Hôm nay,  

Tâm Sự Với Mẹ

02/05/200800:00:00(Xem: 157672)

Tác giả: Kim Trần

Bài số 2288-16208265-vb5020508

Sinh năm 1983, học ngành sư phạm tại Cal State, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, “Những bài học đầu tiên về nước Mỹ”. Trong những năm tiếp theo, Kim Trần kể chuyện sòng bài khi chính cô một thời từng làm nghề chia bài, rồi viết về ma tuý khi kể chuyện “Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện.” Bài mới của Kim Trần lần này viết về Mẹ, không phải với những công thức thường thấy, mà là cách  nhìn lại chính mình hiếm thấy ở một người trẻ tuổi. Bài viết được tác giả ghi là “Kính Tặng Mẹ cùng tất cả những người mẹ nhân ngày Mother's Day.”

Gởi mẹ của con,

Thắm thoát mà đã gần 25 năm kể từ khi chào đời, vậy mà đây là lần đầu tiên con ngồi đặt bút viết về mẹ.  Dù vậy, đã có rất nhiều lần con muốn viết, không phải vì mẹ chỉ là một trong những đề tài cho con viết, mà vì có quá nhiều điều con muốn nói với mẹ;  những lúc ấy con lại cảm thấy ngượng ngùng bày tỏ tình cảm của mình với mẹ.  Nhân ngày lễ mẹ, con chúc mẹ luôn khỏe mạnh, vui vẻ và sống những ngày tháng hạnh phúc mãi bên gia đình nhỏ của mình.

Hôm nay ngồi nghĩ về mẹ và những gì mẹ đã làm cho con, con cảm thấy thật có lỗi khi tự hỏi bản thân mình "con đã làm gì cho mẹ""

Con có đọc một câu châm ngôn nước ngoài và cảm thấy thật đúng:  Khi con chào đón thế giới này, mẹ là người đầu tiên ôm con trong vòng tay.  Lúc ấy, con đã cảm ơn mẹ bằng cách khóc lóc không ngừng.

Chị con kể rằng, lúc lên 3 tuổi, nhà mình nghèo lắm.   Mẹ dành dụm mua cho con bộ đồ chơi bằng đất, con đã cảm ơn mẹ bằng cách đập vỡ chúng.

Lần đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường, con đã hét to lên và bảo "Con không muốn đi học."

Khi đã quen bạn mới trong lớp, nhiều lần con muốn có thật nhiều kẹo cho các bạn, cho nên hay giận hờn, khóc lóc và đánh cả mẹ khi mẹ không mua kẹo cho con.

Mỗi sáng mẹ bỏ gần một giờ đồng hồ nấu đồ ăn cho con trước khi đi học, con đã nhiều lần quăng đồ ăn sáng tung tóe trên sàn nhà vì không thích chúng.

Ở trường, con đã rất vui khi được phân công làm tổ trưởng tổ lao động, đôi khi phải làm bao nhiêu công việc trong lớp từ quét rác cho đến lau bàn; vậy mà con lại luôn phân bì và hằn học mỗi khi mẹ nhờ con làm việc gì ở nhà.

Con luôn nhớ chúc mừng và tặng quà cho các bạn mỗi khi đến sinh nhật họ nhưng lại luôn luôn quên ngày sinh nhật mẹ.  Con đã mang hoa tặng cô giáo vào ngày 8 tháng 3 mà không bao giờ dành một đóa hoa nhỏ tặng mẹ.

Khi bước vào tuổi thiếu niên, thế giới của con lúc ấy khác thế giới của mẹ, con đã thấy mẹ luôn mang lại phiền toái.

Mười tám tuổi, con ra trường trung học, mẹ đã mừng rơi nước mắt.  Con đưa mẹ tấm bằng bảo mẹ về trước và chạy đi chơi với bạn bè.  Rồi khi vào đại học, mẹ chỉ bảo cho con ngành nghề có ích cho xã hội, con đã đáp lại bằng câu nói vô tình "Con không phải là mẹ, con không thích giống như me."

Mười chín tuổi là lúc con hẹn hò, mẹ muốn biết về người đó, con đã bảo với mẹ "Chuyện tình cảm của con mẹ đừng có xen vào."

Rồi khi được khôn lớn như hôm nay đây, vì quá bận rộn với công việc, mỗi khi về đến nhà con ăn uống vội vàng rồi đi ngủ hay trốn biệt trong phòng làm chuyện riêng tư mà cứ quên hỏi thăm đến mẹ.  Có lẽ vì mỗi ngày con đều nhìn thấy mẹ cho nên có lắm lúc con buồn bã, thất vọng hay thất bại trong việc học, việc làm, tình cảm, con cứ quên rằng mẹ luôn bên cạnh, nâng đỡ tinh thần cho con.  Con đã không biết quý những giây phút đó vì con cho rằng mẹ ở bên con là điều bình thường.

Con kể ra những điều trên là để nói rằng con đã bắt đầu hiểu mẹ, hiểu cho sự vất vả khó nhọc và tình thương của mẹ.  Và con muốn những dòng chữ này sẽ thay cho lời xin lỗi mẹ, cho những lần con đã cư xử không đúng với mẹ.  Bây giờ con cảm thấy hối hận khi đã đánh mất nhiều phút giây gia đình sum họp vì ở cái sứ xở lạnh lẽo này, con đã quá bận rộn với công việc, rồi học hành, rồi khi con có bạn trai thì hình như thời gian rảnh rổi con chỉ biết dành gặp gỡ anh ấy.  Đến khi cuộc tình không thành thì con mới tìm đến mẹ mà than thở.  Con đã bỏ hàng giờ nói chuyện phone với bạn bè mỗi ngày vậy mà quên bỏ ra một phút gọi đến mẹ hỏi thăm.  Xin lỗi mẹ vì đã có lúc con hình như tách lìa cuộc sống của con khỏi mẹ chỉ vì nhiều lần con nghĩ mẹ không hiểu con.  Xin lỗi mẹ vì con đã vô tình đặt mẹ ở một vị trí rất bình thường trong trái tim con.  Bây giờ con lại sợ, sợ đến một ngày nào đó những giây phút bình dị nhất bên cạnh mẹ sẽ không còn nữa, mẹ à.

Con biết bây giờ mẹ đang vui vì lần đầu tiên  được làm bà ngoại.  Chị hai đã sinh em bé. Con nhớ ngày gia đình mình rời xa chị đi sang Mỹ, chị đã bảo con rằng "Em qua bên đó ráng ở bên cạnh lo cho ba mẹ."  Vậy mà con đã không để câu nói ấy trong đầu.  Bây giờ nói chuyện với chị hai, con nhớ rất rõ những gì chị căn dặn "chỉ khi bắt đầu làm cha mẹ, em mới hiểu công việc ấy khó khăn đến mức nào, lúc đó em sẽ hiểu sự khó nhọc của mẹ.  Bây giờ mẹ đã già rồi, sau này em sẽ không còn tìm thấy những giây phút bên cạnh mẹ như xưa đâu.  Cho nên em hãy ráng lo cho mẹ."

Mẹ đã luôn ở bên con, lắng nghe những phiền muộn và những nỗi thất vọng của con.  Hôm nay con đã hỏi chính mình "có bao giờ con lắng nghe tâm sự của mẹ""  Con muốn cảm ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ đã làm cho con.  Bây giờ con đã hiểu chẳng có gì có thể thay thế được mẹ.  Con ước gì thời gian quay ngược để con lấy lại những khoảnh khắc gây gổ, làm mẹ buồn lòng.

Xin nhắn đến những ai đang còn mẹ: hãy làm cho sự ra đời của bạn có ý nghĩa đối với mẹ, yêu thương, kính trọng và dành thời gian báo hiếu mẹ.  Trân trọng từng giây phút được có mẹ vì cuộc đời của chúng ta sẽ không có ý nghĩa và chúng ta đã không tồn tại nếu không có người.  Hãy bảo với bản thân mình rằng ngày của mẹ không phải chỉ là ngày Chủ Nhật nào đó trong tháng 5, mà mỗi ngày đều là ngày của mẹ nếu như ta vẫn còn may mắn có mẹ trong đời.

Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến