Hôm nay,  

Diệt Cholesterol Không Cần Thuốc

10/04/200800:00:00(Xem: 375371)

Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 2271-16208248-vb5100408

Tác giả đã góp bài viết về nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị.  Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu và hiện là cư dân Riverside, Nam California. 

Ở Việt nam hồi xưa, trong dòng họ bà con tôi có nhiều cái chết bất đắc kỳ tử rất kỳ lạ. Bà nội chết rất sớm, hồi ba tôi mới lên 9. Kề đến ông nội chết năm ba 17. Hai ông cậu, rồi ông bác Vi, và sau cùng là ông chú Bằng thay nhau nuôi ba tôi và cô Khê. Ông chú Bằng giàu có, không có con trai, nên làm giấy nuôi ba tôi làm con thừa tự, cho ra Hà nội học thi đỗ tú tài Pháp phần Một. Vừa xong thì ông ra Bắc Ninh dưỡng bệnh ở nhà từ đường do ông xây cất, rồi thổ huyết chết vì bệnh lao (ho lao hồi đó Pháp chưa tìm ra thuốc chữa) để lại cơ nghiệp đồ sộ, nhiều ruộng đất nhà cửa ở Phanrang cho bà thím.

Bà thím họ Hoàng,vì nhà neo đơn không có đàn ông, ép ba tôi nghỉ học, vào Phanrang trông nom tiệm buôn, quản lý mười mấy căn nhà cho thuê, để rảnh tay lo gả chồng cho 2 cô con gái ra Bắc. Kế đến, cô Phan con út bà 17 tuổi lâm bịnh, cũng chết vì ho lao. Sát bên cạnh nhà bá là tiệm thuốc bắc của ông ngoại tôi, ông là em ruột của bà thím. Ông ngoại chỉ có mình má tôi là con. Ba tôi kèm cho cô Hòa và má tôi học, đem lòng thương má tôi. Bà thím phải cưới má (là cháu ruột kêu bằng cô) cho ba tôi, sinh ra tôi năm 1944. Tức là cháu chồng lấy cháu vợ, thiên hạ ai cũng nói bà thím khôn,"gà nhà ăn thóc nhà". Tôi vì thế mang cả 2 họ Phạm và Hoàng. Qua 1945 máy bay Mỹ thả bom mấy đồn lính Nhật ở Phanrang, bom rớt trúng khu phố buôn bán, làm cháy sập tiệm buôn của cả ông ngoại tôi lẫn của bà thím. Ông ngoại tôi núp dưới chiếc bàn ọp ẹp bị mái ngói đè sập, gãy mấy đốt xương sườn, ốm đau, sưng phổi, mắc bệnh mộng du vì tiếc của, được mấy tháng thì chết. Lúc đó bà thím đã tản cư ra Bắc ở với 2 cô con gái đã lấy chồng, ủy quyền cho ba tôi trông coi, cho thuê đám nhà cửa ở Phanrang.
Cô Khê tôi, theo xe lửa vào Saigon buôn hàng chuyến về bỏ chợ Phanrang thời kỳ chiến tranh Việt Pháp, vài tháng sau cũng chết vì Việt Minh giật mìn xe lửa trật đường rày ở Phan thiết . Cô rớt văng xuống sông Mường mán, bị những giỏ hàng nặng đè chết, người quen đi buôn cùng chuyến chôn vùi xác đại bên sông. Năm 1950, bà thím chạy giặc ngoài Bắc tứ tung vất vã khổ sở quá, bèn dẫn cô Hòa và cháu ngoại là cu Thanh mới một tuổi vô lại Phanrang ở , bàn bớt mấy căn nhà mở một tiệm vải sống phong lưu sung túc. Năm 1953, ông bác Vi tôi chạy xe gắn máy bị xe vận tải đụng ở Saigon. Bà thím vào chịu tang anh chồng, không ngờ qua năm sau 1954, chính bà cũng đứt mạch máu não, bất tỉnh, rồi đi luôn. Đất nước chia đôi vì hiệp định Geneve, cô Hòa đành phải gạt lệ thu vén  tiền bạc đem con trở ra Bắc tìm gặp đoàn tụ với chồng là thiếu úy bộ đội cụ Hồ.

Trong Nam,10 năm sau, ba tôi chết vì tai nạn xe ở Sông Mao, bỏ lại nhà cửa bà thím cho mẹ tôi quản lý. Cả ba và cô Khê đều chết đường vì nghiệp tai nạn xe cộ. Hai tháng sau, cùng một năm, bà ngoại tôi bệnh nặng mất. Sau này khi đât nước thống nhất, gặp lại bà con ngoài Bắc, mới hay cô Hòa, con bà thím, cũng chết vì đứt mạch máu não (y như bà thím) ở Hà nội năm 1967, bỏ lại Thanh ,con trai đầu, đang học ở Liên Xô và 3 đứa con trai sau ở Hà nội. Rồi Phong, cháu ngoại của ông bác Vi, là chuẩn úy 24 tuổi mới đi hỏi vợ, chết đột tử vì pháo kích ở trận An lộc 1972, kế đến cha ruột Phong là bác Sáu năm 80,cũng đứt mạch máu não hôn mê,chết (như bà thím và cô Hòa) trước khi tôi bỏ nước vượt biên qua Mỹ . Mới đây nhứt, Thanh, con cô Hòa, vào Nam công tác, có ghé thăm mẹ tôi, thắp nhang cho ông bà, cũng đứt mạch máu não chết, các em Thanh phải bay vào mướn xe chở xác về Bắc chôn.

Phải chăng vì cung Phúc đức trong tử vi tôi có Tang môn, Bạch hổ, riêu y,Thiên khốc, địa không.. hay sao mà trong họ thi đua nhau chết đủ cách, nhiều lúc nghĩ thấy sao mà thê thảm rùng rợn. Trong tất cả những cái chết đó, có 4 cái chết sau này ai cũng biết đích xác là do cholesterol cao, bên VN gọi là "tai biến mạch máu não". Cái chết của bà thím, cô Hòa, bác Sáu, và em Thanh. Bà thím, vào Phanrang bán nhà cửa mở sạp vải, tiền bạc rủng rẻng, ăn toàn cao lương mỹ vị, yến sào, sừng nai nấu cao, nước da đỏ thắm. Bác Sáu trước bán thực phẩm cho Pháp, jambon, phó mát, bơ sữa, rượu vang,sau mở tiệm thuốc tây giàu có,cũng quen ăn sang điệu nghệ kiếu Pháp, kết quả cả hai do mỡ đóng bít mạch máu trên não mà bị "stroke" chết không kịp trăn trối. Cô Hòa ra Bắc năm 54, ăn uống thanh đạm kham khổ, lẽ ra không bị cholesterol cao được, vậy mà cũng đứt mạch máu não chết đột ngột, có lẽ là làm kế toán ngồi một chỗ, ít hoạt động, và do di truyền. Thanh, con cô, cán bộ đảng viên cao cấp, to béo tròn trịa vì ăn uống tiệc tùng xã giao liên tục, không quen check cholesterol thường, cũng chết bất đắc kỳ tử vì bệnh này đang tuổi mới có 53.

Những ai mà không chết trong thời kỳ chiến tranh Nam Bắc thì lại sống rất dai, như cô Nghệ con đầu bà thím tôi, năm nay 90 mà vẫn còn sống ở Hà nội. Chú Châu chồng cô Hòa, thượng tá quân đội về hưu, cũng 89 tuổi, còn khỏe. Mười mấy người con ông bác tôi , ngoài 85 tuổi mới lác đác chết hai ba người. Mẹ tôi 81, vẫn còn sống khỏe ở Phanrang, còn đi làm từ thiện phát gạo cho đồng bào nghèo ở nhà quê. Bảy trong 9 anh em tôi đều ra nước ngoài sống, cũng như 11 trong số 18 người con của ông bác Vi, đều khỏe mạnh ở ngoại quôc. Dòng họ đông đúc, phú quí, khá giả, thế mà sau 75, tan tác bỏ xứ bay đi khắp nơi trên thế giới sống, Âu châu, Úc, Mỹ, Canada, Nhựt.
 Tôi mang con trai 10 tuổi, cháu đích tôn dòng họ Phạm-Hoàng qua Mỹ năm 84. Mấy năm đầu, đâu biết cholesterol là cái gì, ăn uống thoải mái, uống sữa tươi mỗi sáng và ăn trứng chiên đều đều, vì rẻ và dễ nấu. Một hôm mua bảo hiểm xe hơi, anh chàng agent khuyên mua life insurance luôn:
-Anh chỉ có 2 cha con, lỡ lái xe rủi ro bị xe Mỹ uống rượu say đụng chết bỏ con lại thì đã có 100 ngàn bảo hiểm nhân thọ, đủ cho nó học lên đại học rồi nó bảo lãnh vợ và con gái anh qua sau. Nếu anh không để lại gì hết, làm sao nó học lên được, lấy gì mà bảo lãnh"

Tôi thấy cũng có lý, ở Việt nam làm gì có loại bảo hiểm này, bèn đồng ý mua. Anh chàng nói premium mỗi tháng chỉ khoảng 70$, cố định suốt đời. Thử máu xong thì bảo hiểm Metlife đòi lên 83$, giải thich vì cholesterol tôi  cao (220 mg/dl so với tuổi mới 41 của tôi) dễ có cơ bị heart attack chết sớm. Tôi lúc đó nào có biết mỡ trong máu thế nào là cao là thấp, 220 là cái gì, cứ nghĩ họ kiếm lí do để bán mắc, thôi kệ, cứ mua.
 Nhiếu năm sau này đọc báo,coi news trên Tivi , mới thấy nhiều người mới 50 đã chết vì cholesterol cao, bị stroke đứt mạch máu não, mới ý thức rằng sự kiêng ăn chất dầu mỡ, chất thịt, cua tôm, seafood và không hút thuốc là quan trọng. Bên Mỹ, thức ăn, thịt bò, lòng heo, seafood quá rẻ, đồng tiền dễ kiếm, của ngon vật lạ dễ mua, tô phở to bằng cái thau, đi đâu cũng ngồi xe hơi, nắng không làm chảy mồ hôi, mỡ đóng đặc trong người, người lớn ai cũng béo tốt mập mạp hồng hào, con nít Viêt nam nhiều đứa phục phịch như Mễ. Hèn chi lâu lâu nghe nói người này bị "heart attack" lăn ra chết, kẻ kia bị "stroke" đứt mạch máu trên đầu, phải ngồi xe lăn, hay méo miệng ú ớ, tê liệt nửa người... 

Trước khi qua Mỹ, thấy chết kiểu đó ở Việt nam, ai cũng cho là "trúng gió". Trời kêu ai người nấy dạ, ít ai quan tâm. Qua Mỹ rồi, học được cái văn minh của y khoa tiến bộ xứ người, mới biết đó là bệnh mỡ đóng cục, bít nghẽn mạch máu, hay mỡ đóng đặc vành trong của mạch máu làm luồng máu chảy qua li ti rất yếu, không đủ cung cấp cho tim hay các bộ phận khác, làm trụy tim, ngộp thở. Bệnh này mình có thể ngừa được dễ dàng, bằng cách ăn uống kiêng khem và tập thể dục thường xuyên.

 Có một dạo tôi cũng ăn chay trường 4 năm liền, nhưng rồi phải ngã mặn vì cơ thể thèm chất tanh và da khô mỏng như giấy. Ăn mặn lại được nửa năm thì mập mạp hồng hào trông thấy, ai cũng khen trẻ đẹp hơn hồi còn bên Việt nam. Nhưng rồi một hôm nghe chuyện một anh bán địa ốc bằng tuổi tôi có 2 bà vợ , 5 đứa con, và 3 căn nhà mà ỷ y còn khỏe, không làm tờ di chúc, một sáng kia đang chạy tập thể dục như thường ngày thì đứng tim ngã lăn ra chết, bỏ lại tài sản 2 bà vợ tranh dành nhau đưa ra tòa. Tôi thấy lo lo, bèn đi bệnh viện Kaiser thử máu và khám tổng quát . Bác sĩ Đại đút tay vào hậu môn khám "prostate" (nhiếp hộ tuyến), cho đi soi ruột già (10 năm mới cần soi 1 lần), cái gì cũng tốt. Mỡ trong máu (triglycerides) thấp, chỉ có 130 , nhưng cholesterol xê xích từ 210 xuống 199, tức là nằm ở mức giáp ranh "borderline". Ông khuyên phải đi bộ nhanh mỗi ngày 1 tiếng, và mỗi tuần chỉ được ăn 1 trứng gà thôi. Lòng đỏ trứng, nước cốt dừa, và "xí quách" tủy xương (nước béo) khó hòa tan trong máu, dễ gây cholesterol, không được ăn nhiều.

 Người lớn tuổi như tôi, mỡ trong máu phải dưới 190, cholesterol phải giữ dưới 200 mg/dl mới OK. Từ 200 đến 230 phải kiêng ăn thịt mỡ, phải tập thể dục, bơi lội, chạy bộ. Trên 230 thì phải uống thuốc tây kiềm chế máu mỡ. Chị Như, đồng nghiệp cũ tôi, cholesterol cao, đi bụng cứ phềnh ra đàng trước, cứ phải uống thuốc đều đều mặc dù biết có "phản ứng phụ" hại gan. Tôi, trái lại, cả đời ít khi dám uống thuốc, sợ cơ thể quen, lỡ thiếu thuốc thì chết. Nhớ hồi ở trại tạm giam cải tạo bên VN, anh Châu nhà giáo đồng nghiệp đau bao tử kinh niên, mấy tháng liền trại không cho thăm nuôi mà loét bao tử đành chịu chết vì thiếu thuốc, bỏ lại 6 đứa con. Cơ thể Trời sanh tự nó cũng biết tự điều chỉnh và chữa lấy những rối loạn trong cơ thể, không cần phải mỗi chút mỗi uống thuốc. Nếu bất đắc dĩ phải dùng thuốc, cơ thể tôi vẫn thích ăn trái cây, uống dược thảo, thuốc Nam, thuốc Bắc hơn là thuốc tây. Uống nước bưởi nghe nói cũng lá 1 cách làm hạ cholesterol có hiệu quả.

Có một lần, anh em tôi bên Mỹ hoảng hốt nghe bên nhà báo tin thằng em út béo mập 46 tuổi,chuyên viên computer ở Saigon,suốt ngày ngồi trước bàn vi tính, suýt chết vì choleterol lên 350,mặt đỏ phừng phừng, nhức đầu, trong người khó chịu. Vợ nó sợ hãi gọi mẹ tôi vào gấp, chở lên bác sĩ Hảo (con ông bác Vi) ở Thủ đức khám. Bác Hảo lật đật chích ngay một liều thuốc cực mạnh cho hạ cholesterol, giận dữ mắng cho một trận:
-Làm giáo sư đại học, dân trí thức, mà không biết bảo quản sức khỏe của chính mình, để đến nông nỗi này. Có biết để lâu thêm một hai tiếng nữa là đứt mạch máu não, hay trụy tim chết ngay lập tức không" Không chết thì cũng tê liệt cả người, méo miệng, sống đời thực vật suốt đời chờ chết ..

Mẹ tôi ứa nước mắt, cám ơn bác rối rít. Bác viết cái toa thuốc và tờ giới thiệu vô nhà thương thử máu đưa cho mẹ tôi, nói:
-Thím mới chính là ngưới cứu sống nó. Tới trễ một tiếng nữa là tiêu đời. Chưa xong đâu, kể từ ngày mai sáng nào nó cũng phải lên đây cho tôi chích thuốc, theo dõi. Tuyệt đối không được ăn thịt cá, trứng, mỡ màng gì nữa. Chỉ ăn rau và uống nước chanh. Đi bộ một ngày một tiếng.

Khi kết quả thử máu về, ngoài vảy nến, cón phát giác ra nó ba bốn thứ bệnh một lúc: tiểu đường, huyết áp, cholesterol cao, viêm gan...  Chỉ vì lười hoạt động,cả ngày ngồi dịch viết sách computer đến mờ mắt, không đi bộ, không đi gym bơi lội, không kiêng ăn, loanh quanh chăn giữ đứa con trai 3 tuổi trong nhà cho vợ đi làm suốt ngày . Thì ra các bệnh này liên quan ảnh hưởng nhau, hễ bị một thứ là bị dây chuyền hết. Sau vụ đó mới thấy nó biết lo, thay đổi lối sống, còn trước kia anh chị khuyên răn hăm dọa "lỡ chết sớm, bỏ con thơ ai lo" " hoài hoài, nó cứ tỉnh bơ coi thường. Đúng là "Bụt nhà không thiêng". Khi tôi đang viết bài này, ở nhà còn báo tin nó mới đây mang thêm chứng bệnh "gout" nữa, phải đi mua túi trà Đại hàn và cao dán nhờ người về VN đưa nó dùng.

Sau khi về hưu, hết bảo hiểm sức khỏe, tôi khám phá ở Orange county có tiệm bán dược thảo nọ có cái máy thử cholesterol và glucose trong máu. Nó trích 1 giọt máu ở ngón tay ra, mình ngồi chờ 5 phút là có kết quả, trả 10$. Năm đầu, cholesterol tôi chỉ có 210. Năm thứ nhì, tự nhiên lên tới 315. Tôi thât kinh. Tôi không bao giờ hút thuốc, không ăn thịt cả năm nay, chỉ ăn rau và cá, làm sao mà lên 315, sắp chết tới nơi giống thằng em ở Saigon hay sao. Mà trong người khoẻ mạnh bình thường, đâu có thấy nhói tim hay nhức đầu gì. Tôi bán tín bán nghi, vừa lo, vừa sợ. Ông chủ khuyên mua thuốc dược thảo trị cholesterol ông bán trong tủ, chỉ có 35$. Tôi không tin kết quả này nên không mua, đi kể chuyện cho anh bạn học cũ làm bác sĩ có clinic gần đó. Anh này vốn thành kiến với ba thứ thuốc dược thảo không có FDA kiểm chứng, kêu y tá rút máu tôi, gửi qua "lab" thử. Bốn ngày sau, gọi:
-Nè, ông biết cholesterol ông bao nhiêu không"
- Bao nhiêu"
- Có 172 à.
- Thiệt sao" Trời đât, vậy mà...
-Còn mỡ máu ông chỉ có 140, còn thấp hơn tôi xa. Dưới 190 là tốt. Không có chết sớm đâu, đừng có lo. Yên tâm đi.
Tôi photocopy 1 bản kết quả, kẹp với cái kết quả trích máu tốn 10$ thổ tả kia, tới tiệm dược thảo "mắng vốn" ông chủ tiệm bán thuốc.
-Trời ơi, làm ăn như ông thì chết thiên hạ rồi. Coi nè, cholesterol người ta có 172 mà máy ông tính tới 315, gần gấp 2. Gặp Mỹ nó kiện ông ra tóa bồi thường thiệt hại về tinh thần với cái kết quả 'dởm" này, ông biết không" Làm bệnh nhân lo lắng mất ăn mất ngủ ngày đêm . Chắc ông "hù" tôi sợ để mua thuôc của ông phải không đó"

Ông chủ chăm chú đọc so sánh kết quả ở hai tờ, coi kỹ ngày tháng, cố cãi không được, bèn đấu dịu;
-Nói chi tội vậy mà. Cái máy này của Mỹ chế tạo, mua đắt tiền lắm, đâu phải đồ dởm. Để tôi copy 2 bản này gửi lên hãng khiếu nại liền.
Bà vợ bước ra nói vớt:
-Nhiều khi huyết áp anh lên xuống cũng làm cho kết quả khác nhau...
-Huyết áp tôi bình thường, không có vấn đề gì cả. Khác nhau gì mà tới gấp đôi vậy "
Mấy tháng sau, tình cờ tôi có dịp lên Fresno thăm cô Trúc và bác Nam, con ông bác Vi. Bác Nam, còn gọi là "Cha" Nam (đi tu nhà dòng từ nhỏ), là anh cô Trúc, 79 tuổi. Cha vẫn còn tráng kiện, dịch sách bán, được mời đi nhiều nơi trên thế giới giảng đạo. Nhân nói chuyện cholesterol, dượng Thế 68 tuổi, chồng cô Trúc, đem gói trà 'đinh' ra khoe.
-Nhờ uống trà này hàng ngày mà cholesterol tôi từ 250 xuống còn 165 trong 5 sáu tháng. Không kiêng cứ gì ráo. Ăn thịt cá tự nhiên, nó vẫn cứ xuống. Bác sĩ trẻ Việt nam cho tôi thuốc tây, tôi đâu thèm uống, cứ sáng sáng nấu một bình nước sôi, bỏ một cọng trà này vô, chế vô bình thủy uống cả ngày. Bác sĩ thấy cholesterol giảm mau quá, khoái chí, nói "thấy chưa, công nhận thuốc con cho chú uống hay chưa"", tôi chỉ cười nói "dạ, hay quá"...

Tôi cười ngặt nghẽo. Cái ông dượng này thật khôi hài vui tính, thứ trà này đâu có lạ gì, nó khô đen, cuộn lại như cây đinh dài 5 phân. Hai năm trước về VN, ra Bắc, lên Sapa, Lào Cai, chơi thăm ông cậu, nghe quảng cáo trị bá bệnh, tôi có mua một gói to. Tới hồi qua Mỹ nghe nói uống trà này hại gan gì đó, uống thử mấy cọng đắng nghét, ngưng không uống nữa, vẫn còn để ở nhà. Tôi hỏi vặn:
-Sao đọc báo thấy nói trà này độc, có hại cho gan thận gì đó.
Cô Trúc nói:
-Đúng vậy, hồi đó cô cũng nghe vậy, nhưng tại họ uống nhiều, 10 ,15 cọng 1 ngày, còn mình uống 1 ngày 1 cọng thôi thì rất là tốt. Phải bỏ thêm "cỏ ngọt" vô, mua ở Vn, cho dễ uống. Ông Thế nè, dân ăn thịt xưa nay, không kiêng cữ gì ráo, uống trà này vô, cholesterol cứ hạ ào ào.
Dượng đứng lên, lục lọi tìm kiếm đưa 2 ba giấy tờ kết quả thử máu ra khoe mấy con số, cái này hồi tháng 3, cái này hồi tháng 6, cái này tháng 10, thấy chưa... 260 nè, còn 185, rồi xuống 168 nè...Cô Trúc nói tiếp;
-Thằng Huy, con cô, làm ở San Francisco, có thằng bạn Mỹ ú ù nặng gần 300 pounds, bị cholesterol tới 280, uống thuốc gì cũng không xuống. Thằng Huy đem cho nó 1 gói trà "đinh" này pha uống, mới một tháng mà xuống còn có 230, nó mừng quá,dặn có ai về Vn, gửi mua dùm mấy kí lô, giá bao nhiêu cũng được... Tiệm thuốc Bắc nào cũng có, cô biết trong khu chợ T... K ở Bolsa, Little Saigon, có tiệm thuốc Tân Sanh bán loại trà này. Thuốc "túi trà hút độc" Đại hàn trị bệnh "gout" Chương quảng cáo cũng có,chỉ có 20$ 1 hộp.
Tôi ngẩn người ra nghe. Vậy là về quảng cáo cho bà con ngay. Rồi buột miệng hỏi:
-Má cháu yếu tim dạo này mất ngủ luôn. Nói má nấu canh mồng tơi, ăn ngó sen, củ sen, uống mật ong, nấu chè táo Tàu sẽ dễ ngủ mà không chịu nghe. Cháu tính kỳ này mua "Sữa ong chúa 62" cô Kỳ Duyên quảng cáo trên Tivi gửi về...
Bác Nam nói ngay:
-Ong chúa gì cho tốn tiền. Bác có thuốc này vô cùng hiệu nghiệm, làm bằng dược thảo, theo toa thuốc quí bên Tàu hồi xưa để lại, có Thục địa, Hoài sơn... . chế ở Việt nam, do hãng bào chế của Pháp làm, tên là Bổ thận dương, chỉ có 30 ngàn ( bằng 2 dollars) một lọ 240 viên. Mỗi ngày uống 20 viên, ngủ say sưa một mạch tới sáng, không đi tiểu đêm lần nào hết, bác mua cho bác Trung dùng mấy tháng nay, bác khen quá trời. Thuốc này trị đau lưng, thận yếu, váng đấu, tiểu đêm, mồ hôi trộm... rất tốt cho người già. Bác cũng đang uống, ngủ được nên trong người khỏe hẳn ra...
-Đàn bà có dùng được không bác, hay chỉ dành cho đàn ông"
-"Dương" không có nghĩa là cho đàn ông. Danh từ " Bổ thận âm" dành cho người dưới 60 tuổi, "bổ thận dương" dành cho ngưởi trên 60.
Bác lấy ra tặng cho tôi một hộp, hộp giấy màu hồng, viên thuốc màu nâu. Tôi đọc thấy "Bổ thận dương", bên dưới có chữ "bát vị hoàn" do Công ty cổ phần dược phẩm OPC, số 343 Hùng vương, quận 8, thành phố HCM.

Tôi mang về uống thử hai ngày thì thấy hiệu nghiệm vô cùng, đúng y như lời bác nói, mừng rỡ, gọi phone về dặn đứa em tới OPC mua 10 hộp về cho Má uống. Cô em gửi email qua nói ," Má uống ngủ say sưa thoải mái tới sáng, hình như hết cả bệnh đau thần kinh tọa luôn". Tôi cũng mừng. Đúng là:
Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà một chỗ biết ngày nào khôn.
Cái bệnh thần kinh tọa, tôi nghĩ, còn có một cách khác để trị, do học lóm của một thày đại đức giảng về "10 công đức niệm Phật A di Đà lớn tiếng". Đó là LẠY Phật. Cứ chắp tay cúi mình xuống lạy đầu sát đất, một ngày 2 lần, nửa tiềng, một tiếng, tùy sức khỏe, chẳng những diệt bớt tâm ngã mạn khinh người, mà nhờ máu dồn chảy xuống đầu liên tục, chữa hết bệnh đau thần kinh tọa, huyêt áp, và ngay cả bệnh lẫn, mất trí nhớ, hay quên, của người già cũng hết nữa. Nghe có lý, rất khoa học, lại dơn giản, nhưng mà tôi chưa thí nghiệm, chưa dám "bày" cho bà con đâu, sợ rằng ai đó phàn nàn sao mà tác giả này cứ hay đem "triết lý Phật" vô trong bài viết hoài. Đâu có triết lý gì đâu, nghe sao thì nói vậy thôi mà bà con. Người tu hành giữ giới luật, không lẽ đi nói láo. Không muốn lạy Phật thì lạy bàn thờ ông bà cha mẹ cũng được. Võ Thiếu lâm ngày xưa cũng do tổ Bồ đề Đạt Ma qua Táu truyền dạy để bảo vệ sức khỏe đó thôi. Nếu mình thử thấy hết bịnh thì tiếp tục áp dụng, không hết thì thôi, đâu có sao. Bao lâu mình còn sống, thì sức khỏe là quí nhất trên đời mà...

Phạm Hoàng Chương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến