la [Brooklin và Manhattan] mà các con sông, tầm nhìn mút mắt giữa biển nước đầy tàu thuyền, vươn các cột bườm kết tràng hoa với cờ thật choáng ngợp. Nơi đây là cửa ngõ Tân Thế Giới, và là lối vào Mỹ quốc. Mọi người lĩnh hội ý kiến dựng tượng "Khai Sáng Tự Do Thế Giới" - nhưng không ai chịu bỏ tiền ra.

Năm 1875, Laboulaye và Bartholdi đồng ý thực hiện, vì thời cơ đã đến. Chi phí chia hai. Pháp trả tiền đúc tượng, Mỹ trả tiền đúc bệ và móng. Hai nước tự gây quỹ. Kỹ sư nổi tiếng [làm Tháp Eiffel], Alexandre-Gustave Eiffel thiết lập khung sườn phức tạp để chở bằng tàu, và Bartholdi chọn hãng Gadget-Gauthier để đúc. Và ông làm đại diện chính thức của nước Pháp đi dự Hội Chợ Triển Lảm Trăm Năm Quốc Tế ở Philadelphia vào năm 1876; và một cánh tay của tượng dài 30 foot cũng được mang đến nước Mỹ vào dịp này. Hoa Kỳ đã biết tên ông. Và lúc đầu tượng bằng đồng sáng rực xuất hiện ở hội chợ đã làm mọi người xúc động. Tuy nhiên, giải quyết các vấn đề gây quỹ để hoàn tất bức tượng mới xúc động hơn. Hội Pháp-Mỹ đề nghị xổ số, và bán mẫu tượng bằng đất thu được 250,000 quan [khoảng $750,000].

Tháng 6/1884, Tượng hoàn thành những chi tiết tại Pháp cuối cùng [Laboulaye mất vì đau tim tháng 5/1883]. Ngày 4 tháng 7. 1884, Tượng cao 151 feet [46 mét], nặng 225 tấn, 15 tầng được giao cho Đại Sứ Mỹ tại Ba Lê. Bartholdi mời phái đoàn khai mạc buổi lễ hoàn tất trèo lên những bực thang với ông lên Tượng, ít người dám đi. Cho đến mùa xuân 1885, Tượng được tháo rời thành 300 mảnh, đựng trong 214 hộp gỗ [cánh tay cầm đuốc đựng trong 21 hộp đã mang qua ở Philadelphia trước] để đem xuống tàu, làm cuộc viễn du qua Mỹ Châu thì báo chí Mỹ lúc đó cứ liên tục phê bình kế hoạch này - nhất là giá thành phẩm của Tượng. Họ hỏi tại sao bệ, do Richard Morris Hunt thiết kế lại mắc như tượng. Quốc Hội bác bỏ quỹ bệ tượng gần $100,000. Thành phố Nữu Ước đồng ý chi $50,000 -  nhưng thống đốc New York phủ quyết. Và cả nước Mỹ nói rằng Tượng được đặt ở Nữu Ước thì để dân Nữu Ước lo. Sau một năm quyên góp chỉ được $182,491, xài hết $179,624 thì có ông Joseph Pulitzer và truyền thông can thiệp vào.

Pulitzer là người tỵ nạn người Hung, đã chiến đấu trong cuộc Nội Chiến Mỹ, nay là nhà báo rất thành công, và ông cưới người vợ giàu có. Năm 1883, ông mua tờ World, chuyên về tài chánh. Pulitzer nghe Tượng Nữ Thần Tự Do sắp chết vì hết ngân quỹ - ông nhảy vào với ba mục đích: dùng tờ World quyên $100,000 cho Tượng; gia tăng độc giả thợ thuyền cho tờ báo; và điều cuối cùng là làm mất mặt tính ích kỷ của giới triệu phú mới nổi. Ông châm chọc giới giàu là Tượng đài không chỉ [hảnh diện] cho Nữu Ước, mà cho toàn thể Hoa Kỳ. Bài báo ông viết châm biếm: "...Tượng do đại khối dân chúng Pháp góp tiền tặng cho dân chúng Hoa Kỳ... chớ không phải do triệu phú Pháp tặng cho giới tài phiệt Mỹ..."

Báo World phát hành vọt lên 50,000 tờ. Những tờ báo của Mỹ đen cũng góp sức kêu gọi dân chúng đóng góp để kỷ niệm những tháng ngày chấm dứt chế độ nô-lệ. Và đến ngày 11/8/1885, tờ World thông báo đã thu được theo như dự tính là $100,000 - từ những những đồng dollars chắc chiu của các mẹ già, hay tiền để dành trong ống heo của trẻ thơ... Chân tượng đúc 24,000 tấn xi măng, đo được 52 feet. Phải mất 6 tháng mới dựng được Tượng lên bệ vào tháng 5/1886. Vợ chồng nhà tạc tượng Bartholdi đến đảo Bedloe để nói lời sau cùng. Ông nói thật dản dị: "Mộng ước đời tôi đã hoàn thành."

Hoa Kỳ khánh thành Tượng ngày 28 tháng 10, 1886, cũng được tuyên bố là ngày công lễ. Ngày đó mưa và sương mù giăng khắp nơi, nhưng không làm nản lòng cả triệu người sắp hàng trên các con lộ Nữu Ước, được trang trí vải rèm đỏ-trắng-xanh, cùng với cờ Tam Tài/Sắc [tricolor bunting] Pháp để mọi người xem 20,000 người diễn hành. Wall Street là khu vực thành phố được làm nơi khánh thành Tượng. Các thân hào nhân sĩ [dignitaries] hai nước đều tham dự. Đại diện Hoa Kỳ là Tổng Thống Grover Cleveland cùng thống đốc NY. Pháp có đại sứ và Ủy Ban Pháp. Nhưng, mỉa mai nhất là các gia đình người Mỹ giàu có nhất chưa từng đóng góp 1 cent cho chân Tượng lại chiếm chỗ cao, làm trò tung hô xôm tụ nhất.

Điêu khắc gia Bartholdi đứng một mình trong đầu bức Tượng. Ông kéo dây, bỏ khăn trùm Tượng là cờ Tam Tài Pháp xuống. Mặt tượng bằng đồng, sáng lấp lánh [tỏa khắp năm châu]. Tiếng còi hú xé không gian, tiếng súng nổ vang rền, ban nhạc kèn đồng trổi đinh tai... Tổng Thống Cleveland nói:

-"Chúng ta không quên sự Tự Do đã chỉ định Nàng ở nơi đây, và cũng không phải Nàng chọn bệ này để cho người đời lảng quên..."

Vào thế kỷ đầu, Tượng Nữ Thần Tự Do, 305 feet cao nhất ở Nữu Ước. Đến năm 1899 thì building Saint Paul cao hơn 5 feet. Tuy nhiên, Tượng Nữ Thần Tự Do vẫn là tâm điểm lúc nhìn [visual] và là tâm hồn [spiritual] của hải cảng Nữu Ước. Có một sự kiện đáng nhớ không kèn không trống [without fanfare] vào năm 1903, một tấm thẻ đồng được cột trong bệ, ghi bài thơ "Tượng Khổng Lồ Mới" [The New Colossus] của Emma Lazarus [phụ nữ trẻ Do Thái] viết để gây quỹ đúc bệ Tượng được làm vào năm 1883, trở thành tín điều [credo] cho người mới nhập cư Hoa Kỳ. Có thể coi đây là lời của Tượng Thần Tự Do tượng trưng cho nước Mỹ mở cửa với mọi sắc dân, nói với cả thế giới.

... Give me your tired,

your poor,

Your huddled masses yearning to breathe free,

The wretched refuse of your teaming shore.

Send these, the homeless, tempest-toss, to me,

I lift my lamp beside the golden door!

...Hãy trao cho ta, những người mệt nhọc, những kẻ khốn cùng

[và] cả đám đông khát khao hít thở tự do,

Khước từ sự cùng khổ để con cháu rạng ngời.

Hãy gởi họ cho ta, những kẻ kẻ không nhà,  những người  bị phong ba vùi dập

Ta nâng cao ngọn đuốc bên cánh cửa vàng!

Cho đến thời kỳ Chiến Tranh Cách Mạng, gương mặt vị nữ lưu Columbia này cũng như câu "Uncle Sam"  được coi là ký hiệu "Hoa Kỳ." Tổng Thống Calvin Coolidge tuyên bố Tượng là đài kỷ niệm quốc gia ngày 15/10/1924. Uỷ Ban Trùng Tu Tượng Pháp-Mỹ được thành lập năm 1981.

Lễ Độc Lập, July 4, 1986, Hoa Kỳ tôn vinh đặc biệt lễ sinh nhật Tượng Nữ Thần Tự Do. Anh hoàng hôn le lói ráng hồng tươi cuối cùng... rồi lịm dần ánh tà dương sau tượng vào chân mây, Tổng Thống Ronald Reagan tuyên bố:

-"Chúng ta là những người đang giữ lửa tự do; chúng ta giơ nó cao cho năm châu thấy."

Rồi Tổng Thống nhấn nút, tia laser hướng về Tượng vén tấm mạng phủ mặt đột ngột, bày cây đuốc mới sáng choang thật tráng lệ; trong khi đó, nền trời bập bùng hàng ngàn bông pháo tỏa hoa tăng vẻ huy hoàng cho đêm hoa đăng.

*

Anh chị Năm thân mến,

Phần trên là bài chuyển ngữ "History of the Statue of Liberty**," được người tha hương ngưỡng mộ xem là "Linh Tượng" để xin Nữ Thần ban cho tự do cũng như giàu có... của người muốn đổi đời - ngay tại "cái nôi" nuôi dưỡng quyền sống của con người... Người tìm đến "thiên đường hạ gíơi" đã bị đóng cửa từ ngày bị khủng bố 9/11. Các tổ chức tư nhân như Ellis Island Foudation quyên được $30 triệu, cộng với $6 triệu của American Express tặng để trùng tu, và làm hệ thống bảo vệ an ninh. Tượng mới mở lại cho khách tứ phương vào chiêm ngưỡng Nữ Thần ngày 3/8/'04.

Trong số máy móc bảo vệ sự an toàn này, gồm có lối thoát hiểm, hệ thống cứu hỏa, rà soát vũ khí... Du khách muốn đến Nữ Thần phải chịu khám xét hai lần - một lần trước khi xuống phà, và lần khác đến cấu trúc này cao 305 feet, có 350 bậc thang dẫn lên 22 tầng lầu. Nhưng, du khách không được lên tới vương miện của Nữ Thần; vì Lập Pháp New York sợ Nàng bị sút tay gãy gọng... Chánh quyền lo bảo vệ cho Nàng như vậy mà Nàng vẫn than phiền! Quyền tự do của dân Mỹ mà.

Nàng lằm bằm:

-"...Tụi nó làm quái gì mà ruột ta cồn cào, đau thắt ngang lưng, hầm hơi là hầm! Trời đã nóng, Ta cũng muốn chảy mỡ sắt mà tụi 'lõ mũi, tụi tóc hilight gợn vàng gợn đen, tụi đầu xù như thúng bông, tụi đầu chào mào, tụi trán trớt quớt rửa mặt lâu hơn cắt tóc, và cả tụi nặng mặt trái vì đeo bông tai... quậy ruột ta thì sao Ta chịu nổi, hở... hở sư mấy cái thằng May Flower! Chắc Ta phải uống thuốc xổ để tống khứ tụi du hí này ra quá...!"

Rồi Bà quẹt mồ hôi trán, phun tiếng mẹ đẻ:

-"Salaud! Idiot... Tây Hoa! Cho dù hải cảng Nữu Ước tọa lạc trên khoảng trống mênh mông, bây những tưởng Ta hưởng khí trong lành tứ phương bất cứ lúc nào cũng có sao" Trong nội địa, nhà cửa san sát như cá sardine Maroc, nên chúng thường trồng những bụi cây để cho có "ô dù xanh" mà Ta không có. Ta cũng sắp tan bè rã cánh vì khí hậu thế giới nóng, tim Ta hỏa vọng lên đầu. Ta báo cho tụi mũi lõ/mũi khoằm/mũi két/mũi sửa hết tẹt (ăn theo) biết trước là một số bang sẽ vỡ đê, số khác hạn hán... và thân Ta bị sức nóng của trời cao, thêm độ ẩm cứ lửng lơ trong không khí - mà những chất ô nhiễm như keo xịt tóc, thuốc trừ hôi nách, khói xe, gas fréon máy lạnh... quyện lại như sulfuric acid để lại cặn bã trên thân Ta với tấm áo mặc hơn 100 năm chưa giặt, skin cancer là cái chắc... Giờ vương miện, đuốc thiêng, gương mặt Ta muốn xệ có thấy tên kiến trúc sư Pháp nào đến sửa sắc đẹp lại cho Ta đâu" Như thế, Ta đâu còn dám hiên ngang soi sáng bầu trời Nữu ước nữa để... đưa đường dẫn lối cho đám di dân hợp pháp lẫn lậu vào đây kiếm đồng xanh xanh như bầu trời đầy 50 sao này nữa!

Anh chị Năm thân mến,

Thôi, cho chào nhé, hẹn anh chị nồi Chicken Soup khác.

Bình Thiên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến