Hôm nay,  

Chuyện Thằng Bin “Con Bush”

17/04/200800:00:00(Xem: 157210)

Người viết: Lê Hoàng Bá Diệp

Bài số 2277-16208254-vb5170408

Tác giả là cư dân Nam California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Lê Hoàng Bá Diệp là chuyện kể về một cháu trai chậm phát triển. Sau ba năm  cùng mẹ định cư tại Mỹ, Bin đã làm được nhiều “thành tích” đặc biệt ngoài cả ước mơ của gia đình, nhờ những trợ giúp đặc biệt của nhà trường Mỹ dành cho, tới mức người trong gia đình đùa vui gọi Bin là “con Bush”.

Bin đã dậy thì ở tuổi 15, nhưng đầu óc nó hình như vẫn mãi là của đứa con nít 5-6 tuổi. Sự ngây ngô của nó lắm khi làm những người trong gia đình tức phát điên được, có khi lại làm họ mong được ngu ngơ như nó để không biết đến sầu muộn hay mau chóng quên đi những nỗi đau trong đời.

Một phần não của Bin bị tổn thương do sanh chấn nên nó ngu ngơ và không phát âm được như mọi người bình thường. Chỉ người trong gia đình mới hiểu được gần hết những gì Bin nói vì đã quen với cách phát âm của Bin.

Hồi nhỏ Bin trắng lắm và tóc lại lợt nữa nên mấy đứa con nít trong xóm cứ nghĩ nó là con lai Mỹ. Vì Bà Ngoại Bin ở Mỹ đi về Việt Nam rất thường xuyên nên đám con nít càng tin là tụi nó nghĩ đúng hơn. Có một lần nó đi dạo dọc bờ sông Thị Nghè với Bà Ngoại, một cô bé nhà cùng xóm bắt chuyện với nó và Bin tuôn lại một tràng, chẳng từ nào người ngoài gia đình nghe hiểu được. Con bé không hiểu Bin nói gì nhưng nói như chắc như đinh đóng cột với mấy đứa bạn: "Mày thấy tao nói chưa, nó bên Mỹ về mà, nó đâu có nói tiếng Việt đâu."

Những năm đầu tiên nó đi học ở Sài Gòn thật đau lòng. Nó thường về nhà với những vết roi còn in lai trên da. Nó không hiểu cô giáo, các bạn trong lớp, và ngược lại. Nó phá phách và không tuân theo luật lệ của lớp học vì nó có hiểu gì đâu. Dù mẹ nó là giáo viên dạy cùng trường, các cô giáo của nó vẫn không đủ kiên nhẫn để không quát tháo hay phạt đòn nó.

Sau 2 năm ngồi mãi ở lớp 1 trường tiểu học bình thường, mẹ Bin cuối cùng phải chuyển con mình vô trường dành cho trẻ chậm phát triển. Và rồi cũng chỉ có thân xác phát triển nhanh sau 6 năm học, Bin vẫn ngu ngơ cho đến ngày nó được đi học trên đất Mỹ.

Chuyện gia đình Bin đi Mỹ có hơi bất ngờ. Cậu Bin ỡ Mỹ làm giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ gia dình từ hồi mẹ Bin còn đi học. Vì ham vui hay vì duyên số, mẹ Bin đã không thực hiện nguyên tắc "3 không" của những người chờ đi Mỹ. Nguyên tắc đó là: không yêu, không lập gia đình nếu lỡ yêu, không có con nếu lỡ lập gia đình. Mười ba năm sau ngày cậu Bin nộp đơn xin bảo lãnh anh chị em, Lãnh Sự Quán Mỹ ở Sài Gòn mới kêu phỏng vấn xét cấp visa vào Mỹ. Bấy giờ chính phủ Mỹ không phải chỉ chấp thuận cho mẹ Bin đi Mỹ thôi mà còn cho cả gia đình nữa. Vậy người ta mới nói Mỹ kỳ ghê: nếu chịu cho mẹ Bin đi sớm thì chỉ cần cho một người chứ đâu phải 4 người. Nhờ Mỹ kỳ cục vậy nên Bin mới có cuộc đổi đời ngoạn mục.

Bin sống cùng nhà với Bà Ngoại, dì út, mẹ Bin và thằng em 7 tuổi ở nam Cali. Ba mẹ Bin đã không thuận hòa từ nhiều năm. Tình yêu đưa họ đến với nhau, nhưng sự chênh lệch về học thức đẩy họ rời xa nhau. Ho ly dị một lần ở Sài Gòn rồi lại sống chung lại, sinh ra em trai Bin. Đặt chân đến đất Mỹ được vài tháng thì họ ly thân. Ba Bin bỏ đi San Jose nơi có họ hàng bên nội Bin. Rồi vài tháng sau nữa ba me Bin ly dị. Lần này thì chắc chẳng có ngày trở lại như xưa nữa vì họ đang ở Mỹ mà. Mẹ Bin không chịu đựng ba Bin như hồi còn ở Việt Nam. Trên đất Mỹ, quyền lợi phụ nữ được luật pháp bảo vệ nên Ba Bin không thể xử tệ với mẹ Bin như xưa. Hơn nữa, Ba Bin giờ đã thành Việt kiều nuôi mộng về Viêt Nam tìm vợ trẻ.

Từ ngày Bin đi học ở Mỹ, mọi người trong gia đình đùa vui gọi Bin là "con Bush" vì Bin sướng hơn ngày trước nhiều quá. Vì ngu ngơ nên Bin không hề bị sóc vì thay đổi môi trường như mấy đứa con nít khác trong nhà. Nó không hề khóc hay đòi nghỉ học sau ngày đầu tiên như em hay anh họ của nó dù Bin không biết một chữ tiếng Mỹ. Mỗi ngày đi học Bin có school bus đón đưa tận cửa nhà.

Bin học ở trường dành cho trẻ chậm phát triển. Bin được dạy cả kỹ năng sống, chơi thể thao, chỉnh âm, tiếng Mỹ và Toán. Cứ vài tuần Bin lại được đi field trip để học về kỹ năng sống. Mỗi lần đi field trip, mẹ phải cho Bin tiền để nhà trường dạy đi mua sắm, trả tiền. Những lần đầu Bin về tay không vì nó để tiền đâu mất trước khi thầy cô đưa đến Target hay đến quầy thu ngân của Target. Dần dà Bin bắt đầu đem đồ mua được về nhà dù không phải hoàn toàn chính xác như đã dặn.

Trước Giáng Sinh 2007, Bin được đi field trip để học cách mua quà cho mẹ và em trai. Bin đem về một tượng Batman bằng nhựa là quà Giáng Sinh cho chính Bin. Nó thích Batman quá không chịu cho em nó như mục đích của chuyến đi field trip. Mọi người trong nhà cười mừng rỡ (dĩ nhiên là trừ thằng em không được đồ chơi) vì nó biết món đồ bao nhiêu tiền và đem tiền dư về đưa lại cho mẹ nó.

Bin không hiểu hết tiếng Việt khi nói chuyện trong gia đình mà không biết thầy cô Bin làm sao để giúp Bin hiểu được những điều họ nói với Bin trong lớp bằng tiếng Mỹ. Bin kể lại được chuyện trong lớp bằng một giọng đớt dứt quãng nhưng đúng vơi những gì thầy cô Bin ghi trong sổ đưa về gia đình. Ai có từng biết Bin chỉ nói được tiếng Việt 2 từ một lần mà cũng chỉ là nói đớt mới hiểu những người thương yêu Bin mừng rỡ như thế nào, khi giờ đây mỗi sáng Bin có thể chào cô Marry lái xe bus "Hello, Marry" và "Thank you. See you" khi xuống xe. Cô Marry cũng vui khi cô nhân ra là Bin hiểu khi cô chọc Bin bằng cách chào "See you tomorrow" vào chiều thứ 6 và Bin cười đáp lại "No" và lắc đầu.

Dì Ut Bin cứ tấm tắc "Mỹ hay thiệt!" khi thấy Bin làm rất đúng những bài tập về nhà là những bài toán cộng trừ. Sáu năm học ở Việt Nam với thầy cô ở trường và với mẹ ở nhà, Bin chưa bao giờ nhớ đếm được từ 1 đến 10. Giờ đây Bin làm được 2 phép toán cộng trừ bằng tiếng Mỹ. Bin còn chơi đá banh trong đội tuyển của trường nữa. Bin làm được một số việc nhà như hút bụi, đẩy xe rác ra sân, kiểm tra cửa trước khi đi ngủ, bỏ quần áo vào máy giặt.

Bin siêng học và viết chữ đẹp hơn em nó. Gần đây Bin còn được hưởng trợ giúp đặc biệt là có sinh viên đến nhà dạy kèm Toán và tiếng Mỹ. Vậy mới nói Bin là "con Bush". Ngày trước nằm mơ, mọi người trong nhà cũng không dám mơ có ngày Bin làm được một trong số những điều nó đã làm được sau 3 năm ở Mỹ. Là tôi biết Bin ở Mỹ thôi chứ còn với nó mỗi lần Bà Ngoại đi về Việt Nam và nó phải đến Day Care Center sau giờ tan học thì nó lại nói "Bà Ngoại đi Mỹ rồi."

Ngoài phòng sinh hoạt gia đình Bin đang xem ti vi với Bà Ngoại. Người ta đang đưa tin về bầu cử tổng thống Mỹ. Văng vẳng tiếng bà Clinton đang nói: "This is America, and we do believe you can be anything you want to be, and we want our sons and our daughters to dream big."

Nước Mỹ đã đánh thức những hoài bão về đứa con trai đầu lòng của mẹ Bin.

Lê Hoàng Bá Diệp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,272,895
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến